Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hướng dẫn cơ bản về sáo

rated by 0 users
This post has 111 Replies | 5 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
qwerty68:
Mà hôm qua em xem trên TV có mấy bố đổ nước vào bát đánh ra được nhạc thì có tính là nhạc cụ dân tộc ko? Nếu ko thì đó là loại nhạc cụ gì? 

Cái này gọi là "đàn bát", ngoài ra có đàn cốc (đàn ly), hê hê.

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
ngoccuaanhoi:
chungtudon:

các anh cho em hỏi,một nốt nhạc vd như nốt đô có mấy mức vậy ?em nghĩ nó là (do1,do2,do3) tương ứng là( đồ,đô,đố).ko biết có đúng ko?

nốt đô nói theo đô1 đô2 đô3 là theo sáo, đúng là đồ đô đố như bạn nói cũng là 1 cách gọi để phân biệt nốt đô ở 3 quãng thôi. còn mình thấy trong tuner-e thì nó ghi sáo toneC là đô5-đô6-đô7. sáo toneC tốt bây giờ thì âm vực từ đô1 đến son3. còn sáo các cụ nhà ta thì sáo tốt chỉ cần lên đến Mi3.

vậy thì theo âm nhạc  thì có bao nhiêu  mức anh,em cứ nghĩ saó có 3 quãng thì âm nhạc cũng thế bây giờ thấy anh nói lên tận do7 ,còn sáoC thì chơi đến mức son3 vậy thì có bao nhiêu nốt nó ko chơi dc vậy thì sao,em ko rõ ... anh giúp em với?

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
chungtudon:

 

vậy thì theo âm nhạc  thì có bao nhiêu  mức anh,em cứ nghĩ saó có 3 quãng thì âm nhạc cũng thế bây giờ thấy anh nói lên tận do7 ,còn sáoC thì chơi đến mức son3 vậy thì có bao nhiêu nốt nó ko chơi dc vậy thì sao,em ko rõ ... anh giúp em với?

Theo đo lường về mặt âm học thì âm vực sáo trúc tone C bình thường có âm vực từ Đô 5 đến Sol 7 đó bạn. Tức tầm âm sáo chơi đc 2,5 octave.

Và để dễ so sánh thì lấy Piano làm ví dụ: Tầm âm của Piano từ A0>A8 thì sáo tone C có cùng tần số với các nốt từ C5>G7 trên piano.

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
cảm ơn bác MHM đã trả lời hộ em. tiện thể nói thêm là sáo C tốt âm vực từ C5-G7, tổng cộng là 19 nốt, một số sáo C định âm từ B5 lấy ngón út bấm vào lỗ định âm C sẽ được thêm 1 nốt B5 nữa là 20 nốt. số đó dư sức cho bạn thổi bét nhè rồi đấy.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
Em mua sáo dọc về tập thổi thì có mấy đại ca trên diễn đàn bảo nên chuyển sang sáo ngang vậy có bạn nào ở Hà Nội có thiện ý tặng mình một cái sáo ngang( hàng bãi cũng được) thì tốt quá!
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

qwerty68:
Em mua sáo dọc về tập thổi thì có mấy đại ca trên diễn đàn bảo nên chuyển sang sáo ngang vậy có bạn nào ở Hà Nội có thiện ý tặng mình một cái sáo ngang( hàng bãi cũng được) thì tốt quá!

Sáo dọc (hay còn gọi là recorder) cũng là 1 loại sáo và nếu bạn thật sự thích nó thì cứ việc chơi không nhất thiết phải nghe ai cả, việc chơi Recorder đến đẳng cấp pro cũng khó khăn và gian khổ như tập sáo ngang vậy, sau đây là 1 ví dụ về sáo dọc, bạn hãy xem rồi tự quyết định coi mình nên chọn tập loại nào :

 [youtube:0XiHU8To1d0] 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
Sáo của em ở Hà Nội mấy hôm nay trời lạnh tự dưng âm của nó nghe ấm lạ thường là ntn, vừa tính bỏ vì âm nó chua quá tự dưng thổi lại thì ấm hơn!
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

qwerty68:
Sáo của em ở Hà Nội mấy hôm nay trời lạnh tự dưng âm của nó nghe ấm lạ thường là ntn, vừa tính bỏ vì âm nó chua quá tự dưng thổi lại thì ấm hơn!

hề hề chuyện nhỏ. mấy cây sáo nứa của anh, cái nào tròn thì không sao, cái nào mà méo thì cứ méo xệch hơn, nhìn thảm cực hehe. 

Choang Choang đâu roài nhỉ, tiện thể thông báo cây sáo của Choang Choang trời này cũng méo xệch roài hehe.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 500 Contributor
đại cầm thủ
Sao em tưởng sáo nó phải cong chứ sáo của em cứ thẳng một mạch tự đầu đến cuối là ntn( đo bằng thước )
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

qwerty68:
Sao em tưởng sáo nó phải cong chứ sáo của em cứ thẳng một mạch tự đầu đến cuối là ntn( đo bằng thước )

hơ hơ tùy từng cây mà, có cây trúc cong có cây thẳng, nứa cũng thế, cây tròn cây méo. nói chung cong thẳng tròn méo thủi được tất ấy mà hehe. 

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

nhân đây cho mình hỏi

để thổi các nốt cao (nốt 2 trở lên) thì phải thổi mạnh hơi, nhưng như vậy phải chăng đồng nghĩa với việc tăng âm lượng? tại mình thấy mình thổi các nốt cao nghe to, vang, và chói hơn nốt thấp thấy rõ

nhưng nghe 1 số bài được các cao thủ thổi thì mình ko hề thấy như vậy, các nốt cao chỉ tăng về cao độ chứ cường độ mạnh nhẹ thì gần như ko thay đổi?

vậy phải chăng mình thổi sai?

anh em có bí quyết gì thì chia sẻ cho mình với

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Light Knight:

nhân đây cho mình hỏi

để thổi các nốt cao (nốt 2 trở lên) thì phải thổi mạnh hơi, nhưng như vậy phải chăng đồng nghĩa với việc tăng âm lượng? tại mình thấy mình thổi các nốt cao nghe to, vang, và chói hơn nốt thấp thấy rõ

nhưng nghe 1 số bài được các cao thủ thổi thì mình ko hề thấy như vậy, các nốt cao chỉ tăng về cao độ chứ cường độ mạnh nhẹ thì gần như ko thay đổi?

vậy phải chăng mình thổi sai?

anh em có bí quyết gì thì chia sẻ cho mình với

Nếu nói  tăng cao độ bằng cách thay đổi hơi thì. Sức mạnh của luồng hơi hay tốc độ của nó làm thay đổi cao độ. Còn  âm lượng là do lưu lượng luồng hơi với vận tốc luồng hơi tương ứng  lúc đó. Thường những người mới tập, không thể điều khiển riêng biệt hai thứ này. Tức là khi họ thổi "mạnh"  để tăng cao độ thì đồng thời họ cũng thổi "nhiều"  làm tăng âm lượng. Hay khi thổi "nhẹ" thì cũng bị thổi "ít" đi làm giảm âm lượng. Thậm chí có người thổi note Đô không nghe. Vì vậy để thổi cao mà không bị to ,thì dùng lực đẩy hơi ra mạnh đồng thời khép môi thật nhỏ để không bị tăng âm lượng. và ngược lại với note thấp. Tuy nhiên việc này cũng còn phụ thuộc vào cây sáo nữa. Có khi nguời thổi làm rất tốt, nhưng gặp sáo dổm thì khả năng này cũng kém đi ít nhiều. cho nên cây sáo tốt không phải đúng cao độ hay lên được nhiều note cao là đủ mà còn nhiều thứ lắm.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
bác rùa đã trả lời cho bạn khá đầy đủ, mình chỉ thêm cho bạn tên của việc đó là ke hơi hay ép hơi, nghĩa là cho luồng hơi ra nhỏ nhưng tốc độ cao, sẽ đựơc âm cao nhưng không quá to.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

cảm ơn anh thoong đã giải đáp giúp em

vậy khi muốn ngân (kéo dài) ở nốt cao thì sao?

với lại ko hiểu sao em thổi nhẹ ở cùng 1 bát độ 1 thì các nốt đô rê mi fa nghe rất trầm, nhỏ nhưng các nốt sol la si thì lại to và vang hơn (cùng 1 luồng hơi, em chỉ mở nốt dần thôi)

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
Light Knight:

cảm ơn anh thoong đã giải đáp giúp em

vậy khi muốn ngân (kéo dài) ở nốt cao thì sao?

với lại ko hiểu sao em thổi nhẹ ở cùng 1 bát độ 1 thì các nốt đô rê mi fa nghe rất trầm, nhỏ nhưng các nốt sol la si thì lại to và vang hơn (cùng 1 luồng hơi, em chỉ mở nốt dần thôi)

ngân nốt cao thì khác gì nốt thấp đâu. còn việc các nốt dưới nghe nhỏ hơn một tí vì các lỗ dưới thoát hơi kém hơn các nốt gần lỗ thổi thôi mà. để làm mờ đi việc này thì có thể khoét lỗ bấm to như các bác trong nam, hoặc là khoét các nốt son la si nhỏ dần như sáo thầy sơn hay khoét, hơi mất thẩm mĩ tí thôi. mà việc các nốt trầm nghe hơi bé hơn tí mình nghĩ là tự nhiên mà, nhìu người thủi có làm sao đâu hehe. 

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Page 5 of 8 (112 items) « First ... < Previous 3 4 5 6 7 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems