Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tương quan giữa tiêu và sáo

rated by 0 users
This post has 46 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hoangtube Posted: 03-03-2009 1:03

Tiêu và sáo tuy 2 mà thật ra là....2 rưỡi (chứ ko phải 1) !!!

Theo tui biết (từ nguồn lão Lee) thì bên TQ người ta học tiêu và sáo riêng. Còn Vn thì sáo trước tiêu sau, vì cho rằng thổi tiêu khó hơn !

Cách dùng hơi và ngón cũng khác nhau,... nói chung là khác nhau, nhưng cũng có cái giống. Đó là anh em mà.

Trong forum tiêu thì có topic sáo, cho những ai thích sáo và tiêu, thật ra thì tiêu và sáo hoà âm rất hay. Đó cũng là cái âm trong dương !

Mong các ace cho ý kiến về sự khác và giống nhau giữa 2 anh em tiêu và sáo nỳ!
 

 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

tiêu thì âm trầm, nghe buồn, ai oán ( tiêu shakuhachi  thổi đoạn trường khúc thiệt không ai qua nổi nguyễn đình nghĩa) !

sáo thì véo von, nhanh réo rắt, ríu rít như chim ( sáo son cao, thiệt không ai thổi qua nổi trên đường chiến thắng  đinh thìn, cánh chim tự do của tiến vượng )!

một số điểm chung :

mấy bài trầm buồn, thường dùng tiêu, nhanh vui dùng sáo.....có khi sáo tiêu cùng chơi chung dàn nhạc

sáo, tiêu thổi một mình dẫu hay vẫn thấy đơn điệu vì là nhạc khí đơn âm

sáo tiêu đều có khả năng hoà tấu với nhạc cu khác.

thường ai chơi sáo giỏi ....thì chơi tiêu ...không giỏi và ngược lại!

ai làm sáo, tiêu giỏi ...thì thổi hỏng giỏi và ngược lại!

có người không giỏi cả hai thứ ! chỉ giỏi spam..điển hình là cu đen..hí hí

 

sáo ! tình yêu của tôi
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
chài ưi, bộ các thầy khoét sáo giỏi mà thổi sáo ko giỏi sao? Một thầy mà thổi cây sáo mình làm ra mà hok hay thì làm sao mà làm thầy người khác được!? Mà leehonso là dân chuyển từ sáo sang tiêu mừ, nói như vậy huynh ấy uýnh cho đó!

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
lee lão quái hư ngón sáo mất tiêu rùi ..hehe...lee là sư huynh cùng thầy với tui nên lai lịch tui nắm rõ như lòng bàn tay...hehe!
sáo ! tình yêu của tôi
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

SapinT:
chài ưi, bộ các thầy khoét sáo giỏithổi sáo ko giỏi sao? Một thầy mà thổi cây sáo mình làm ra mà hok hay thì làm sao mà làm thầy người khác được!? Mà leehonso là dân chuyển từ sáo sang tiêu mừ, nói như vậy huynh ấy uýnh cho đó!

điển hình là thầy tui, thổi không hay nhưng sư phạm tuyệt vời....thầy ttt nhạc viện cũng vậy....hehe

còn thổi tiêu ...giỏi  thì có lee lão hói! sáo giỏi có sáo trúc !

 

sáo ! tình yêu của tôi
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đối với những người mới tập thì tui thấy tiêu có cái dễ hơn sáo là thấy được ngón tay, còn sáo thì không nhìn thấy được ngón tay của mình. Khi thổi Tiêu thì thường cúi mặt xuống chứ không ngẫn lên như sáo, làm như vậy thì tiêu thích hợp hơn cho những bài buồn, và hình ảnh thổi tiêu cũng rất lịch sự, không khi nào phun nứoc bọt vào mặt người ta mà chỉ tòan phun xuống đất. Tui thấy mấy nguời đi xin thổi sáo mà không  thấy thổi Tiêu. Nếu họ thổi Tiêu thì chắc là được tiền nhiều hơn. Tiêu thổi dọc và âm cũng không cao như sáo, cho nên ít gây khó chịu cho người chung quanh và gia đình, cũng như không làm ảnh hưởng đến tai. Cầm cây tiêu ra đường người ta hay hỏi cây gì, còn sáo thì người ta không hỏi vì ai cũng biết. Nếu cầm Tiêu đi biểu diễn có quay phim, người đi sẽ được chú ý quay nhiều hơn là sáo, điển hình Leehonso đi quay vừa rồi, vì ông quay phim thấy có người lại đi thổi vào cái sào phơi quần áo nên làm lạ. Dùng tiêu thì cũng nguy hiểm hơn sáo vài hay thọt ngón tay vào và hay bị kẹt ngón tay trong đó. Điển hình như Saonhua và Leehonso bị kẹt hòai, mỗi lần kẹt là xanh cả mặt vì sợ phải chẻ cây tiêu ra. Người chơi Tiêu và làm Tiêu thì kén tên người ví như Saonhua tên Tùng. Tui thấy sáo và tiêu còn có rất nhiều điểm khác và giống nhau nữa, mời các bác tiếp tục.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

saotruc:
Người chơi Tiêu và làm Tiêu thì kén tên người ví như Saonhua tên Tùng.

 =)) =))

Tiêu dài có thể dùng tạm thay cây ba-toong. 

Lỡ cận chiến với gian tặc thì có cây tiêu trong tay an tâm hơn có cây sáo.

Cần kế hoạch khủng bố thần kinh đối phương thì cây sáo tốt hơn cây tiêu (Cứ thử cho nó nghe 1 hơi sol3 xem)

 

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
TiếngSáoCôĐơn:

saotruc:
Người chơi Tiêu và làm Tiêu thì kén tên người ví như Saonhua tên Tùng.

 =)) =))

Tiêu dài có thể dùng tạm thay cây ba-toong. 

Lỡ cận chiến với gian tặc thì có cây tiêu trong tay an tâm hơn có cây sáo.

Cần kế hoạch khủng bố thần kinh đối phương thì cây sáo tốt hơn cây tiêu (Cứ thử cho nó nghe 1 hơi sol3 xem)

 

 

Nhưng cầm tiêu ra ngoài đường thì dễ phải đánh nhau hơn cầm sáo vì mấy bác đầu gấu lại tưởng cầm gậy đi vụt nhau ( mấy bác ấy có biết là tiêu đâu ) và trong tình hình đó thì dùng từ " tiêu " quả là ko sai

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

em thấy tình yêu lại thường đến từ cây sáo hơn là đến từ cây tiêu! Thật vậy, người Mông thổi "sáo mèo" trong đêm tình mùa xuân, chứ còn em chưa thấy con "tiêu mèo" bao giờ!

Chắc là âm điệu của tiêu nó trầm quá, nó ...khổ quá nên hok ai muốn dùng tiêu để đi cưa người khác cả!?

Kéo nhị, thổi sáo để thêm yêu đất nước Việt Nam, để thêm mến Đamsan.net!!!

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 1

sáo mèo theo tui nghe được cái lạ chứ không hay;Hix  nhà tui nghe bảo tui nghe nhạc của mọi àh +_+

tiêu kén người vậy cũng tốt. Ít người chơi tiêu thì Kim tui càng mừng

 

ForQuel'Thala
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
kimbrowneyes:

sáo mèo theo tui nghe được cái lạ chứ không hay;Hix  nhà tui nghe bảo tui nghe nhạc của mọi àh +_+

tiêu kén người vậy cũng tốt. Ít người chơi tiêu thì Kim tui càng mừng

 

sáo mèo sao lại ko hay, em thấy tiếng sáo mèo nghe rất hay mà

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

kimbrowneyes:
sáo mèo theo tui nghe được cái lạ chứ không hay;Hix  nhà tui nghe bảo tui nghe nhạc của mọi àh +_+

Thi thoảng lúc em thổi sáo cũng có người chế mấy giờ rồi còn chơi cái thể loại nhà quê này, thế là em vác cây "điếu cầy" (tức là cái tiêu dỏm) phang cho vài phang luôn, lần sau chừa hẳn Big Smile

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
kmath:

Thi thoảng lúc em thổi sáo cũng có người chế mấy giờ rồi còn chơi cái thể loại nhà quê này, thế là em vác cây "điếu cầy" (tức là cái tiêu dỏm) phang cho vài phang luôn, lần sau chừa hẳn Big Smile

Sad

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Indifferentem lại thấy thổi tiêu dễ hơn sáoSmile lượng hơi cần ít hơn sáo , tiếng cũng không quá vang như sáo(rất tiện cho bạn nào không muốn xích mích với hàng xóm), vì các bài tiêu thường trầm buồn nên ít sử dụng các kĩ thuật phức tạp, kĩ thuật chủ yếu hình như là rung hơi. Tuy nhiên nhạc viết cho tiêu ở Vn hơi ít (gần như không có), TQ trắc nhiều hơn , còn về cách cầm và cách thổi ra tiếng thì tập khoảng 1 ngày la quen hà .Smile đây la y kiến chủ quan của 1 thằng mới học tiêu các bác đừng chửi em nhaZip it!

 

Thừa thiên địa chi chính, ngự lục khí chi biện, dĩ du ư vô cùng, thị vi tiêu dao
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

Tiêu mà thổi ít tốn hơi hơn sáo sao bạn. Thổi tiêu là cực kỳ tốn hơi .Cây tiêu Đô thôi mà thổi còn không đủ hơi, Phải lấy cây tiêu Rê thổi vì tiêu Đô đường kính lớn, còn tiêu Rê đường kính nhỏ hơn.

Bạn mới thổi vài câu thôi. Nếu thổi đủ hết một bài thì bạn sẽ thấy tốn hơi và bị hụt hơi lắm. 

Tiêu thì kỹ thuật không có phức tạp nhiều. Chỉ cần rung hơi , Nhưng cái gì dễ thì khó thổi hay, Cái hay của tiêu thì chính là chổ rung hơi, tạo ra âm thanh u hoài truyền cảm xúc vào trong đó, Chính cái này tạo ra đặc trưng cho tiêu .

NHẬT MỘ HƯƠNG QUAN HÀ XỨ THỊ YÊN BA GIANG THƯỢNG SỬ NHÂN SẦU
Page 1 of 4 (47 items) 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems