Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
ATinh: Em cũng rất thích tiếng đàn tranh nhưng mà nhìn số lượng dây của nó em thấy phê quá,
Em cũng rất thích tiếng đàn tranh nhưng mà nhìn số lượng dây của nó em thấy phê quá,
đàn nhiều dây hay ít dây thì kỹ thuật và khả năng chơi đuợc đạt đến trình độ điêu luyện -lưu thuỷ hành vân là như nhau thôi bạn ạ
"đàn bầu chỉ có một dây-học xong 3 tháng đi ngay nuớc ngoài" chăng,không phải vậy đâu
đàn tranh nhiều dây ,chung quy lại cũng chỉ có S,L,D,R,M,S hay D ,R,F ,S,L D thôi,chia làm 3 quãng từ bát độ 3 đến bát độ 6 là cao nhất
thuthanhthien:" dự định tương lai sẽ học cổ tranh. Nhưng càng học đàn tranh nhà mình, lại càng thấy yêu nó biết bao, có khi là mê mẩn, đến nỗi bây giờ không còn ao ước được học cổ tranh nữa. Dường như cái hồn của dân tộc Việt Nam thấm hết vào cây đàn tranh, chỉ đợi mình gẩy lên để lan tỏa ra không gian và thời gian...Mình hy vọng một ngày không xa sẽ chơi thành thục cây đàn này (có vẻ hơi viển vông thì phải).Không biết ở Hà Nội đã có clb đàn tranh nào chưa nhỉ, nếu chưa có, hay là bác nào đủ tâm đủ tầm đứng ra thành lập clb đi, cho anh em có sân chơi giao lưu học hỏi, nhà em ủng hộ cả hai tay.to phongvan : em thấy bác có mặt ở hầu hết các 4r về đàn tranh, có lẽ bác yêu đàn tranh lắm lắm nhỉ, Với lại 4r ttvnol cũng thích nhưng dạo này chìm lắng quá. Bác là một trong số rất rất ít nam học đàn tranh, thực ra thì nam học đàn tranh có gì không hợp đâu, ngày xưa chính là nam mới được học đàn í chứ, vỗ tay cho bác nào, chúc bác ngày càng đánh hay. Nếu bác không phiền thì chỉ giáo cho em với nhá.
Không biết ở Hà Nội đã có clb đàn tranh nào chưa nhỉ, nếu chưa có, hay là bác nào đủ tâm đủ tầm đứng ra thành lập clb đi, cho anh em có sân chơi giao lưu học hỏi, nhà em ủng hộ cả hai tay.
to phongvan : em thấy bác có mặt ở hầu hết các 4r về đàn tranh, có lẽ bác yêu đàn tranh lắm lắm nhỉ, Với lại 4r ttvnol cũng thích nhưng dạo này chìm lắng quá. Bác là một trong số rất rất ít nam học đàn tranh, thực ra thì nam học đàn tranh có gì không hợp đâu, ngày xưa chính là nam mới được học đàn í chứ, vỗ tay cho bác nào, chúc bác ngày càng đánh hay. Nếu bác không phiền thì chỉ giáo cho em với nhá.
bạn định học Cổ cầm à ,cũng hay đấy ,chắc là mê cái đoạn Khổng Minh và Chu Du đối tấu Cổ cầm trong phim Đại Chiến XÍCH BÍCH chứ gì
hay thích đoạn Khổ Minh -ngồi gẩy Cổ cầm đuổi Tư mã ý trong chuyện Tam quốc
Cổ cầm hiện nay là cây đàn đuợc nhận danh hiệu văn hoá phi vật thể cần đuợc bảo tồn của TQ,với dân số 1 phẩy mấy tỷ dân thì số luợng các cụ có thể dậy và đàn đuợc Cổ cầm chỉ đếm đến hàng trăm cụ thôi đấy
còn chơi thành thục đuợc đàn tranh cũng nhanh thôi,ít nhất là 4 năm là có thể học đuợc hết kỹ thụât ,độc tấu đuợc bài :Sang xuân..hay Đàn dạo Nam Ai Tứ đại cảnh ,hay Bình Minh trên rẻo cao...v..vv
thêm 1năm nữa là có thể dùng đàn tranh để đệm thơ ,1 năm nữa là có thể tự chuyển soạn 1 số ca khúc nhạc mà mình thích để tự độc tấu trên đàn Tranh rồi...chúc bạn thành công...và đó cũng là con đuờng mình chọn sẽ tiếp tục đi trong 6 năm nữa
còn CLB thì mình nghĩ là hơi khó ,vì nguời chơi đàn Tranh nghiệp dư cũng không có nhiều ,đa số là các truờng nghệ thuật đuợc đào tạo chuyên nghiệp ,mà những bạn ở đó ra thì đa số là đi vào con đuờng biểu diễn nghệ thuật để đảm bảo cuộc sống ,cơm áo gạo tiền
không mấy khi họ tham gia CLB đâu,mà toàn những anh em cũng ngô nghê ,ngồi với nhau ,thực sự mình nói là không học đựoc gì nhiều đâu,chỉ vui vẻ cafe ..thuốc lá với nhau thì tốt ,chứ mà cũng luyện tập thì không có ai chỉ dẫn (thây cô...)thì tự học với nhau làm sao đuợc ,mà học cái đàn này thực sự chuyên tâm và nguời huớng dẫn phải tận tình và am hiểu thì mới truyền đại đuợc hết cái cầu kỳ của cây đàn
,anh em có thể nghe tiếng đàn hay ,cũng thấy thích ..thích chảng hặn . cũng mua cây đàn rẻ cũng 1,6 triệu ,đắt cũng 2 triệu ,tự đọc sách mà đàn đựoc thì mình xin bái phục làm thầy luôn...rồi khi bắt đầu đàn ,ngón tay không thả lỏng gẩy đàn 10 phút là mỏi ,mà mỏi còn hơn tập thể hình cơ , gẩy bài thì không biết ngón như nào là nguợc . là .xuôi,không ai ghi ngón để tự tập thì nói thật là chỉ dăm bữa ..nủă tháng là treo đàn lên làm cảnh cho đẹp thôi ..chứ học đàn này mà theo cái kiểu "Cầm tay-chỉ ngón" thì chỉ học bài nào thì chỉ biết bài đó thôi,
mình không có ý là coi thuờng hay gì cả nhưng những lời trên là chính những cảm xúc của mình ,đã từng trải qua .vì trứoc đây mình cũng đã từng tham gia sinh hoạt kiểu CLB như vậy ,mất công lắm mà không đuợc cái gì ,sinh hoạt như thế dám chắc là dù có tự luyện 10 năm cũng không gẩy đúng nhịp ,phách ,hay nhấn nhá đến 1 bài đơn giản như "Son sắt 1 lòng " hay "Lý Cây Bông"
mình thích đàn Tranh cũng chỉ hơn 1 năm trở lại thôi,trứoc thì 1 nốt nhạc cũng còn không biết đâu..mình học cũng chỉ thử xem cái tay của mình có làm đuợc việc đàn ca ..sáo..nhị không ,vì tay con trai Thợ Điện chỉ có làm bạn với búa..kìm ..mỏ lết 350mm và cáp đồng to bằng cổ tay thôi..thế mà bây giờ cũng Á tạm tạm như ai.Học cái đàn này ,nhất là con trai mới là " Duy ngã độc tôn" chỉ mình ..mình mới có ..chứ còn học mấy đàn ghitar ..thì mình nghĩ phổ thông quá ,ai có đam mê cũng có tự tập và tự luyện đuợc ..bài nào đánh cũng đuợc ..không có gì đặc sắc của chính mình ,cũng là góp 1 phần nhỏ bé trong việc bảo tồn âm nhạc dân tộc dân gian đang bị mai một đi nhiều bởi những cái như " ƯNG HỒNG PHÚC ..BẢO THY...hay Hihop..hay rap ..hay mấy cái nhạc trẻ Vpop hay VIETNAM Ido mà mình vẫn quen gọi là "nửa nạc-nửa mỡ ...hẩu lốn-Tái Sốt vang ,chín ,gà đùi ,nuớc trong ,2 trứng ......
còn chỉ giáo thì không dám nhận ,mình cũng chưa học đuợc gì nhiều đâu ,rảnh thì hôm nào gẩy chơi vài bài thôi
PhongVan2000:tự đọc sách mà đàn đựoc thì mình xin bái phục làm thầy luôn...
tự đọc sách mà đàn đựoc thì mình xin bái phục làm thầy luôn...
Tui tính đi học đàn tranh, nhưng nghe bác nói câu này thì tui sẽ cố gắng học ở nhà thử xem. Để được bác bái phục.
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
không có sao mà bác ,nếu bác tự học đựoc thì có lẽ thiên bẩm của bác phải ở cây đàn Tranh mất rồi
em cũng đang miệt mài ,bác cũng đang cố gắng,chúng ta cùng học hỏi,
hình như bác ở trong Tp HCM thì phải ,có CLB đàn Tranh của cô THUÝ HOAN đấy,bác thử qua đó xem sao,nếu mà tự học ,đàn thử 1 bài cho cô THUÝ HOAN nghe mà đuợc thì bác cứ nhắn em 1câu
em ở ngoài HÀ NỘI cũng thấy mát lòng ,không ngại đuờng xa đâu,nhận bác làm thầy luôn mà :"nhất ngôn củu đỉnh"
em nói như thế bởi vì cô giáo dậy em là nhà giáo ưu tú chỉ nói là "cô chưa thấy ai mà tự học mà đàn hay đuợc cả"
[youtube:u2-EgRw8D3c]
post cái clip này lên cho bác PhongVan nhận xét coi Bác Saotruc là có "cô giáo" chuyên chỉ bảo ân cần rồi
Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!
SapinT: post cái clip này lên cho bác PhongVan nhận xét coi Bác Saotruc là có "cô giáo" chuyên chỉ bảo ân cần rồi
tiếng đàn nghe tạm ,nhưng tại quay bằng máy điện thoại nên tay chân chả nhìn thấy gì đuợc ,chả dám nhận xét nhiều
mà bác ý oánh bài gì thế ,nghe như giai điệu TQ ,chả biết có đúng không,mới cả dáng ngồi đàn mà cứ cúi còng lưng xuống thế thì nhìn thấy điểm đàn thế nào đuợc nhỉ ?mà bác tự học nên chắc mới sáng chế ra cái dáng ngồi đàn mà kê cái gối như vậy ,chứ đàn tranh VN học cơ bản 2 buổi tư thế ngồi thì em chưa đuợc dạy ngồi kiểu đàn như thế bao giờ cả ...........cái này mới à nha ,để em về hỏi thử cô giáo em xem,nếu có mà quên chưa dạy thì bác dạy em nhé.........khó lắm không bác
thế là bác giỏi hơn em rồi đấy ,bái phục làm thầy ....thày ơi,em còn kỹ thuật miết và nẩy nữa ,đang học mà thấy khó quá ,thầy chỉ cho em như nào đi
ko riêng rì đàn tranh.....tất cả các môn nghệ thuật....nếu ko có thày dạy thì sẽ chẳng bao giờ chơi hay được....
Mọi ng thữ nghĩ xem.....để có những ngón sáo,ngón đàn đầy kỹ thuật đấy là ở đâu ra....có phải cha ông từ nhiều nghìn năm trước miệt mài nghiên cứu,đúc rút,và luyện thành kỹ thuật đó để truyền lại....mình lại tự nhiên nghĩ ra ngay thì quá thần rùi...... ko có đâu nhá....
http://www.conhacvietnam.com/viewtopic.php?t=2897
Vụ tự học thì em thấy khó lắm. Phải có thầy dạy, bước đầu để có người sửa sai. Sau đó mình học những cái đặc trưng của người thầy. Em mạn phép lấy 1 clip bên conhacvietnam.com, NSUT Ba Tu có nói về vấn đề này. Bà con tham khảo nghen.
Đàn tranh ở đây anh em xôm tụ quá, em tham gia với, học hỏi với các tiền bối.
PhongVan2000: thế là bác giỏi hơn em rồi đấy ,bái phục làm thầy ....thày ơi,em còn kỹ thuật miết và nẩy nữa ,đang học mà thấy khó quá ,thầy chỉ cho em như nào đi
cái này dễ phải hỏi phu nhân bác Saotruc rồi he he
Tiện thể em hỏi luôn:
cái kĩ thuật này là Tremolo picking, vậy thì theo tiếng ta sẽ gọi cái này là gì?
còn các kĩ thuật và kí hiệu khác các bác thử post lên đi! chứ thực sự nghe rung,mổ, nhấn, ... em cũng chưa thể hình dung ra đc! có video minh hoạ thì càng tuỵêt vời!
Hãy chung sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Kỹ Thuật rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn) mà tay phải vừa gảy.
http://honque.org/vothanhtung/Amthanh/Tranh11.wav
Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây đàn Tranh không có. Cách nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn.
http://honque.org/vothanhtung/Amthanh/Tranh10.wav
Ngón mổ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. Có hai loại vỗ:
a- Simultaneous mordent: players pluck string with right hand and to slap string with left hand at the same time. Sound is produced. A subordinate note is a step or half a step higher than the main note. It is tied to main note. Example (025-31)
a-Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên). Ví dụ: (025-31) Simultaneous mordent
http://honque.org/vothanhtung/Amthanh/tranh31.wav
b-Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe thấy 3 âm luyến : âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm nầy cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung tiếp đó là âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu. Ví dụ: (026-12) Afterward mordent
http://honque.org/vothanhtung/Amthanh/Tranh12.wav
Vài kỹ thuật đơn sơ. Muốn tìm hiểu thêm, bạn vô đây nhe: http://honque.org/vothanhtung/ . Mấy cái này mình copy ở bên đó.
SapinT:Tiện thể em hỏi luôn:cái kĩ thuật này là Tremolo picking, vậy thì theo tiếng ta sẽ gọi cái này là gì?còn các kĩ thuật và kí hiệu khác các bác thử post lên đi! chứ thực sự nghe rung,mổ, nhấn, ... em cũng chưa thể hình dung ra đc! có video minh hoạ thì càng tuỵêt vời!
Theo tui biết, cái này trong đàn tranh gọi là vê thì phải. Hy vọng nói đúng.