Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
saotruc:nhưng phải biết rung hơi, nhấn hơi, thu tỏa hơi, luyến, láy, vuốt, miết ... nhưng nó không dừng lại ở việc làm được những kỹ thuật này mà phải đạt đến mức điêu luyện và qua những kỹ thuật đó mà bày tỏ đuợc cái rung động, cái cảm xúc của nguời thổi. Nhưng quan trọng là nguời thổi phải có cảm xúc, phải có tâm hồn và biết dùng những kỷ thuật đó để diễn đạt tâm hồn. Để tập các kỹ thuật như TK, reo, dồn ngón ... thì chúng ta có thể tập trong vài tuần hay vài tháng, nhưng để tập các kỹ thuật như rung hơi, luyến láy mà lại cho hay cho có hồn thì có thể tập hàng năm hay cả đời.
hic . em đọc mà không hiểu gì cả. hôm trước có nghe ninja nói 1 lần cũng không hiểu lắm
bác nào chỉ em rung hơi, nhấn hơi, thu tỏa hơi là sao với ? dùng nó khi nào?
sicore:khà kà !bác nói chí lý !chúng ta phải vượt qua mấy cái đó thì mới có thể tín bộ đc chuc anh em thành công! mún thành công phải dành nhìu thịt nhìu thời gian cho việc luyện tập 1 ngày khoảng 2 - 4tiếng là dc roài:=còn ai mà siêng như bác rùa ngày tập 12 tiếng ...phải hoc như thế mới đạt đc trình độ như bác rùa !hihihi
Rung hơi là dùng cơ bụng đẩy từng ngụm hơi mạnh nhẹ thay phiên nhau, liên tục, đều đặn làm cho tiếng sáo trở nên dìu dặt. Nếu nhị hồ có thể làm cho người nghe có cảm giác như tiếng nhị cứa vào tim mình thì rung hơi của sáo là kĩ thuật có thể làm cho người nghe cảm thấy tiếng sáo như xoáy, như khoan vào trong tâm khảm.
Nhấn hơi là đẩy 1 làn hơi mạnh hơn bình thường tạo cho tiếng sáo có độ gằn. Kĩ thuật này áp dụng trên đầu những nốt có dấu ">".
Thu tỏa làn hơi là thổi từ nhẹ đến mạnh hoặc ngược lại để làm cho tiếng sáo thay đổi âm lượng một cách mượt mà, thường thể hiện ở những bài trữ tình, tự sự.