Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Lịch sử của ĐỘNG TIÊU

rated by 0 users
This post has 62 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
chuthoong Posted: 09-18-2007 0:35

ÑOÄNG TIEÂU

   Tieâu laø moät nhaïc khí thoåi hôi loaïi trung aâm coù ôû nöôùc ta ñaõ laâu ñôøi ; töø haøng nghìn naêm nay. Treân hình chaïm ñaù ôû beä coät chuøa Phaät Tích ( Haø Baéc ) töø theá kæ thöù XI, ta thaáy coù hình ngöôøi thoåi tieâu trong soá nhöõng nhaïc coâng khaùc ñang cuøng dieãn taáu.

   Trong caùc nhaïc khí thoåi hôi, neáu saùo ngang ñöôïc coi nhö raát ñôn giaûn thì tieâu coøn ñôn giaûn hôn nöõa. Vì noù chæ laø moät oáng nöùa vôùi moät soá loã khoeùt, ngoaøi ra khoâng coøn gì khaùc.

   Saùo ngang ñeå ngang maø thoåi thì tieâu laïi ñeå doïc.

   Tuy ñoä vang khoâng lôùn nhöng tieáng tieâu bay xa, neáu ñaûm nhieäm phaàn hoaø aâm trong daøn nhaïc, thì duø soá löôïng tieâu ít hôn saùo ngang, aâm thanh tieâu nghe vaãn roõ, ñeïp. Ngaøy nay ôû Vieät Nam coøn hieám tröôøng hôïp ñoäc taáu tieâu nhöng haàu heát caùc daøn nhaïc daân toäc ñeàu coù tieâu dieãn taáu chung vôùi caùc nhaïc khí khaùc. ( ôû Trung Quoác taùc phaåm ñoäc taáu tieâu phong phuù,coøn ôû Vieät Nam thì döôøng nhö chöa coù taùc phaåm ñoäc taáu tieâu naøo, chæ coù moät soá baûn chuyeån soaïn).

   Tröôùc kia tieâu chæ coù 6 loã baám nhöng gaàn ñaây, coù nôi ñaõ khoeùt theâm moät soá loã phuï ñeå thoåi nöûa aâm.

   Tieâu coù nhieàu loaïi. Cuõng nhö saùo ngang, caên cöù vaøo aâm cô baûn ôû töøng chieác tieâu, ngöôøi ta ñaët teân cho noù, ví duï : tieâu goïng ñoâ, gioïng mib .v.v…

1-      hình thöùc caáu taïo

 Tieâu thöôøng laøm baèng oáng nöùa, oáng ruøng , oáng truùc…ñöôøng kính töø 2 ñeán 2,5 cm…daøi 40cm ñeán hôn 1m, coù tröôøng hôïp daøi khoaûng 3m vaø 3 ngöôøi môùi coù theå söû duïng ñöôïc ( ôû Trung Quoác , coøn ôû Vieät Nam coù thaày Hoà Baèng laøm tieâu tone A3 daøi hôn 1m).

 Ñaàu oáng coù theå coù maáu bòt kín. Loã thoåi ñöôïc khoeùt ôû moät goùc hình baùn nguyeät, moät soá nôi thì khoâng ñeå ñaàu maáu maø khoeùt thoâng suoát, doøi hoûi ngöôøi thoåi phaûi coù caùch tì caèm hôïp lyù.

 Caùc loã baám goàm coù 6 loã vaø moät loã ñònh aâm. Coù 3 caùch boá trí loã baám: loaïi 5-1 :töùc 5 loã tröôùc 1 loã sau, loaïi 4-2: töùc 4 loã tröôùc 2 loã sau, loaïi 4-1-1: töùc 4 loã tröôùc 1 loã sau, 1 loã beân ( loã beân do ngoùn tay uùt cuûa tay baám döôùi phuï traùch, ñaây laø kieåu thöôøng thaáy töø tieâu cuûa thaày Leâ Thaùi Sôn). Ta thaáy tieâu phaûi coù moät loã baám sau, vì oáng tieâu daøi,ñöôøng kính roängm caùc loã baám phaûi caùch xa nhau, neáu 6 loã ñeàu ôû treân moät haøng thaúng thì caùc ngoùn tay seõ khoâng ñuû söùc gang ra ñeå baám.

2-     cung baäc

cung baäc cuûa caùc loaïi tieâu cuõng nhö cung baäc cuûa caùc loaïi saùo ( tuyø thuoäc vaøo aâm cô baûn maø hình thaønh) nhöng thaáp hôn saùo moät quaõng taùm.

 Tieâu gioïng Ñoâ ( goïi taét laø tieâu ñoâ)  cung baäc nhö sau:

Bòt caû 6 loã baám , thoåi nheï ñöôïc aâm              ñoâ

Môû loã 1, bòt loã 2,3,4,5,6 thoåi vöøa ñöôïc aâm  reâ

Môû loã 1,2 bòt loã 3,4,5,6 thoåi ñöôïc aâm          mi

Môû loã 1,2,3 bòt loã 4,5,6 thoåi ñöôïc aâm           fa

Môû loã 1,2,3,4 bòt loã 5,6 thoåi ñöôïc aâm          sol

Môû loã 1,2,3,4,5 bòt loã 6 thoåi ñöïoc aâm    la

Môû caû 6 loã thoåi ñöïôc aâm                        si

Vôùi caùch bòt môû nhö treân nhöng ta mím moâi thoåi maïnh hôn seõ ñöôïc caùc aâm cao hôn moät quaõng taùm. Moät soá loaïi tieâu khaùc coù cung baäc nhö sau:

Tieâu Si traàm : si-ñoâ#-reâ#-mi-fa#-sol#-la#

Tieâu Reâ         : reâ-mi-fa#-sol-la-si-do#

Tieâu Ñoâ#      : ñoâ#-reâ#-fa-fa#-sol#-la#-ño.

Muoán thoåi ñöôïc caùc nöûa aâm, aùp duïng caùch baám nhö saùo ngang, hoaëc khoeùt theâm loã phuï, nhöng ñoái vôùi tieâu, khoâng neân duøng nhieàu caùc nöûa aâm vaø caøng khoâng neân duøng ôû caùc neùt nhaïc nhanh.

3-maàu aâm

 tieâu coù maàu aâm trang nhaõ, moäc maïc thích hôïp vôùi caùc giai ñieäu tröõ tình , ñeå dieãn taû caùc laoïi tình caûm saâu saéc hoaëc trung haäu, dòu daøng. Khoâng thích hôïp bieåu hieän tình caûm soâi noåi, boàng boät…

 maàu aâm cuûa tieâu phaàn nhieàu quyeát ñònh do chaát löôïng cuûa vaät lieäu laøm neân, truùc , nöùa , ruøng , goã…ñeàu mang ñeán cho tieâu maàu aâm khaùc nhau, thaäm chí cuøng laø truùc nhöng caùc caây tieâu laïi mang caùc maàu aâm khaùc nhau.

4-taàm aâm

taàm aâm cuûa oáng tieâu ñöôïc 2 quaõng taùm, moät soá caây coù theå leân ñöôïc 2,5 quaõng taùm. Xeùt moät caây tieâu tone ñoâ:

Khoaûng aâm döôùi : ñoàâ , reâ, mi: keùm vang, nhöng coù theå dieãn taû tình caûm saâu laéng buoàn thöông.

Khoaûng aâm giöõa: fa, sol, la, si, ñoâ, reá, mí, faù, soùl : tieáng ñaày ñaën ngoït ngaøo, deã theå hieän caùc maët tình caûm saâu saéc.

Khoaûng aâm cao : nhöõng noát treân, thöôøng laãn vôùi saùo ngang, ít duøng, maëc daàu vaäy aâm cuûa tieâu vaãn mang chaát rieâng hay cuûa noù.

5-kyõ thuaät dieãn taáu

coù theå tham khaûo caùc ngoùn baám, ngoùn hôi ôû saùo ngang, ñöa vaøo aùp duïng vôùi tieâu, tröø  moät soá kyõ thuaät khoâng thích hôïp nhö ngoùn phi, ngoùn löôùt…vaø do ñaëc ñieåm caáu taïo cuûa loaïi nhaïc khí naøy, tieâu chæ neân ñaûm nhieäm nhöõng neùt nhaïc ñôn giaûn, tieán haønh vôùi toác ñoä chaäm vöøa, tieâu cuõng coù theå thoåi ñöôïc moät soá aâm boäi, nhöng neân duøng haïn cheá.

(tham khaûo töø Nhaïc khí daân toäc Vieät Nam cuûa Leâ Huy, Huy Traân).

 

 

rockfan22003@yahoo.com
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
vậy thì cũng giống cách bỏ ngón của sáo ngang rùi,
LoVe Me NoT......
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
chuthoong tham khảo và có thêm vào nhiều chổ. Nếu Việt Nam chưa có độc tấu cho tiêu thì chắc tui cố gắng viết một bài thử xem sao. dù không hay nhưng cũng gọi là có. Còn thời gian thì chắc là 10 đến 20 năm là xong thôi. xin đính chính thêm là dù tiêu có hạn chế một số kỹ thuật về ngón, nhưng không phải là không làm được. Như kỹ thuật lướt ngón (dồn ngón, lịch âm) mà chuthoong nói là làm không được thì chưa thật đúng.Vì tui thường thổi bài trên đường chiến thắng bằng tiêu và dùng kỹ thuật lướt ngón đó thôi.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đề nghị chuthoong chụp vài cái hình về Động Tiêu, chụp rõ các lỗ bấm, lỗ thổi, cách cầm và thổi vài note làm ví dụ minh  họa.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
các pác chỉ giáo, tiêu rất hay
LoVe Me NoT......
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

hình ảnh đã có, xong em chưa nén lại được, hic khoản này em hơi ngố, em tham khảo tài liệu, tiện tay sửa lại vài chỗ, thêm vài chỗ cho phù hợp với hiện nay, vì tài liệu đó đã khá xưa, về phần kỹ thuật, em đã cân nhắc, đó là không phù hợp chứ ko phải là ko làm được, theo lý thuyết mà nói thì các kỹ thuật của sáo ngang đều có thể áp dụng vào tiêu,

đợi tác phẩm độc tấu tiêu của bác Sáo trúc, bác viết nhanh lên, thế thì tác phẩm của bác sẽ được lưu danh sử sách là tác phẩm độc tấu tiêu đầu tiên của Việt Nam.

em dự định giới thiệu một vài kỹ thuật làm tiêu và một số cây tiêu hay của anh em ở topic này,  mong bác sáo trúc ủng hộ bằng cách khai trương đưa hình ảnh của Qui tiên tiêu, cùng giới thiệu mầu âm của nó.  

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Tiêu và sáo ngang có nhiều điểm tương đồng : nguyên lý thổi như nhau, có sáo 10 lỗ thì có tiêu 10 lỗ, nếu những cây sáo tốt có thể chơi lên dc Fa3, Sol3 thì tiêu cũng theo được luôn, sáo chơi teka thì tiêu cũng teka luôn. Có điều thì hình như mình luyện tập nhạc cụ này ít nên khả năng chạy ngón cũng kém, theo MHM thì là do mình chưa có nhiều etude khai thác cho loại nhạc cụ này.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Bài của chuthoong viết không biết phong chữ gì mà mình đọc khó quá xin chuthoong có thể viết lại được không!?

Bài độc tấu cho Tiêu hình như mình biết nhạc sỹ Hoàng Cơ Thụy có đấy. Lúc trước mình có điện thoại đến nhà ông ta xin hai bài ( nhạc phổ) độc tấu cho tiêu ; một bài có tên là Khúc Nam Âm song tấu Tiêu, một bài nữa mình quên tên nhưng nhớ nó có mang âm hưởng dân ca Nam bộ, cả hai bài này mình xem trên tivi HTV9. Ông ta đồng ý, nhưng khi mình đến nhà ông ấy ( ở phường 15 quận 10) thì ông ta nói ông chỉ có thể cho mình băng nghe thôi chứ còn nhạc phổ thì chỉ cho đệ tử chứ không cho người ngoài, thế là mình đi về.

Ở Damsan bạn nào có máu mặt có thể đến xin ông ta thử xem!!!

suong chieu
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
Tại vì mỗi khi HTV 9 phát chương trình âm nhạc dân tộc hay hoà tấu cổ nhạc mình đều có thâu lại cho nên mình cũng có thâu hai bản đó, cho nên không có lấy băng của nhạc sỹ Hoàng Cơ Thuỵ cho.
suong chieu
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Tuong Danh:

Bài của chuthoong viết không biết phong chữ gì mà mình đọc khó quá xin chuthoong có thể viết lại được không!?

Bài độc tấu cho Tiêu hình như mình biết nhạc sỹ Hoàng Cơ Thụy có đấy. Lúc trước mình có điện thoại đến nhà ông ta xin hai bài ( nhạc phổ) độc tấu cho tiêu ; một bài có tên là Khúc Nam Âm song tấu Tiêu, một bài nữa mình quên tên nhưng nhớ nó có mang âm hưởng dân ca Nam bộ, cả hai bài này mình xem trên tivi HTV9. Ông ta đồng ý, nhưng khi mình đến nhà ông ấy ( ở phường 15 quận 10) thì ông ta nói ông chỉ có thể cho mình băng nghe thôi chứ còn nhạc phổ thì chỉ cho đệ tử chứ không cho người ngoài, thế là mình đi về.

Ở Damsan bạn nào có máu mặt có thể đến xin ông ta thử xem!!!

Cái này chuthoong dùng VNI, tui convert lại cho mau:

ĐỘNG TIÊU

   Tiêu là một nhạc khí thổi hơi loại trung âm có ở nước ta đã lâu đời ; từ hàng nghìn năm nay. Trên hình chạm đá ở bệ cột chùa Phật Tích ( Hà Bắc ) từ thế kỉ thứ XI, ta thấy có hình người thổi tiêu trong số những nhạc công khác đang cùng diễn tấu.

   Trong các nhạc khí thổi hơi, nếu sáo ngang được coi như rất đơn giản thì tiêu còn đơn giản hơn nữa. Vì nó chỉ là một ống nứa với một số lỗ khoét, ngoài ra không còn gì khác.

   Sáo ngang để ngang mà thổi thì tiêu lại để dọc.

   Tuy độ vang không lớn nhưng tiếng tiêu bay xa, nếu đảm nhiệm phần hoà âm trong dàn nhạc, thì dù số lượng tiêu ít hơn sáo ngang, âm thanh tiêu nghe vẫn rõ, đẹp. Ngày nay ở Việt Nam còn hiếm trường hợp độc tấu tiêu nhưng hầu hết các dàn nhạc dân tộc đều có tiêu diễn tấu chung với các nhạc khí khác. ( ở Trung Quốc tác phẩm độc tấu tiêu phong phú,còn ở Việt Nam thì dường như chưa có tác phẩm độc tấu tiêu nào, chỉ có một số bản chuyển soạn).

   Trước kia tiêu chỉ có 6 lỗ bấm nhưng gần đây, có nơi đã khoét thêm một số lỗ phụ để thổi nửa âm.

   Tiêu có nhiều loại. Cũng như sáo ngang, căn cứ vào âm cơ bản ở từng chiếc tiêu, người ta đặt tên cho nó, ví dụ : tiêu gọng đô, giọng mib .v.v…

1-      hình thức cấu tạo

 Tiêu thường làm bằng ống nứa, ống rùng , ống trúc…đường kính từ 2 đến 2,5 cm…dài 40cm đến hơn 1m, có trường hợp dài khoảng 3m và 3 người mới có thể sử dụng được ( ở Trung Quốc , còn ở Việt Nam có thầy Hồ Bằng làm tiêu tone A3 dài hơn 1m).

 Đầu ống có thể có mấu bịt kín. Lỗ thổi được khoét ở một góc hình bán nguyệt, một số nơi thì không để đầu mấu mà khoét thông suốt, dòi hỏi người thổi phải có cách tì cằm hợp lý.

 Các lỗ bấm gồm có 6 lỗ và một lỗ định âm. Có 3 cách bố trí lỗ bấm: loại 5-1 :tức 5 lỗ trước 1 lỗ sau, loại 4-2: tức 4 lỗ trước 2 lỗ sau, loại 4-1-1: tức 4 lỗ trước 1 lỗ sau, 1 lỗ bên ( lỗ bên do ngón tay út của tay bấm dưới phụ trách, đây là kiểu thường thấy từ tiêu của thầy Lê Thái Sơn). Ta thấy tiêu phải có một lỗ bấm sau, vì ống tiêu dài,đường kính rộngm các lỗ bấm phải cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều ở trên một hàng thẳng thì các ngón tay sẽ không đủ sức gang ra để bấm.

2-     cung bậc

cung bậc của các loại tiêu cũng như cung bậc của các loại sáo ( tuỳ thuộc vào âm cơ bản mà hình thành) nhưng thấp hơn sáo một quãng tám.

 Tiêu giọng Đô ( gọi tắt là tiêu đô)  cung bậc như sau:

Bịt cả 6 lỗ bấm , thổi nhẹ được âm              đô

Mở lỗ 1, bịt lỗ 2,3,4,5,6 thổi vừa được âm  rê

Mở lỗ 1,2 bịt lỗ 3,4,5,6 thổi được âm          mi

Mở lỗ 1,2,3 bịt lỗ 4,5,6 thổi được âm           fa

Mở lỗ 1,2,3,4 bịt lỗ 5,6 thổi được âm          sol

Mở lỗ 1,2,3,4,5 bịt lỗ 6 thổi đựoc âm    la

Mở cả 6 lỗ thổi đựơc âm                        si

Với cách bịt mở như trên nhưng ta mím môi thổi mạnh hơn sẽ được các âm cao hơn một quãng tám. Một số loại tiêu khác có cung bậc như sau:

Tiêu Si trầm : si-đô#-rê#-mi-fa#-sol#-la#

Tiêu Rê         : rê-mi-fa#-sol-la-si-do#

Tiêu Đô#      : đô#-rê#-fa-fa#-sol#-la#-đo.

Muốn thổi được các nửa âm, áp dụng cách bấm như sáo ngang, hoặc khoét thêm lỗ phụ, nhưng đối với tiêu, không nên dùng nhiều các nửa âm và càng không nên dùng ở các nét nhạc nhanh.

3-mầu âm

 tiêu có mầu âm trang nhã, mộc mạc thích hợp với các giai điệu trữ tình , để diễn tả các laọi tình cảm sâu sắc hoặc trung hậu, dịu dàng. Không thích hợp biểu hiện tình cảm sôi nổi, bồng bột…

 mầu âm của tiêu phần nhiều quyết định do chất lượng của vật liệu làm nên, trúc , nứa , rùng , gỗ…đều mang đến cho tiêu mầu âm khác nhau, thậm chí cùng là trúc nhưng các cây tiêu lại mang các mầu âm khác nhau.

4-tầm âm

tầm âm của ống tiêu được 2 quãng tám, một số cây có thể lên được 2,5 quãng tám. Xét một cây tiêu tone đô:

Khoảng âm dưới : đồâ , rê, mi: kém vang, nhưng có thể diễn tả tình cảm sâu lắng buồn thương.

Khoảng âm giữa: fa, sol, la, si, đô, rế, mí, fá, sól : tiếng đầy đặn ngọt ngào, dễ thể hiện các mặt tình cảm sâu sắc.

Khoảng âm cao : những nốt trên, thường lẫn với sáo ngang, ít dùng, mặc dầu vậy âm của tiêu vẫn mang chất riêng hay của nó.

5-kỹ thuật diễn tấu

có thể tham khảo các ngón bấm, ngón hơi ở sáo ngang, đưa vào áp dụng với tiêu, trừ  một số kỹ thuật không thích hợp như ngón phi, ngón lướt…và do đặc điểm cấu tạo của loại nhạc khí này, tiêu chỉ nên đảm nhiệm những nét nhạc đơn giản, tiến hành với tốc độ chậm vừa, tiêu cũng có thể thổi được một số âm bội, nhưng nên dùng hạn chế.

(tham khảo từ Nhạc khí dân tộc Việt Nam của Lê Huy, Huy Trân).

 

@ chuthoong: những ý kiến riêng không thuộc bài viết của tác giả đề nghị phải chú thích

@saotruc : Nếu mà cho thu băng để nghe thì khác gì cho luôn nhạc phổ. Cái này chắc tìm đệ tử của ổng cho chắc..hi... hi..đi đường vòng có khi được việc hơn. 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

hic, do viết bài ở nhà rùi mới mang ra mạng , ngoài mạng phông chữ lại ko hợp nen phải dùng như thế, mong bác Tường Danh thông cảm, hic quyển sách viết bài lại trả thư viện mát rùi nên giờ ko biết chú thích thế nào nữa, lần sau rút kinh nghiệm chép y nguyên cho xong, hic hic

đối với Thoòng tui, và một số người khác , những ông nhạc sĩ nào mà sánh tác để dành riêng cho mình và học trò mình thì tác phẩm đó ko được công nhận là một tác phẩm thựcthụ, thứ nhất nó chả đóng góp jf cho âm nhạc dân tộc, cũng chả đóng góp gì cho cuộc sống tinh thần cảu quần chúng, thứ hay chác là nó dở quá nên ko dám công bố, chả dám cho ai, nó có phát ở đâu mặc kẹ , cứ khư khư gữ lấy làm của riêng đi, chả cần, tóm lại, Việt Nam chưa có một tác phẩm độc tấu tiêu nào .

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Thiện tai, tui không dám bàn mấy chuyện này, với lại cũng phải thông cảm cho họ với chuthoong ơi. Theo tui thì ai cũng muốn tác phẩm mình lưu danh hậu thế, phổ biến rộng rãi, nhưng chắc là vì lý do nào đó nên họ không làm được, chắc họ có nỗi khổ riêng , thôi thì hãy thông cảm và trân trọng.
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Xin cáo lỗi các bác nhé vì hiện tại mình không có đem theo bên mình cho nên không thể cho các bác nghe được.

Mình cũng đồng ý với cách nói của chuthoong, nhưng xin chú cũng thông cảm cho họ, vì có lẽ do họ sợ nồi cơm miếng cá của họ bị chia sẻ cho nên mới như vậy...xin chú hiểu cho nhé...À! hình như nhiều người ở trong Nhạc viện cũng như vậy thì phải. Cụ thể có một cuốn sách dạy thổi sáo, trong đó giới thiệu đến 5 tập, nhưng chỉ mua được tập 1, còn bốn tập còn lại phải vào 112 Nguyễn Du học mới được. Cái kiểu này cỡ 10 người như Giáo sư Trần Văn Khuê cũng bó tay trước sự phát triển và tồn tại của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Phải chi ai nấy cống hiến sức mình cho anh em, vì lợi ích chung cho mỗi người như lão tiengdanbensuoi thì hay biết mấy

suong chieu
Page 1 of 5 (63 items) 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems