Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Lịch sử của ĐỘNG TIÊU

rated by 0 users
This post has 62 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

có quấn dây cho động tiêu hay ko, câu trả lời thật không chắc chắn, chưa có cơ sở đủ để khẳng định, mà phải tuỳ từng cây tiêu, trước khi quấn dây cho cây tiêu của mình bạn phải thử nếu nó không ảnh hưởng gì hoặc hay hơn thì ta quấn, còn nếu nó dở đi thì không nên

thực tế cho thấy ở tiêu trúc, một số cây, do quá mỏng, hoặc non, đường kính lớn hơn cần thiết, quấn dây lại nghe tiếng sẽ chắc hơn, bớt mỏng manh, còn ở tiêu gỗ do thành ống dày, gỗ lại chắc, ko cần thiết phải quấn dây ( trừ những cây bị nứt - hắc ám tiêu của Lee) , so với viẹc quấn băng keo thì quấn dây có nhiều ưu điểm hơn. quấn dây sẽ tránh cho tiêu bị trầy sước, chống nứt, nhất là phần cuối của tiêu, hỗ trợ cho độ chắc của thành ống, và cuốn đẹp sẽ mang tính mỹ thuật. Thông thường sử dụng dây cước, và dây dù, loại dùng để đan lưới, loại này bền , có màu sắc đẹp, và rẻ tiền, 2000vnd bạn có thể quấn được 10 cây tiêu.

xin nhắc lại là có cây quấn nghe sẽ hay hơn, nhưng có cây quấn nghe sẽ dở đi, hãy cân nhắc kỹ.

rockfan22003@yahoo.com
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Đừng nâng lão lên mây xanh kẻo lão té lộn cổ chết bây giờ bác TuongDanh ơi. Bởi vì lão có nghề khác để kiếm cơm, không dùng âm nhạc để mưu sinh cho nên lão có thể share cho anh em được, lúc nhiều lúc ít còn tuỳ vào tình cảm lúc đó buồn hay vui. Còn người đã chuyên nghiệp thì không thể nào sẻ miếng cơm của mình cho người khác đâu. Cái này thì trên thế giới đâu cũng giống nhau cả, chẳng thể nào nói chuyện xin được. Cá nhân lão thì không thường thổi tiêu lắm vì quả thật tiêu không thể phô diễn kĩ thuật nhiều như sáo nhất là về mặt tốc độ, mà lão thì lại rất máu mê trong chuyện này nên thường lão chỉ thổi tiêu nhạc Huế và Tài tử cải lương thôi, thỉnh thoảng cũng có thổi chèo nhưng thấy hình như không áp phê cho lắm. Cây tiêu tháo rời lão đặt mua ở TQ sắp tới rồi, khi nào nhận hàng sẽ chụp hình đưa lên cho anh em ngắm nghía.
@saotruc: chừng nào bác hoàn thành tác phẩm tiêu, lão đã viết xong một bài độc tấu sáo mèo đặt tên là "Bản mèo rực nắng" đang chờ cây ba ô gửi đến là tập thôi. Lão cũng đang viết dở dang một bài độc tấu sáo trúc "Mùa xuân trên đường quê hương" nhưng còn đang ở giai đoạn tu sửa không biết bao giờ mới xong nữa.
Sinh tại miền Gia Định Việt Nam vạn nẻo đường Đời nửa say, nửa tỉnh Nơi đâu là quê hương?
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chà!!!! mới nghe tên của 2 bài bác nói thì nghe đã tai quá rồi , bác viết mau mau thổi cho rùa tui nghe với.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
tiengdanbensuoi:
Bởi vì lão có nghề khác để kiếm cơm, không dùng âm nhạc để mưu sinh cho nên lão có thể share cho anh em được, lúc nhiều lúc ít còn tuỳ vào tình cảm lúc đó buồn hay vui. Còn người đã chuyên nghiệp thì không thể nào sẻ miếng cơm của mình cho người khác đâu. Cái này thì trên thế giới đâu cũng giống nhau cả, chẳng thể nào nói chuyện xin được.

Câu này thực sự là chí tình, chí lý, băng tụi mình đa phần là do có nghề khác kiếm cơm nên chuyện âm nhạc mình chia sẻ cảm thấy nó vô tư, chứ những người chuyên nghiệp thì mình phải khách quan mà thông cảm cho họ. Nên chuyện bác TDBS đòi "phí" bản quyền suy đi ngẫm lại cũng đúng lắm, anh em đừng giận lão ấy !!!

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Huyệt  khẩu của động tiêu ( 2 kiểu):

 


Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

động tiêu 3 kiểu bố trí lỗ bấm: 4-2. 4-1-1,  5-1 ;

 


rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

động tiêu loại ghép 2 đọan trúc, ghép đoạn bên phải vào đoạn giữa thì được cây B, ghép đoạn bên trái voà đoạn giữa thì được cây Db. 


rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

quấn dây cho động tiêu trúc

 


rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

  vấn đề quấn dây cho tiêu sáo hồi bên TTVNOL cũng đã có nói tới, theo tui thấy, nếu không phải vì vấn đề chống nứt sáo cho thời tiết thì không nên quấn vì như vậy sẽ làm cho sáo mất vang và rung, nghe cứ bí rị thế nào ấy. Còn sáo TQ theo như kiến giải của MHM thì do nó cần rung ở màng nên nó mới triệt tiêu sự rung ở thân sáo mà tập trung hết vào màng sáo

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Nếu như quấn dây vào sáo làm cho tiếng bị bí đi, vậy thì nếu như mình làm ngược lại thì sao nhỉ ?
nghĩa là thay vì quấn vài mình lại khóet thành từng rãnh vào phía ngoài sáo (phía trong thì sao nhỉ). nhưng chắc là phải khoét đúng vị trí. Còn nấu quấn dây mà bị bí thì mình cũng có thể đổi vị trí quấn, đừng quấn vào những vị trí mà sáo rung nhiều nhất thử xem.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Vẫn chưa hiểu rõ ý Qui lão lắm, có thể giải thích rõ hơn dùm em dc ko ? Sắp tới ngoài vụ màn sáo của Hoangtube ( bí mật sắp bật mí ), em muốn bác rùa cùng em nghiên cứu ( tức là ngu như kiến) về việc đặt các bộ phận rung trong thân sáo ( ko phải chế tạo sáo mèo đâu nha ), pác sẽ giúp em lo việc "đầu tiên" nha.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
chỉ là những ý tưởng nho nho, không biết khả thi không, hôm nào gặp nhau bàn thêm.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Tiêu (Tiêu- Vertical)
11:04' 12/09/2003 (G)

Giới thiệu sơ lược

Tiêu

Tiêu là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê (Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú (Cam rưng) có các ống đáy kín (theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ nhân khác cùng diễn tấu.

Xếp loại

Tiêu là nhạc khí hơi lỗ thổi phổ biến tại Việt Nam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Tiêu được nhập và Việt Nam và trở thành nhạc khí Việt Nam.

Hình thức cấu tạo

Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp nầy phải tì đầu ống Tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới. Ngày xưa Tiêu được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều, nay khoét theo thang âm bình quân luật. Có nhiều loại Tiêu mà tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất: Tiêu Ðô; Tiêu Rê; Tiêu Mi... để sử dụng tùy theo giọng của từng bản nhạc.

Tiêu là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê (Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú (Cam rưng) có các ống đáy kín (theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ nhân khác cùng diễn tấu.

Tiêu

Tiêu là nhạc khí thổi dọc trung âm không đáy của Dân tộc Việt và một số Dân tộc Mường (Ống ối), Thái (Píthiu), Êđê (Ðinh klia), Vân Kiều (Cơlui). Riêng người Khơ mú (Cam rưng) có các ống đáy kín (theo nguyên tắc Sáo Nai của Rumani và Sáo Tomarong của thổ dân da đỏ- theo GSTS. Tô Ngọc Thanh). Tiêu đã có ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, trên hình chạm ở bệ cột đá Chùa Phật Tích từ thế kỷ XI ta thấy hình người thổi Tiêu với các nghệ nhân khác cùng diễn tấu.

Xếp loại

Tiêu là nhạc khí hơi lỗ thổi phổ biến tại Việt Nam, đồng thời một số nước khác ở Châu Á cũng có. Tiêu được nhập và Việt Nam và trở thành nhạc khí Việt Nam.

Hình thức cấu tạo

Tiêu làm bằng ống nứa rỗng hai đầu, đường kính khoảng 2cm, dài khoảng 45cm. Người ta khoét hai bên gờ miệng ống một lỗ hình bán nguyệt để thổi. Trong trường hợp nầy phải tì đầu ống Tiêu có lỗ thổi vào cằm để bịt đầu ống. Có nơi làm bằng ống nứa một đầu có mấu, để không phải tì cằm. Tiêu có 6 lỗ bấm hình tròn nằm dọc theo lỗ thổi và một lỗ bên dưới. Ngày xưa Tiêu được khoét các lỗ theo thang âm bảy cung chia đều, nay khoét theo thang âm bình quân luật. Có nhiều loại Tiêu mà tên gọi căn cứ vào âm thấp nhất: Tiêu Ðô; Tiêu Rê; Tiêu Mi... để sử dụng tùy theo giọng của từng bản nhạc.

Màu âm, Tầm âm

Màu âm của Tiêu trầm ấm, du dương, trữ tình phù hợp với tình cảm sâu lắng, êm dịu. Tiếng Tiêu nghe gần tưởng như nhỏ, nhưng thật ra vang rất xa. Tầm âm Tiêu rộng hai quãng tám:từ Ðô1 đến Ðô3 (c1 đến c3).

Kỹ thuật diễn tấu

Tiêu có các kỹ thuật thổi: rung, luyến hơi; các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón láy...

Vuốt: là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lã lướt.

Kỹ thuật diễn tấu

Tiêu có các kỹ thuật thổi: rung, luyến hơi; các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón láy...

Vuốt: là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lã lướt.

Láy: láy tức là thổi phớt qua thật mau một âm phụ mà không bị lạt âm chính.

Ngân và rung: có nhiều lối diễn tả theo mỗi cách khác nhau, trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.

Láy rền: bằng cách đập ngón tay trên lỗ sáo nhiều lần và thật mau, cao gọi là "ngón mổ nhồi".

Rung: rung có nghĩa là hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.

Phi lưỡi: reo còn gọi là Phi lưỡi có nghĩa là giữ cao độ của nốt nhạc đó kép dài và lưỡi cứ rung hoài ở chữ "R" kéo dài.

Vị trí Tiêu trong các Dàn nhạc

Tiêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương. Ngày nay Tiêu đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu đẹp và trữ tình. Tiêu cũng được sử dụng độc tấu. Tiêu cải tiến bằng cách khoét thêm một số lỗ đễ thổi được bán âm.

Ngân và rung: có nhiều lối diễn tả theo mỗi cách khác nhau, trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.

Láy rền: bằng cách đập ngón tay trên lỗ sáo nhiều lần và thật mau, cao gọi là "ngón mổ nhồi".

Rung: rung có nghĩa là hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.

Phi lưỡi: reo còn gọi là Phi lưỡi có nghĩa là giữ cao độ của nốt nhạc đó kép dài và lưỡi cứ rung hoài ở chữ "R" kéo dài.

Vị trí Tiêu trong các Dàn nhạc

Tiêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương. Ngày nay Tiêu đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu đẹp và trữ tình. Tiêu cũng được sử dụng độc tấu. Tiêu cải tiến bằng cách khoét thêm một số lỗ đễ thổi được bán âm.

Thạc sĩ Võ Thanh Tùng

 

Có bác nào biết các trích đoạn trên thuộc bài bản nào ko vậy, nếu có up lên được thì càng tốt

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Em đã áp dụng phương pháp thổi y hệt như với sáo nhưng khi thổi tiêu thì phải dùng rất nhiều hơi >> Bị hụt hơi liên tục ^^
Mọi người chỉ dạy em cách thổi với!

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
tiêu của bác chắc làm theo công nghệ leehonso, thổi hụt hơi là khoẻ lắm rồi, tui mà thổi thì có mà tắt thở lun, he he he, thổi nhiều nhiều cho nội công nó lên, tập khí công cho phổi nó khoẻ và quan trọng nhất là phải sắm cây tiêu theo công nghệ saonhua, há há há....Stick out tongue
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Page 2 of 5 (63 items) < Previous 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems