Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
SapinT: Trước em ra mua vĩ, thì họ cho mình chọn 2 loại 20 và 60 nghìn VNĐ. Loại 20 nghìn thì toàn vĩ trắng bằng sợi nilông nên không mua, trong khi trông loại vĩ 60 nghìn vừa dài vừa đẹp nên mua về thì lại là vĩ lông đen.em định đến hè mới tập nhị đàng hoàng, còn giờ thì cứ xem mấy bài tập tập theo thôi.
Trước em ra mua vĩ, thì họ cho mình chọn 2 loại 20 và 60 nghìn VNĐ. Loại 20 nghìn thì toàn vĩ trắng bằng sợi nilông nên không mua, trong khi trông loại vĩ 60 nghìn vừa dài vừa đẹp nên mua về thì lại là vĩ lông đen.
em định đến hè mới tập nhị đàng hoàng, còn giờ thì cứ xem mấy bài tập tập theo thôi.
Lông đen thì rẻ tiền hơn lông trắng không có nghĩa là chất lượng xấu hơn lông trắng.
Cơ bản thì lông đen là nguyên liệu thô, không qua xử lý tẩy, kéo, chọn lọc nên giá thành rẻ.
Lông trắng thì đã qua xử lý nên giá thành cao hơn. Tuỳ vào mức độ xủ lý mà giá cao đến đâu. Trong khi một cây lông thô loại đen giá khoảng 1 USD đến 5 USD (thường mua đàn tại Trung Quốc, hay Hong Kong, Đài Loan thì tiệm hay tặng miễn phí loại này), giá của một cây lông trắng có thể từ 10 USD đến 1,000 USD (vĩ Cello)
Việc xử lý có thể chỉ đơn giản là tẩy, hấp đến phức tạp như chọn giống ngựa có loại lông đuôi đều, ít sợi to sợi nhỏ, chỗ mập chỗ ốm, chọn thủ công từng sợi có đường kính đều nhau từ đầu đến cuối sợi lông, có độ dài hơn, v.v...
Tuy nhiên, giá thành cao có nghĩa là tốn nhiều tiền để chế tạo, hay vì uy tín 'bự' của hãng làm vĩ. Điều đó không có nghĩa là hễ mắc tiền thì ... hay.
Vĩ lông thô loại đen thì thích hợp cho cao hồ, kinh hồ hơn là vĩ lông trắng vì độ "cắn" dây mạnh, tiếng vang, rền.
Vĩ lông trắng sợi nhuyễn, mịn thì thích hợp cho Nhị Hồ (Nam hồ) Trung Hồ khi chơi những bài êm dịu, mượt mà tình cảm.
Đã có lông đen,lông trắng thì ắt có một loại 'muối tiêu' (trộn lẫn sợi đen và trắng) theo yêu cầu cuả các nhạc sĩ chuyên nghiệp cần diễn tả âm thanh vừa mạnh mẽ, vừa êm dịu. Loại này thường chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng.
Có cả loại màu nâu (tự nhiên) dành cho fiddle (một loại vĩ cầm) hay Erquan Erhu, Trung hồ,...
Trong từng loại cũng chia ra nhiều đẳng cấp chất lượng, từ cấp thấp (Standard grade, student grade) đến cấp cao (Professional grade) Hay giống ngưạ,....
Lông đuôi ngựa hoang Mông cổ (Ulaan Wild Horse bow hair), loại đắt tiền.
Còn loại ... nylon thì cơ bản không phải là "lông". Giá thành rất rẻ, có đủ màu, nhưng thông dụng là màu đen và trắng. Thường dùng cho loại đàn rẻ tiền hay đàn để chưng trang trí. Âm thanh thì "rất đặc trưng" (không biết diễn tả như thế nào cho chính xác). Ở Việt Nam thường dùng loại vĩ dây nylon (còn gọi là dây cước, dây gân, v.v...) cho đàn cò. Dùng dây nylon phải chà thật nhiều nhựa thông để đủ độ ma sát với dây đàn. Hoặc gắn luôn nguyên cục nhựa lên hộp đàn như đàn cò Việt Nam, Kinh hồ TQ, v.v...
Vvn cũng chưa dám trang bị loại cao cấp, vì mình cũng chỉ chơi nghiệp dư. Chỉ có dăm bảy cây loại cho học sinh (Starter grade) và ba cây loại Trung Cấp (khoảng 60 USD) Một cây đen để chơi kinh hồ, một cây nâu, một cây nylon trắng để kéo đàn cò Việt Nam, còn lại là loại trắng.
Các bậc sư về nhị hồ luôn dặn học trò phải giữ gìn vĩ rất cẩn thận, và tập kéo tay phải hết sức 'thành ý' cho "tâm-vĩ tương thông". Tập lâu ngày thì tay trái ai cũng chạy ngón nhanh nhẹn, chính xác được, nhưng hơn thua nhau là cái thần, cái hồn trong tay phải.
Chúc vui với vĩ lông đen, lông trắng.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
saotruc:Rất cảm ơn bác VVN, đây là lần đầu tiên tui biết được kiến thức này. Tui không phân biệt đựoc vĩ nào là nilon và vĩ nào là đuôi ngựa thật ở ngòai. Có lần tới tiệm đàn, hỏi cái vĩ, nó nói là 2-3 trăm nghìn gì đó cở 20USD. Người ta nói rằng đó là đuôi ngựa. Tui nhìn vào, và sờ thử thì không thể biết cái nào là thật hay giả. Tui nghỉ, chắc có lấy thử 1 sợi đem đốt thì may ra biết. Vậy bác VVN có cách nào khác giúp phân biệt không bác.
Cấu trúc lông đuôi ngựa cũng giống như cấu trúc tóc người, nghiã là nó có 'gai' mọc một chiều.
Nếu bạn nhớ lại kiến thức sinh vật lớp 9 hay lớp 11 về cơ thể người, nhìn dưới kính hiển vi, ta thấy lông, tóc động vật có gai và tất cả các gai đều xuôi một chiều để giảm thiểu bụi, nước không rơi/trôi/chảy ngược vào chân lông/chân tóc.
Vì vậy, nếy bạn vuốt một sợi tóc hay lông đuôi ngưạ, nếu vuốt xuôi (chiều gai) thì cảm thấy mướt, nếu vuốt chều ngược lại thì cảm thấy 'xóc xóc' tay.
Còn dây nylon thì vuốt chiều nào cũng mướt.
vvn: saotruc:Rất cảm ơn bác VVN, đây là lần đầu tiên tui biết được kiến thức này. Tui không phân biệt đựoc vĩ nào là nilon và vĩ nào là đuôi ngựa thật ở ngòai. Có lần tới tiệm đàn, hỏi cái vĩ, nó nói là 2-3 trăm nghìn gì đó cở 20USD. Người ta nói rằng đó là đuôi ngựa. Tui nhìn vào, và sờ thử thì không thể biết cái nào là thật hay giả. Tui nghỉ, chắc có lấy thử 1 sợi đem đốt thì may ra biết. Vậy bác VVN có cách nào khác giúp phân biệt không bác.Cấu trúc lông đuôi ngựa cũng giống như cấu trúc tóc người, nghiã là nó có 'gai' mọc một chiều.Nếu bạn nhớ lại kiến thức sinh vật lớp 9 hay lớp 11 về cơ thể người, nhìn dưới kính hiển vi, ta thấy lông, tóc động vật có gai và tất cả các gai đều xuôi một chiều để giảm thiểu bụi, nước không rơi/trôi/chảy ngược vào chân lông/chân tóc.Vì vậy, nếy bạn vuốt một sợi tóc hay lông đuôi ngưạ, nếu vuốt xuôi (chiều gai) thì cảm thấy mướt, nếu vuốt chều ngược lại thì cảm thấy 'xóc xóc' tay.Còn dây nylon thì vuốt chiều nào cũng mướt.
Vì vậy khi làm vĩ, người ta phải xếp cứ 1 sợi xuôi thì một sợi ngược, thường vĩ có khoảng 120 sợi thì 60 sợi ngược, 60 sợi xuôi.
Nếu để tất cả cùng chiều thì keó 1 chiều kêu còn một chiều bị tuột luốt.
Vì vậy saotruc có vuốt thử thì vuốt từng cọng chớ đừng vuốt nguyên bó nhé.
Tóc người cũng có thể làm vĩ nhưng hay bị đứt vì quá mảnh, độ chịu lực yếu, bị hư hại nhiều do các bà các cô dùng nhiều hoá chất. thuốc nhộm, xà phòng, và chiều dài thường không đủ.
Chuyện bên lề:
Theo thống kê giá cả thị trường (Vnexpress?) thì tóc (để làm tóc giả) xuất từ thị trường Mỹ là thấp giá nhất vì chất lượng kém. Lý do là các cô các bà ở Mỹ lạm dụng mỹ phẩm/hoá chất cho tóc nhiều quá nên thay vì 'nuôi' tóc thật ra làm tóc bị hư hoại (damaged). Cho nên cứ gội đầu ... 1 tuần 1 lân như vvn là chắc ăn.
chuotbachyhb:Anh vnn ơi thế tay 2 áp dụng cho cả hai dây phải không ạ?
Qua khỏi giai đoạn cơ bản thì thế tay nào cũng áp dụng cho hai dây.
Lên nâng cao thì có ki trở lại một dây trong một số bản nhạc có tiết tấu đối đáp. Có thể cùng một câu đàn nhưng chỉ dùng dây D hoặc dây A thì âm sắc khác nhau sẽ gây tác động khác nhau, đặc biệt đối với đàn có hai dây D, A làm bằng chất liệu khác nhau (Đàn cò: một dây gân, một dây sắt, Nhị hồ loại đặc biệt một dây có quấn đồng bên ngoài (wounded brass), một dây trơn)
Ví dụ như bản Liebesleid của F. Kreisler, khi Xu Ke kéo trên Nhị hồ (*), ông ta chơi đoạn 1 trên dây D, đoạn 2 trên dây A, xen kẽ, nghe rõ hình ảnh hai anh chị đang tâm tình đối đáp với nhau, hay hơn cả nghe trên violin.
Cái nầy trong văn chương kiếm hiệp gọi làm có âm có dương, có thư có hùng, v.v...
(*) http://xuke.net/en/discography/dvd01.html
thế cái dây bọc đồng đó thì nên là dây trong hay dây ngoài hả bác Vvn?
với lại có cách nào để luyện tập chuyển thế tay ko ạ? em chuyển toàn trật.
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT: thế cái dây bọc đồng đó thì nên là dây trong hay dây ngoài hả bác Vvn?với lại có cách nào để luyện tập chuyển thế tay ko ạ? em chuyển toàn trật.
Dây trong (D). Vvn thường mua ở đây.
http://www.eason.com.sg/products/string_access/meh52.jsp
Chuyển thế tay thì tùy thầy dạy. Vvn thì hay chạy xuôi 3 ngón trỏ-giữa-út, rồi lướt qua trỏ-giữa-út và chạy ngược lại. Ngón đeo nhẫn dùng cho nốt bán âm giữa ngón giữa-út khi cần thiết. Ba đầu chỉ tập chạy 1 quãng tám, sau lên 2 quãng tám. Khi đã tập chạy ngón được hai quãng tám rồi thì muốn chạy kiểu nào cũng được (nghe nói thế :) ) Tập chạy từ chậm (thật chậm) và chuẩn nốt không bị off tune (lạc giọng) rồi tăng tốc nhanh lên dần. Tập chạy nên có metronome để không bị lúc nhanh lúc chậm theo cảm hứng.
Tập chuyển thế bấm / chạy ngón đơn giản thì có thể tập bài Le Cyhne (The Swan) của Saint-Saens. Bài này có thể tìm nghe trên YouTube rồi tập theo.
Bài này kéo rất chậm và tương đối dễ chơi. Tuy nhiên tay phải kéo vĩ khoan nhặt nhỏ to đúng mức như Yoyoma kéo Cello hay Xu-ke kéo nhị hồ thì người nghe có thể hình dung đươc cả một buổi chiều vàng úa, tĩnh lặng, với một bóng ngỗng cô đơn lặng lẽ bơi khuất xa trong cảnh hồ chiều lăn tăng gợn sóng ngập nắng vàng..
Cái buổi chiều trên hồ ở châu Âu này nó khác xa với cái buổi chiều 'nước biếc theo làn hơi gợn tí. Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo... của ta lắm lắm...
Còn nghe Ji-Rong Huang kéo nhị bài này thì nó bị nhiễm mùi nhạc Tàu nhiều quá, và còn vài chỗ bị lạc tông. Tuy nhiên cũng có thể dùng tạm để tập kéo ...
http://www.youtube.com/watch?v=UXKjoP1iGqo
Nhưng có lẽ chúng ta đã lạc khá xa chủ đề "Học và mua đàn nhị" rồi.
SapinT:Sao em kéo các nốt khác thì không sao mà kéo dây ngoài buông (nốt La) thì tiếng bị ò e nhỉ? lạ thế?
Thường thì dây buông có âm sắc khác chút đỉnh với dây bấm. Nhạc cụ nào cũng vậy.
Riêng đàn nhị, nếu sự khác biệt quá lớn, rè, ... thì có thể do:
- Không làm chủ lực kéo tay phải....
- Dây quanjin cột không đủ chặt, ít vòng...
- Dây quanjin làm bằng chất liệu quá mềm.
Cách khắc phục:
- Xem lại cách kéo vĩ của bạn và tập làm chủ lực kéo cho vừa phải khi kéo dây buông.
- Quấn thêm vòng cho dây quanjin. Cứ mỗi vòng quanh cổ đàn mới quấn 1 vòng lên dây đàn. Ít nhấtt 5 vòng quanh dây đàn. Để ý độ căng của các dây quanjin phải đồng đều, không để sợi chặt sợi lỏng...
- Thay dây quanjin bằng loại dây khác.
- Cuối cùng là cách "giang hồ" như vvn thường làm dù không bị rè. Dùng sáp nến (đèn cầy) nhỏ giọt lên dây quanjin cho đông cứng lại. Âm thanh sẽ rất ấm...
Với các phương án bác vvn đưa ra thì chắc chắn em sẽ chọn cách "giang hồ" rồi, người Việt Nam mà!
ban đầu em cũng nghĩ đó là do cái thằng quanjin gây ra, thế nên là em buộc thêm vài cái nữa vào phía sau của cái quanjin chính, nhưng xem ra vịêc buộc thêm này có công dụng khác rồi?
bingongo:leehonso ơi, cho mình xin mấy cái file video nhị với. mình đang muốn tầm sư học nhị đây. trên cái ch.huain.com ấy toàn tiếng Tàu, chịu! Mê tiếng đàn nhị quá mà chả biết tìm thầy ở đâu mà học, bởi nơi mình ở là vùng tỉnh lẻ, cái gì cũng khó tìm. Bạn nào có tài liệu hay những gì liên quan đến học nhị cho mình xin với nhe ! cảm ơn nhiều
Có gì bạn liên hệ mình theo số này để lấy về copy ra nghen : 0984.000.331
Chào cả nhà! Max là mem mới nên có một số thứ muốn hỏi.
Có ai biết chỗ nào học nhị cho người mới học ở HN kô? Tiện thể thì chỗ mua đàn luôn. Mình cảm ơn rất nhiều.
Mình thích loại đàn này lắm, nghe rất nhiều nhưng đến lúc vào ĐH mới manh nha đi tìm học, và rất vui vì tìm thấy Forum này. Rất vui đc làm quen với tất cả mọi người.