Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
i'm chinese:To Nhất Chi Mai và Phong Vân (ôi tên của người Hán cả, thật tự hào cho dân tộc Trung Hoa vĩ đại) :Cả 2 con đều đúng nhưng còn dốt lắm lắm, thực sự thì cây đàn tranh Việt Nam rêu rao và bấu víu trên trường quốc tế là có khả năng diễn tả nội tâm sâu sắc thông qua việc nhấn tay trái để điều hòa độ căng dây đàn. Tuy nhiên các con biết một mà không biết hai, ba, các con khoe kỹ thuật ấy nhưng các con không biết rằng sự thực là sư phụ của các con đang lấp liếm che đậy một vấn đề là đàn tranh việt được chế tạo quá dỏm và hời hợt, cho nên nó rất dễ chạy dây và vì quá dễ chạy dây như vậy nên nó không thể áp dụng được một kỹ thuật thượng đẳng của các dân tộc Vĩ Đại như Trung Hoa và Nhật Bản là gảy và nhấn ngay trên tay phải, vì việc gảy nhấn trên cùng 1 tay như vậy mà việc diễn tả tâm trạng sẽ sâu sắc và chuẩn xác hơn rất nhiều so với dùng tay trái, nó cũng giúp giải phóng tay trái nhiều hơn và cho phép tay trái có thể tham gia diễn tấu trực tiếp như tay phải. do đó các con có thấy là họ đến tám móng mà vẫn có thể lúc dìu dặt lúc cuồng bạo (thứ mà đàn tranh vn không có cách gì làm được), ha ha, thôi các các con nên mua guzheng và học đi để rồi hiểu tại sao ta từng nói : Cây Guzheng của Trung Hoa Vĩ Đại đã hay như vậy rồi thì đàn tranh vn còn tồn tại để làm gì !!!??? ha ha ha
To Nhất Chi Mai và Phong Vân (ôi tên của người Hán cả, thật tự hào cho dân tộc Trung Hoa vĩ đại) :
Cả 2 con đều đúng nhưng còn dốt lắm lắm, thực sự thì cây đàn tranh Việt Nam rêu rao và bấu víu trên trường quốc tế là có khả năng diễn tả nội tâm sâu sắc thông qua việc nhấn tay trái để điều hòa độ căng dây đàn. Tuy nhiên các con biết một mà không biết hai, ba, các con khoe kỹ thuật ấy nhưng các con không biết rằng sự thực là sư phụ của các con đang lấp liếm che đậy một vấn đề là đàn tranh việt được chế tạo quá dỏm và hời hợt, cho nên nó rất dễ chạy dây và vì quá dễ chạy dây như vậy nên nó không thể áp dụng được một kỹ thuật thượng đẳng của các dân tộc Vĩ Đại như Trung Hoa và Nhật Bản là gảy và nhấn ngay trên tay phải, vì việc gảy nhấn trên cùng 1 tay như vậy mà việc diễn tả tâm trạng sẽ sâu sắc và chuẩn xác hơn rất nhiều so với dùng tay trái, nó cũng giúp giải phóng tay trái nhiều hơn và cho phép tay trái có thể tham gia diễn tấu trực tiếp như tay phải. do đó các con có thấy là họ đến tám móng mà vẫn có thể lúc dìu dặt lúc cuồng bạo (thứ mà đàn tranh vn không có cách gì làm được), ha ha, thôi các các con nên mua guzheng và học đi để rồi hiểu tại sao ta từng nói : Cây Guzheng của Trung Hoa Vĩ Đại đã hay như vậy rồi thì đàn tranh vn còn tồn tại để làm gì !!!??? ha ha ha
Chào bạn I'm Chinese
Tôi rất hoan nghênh sự góp ý của bạn. Tôi xin được ghi nhận. Sự thật tôi chưa có cơ hội để học qua Guzheng. Những gì tôi biết về nó chỉ là sự góp nhặt do đó không tránh khỏi thiếu sót. Nhưng tôi không mắc cỡ khi phải nói ra điều này đâu bạn, vì "học thầy không tày học bạn" và sự học vốn dĩ là vô cùng vô tận mà.
Thật lòng tôi rất ngưỡng mộ cây đàn Guzheng của Trung Quốc nhưng mặt khác tôi cũng rất tự hào về cây đàn tranh Việt Nam. Nhược điểm cấu tạo đàn tranh Việt Nam thì tôi nói từ đầu rồi, và tôi nghĩ không nói ra thì ai cũng biết, chứ không có ai lại đi dấu diếm chuyện đó đâu bạn.
Qua lời bạn, tôi cảm thấy kiến thức của bạn rộng, rất đáng học hỏi, tuy nhiên, nếu bạn khiêm tốn một chút xíu, có lẽ mọi người ở đây sẽ thấy dễ chịu hơn, "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". "khiêm chiêu ích, mãn chiêu tổn" mà bạn. Kiến thức có thể học hỏi, cho dù có học tới già thì vẫn không muộn, chẳng ai cười người dở, người ta chỉ lên án những người dở mà không biết mình dở thôi.
Tâm khiêm tốn giống như một cái trũng sâu khiến cho bao nhiêu nước đổ dồn về. Người khiêm tốn sẽ từ từ lấy được vô số đức tính tốt trong thiên hạ.
Lão Tử có câu nói nổi tiếng "Tại sao biển cả làm vua của trăm sông, bởi vì biển thấp mà sông cao nên các sông phải chầu về." Cũng vậy, vì ta thấp xuống nên những ưu điểm của mọi người tìm về đọng lại. Nếu ta đứng lên cao như ngọn núi đá sừng sững thì các ưu điểm từ từ chảy đi mất cả. Khi kiêu mạn, ta sẽ ngày càng cô độc và cằn cỗi như ngọn núi đá khô khan đó vậy.
Cuối cùng, tôi muốn nói với bạn, tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình.
Oái. lâu nay ko vào, lại thấy quy lão bà lý luận thật là đánh thép, khí lực mạnh mẽ, trấn áp bọn tiểu nhân bỉ ổi, thật là thống khoái biết bao.
Bái phục đó.
Mà bọn khựa lai căng như thế thì cần gì phải tranh chấp chứ, chi bằng cứ tiêu dao, vô vi tự tại, khi buồn cất lên tiêng tiêu sáo. hòa cùng thiên nhiên vạn vật, thấy lòng thanh thản vô vi, há chẳng suớng lắm sao.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Em có một ý kiến nhỏ thế này. Khi đánh 1 dây rồi dùng tay chặn vào dây đó để âm thanh tắt đi cũng là một thủ pháp. Đó là trường hợp bản Hề mồi, đàn tranh, em thấy NS Thanh Thủy đàn, gọi là ngón "chụp". Việc này làm tiếng đàn liến thoắng, sinh động hơn. Bài này chặn bằng cả hai tay. CHặn bằng tay phải, nếu để ý kỹ sẽ thấy.
[YouTube:QD4RnUniz3c]
Còn đánh âm bồi thì âm em thấy cao độ của nó cũng ít thay đổi, chỉ khác về âm sắc. Âm bồi ngoài VN cũng có cây Cổ cầm 7 dây của TQ cũng xài.
[YouTube:xecwD3q04JE]
Em mới sửa cái clip lại. Thx bác SapinT.
Up lại cái video:
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
Chào bạn vhkl,
Dùng tay phải để chặn, ngăn cho tiếng đàn không vang dài thì đúng rồi bạn, đó là một kỹ thuật tai phải. Rất đồng ý với bạn.
Âm bổi có âm sắc khác âm thực cũng rất đồng ý với bạn
Cổ cầm cũng dùng kỷ thuật đánh bồi âm thì tui cũng mới nghe và cảm ơn bạn vì thông tin này.
Còn bạn nói cao độ của bồi âm ít thay đổi thì tui không hiểu ý lắm. Tui ví dụ nhé : nếu ta lên dây đàn tranh theo dây bắc thì ta có sol la do re mi sol la do re mi .... Vậy thì nếu chúng ta đàn mà không dùng bàn tay trái nhấn nhá gì cả thì ta có note sol ở dây số 6 cao hơn note sol ở dây số 1 một quãng tám. Nếu ta đánh bồi âm thứ nhất trên dây số 1, tức là chạm cạnh tay vào trung điểm của dây số 1 khi đánh thì ta có note sol bồi âm, có cao độ bằng note sol trên dây số 6.
tieukiemgiangho:...Mà bọn khựa lai căng như thế thì cần gì phải tranh chấp chứ, chi bằng cứ tiêu dao, vô vi tự tại, khi buồn cất lên tiêng tiêu sáo. hòa cùng thiên nhiên vạn vật, thấy lòng thanh thản vô vi, há chẳng suớng lắm sao.
Ngoài lề tí: Cụ i'm chinese này chắc ko phải là Chinese đâu bạn ơi. Cách đặt tên nick và văn phong đó chủ đích kích động và chia rẽ thôi!
Các bác bàn tiếp về đàn tranh nhé, em nghe đang hấp dẫn...
Clip tốp đàn tranh của học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam nè!
Đây chắc là clip đệm cho koto như các bác đã nói:
[youtube:57dCb2U91Vk]
đàn tranh Vịêt Nam cũng có đoạn sôi nổi cuồng nộ đó chứ!?
Đàn Việt Nam đàn nhạc Nhật cũng hay như ai. Đồng ý là đàn tranh có nhiều bất lợi, nhưng nếu biết khắc phục thì vẫn đa năng như ai.
Còn cái clip đệm cho koto nè:
[YouTube:5Q0Jy5MySWI]
saotruc:Không biết bạn vhkl là ai trong video này nhỉ. Chắc rằng vhkl là thành viên của CLB. Tiếng Hát Quê Hương
Hơ, vhkl là anh mà! , ko phải chị đâu nghen!
Hok phải đâu, mình chỉ yêu thích câu lạc bộ và sưu tầm những videoclip của CLB để học hỏi thêm thôi. Mình chưa có điều kiện tham gia vì thời gian khá eo hẹp.
@Bác SapinT: Thx bác đình chính giùm em, em là boy chính hiệu.
vhkl:Em có một ý kiến nhỏ thế này. Khi đánh 1 dây rồi dùng tay chặn vào dây đó để âm thanh tắt đi cũng là một thủ pháp. Đó là trường hợp bản Hề mồi, đàn tranh, em thấy NS Thanh Thủy đàn, gọi là ngón "chụp". Việc này làm tiếng đàn liến thoắng, sinh động hơn. Bài này chặn bằng cả hai tay. CHặn bằng tay phải, nếu để ý kỹ sẽ thấy.[YouTube:QD4RnUniz3c] Còn đánh âm bồi thì âm em thấy cao độ của nó cũng ít thay đổi, chỉ khác về âm sắc. Âm bồi ngoài VN cũng có cây Cổ cầm 7 dây của TQ cũng xài.[YouTube:xecwD3q04JE] Em mới sửa cái clip lại. Thx bác SapinT.
Bạn vhkl có nói đến ngón chụp, cho nên tui nghỉ bạn có mặt trong buổi nói chuyện về sự đa dạng trong đàn tranh của thầy Trần Văn Khê hôm đó.