Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Thấy pà kon bàn luận về màu âm. Nứa với Trúc khác nhau thế nào. Tớ cũng vào bon chen một fat'
Nói về sáo nứa. Thường thì ở ngoài miền Bắc nứa rất là thông dụng. độ dày và đường kính rất là ổn định nên thường được ưa chuộng để làm sáo.
ưu điểm của sáo nứa. Dễ thổi, tiếng nghe tròn , trong và vang, Rất thích hợp để chơi những bài nhạc mang âm hưởng phía bắc, cao vút, nhanh, vui nhộn,
Nhược điểm: Rất mong manh và dễ vỡ. Rủi thay bị chó cắn cũng ko thể dùng như đả cẩu bổng để tự vệ.
Còn về sáo trúc. Thường thì trong nam người ta thường dùng trúc để làm sáo. Và có lẽ đa số nơi nào cũng dùng trúc, Chứ nứa trong nam làm gì mà có
Trúc có độ dày hơn nứa nhiều, tuy nhiên do đường kính và độ dày của trúc thường ít ổn định hơn so với nứa nên làm sáo trúc khó hơn sáo nứa nhiều. Cũng cùng một công thức nhưng sẽ có sự khác biệt nhiều khi ra lò hai cây sáo trúc.
Sáo trúc có tiếng trầm ấm. Tiếng thổi nghe mộc mạc dân dã . có tiếng xì xì đục đục Thường dùng trong các bài dân ca miền nam.
Còn bàn về màu âm của sáo thì mỗi người mỗi sở thích
Thông thường Phía bắc. Dùng chung cho tất cả các quốc gia, thì thường hay mang phong cách vui nhọn. tiếng sáo vút cao, rộn rã , Dùng tiếng sáo diễn tả cuộc sống, quang cảnh và phong tục .Cũng giống như giọng nói của người phương bắc. cao , thanh, véo von vậy.
Còn về phía nam. Thông thường tiếng sáo trầm ấm. Mộc mạc, giản dị. Không cần cầu kỳ về kỹ thuật mà xoáy vào cái thần của bài nhạc. làm rung động lòng người. Dùng tiếng sáo diễn tả tâm trạng, diễn đạt ý nghĩ trong lòng .Mang phong thái tiêu dao. vô vi.
ở bên TQ cũng phân biệt rõ ràng hai trường phái Nam,Bắc này.
Có thể thấy những bài phương nam như Tần xuyên trữ hoài. Thiểm bắc trữ hoài, Nghi mông sơn trữ hoài của phương nam .sẽ có sự khác biệt với các bài Mục dân tân ca. Trại mã. giương tiên thôi mã. của miền nội mông quan ngoại TQ
Còn có những bài Tiêu của miền trung nguyên, giang nam. trầm buồn và u uẩn như các bài trong Hồng Lâu Mộng. Hay các bài Nữ Nhi Tình. 500 Năm dưới ngũ hành sơn.....
Các bạn hãy tự so sánh sẽ nhận ra ngay sự khác biệt giữa chất giọng phương nam và phương bắc ngay. Quan trọng là các bạn yêu thích phong cách nào thì hãy đi theo hướng đó. sẽ tiến bộ nhanh hơn. Riêng tớ thì thích phong cách của phương nam hơn
Chúc các bạn vui vẻ và mau tiến bộ
tieukiemgiangho:Còn về sáo trúc. Thường thì trong nam người ta thường dùng trúc để làm sáo. Và có lẽ đa số nơi nào cũng dùng trúc, Chứ nứa trong nam làm gì mà có
Giờ thì em đã hiểu tại sao em chưa bao giờ thấy cây nào gọi là cây nứa.
Các bác có hay ăn cơm lam ko, người ta dùng ống nứa để lam cơm đấy.
Còn đây là cây nứa nè
kmath:Em ko phải dân trong nghề chế sáo, nhưng cũng mạo muội góp vài ý Thứ nhất là về câu hỏi tại sao các thầy ở Hà Nội thời gian gần đây có vẻ chuộng nứa hơn trúc1. Nứa dễ kiếm hơn trúc, đỡ vất vả trong việc hong phơi và khoét lỗ2. Trong khi với trúc thì việc kiếm một khúc 1 đốt thẳng rất khó khăn thì độ dài của 1 đốt nứa là quá đủ cho 1 cây sáo C 10 lỗ. Các thầy biểu diễn nhiều trong dàn nhạc đương nhiên ưng sáo 1 đốt hơn nhiều đốt rồi3. Theo cảm nhận của em thì âm của nứa trong đều hơn, nghĩa là khúc nào cứ đúng đường kính âm cũng trong như nhau cả, chứ không như trúc, mỗi cây trong đục một kiểu. Và một điểm nữa là sáo nứa 10 lỗ thổi nghe có vẻ có chất Tây hơn, đặc biệt ở các cú vuốt, do đó dễ hòa tấu với guitare và piano, ko như sáo trúc, phải hòa với loại nhạc cụ trầm như cello mới thoát thai chuyển cốt Thứ hai là về câu hỏi tại sao các anh trên Damsan đến giờ vẫn trung thành với trúc1. Sáo trúc cầm lúc nào cũng chắc và ấm tay hơn nứa, sáo nứa để một lúc là lạnh tanh à, hơn nữa nứa không có đủ chất quê, mà chất quê lại là đặc trưng tinh thần lớn của sáo trúc Việt Nam, bỏ qua yếu tố này thì dần dần cũng sẽ biến thành sáo gỗ phương tây (Flute đời đầu) ráo trọn2. Công phu các bác ấy bỏ vào trúc đã đến độ chế ra cây nào cây nấy cũng thuộc dạng hàng chất lượng xịn, do đó chưa có lý do gì để phải từ bỏ đó mà3. Tính tình Nam Bắc có nhiều điểm rất khác nhau, về đoạn này em ko bàn nhiều, để mọi người tự nghiệm lấy nghenEm bàn ngang vậy, có gì sai mọi người chỉ giáo thêm nhé
Em ko phải dân trong nghề chế sáo, nhưng cũng mạo muội góp vài ý
Thứ nhất là về câu hỏi tại sao các thầy ở Hà Nội thời gian gần đây có vẻ chuộng nứa hơn trúc
1. Nứa dễ kiếm hơn trúc, đỡ vất vả trong việc hong phơi và khoét lỗ
2. Trong khi với trúc thì việc kiếm một khúc 1 đốt thẳng rất khó khăn thì độ dài của 1 đốt nứa là quá đủ cho 1 cây sáo C 10 lỗ. Các thầy biểu diễn nhiều trong dàn nhạc đương nhiên ưng sáo 1 đốt hơn nhiều đốt rồi
3. Theo cảm nhận của em thì âm của nứa trong đều hơn, nghĩa là khúc nào cứ đúng đường kính âm cũng trong như nhau cả, chứ không như trúc, mỗi cây trong đục một kiểu. Và một điểm nữa là sáo nứa 10 lỗ thổi nghe có vẻ có chất Tây hơn, đặc biệt ở các cú vuốt, do đó dễ hòa tấu với guitare và piano, ko như sáo trúc, phải hòa với loại nhạc cụ trầm như cello mới thoát thai chuyển cốt
Thứ hai là về câu hỏi tại sao các anh trên Damsan đến giờ vẫn trung thành với trúc
1. Sáo trúc cầm lúc nào cũng chắc và ấm tay hơn nứa, sáo nứa để một lúc là lạnh tanh à, hơn nữa nứa không có đủ chất quê, mà chất quê lại là đặc trưng tinh thần lớn của sáo trúc Việt Nam, bỏ qua yếu tố này thì dần dần cũng sẽ biến thành sáo gỗ phương tây (Flute đời đầu) ráo trọn
2. Công phu các bác ấy bỏ vào trúc đã đến độ chế ra cây nào cây nấy cũng thuộc dạng hàng chất lượng xịn, do đó chưa có lý do gì để phải từ bỏ đó mà
3. Tính tình Nam Bắc có nhiều điểm rất khác nhau, về đoạn này em ko bàn nhiều, để mọi người tự nghiệm lấy nghen
Em bàn ngang vậy, có gì sai mọi người chỉ giáo thêm nhé
tui theo dõi bác trên damsan cũng lâu. Trước, bác nói tui với bác trình ngang nhau , tui ko nghĩ gì cả, nhưng gần đây tui có cảm nhận hình như bác cũng là cao thủ nào đó (tui nghĩ khoảng 99,9% thôi).
Mừng là damsan ngày càng tập kết đc nhiều anh hùng quá. Chỉ buồn có tui là ...... _T
tieukiemgiangho:Thấy pà kon bàn luận về màu âm. Nứa với Trúc khác nhau thế nào. Tớ cũng vào bon chen một fat' Nói về sáo nứa. Thường thì ở ngoài miền Bắc nứa rất là thông dụng. độ dày và đường kính rất là ổn định nên thường được ưa chuộng để làm sáo. ưu điểm của sáo nứa. Dễ thổi, tiếng nghe tròn , trong và vang, Rất thích hợp để chơi những bài nhạc mang âm hưởng phía bắc, cao vút, nhanh, vui nhộn,Nhược điểm: Rất mong manh và dễ vỡ. Rủi thay bị chó cắn cũng ko thể dùng như đả cẩu bổng để tự vệ.Còn về sáo trúc. Thường thì trong nam người ta thường dùng trúc để làm sáo. Và có lẽ đa số nơi nào cũng dùng trúc, Chứ nứa trong nam làm gì mà có Trúc có độ dày hơn nứa nhiều, tuy nhiên do đường kính và độ dày của trúc thường ít ổn định hơn so với nứa nên làm sáo trúc khó hơn sáo nứa nhiều. Cũng cùng một công thức nhưng sẽ có sự khác biệt nhiều khi ra lò hai cây sáo trúc.Sáo trúc có tiếng trầm ấm. Tiếng thổi nghe mộc mạc dân dã . có tiếng xì xì đục đục Thường dùng trong các bài dân ca miền nam. Còn bàn về màu âm của sáo thì mỗi người mỗi sở thích Thông thường Phía bắc. Dùng chung cho tất cả các quốc gia, thì thường hay mang phong cách vui nhọn. tiếng sáo vút cao, rộn rã , Dùng tiếng sáo diễn tả cuộc sống, quang cảnh và phong tục .Cũng giống như giọng nói của người phương bắc. cao , thanh, véo von vậy. Còn về phía nam. Thông thường tiếng sáo trầm ấm. Mộc mạc, giản dị. Không cần cầu kỳ về kỹ thuật mà xoáy vào cái thần của bài nhạc. làm rung động lòng người. Dùng tiếng sáo diễn tả tâm trạng, diễn đạt ý nghĩ trong lòng .Mang phong thái tiêu dao. vô vi.ở bên TQ cũng phân biệt rõ ràng hai trường phái Nam,Bắc này.Có thể thấy những bài phương nam như Tần xuyên trữ hoài. Thiểm bắc trữ hoài, Nghi mông sơn trữ hoài của phương nam .sẽ có sự khác biệt với các bài Mục dân tân ca. Trại mã. giương tiên thôi mã. của miền nội mông quan ngoại TQ Còn có những bài Tiêu của miền trung nguyên, giang nam. trầm buồn và u uẩn như các bài trong Hồng Lâu Mộng. Hay các bài Nữ Nhi Tình. 500 Năm dưới ngũ hành sơn.....Các bạn hãy tự so sánh sẽ nhận ra ngay sự khác biệt giữa chất giọng phương nam và phương bắc ngay. Quan trọng là các bạn yêu thích phong cách nào thì hãy đi theo hướng đó. sẽ tiến bộ nhanh hơn. Riêng tớ thì thích phong cách của phương nam hơn Chúc các bạn vui vẻ và mau tiến bộ
Không bàn gì nhưng Kim em vote cho trường phái Nam Bộ.
Bán sáo trúc
http://saotruc.hnsv.com/
Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn
ĐT 0986097526
Hehe, thế thì em cũng đăng ký 1 cây tre, 1 cây trúc chú Tân làm, 1 cây trúc cùi quê em và 1 cây nứa 10 lỗ ở hàng Hiến Liên, thêm cây recorder nhựa nữa là 5 cây chẵn
Hi vọng có ai đến đèo thầy Sơn, nếu ko thầy lại 2 vai 2 bó củi đến off cùng anh em thì chắc xụi lơ mất thôi
kimbrowneyes:Mừng là damsan ngày càng tập kết đc nhiều anh hùng quá. Chỉ buồn có tui là ...... _T
Em thì thấy mừng vì các anh em trên damsan hình như ngày càng thiện chiến. Chứ trình em thì bác Kim yên tâm đi, lưỡi đơn em còn chưa đánh được nè, đảm bảo bác ko gà hơn em được đâu
Hehe , bác Chapi , cái hình trên , mấy bận em vào google tìm nứa thì cũng chỉ ra đc có 1 tấm duy nhất đó , đến nỗi em nhớ tên nó là Nứa Khuy luôn .
Mà em thấy nó sao mà tua tủa wá , ko giống tre trúc gì, chỉ đc mỗi cái thân nên hồi đó em đâu có dám tin nó là nứa làm sáo .
Shinichi:Em thì thích tất từ bắc đến nam sang tận trung quốc nhưng lại ko thích thổi sáo những bài nhạc trẻ vì em thấy nó ko hợp với sáo
cũng tuỳ.Nhưng hình như nhạc trẻ 100 bài thì hết 99 bài nhàm (cái này so với classic ^O^ )
Nhạc trẻ: 100 bài khoảng 50 bài nhảm thôi
Nhạc teen : 100 bài hết 100 bài :-<
Hôm nay được sờ 1 loạt sáo.
Kết lại là tôi vẫn khoái sáo trúc hơn sáo nữa, cầm nặng tay, chắc, khỏe khoắn, thoải mái, cầm sáo nứa cứ nhẹ bẫng, cảm giác mỏng mỏng, lỏng lẻo.
Chapi: Hôm nay được sờ 1 loạt sáo.Kết lại là tôi vẫn khoái sáo trúc hơn sáo nữa, cầm nặng tay, chắc, khỏe khoắn, thoải mái, cầm sáo nứa cứ nhẹ bẫng, cảm giác mỏng mỏng, lỏng lẻo.
Em cũng công nhận là sáo nưa nhẹ , ko chắc nhưng âm thanh của nó thì chưa chắc kém sáo trúc đâu bác ạ, em được biết một thông tin chính xác 99,9% là ở nhạc viện sinh viên toàn dùng sáo nứa