Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Có bạn nào yêu thích cây Đàn Tranh không?

rated by 0 users
This post has 219 Replies | 15 Followers

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
SapinT:

hay lắm! bác Phongvan trổ tài đi, em nóng lòng quá Big Smile!

bác Rùa post cái video Mùa thu quê hương của Rùa bà bà lên cho anh chị em mở mang tầm mắt Geeked nhé

thế thì phải kính cẩn -nghiêng mình rồi

tài học của mình chưa đạt đến đẳng cấp đó ,chi bằng cứ dấu đi vậy

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chúng ta chơi để vui với nhau,  học tập với nhau, còn trình độ đẵng cấp thì có gì đâu bác. Ai tập nhiều, tập lâu thì đánh đựoc bài phức tập, ai mới tập thì đánh bài đơn giản. đó là cái bình thường thôi mà. Bác bận tâm làm gì. Nếu mà tập đến trình độ sieu hạng thì mới ra gặp mọi nguời thì cái diễn đàn này sẽ không tồn tại. Như tui đó, hôm offline, dù đánh nguời ta không biết tui đánh cái gì, một câu phải trả góp từng note. Nếu bạn xem video hay các bản thu thì sẽ hiểu được anh em ở đây thôi. Quan trọng là chia sẽ niềm vui với nhau mà bác.
Not Ranked
tiểu cầm thủ

ồi zời ..tiếng Hán ,mấy chả tiếng Việt

ông TRẦN VĂN KHUÊ với ông Trần Quang Hải ..với cả cô giáo mình chả thấy gọi thế bao giờ

gọi là đàn Tranh TQ cho nó lành ,phân biệt rạch ròi ,ta là ta ..mà tây là tây..thế còn đàn tranh Hàn quốc (gayageum) hay cây đàn tranh Nhật bản ( Koto) thì Hán Việt gọi là gì ?

mấy bạn có vẻ sính chữ nôm  nhỉ ,tự nhiên lại phải cứ cổ..với kim mới là đựoc

 thế tại sao truớc kia thì gọi là "đàn Thập lục" mà bây giờ chỉ gọi là chung là Đàn Tranh ?

 

Chào bạn Phong Vân

Theo như tôi biết, đàn tranh đúng thật còn gọi là "Thập lục huyền cầm", là một trong những nhạc cụ cổ truyền Việt Nam phổ thông nhất. Trung bình đàn dài 110cm, đáy lớn 22 cm, đáy nhỏ 11 cm. Theo như tài liệu của nhạc sĩ Lê Thương thì đàn tranh xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 11 tới 14 đời Lý Trần. Đàn tranh lúc đó chỉ có độ 14 hay 15 dây dùng trong ban tiểu nhạc, do đó nó còn có tên là "thập ngũ huyền cầm", về sau, dùng trong ban Đồng Văn nhã nhạc đời Lê Thánh Tôn, rồi dùng cả trong dàn nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) dùng trong ban nhạc với 16 dây, do đó mà gọi là "thập lục huyền cầm".

Bạn có biết cây đàn này tại sao còn gọi là đàn tranh không bạn? Bạn có biết chữ "tranh" có nghĩa là gì không?

Đó là chữ Hán Việt của từ "ZHENG", có nghĩa là âm vang trong trẻo như tiếng khánh đồng nhỏ. Đó là nghĩa gốc từ tiếng Hoa. Thật vậy, theo sách Uyên Giám và Tứ Hải (đây là những tài liệu nghiên cứu cổ, tôi chỉ được nghe cô mình nhắc qua, thật sự là chưa đọc qua 2 loại sách này), thì đàn tranh giống như đàn cầm và đàn sắt nhưng có 5 dây. Gọi là tranh vì tranh nghĩa là rất thanh, khi đàn lên nghe như gõ vào cái khánh đồng nhỏ.

Ngày nay, do trình độ âm nhạc ngày càng phát triển, yêu cầu các bài nhạc mới đòi hỏi sử dụng âm vực rộng hơn, do đó người ta đã thêm dây vào cây đàn tranh, các ni tấc đóng đàn cũng xê xích đôi chút. Vì thế, hiện nay bạn dễ dàng tìm mua được đàn 17 dây, đàn 21 dây, 22 dây.. dây thêm vào càng nhiều, âm vực càng rộng, kích thứơc đàn vì thế cũng thay đổi để đảm bảo sự hài hoà về mặt khoa học và mỹ thuật đối với cây đàn.

Vì thế, bây giờ người ta không gọi là đàn thập lục nữa, mà người ta gọi chung là đàn tranh.

Mọi sự vật sự việc ra đời và tồn tại đều có cái lý do riêng của nó.  Bạn không thể phủ nhận sự thật cây đàn tranh có xuất xứ từ Trung Quốc. Từ Trung Quốc truyền qua Việt Nam thì gọi là đàn tranh Việt Nam, truyền qua Nhật Bản thì gọi là Koto, truyền qua Hàn Quốc thì gọi là kayagum... vậy thì một tiếng gọi "CỔ TRANH" cũng đâu có gì quá đáng phải không bạn? Huống hồ chi là tên của cây đàn ấy đích thực là "GUZHENG" - "CỔ TRANH"

Tuy là cây đàn tranh nói chung có chung một nguồn gốc, nhưng việc truyền qua những quốc gia khác nhau thì nó chịu ảnh hưởng bởi những nền văn hoá khác nhau, từ đó hình thành sắc thái, kỹ thuật diễn tấu, giai điệu, âm thanh .... đều không tránh khỏi có sự khác biệt.

Bạn nói chỉ cần học được dàn tranh Việt Nam thì học những loại đàn tranh khác, ví dụ ở đây là Guzheng, là không khó?

Nếu quả thật như vậy, bạn thật đúng là một người xuất chúng

Nếu nói khó thì không khó, hẳn nhiên, "không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên"

Nhưng nói dễ thì tôi dám chắc là không dễ một chút xíu nào. Tại sao?

Trước hết, tôi nói về đàn tranh Việt Nam.

Đàn tranh Việt Nam ngày trứơc, đa phần người nghệ sĩ chỉ sử dụng 2 ngón đàn, đó là ngón trỏ và ngón cái. Sở dĩ như vậy vì họ đàn những bài chậm, ví dụ như nhạc tài tử cải lương, dân ca, ... , về sau thì mới sử dụng thêm ngón thứ ba. Ngón đàn người Việt chú trọng các kỹ thuật tay trái hơn là tay phải. Vì sao, vì họ quan niệm bàn tay phải sinh ra âm thanh nhưng bàn tay trái thì nuôi dưỡng âm thanh. Đó là linh hồn, là tất cả những gì tinh tuý nhất trong bài nhạc. Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy hầu hết các bản nhạc mới sáng tác gần đây mới phải yêu cầu sử dụng kỹ thuật bốc, vỗ bằng tay trái, chứ còn cổ nhạc thì không. Hơn nữa, do cấu tạo của cây đàn tranh Việt Nam, tất cả các trục đều được cắm thẳng trên mặt đàn, mà mặt đàn thì bằng gỗ ngô đồng, mềm, nó không cho phép người đàn diễn tấu "mạnh tay", chẳng thế mà cứ sau mỗi khi đàn 1 bài, bắt buộc người nghệ sĩ phải so dây lại.

Bây giờ tôi nói về cây đàn Trung Quốc

Theo tôi biết, toàn bộ dàn trục của cây đàn này đều cắm vào dầu bên kia của cây đàn, tức là thành đàn. Đó là lớp  gỗ cứng, chắc. Chẳng thế mà bạn đã từng nói "lên dây 1 lần thì 3 tháng sau mới lên lại" đó sao? Tôi may mắn được mục kích sở thị cây Koto của Nhật Bản và Kayagum của Hàn Quốc, và bạn biết không, với cây Koto, người ta lên dây 1 lần thì 1 năm sau người ta mới phải lên lại đó bạn. Thậm chí, khi người ta di chuyển, người ta dùng tay túm lấy dây đàn và nhấc đi.

Về kỹ thuật diễn tấu, đúng như bạn nói, người Trung Quốc  sử dụng cả 8 móng cho rung, vuốt , vỗ và đàn. Do cấu tạo của cây đàn mà âm thanh trầm, hùng, khác với người Việt Nam, người TQ chú trọng tay mặt hơn.

Nếu thật sự bạn học được đàn tranh Việt Nam, khi học qua đàn tranh Trung Quốc thì bạn vẫn phải học lại từ đầu. Theo tôi, thậm chí là khó hơn người chưa biết gì học đàn Guzheng rất nhiều . Vì sao? Vì kỹ thuật đánh đàn của người Việt Nam, bài bản, nhấn nhá, tất tần tật đã ăn sâu vào tâm trí của bạn mất rồi, và còn một cái tế nhị nữa, đó chính là tâm lý của người học, khi phải "làm lại từ đầu".

Thực tế, mỗi cây đàn có một vị trí riêng, có một thế mạnh riêng. Bạn lấy đàn "GUZHENG" mà diễn tấu "Câu hò bên bờ Hiền Lương" không hay như đàn tranh Việt Nam là đúng rồi.

Vài dòng thiển ý. Nếu có gì không đúng, rất mong nhận phản hồi. 

Xin cám ơn.

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
To Yizhimei: Lời lẽ xác đáng, lộ phần uyên bác. đúng nhưng không ngạo. Hay, đáng khen, đáng khen.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

tieusu:
To Yizhimei: Lời lẽ xác đáng, lộ phần uyên bác. đúng nhưng không ngạo. Hay, đáng khen, đáng khen.

ack, rùa lão bà mà !!! 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

diễn đàn ta mấy hôm nay sôi động quá! cứ thế này có phải vui không. nhà em tưởng vụ thảo luận đã dừng lại ở bác saotruc rồi, nên không nói nữa, nhưng nhân tiện bác yizhimei đề cập đến một cách sâu sắc nên em lại thêm mấy lời.

vấn đề đưa ra đã đạt được kết quả ngoài sức tưởng tượng. thực ra vấn đề rất đơn giản, nguồn gốc chỉ là từ câu nói của bác phongvan thôi:"bạn định học Cổ cầm à ,cũng hay đấy ,chắc là mê cái đoạn Khổng Minh và Chu Du đối tấu Cổ cầm trong phim Đại Chiến XÍCH BÍCH chứ gì",nhà em đáp: "cái mà ngày xửa ngày xưa em định học là CỔ TRANH, chứ không phải CỔ CẦM" ở đây có hai loại đàn: cổ cầm và cổ tranh, bác nhầm tên hai loại thôi chứ có gì đâu. thế nên em mới gọi đàn tranh trung quốc là cổ tranh, để phân biệt với cổ cầm mà bác nói đến, còn chuyện gọi thế nào thì tùy từng người thôi.WinkWinkWink

SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
to leehonso: tớ không phải là bà bà, tớ là nam nhân mà.
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
Oa! Yzihimei là rùa bà bà ẩn cư bấy lâu! thật khâm phục khâm phục!

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 500 Contributor
đại cầm thủ
yizhimei:

Nếu thật sự bạn học được đàn tranh Việt Nam, khi học qua đàn tranh Trung Quốc thì bạn vẫn phải học lại từ đầu. Theo tôi, thậm chí là khó hơn người chưa biết gì học đàn Guzheng rất nhiều . Vì sao? Vì kỹ thuật đánh đàn của người Việt Nam, bài bản, nhấn nhá, tất tần tật đã ăn sâu vào tâm trí của bạn mất rồi, và còn một cái tế nhị nữa, đó chính là tâm lý của người học, khi phải "làm lại từ đầu".

Thực tế, mỗi cây đàn có một vị trí riêng, có một thế mạnh riêng. Bạn lấy đàn "GUZHENG" mà diễn tấu "Câu hò bên bờ Hiền Lương" không hay như đàn tranh Việt Nam là đúng rồi.

Vài dòng thiển ý. Nếu có gì không đúng, rất mong nhận phản hồi. 

Xin cám ơn.

mình thì chả thấy ai đi học lại từ đầu cả..toàn thấy mấy em học đàn tranh trong nhạc viện học tốt nghiệp ra truờng xong ,nhà có điều kiện toàn đi du học bên Thuợng Hải để học tiếp thêm cây đàn Tranh TQ (phải nói là đàn tranh TQ ,vì hỏi mấy em thì bảo là học đàn đó ,chưa bao giờ thấy em nào bảo là học đàn 'CỔ TRANH " cả ) mấy bạn thông cảm nhé .......

nói là đi học thêm ,nhưng học toàn cái nâng cấp ,trình độ cao hơn  không à ,kiểu như học cao học

có chuyện này kể vui với các bạn:

có một ông người nhật 60 tuổi ,hồi truớc đến nhà cô giáo mình học ,hỏi ra truớc ông là nghệ sỹ chơi đàn KOTO ,nhưng sang VN ,học tiếp thêm cây đàn Tranh VN ,chỉ 1 tuần mà đàn đuợc bài "XUÂN QUÊ HUƠNG",cô giáo còn phải khen hay,kỹ thuật tay trái như  ..nảy ..miết .mổ ,chỉ đuợc cô mình chỉ cho đúng 1 buổi .. mà đến bây giờ mình học đuợc hơn 1 năm cũng còn chưa dám mơ đuợc học đến bài đó .

nói như bạn thì mấy bé mình quen trong nhạc viện toàn xuất chúng không..toàn chơi đuợc ít nhất là 2 nhạc cụ (tỳ-bầu ) hoặc (tranh -tam thập lục),

chả lẽ ngón đàn tranh tay quen rồi thì không cầm đuợc que gõ đàn tam thập lục

hay tay gẩy đàn bầu quen rồi ..đi sâu vào tiềm thức rồi thì tay trái không vê nổi đàn tỳ ...hi..hi

làm gì có chuyện đó ,thế bạn có biết nhạc sỹ XUÂN TIÊN (có thể chơi đuợc tất cả các loại nhạc cụ từ dân tộc đến phuơng tây) không?

nhạc sỹ TRẦN TRỊNH có thể chơi đuợc tất cả các nhạc cụ trong dàn nhạc giao huởng,ông có nói rằng ,tôi học tất cả các nhạc cụ này chỉ có một mục đích là vd như ai đó trong dàn nhạc nghỉ ốm là tôi có thể nhảy xuống chơi thay nguời đó luôn

đã nghe đến nhóm 'MẶT TRỜI MỚI" chưa?Toàn những em giỏi ít nhất là 3 nhạc cụ (nói chuyên môn tý là giỏi cả 3 chuyên ngành )

 còn đàn tranh TQ mà gảy giai điệu VN thì không hay chẳng qua là âm điệu hơi buồn thôi ,chứ còn nguời ta vẫn dùng để hoà đệm cùng đàn Tranh VN đấy ,thi thoảng vào nhạc viện nghe ké mấy hôm thi độc tấu nhạc cụ dân tộc ,phải nói là tuyệt vời

hoặc dùng đàn tranh gẩy những bài như Mộng uyên uơng hồ điệp ...hay "Mùa hoa anh đào "chả lẽ không hay ...quá hay là đằng khác

 

 

 

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

PhongVan2000:

 thi thoảng vào nhạc viện nghe ké mấy hôm thi độc tấu nhạc cụ dân tộc ,phải nói là tuyệt vời

hoặc dùng đàn tranh gẩy những bài như Mộng uyên uơng hồ điệp ...hay "Mùa hoa anh đào "chả lẽ không hay ...quá hay là đằng khác

 

 bác phongvan quen nhiều em ở nhạc viện quá ta! nghe bác kể mà thích quá, lúc nào cho em đi cùng vào nhạc viện xem ké thi độc tấu nhạc cụ dân tộc với, nhất là đàn tranh í. ngưỡng mộ bác quá.Wink

SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Top 500 Contributor
đại cầm thủ

thoải mái đi bạn

thi thoảng vào nghe cho đỡ buồn ,có mất tiền đâu ,vào đó ,vừa đuợc học thêm nhiều điều lắm

biết đâu vào đó ,quen đuợc em nào chơi đàn tỳ ,lấy làm vợ thế là vừa có đàn tỳ ,lại có thêm cả đàn bà .Stick out tongue

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
giờ giấc thế nào hở bác, mà làm thế nào biết bao giờ các em í thi

SỐNG LÀ KHÔNG CHỜ ĐỢI!

Not Ranked
tiểu cầm thủ

Chào bạn Phong vân!

Theo mình biết, những người có thể chơi từ 2 loại nhạc cụ trở lên là không hiếm. Hình như khi  bạn học 1 chuyên ngành trong nhạc viện thì bạn vẫn phải học thêm chuyên ngành phụ thì phải. Thật sự mình không có một người bạn thân nào học trong nhạc viện cả nên không thể giao lưu và biết được nhiều thông tin liên quan đến nhạc viện như bạn. Hồi đó, trong lớp học của mình có một người bạn vừa thi đậu trung cấp nhạc viện chuyên ngành đàn tranh,  nghe loáng thoáng cô bảo đăng ký chuyên ngành phụ là đàn tỳ đi rồi quả thật mình thấy bạn ấy theo học đàn tỳ, vốn không thân nên mình cũng không bắt chuyện nhiều. Mình chỉ biết đại khái là thế. Khi đã học nhạc viện mà biết chơi chỉ có 2 loại nhạc cụ là "ít" đó bạn. Đừng nói đâu xa, chỉ nói các cô giáo dạy nhạc của mình thôi, tất cả các loại nhạc cụ dân tộc, các cô đều biết và còn đi biểu diễn khắp nơi trong và ngoài nước nữa. Còn những người bạn mình biết, chỉ là a-ma-tơ thôi, không phải dân nhạc viện đâu bạn, đã biết chơi từ 3 loại nhạc cụ trở lên rồi.

Mình chẳng nói là chơi đàn tranh thì không thể chơi được tỳ bà hay tam thập lục, hay bất kỳ một loại nhạc cụ nào khác.... Môt khi bạn đã biết nhạc lý rồi, thì bạn học các loại nhạc cụ khác là "vô tư". Bạn chẳng hiểu ý mình khi mình nói "Một người học thành thạo 1 loại nhạc cụ rồi, khi học sang 1 loại nhạc cụ khác phải "làm lại từ đầu". 

"Học lại từ đầu" ở đây có nghĩa là gì?

Thế này, mình ví dụ, khi bạn học thông thạo đàn tỳ chẳng hạn, bây giờ bạn muốn học qua đàn tranh chẳng hạn, tất nhiên bạn không cần học lại các note do re mi fa sol la si, nhưng bạn phải học cách đeo móng sao cho đúng, phải học tư thế ngồi, vị trí tay đặt ở đâu cho đẹp, bạn phải đánh từ những bài mở đầu như "thu hồ", "long hổ hội"... và học cả cách á sao cho liền lạc nữa, vậy có phải là "học từ đầu" không bạn?Tôi ví dụ bạn chỉ biết chơi đàn tranh thôi, lại học được hơn năm, tôi không tin là tôi băng 8 cái ngón tay của bạn rồi đưa bạn cây đàn guzheng thì bạn đàn được ngay "Táng hoa ngâm" hay là "Vân thường tố". Nhưng nếu tôi đưa cho bạn 3 cái móng đồi mồi Việt Nam, thì bạn chắc chắn sẽ đàn được "Long Hổ Hội", hay là "Lưu thuỷ hành vân"... vậy thì tôi đưa cây guzheng hay cây đàn tranh cho bạn có gì khác biệt đâu, cũng chỉ là cây đàn thôi.

Khi học qua loại nhạc cụ thứ hai, lẽ dĩ nhiên bạn sẽ học nhanh hơn so với một người chưa biết gì về nhạc lý chứ. Nhưng bạn phải nhập môn học những kỹ thuật cơ bản của nhạc cụ "thứ hai" từ đầu. Không thể có chuyện bạn đang học đàn tranh mà tôi đưa cây sáo cho bạn là bạn thổi "Mục dân tân ca" cho tôi nghe liền, trừ khi bạn đã khổ luyện tập sáo từ lâu.

Tôi kể bạn nghe một câu chuyện có thật trong lớp học đàn của tôi.

Một bạn học 7 năm chuyên ngành piano đi học đàn tranh. Bạn đó chỉ phải mất chừng 2, 3 buổi cho những cái căn bản, sau đó, bạn đó nhìn bản nhạc và đàn, đàn đúng nhạc lý, đúng note, và hoà tấu cùng cô. Chỉ gần một năm, những bài như "Bình minh trên rẻo cao", "mùa thu quê hương", "sang xuân".... bạn ấy đã học xong. Ghê chưa! Phải nói là tôi ngưỡng mộ vô cùng và nhìn lại bản thân, tôi càng nản. Cô giáo nói "7 năm piano đó em, không phải tự nhiên mà được như vậy đâu"

Cũng trong lớp tôi, cái bạn mà tôi nói đâu trung cấp nhạc viện ở trên đó bạn, thời gia bạn ấy học nhạc so với "7 năm piano" là thua gần nửa, nhưng mỗi khi bạn ấy đàn là tôi mê mẩn nghe. Hay chịu không nổi!

Tôi nói như vậy, bạn có hiểu ý tôi không bạn?

Đó là khi chơi bất kỳ một loại nhạc cụ nào, chơi được thì ai cũng chơi được cả, nhưng để chơi hay, chơi để mà người khác cứ phải thổn thức vì nhớ mãi giai điệu  bài nhạc của mình diễn tấu thì cực kỳ khó đó bạn.

Chuyện người ta có thể chơi giỏi cả ba loại nhạc cụ là bình thường thôi. Nhưng chơi hay "hay" hay không thì... hạ hồi phân giải. Bạn biết mà, xã hội có nhiều tầng lớp, việc thưởng thức nghệ thuật chắc chắn cũng khác nhau. Đưa nhạc "Ưng Hoàng Phúc"  "có yêu hay không? Không yêu anh chẳng cần" cho người thích nghe "Mozart, Beethoven..." , và ngược lại, thì sẽ lạc lõng liền. Do đó chữ "hay" tôi nói, bạn phải đặt vào hoàn cảnh riêng mà xem xét nha bạn.

 Bạn cũng không hiểu ý tôi khi tôi nói "bạn lấy đàn guzheng để diễn tấu Câu hò bên bờ Hiền Lương không hay như đàn tranh Việt Nam". Để tôi nói rõ hơn cho bạn hiểu.

Đàn tranh Trung Quốc mà gảy giai điệu Việt Nam hay là đàn tranh Việt Nam mà gảy giai điệu Trung Quốc, thì chỉ để mang tính giao lưu văn hoá thôi bạn, chứ còn nói để "hay" thì hơi khó. Tại sao?

Như tôi nói ở trước, mỗi cây đàn có thế mạnh riêng. Ngay cả mỗi bài nhạc được soạn cũng vậy. Nó không chỉ mang giai điệu, mà nó còn chịu ảnh hưởng văn hoá nữa. Nếu không thì bài nhạc nào cũng có note nhạc do re mi fa sol la si, tại sao phải phân biệt dân ca, tài tử, vọng cổ, nhạc mới, nhạc cổ? Tại sao phải phân biệt nhạc miền Bắc, nhạc miền Trung, nhạc miền Nam? Tại sao khi nghe một bài nhạc không lời, người ta biết ngay đó là nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc Trung Hoa, nhạc Việt Nam, ...? là do tiết tấu, giai điệu.

Tôi cho bạn nghe 2 bài dân ca không lời một là Trống Cơm, một là Trung Hoa vũ khúc, hẳn bạn sẽ phân biệt được ngay đâu là nhạc nước ngoài, đâu là nhạc Việt Nam. Đúng không?

Một bản nhạc khi được diễn tấu, người ta còn nghe cả "cái hơi" ở trong đó nữa. Một người bình thường, học đàn, đàn được "Bình minh trên rẻo cao" đi, so với nghệ sĩ Phạm Trà My biểu diễn, thì bạn thích nghe ai đàn hơn? Ví dụ, đàn bài Huế, mà rung nhấn không ra chất Huế, thì coi như thất bại.

Bạn ở ngoài Bắc, chắc bạn biết nghệ sĩ đàn tranh Nguyễn Thanh Thuỷ chứ?

Theo tôi biết, nghệ sĩ Nguyễn Thanh Thuỷ đã từng biểu diễn ở Trung Quốc với  12 cây đàn Guzheng đệm đó bạn. Trong miền Nam, gần đây nhất, có nghệ sĩ Hải Phượng biểu diễn Koto với gần 20 cây đàn tranh đệm trong "Ngày hội giao lưu văn hoá Việt Nhật". Bình thường thôi, giao lưu mà.

 Học sáo, học tiêu, phùng mang trợn má, thổi phì phì từ ngày này sang ngày khác mới mong nó kêu ra tiếng. Chứ còn đàn bộ dây, không biết gì mà vọc đại nó cũng kêu "tưng tưng". Trống bộ gõ không biết gì mà vọc đại nó cũng kêu "thùng thùng". Do đó, học làu nhạc lý, chịu khó chuyên cần, thì nhìn bất cứ bài nhạc nào cũng đàn được cả. Chứ còn muốn đàn hay, đàn mà có hồn thì đó lại là vấn đề khác rồi.

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

To Nhất Chi Mai và Phong Vân (ôi tên của người Hán cả, thật tự hào cho dân tộc Trung Hoa vĩ đại) :

Cả 2 con đều đúng nhưng còn dốt lắm lắm, thực sự thì cây đàn tranh Việt Nam rêu rao và bấu víu trên trường quốc tế là có khả năng diễn tả nội tâm sâu sắc thông qua việc nhấn tay trái để điều hòa độ căng dây đàn. Tuy nhiên các con biết một mà không biết hai, ba, các con khoe kỹ thuật ấy nhưng các con không biết rằng sự thực là sư phụ của các con đang lấp liếm che đậy một vấn đề là đàn tranh việt được chế tạo quá dỏm và hời hợt, cho nên nó rất dễ chạy dây và vì quá dễ chạy dây như vậy nên nó không thể áp dụng được một kỹ thuật thượng đẳng của các dân tộc Vĩ Đại như Trung Hoa và Nhật Bản là gảy và nhấn ngay trên tay phải, vì việc gảy nhấn trên cùng 1 tay như vậy mà việc diễn tả tâm trạng sẽ sâu sắc và chuẩn xác hơn rất nhiều so với dùng tay trái, nó cũng giúp giải phóng tay trái nhiều hơn và cho phép tay trái có thể tham gia diễn tấu trực tiếp như tay phải. do đó các con có thấy là họ đến tám móng mà vẫn có thể lúc dìu dặt lúc cuồng bạo (thứ mà đàn tranh vn không có cách gì làm được), ha ha, thôi các các con nên mua guzheng và học đi để rồi hiểu tại sao ta từng nói : Cây Guzheng của Trung Hoa Vĩ Đại đã hay như vậy rồi thì đàn tranh vn còn tồn tại để làm gì !!!??? ha ha ha

Nếu bạn post bài trong Damsan thì nên sao lưu ra word, nếu mod có xoá thì bạn sẽ paste lại! ha ha ha
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Gởi bạn I’m Chinese

Đọc đi đọc lại vài luợt thì tôi có nhận xét thế này :

Hình như kiến thức của bạn rất uyên bác về cách nhận định cây đàn tranh . Tôi không biết nhiều về đàn tranh, nhưng nghe bạn nói như vậy có thể  hiểu thêm một kỹ thuật của Guzheng.

Nhưng còn về thái độ, khi bạn thể hiện kiến thức với thái độ như vậy, e rằng người ta sẽ giữ lòng lại, e dè và hồ nghi và muốn xa lánh trước khi kịp hiểu những kiến thức bạn trao đổi. Tại sao bạn cứ muốn đặt mình ở vị trí đối lập như thế???

Trên diễn đàn này, đa số là dân nghiệp dư, tìm đến với nhau vì yêu tiếng sáo, thích tiếng đàn tranh,..  ai cũng mong ước sẽ học hỏi nhiều ở diễn đàn, góp một chút gì đó cho diễn đàn, vì thực ra cũng  không có bao nhiêu người có kiến thức uyên bác. Việc gây dựng diễn đàn, phổ biến những nhạc cụ này làm nhiều người trân trọng, trong đó có tôi.

 Tôi thích cái chân thành và cái đam mê của diễn đàn, dẫu đôi lúc cũng thấy  nó đi sâu vào những việc như là chát với nhau trên Yahoo.

 Nhưng trên hết,  có bao nhiêu bạn trẻ đang khao khát tập sáo, tập đàn tranh, đàn Guzheng.. . dù chưa biết gì về nó, nên đây vẫn là sân chơi tốt nhất.

Bạn đừng nên dùng những từ như “nhược tiểu”, “vĩ đại” để kéo vấn đề âm nhạc thành việc mang tính chính trị.

 Mỗi cây đàn đều mang tính văn hóa của mỗi dân tộc, và trên thế giới nếu có một ngôn ngữ chung để nhân loại hiểu nhau, dễ cảm thông nhau nhất, thì đó là âm nhạc. Âm nhạc là của cải tinh hoa của chung nhân loại, những cái gì hay đều được nhân loại cảm động và tiếp thu, không phân biệt Truing Hoa hay Nhật bản, bạn đừng nên làm nó hoen ố đi.

Tôi cũng không hiểu bạn có tư thù gì với Leehonso, mà lúc nào bạn cũng đã kích bạn ấy.  Có điều gì mà phải làm như thế? Người có tài phải có đức đi kèm thì mọi người mới nghe theo lời mình nói.

 Thái độ của bạn, làm những người khác phải e dè, ngại post bài lên, trong khi đó đối với dân nghiệp dư chúng tôi đó lại là những động viên hiếm hoi để mà tìm đến  nhau với cây sáo, cây đàn mà tập cho tiến bộ.

Page 4 of 15 (220 items) « First ... < Previous 2 3 4 5 6 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems