Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
lão rùa nói chí lý
saotruc:Chuyện giới trẻ và nhạc dân tộc chúng ta đã nghe nhiều, nói nhiều, than thở cũng rất nhiều. Giờ thì tui không biết nói gì hơn. Chỉ biết đem cái mới kiến thức nhỏ bé đầy lỗ hổng của một kẽ không chuyên đi chiêu dụ, kêu gọi giới trẻ đến với nhạc dân tộc. Mấy năm qua tui cũng chỉ kêu gọi được một vài người so với mấy triệu dân Việt Nam thì như muối bỏ biển. Mà cũng chỉ mới dừng lại ở cấp độ mời gọi làm quen chứ mình cũng không đủ năng lực và kiến thức để họ tiếp cận với âm nhạc dân tộc một cách bài bản. Nhưng dù sao đi nữa, chúng ta làm được gì thì cứ làm. Anh em damsan chúng ta cứ hy vọng vào một tương lai tươi sáng có thể lúc đó anh em damsan hiện nay không còn nhưng thế hệ sau sẽ mạnh hơn. Chúng ta có quyền hy vọng vì còn những người yêu mến nhạc dân tộc như anh em damsan chúng ta.
saotruc: Mấy năm qua tui cũng chỉ kêu gọi được một vài người so với mấy triệu dân Việt Nam thì như muối bỏ biển. Mà cũng chỉ mới dừng lại ở cấp độ mời gọi làm quen chứ mình cũng không đủ năng lực và kiến thức để họ tiếp cận với âm nhạc dân tộc một cách bài bản.
Việc bác có giúp họ tiếp cân với âm nhạc dân tôc một cách bài bản hay không không quan trọng, cái quan trọng là bác đã giúp cho nhiều người biết yêu nhạc dân tộc, còn tiếp cận và học hỏi ra sao cứ để họ tự mày mò khám phá thì hơn.
À :D Giới trẻ bây h` cũng không ít người hướng về văn hoá dân tộc đâu :D
Em là điển hình (thích văn hoá cổ :D), xung quanh em lại có mấy bạn nữ thích đàn tranh, bên hội cờ Vây có người thích học đàn bầu; không ít thằng con trai thích học sáo nhưng chúng nó nản lòng nhanh :).
Bây h` nhắc đến các dụng cụ âm nhạc như đàn tranh, đàn bầu, tì bà hay sáo thì không còn bị nhìn thấy mấy cái khuôn mặt "bình thường" như trước.
Mỗi tội nhắc đến "đàn nhị" là chúng nó lại "mày về sau không sợ thất nghiệp, ra 125 Phùng Hưng mà xin việc" (chắc các bác trong nam không biết ^^ 125 Phùng Hưng là nhà tang lễ thành phố Hà Nội). Ghét thế chứ >"< chúng nó chỉ nghĩ được Nhị dùng trong tang lễ thôi :(
"Tự hào về nền âm nhạc dân tộc"
- 12 năm học em chưa được nghe thầy cô giáo nào nhắc đến cái cụm từ này.
- 12 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 em cũng chưa thấy một từ nào tương tự như vậy
- cải cách một quyển sách từ 100 trang khổ bé đến 200 trang khổ to. Sách mới thì em chưa đọc. Không hiểu cụm từ này đã có trong từ điển học sinh chưa ?
:)) Cũng không có đâu :)) Em là khoá đầu tiên học chương trình cải cách này ^^
Lớp 11 rồi mà vẫn chưa nghe thấy :)
Có điều: Trong các sách Âm nhạc và Mĩ Thuật của cấp 2, rất hay giới thiệu về các loại hình âm nhạc dân tộc. Cụm từ "tự hào về âm nhạc dân tộc" không nhất thiết phải nói ra mới là giáo dục ý thức dân tộc. Cái quan trọng là lớp trẻ không tiếp nhận những thứ đó :)
Không biết chỗ các bạn thế nào chứ chỗ mình , trường mình học có một cái phòng. Ngay dưới phòng hiệu trưởng .
Có cái biển tên :" Bảo tồn văn hoá dân tộc ..... " nghe giang hồ đồn vào đó hỏi thăm coi có thể có lớp học sáo. mà từ khi vào cái trường này đến giờ hơn một năm rồi chưa thấy phòng đó mở cửa . Có lẽ cái phòng đó nó đóng cửa để "bảo tồn" , sợ mở cửa sẽ không giữ được, buồn mà chẳng biết làm gì . Nhìn quanh chỗ mình đang ở thì gần như đang cô độc với tiếng sáo dã man tra tấn người khác ( vì đang học , mới tập ).
Còn nữa : Trường mình còn một phòng nữa : Tên phòng thì mình quên rồi nhưng đại loại là văn hoá dân tộc hay Việt Nam học gì đó.
Bên ngoài thì nhìn vào cũng có treo một số nhạc cụ, mà nhìn thì cũng ko thấy cái nào gọi là nhạc cụ dân tộc. Vào hỏi có lớp học nhạc không thì có người trả lời có / Hỏi em khoa nào ? Có lớp dạy nhạc mà mình nghĩ chưa chắc dạy nhạc dân tộc, ghita là chủ yếu. Và không dạy cho sinh viên khoa khác ngoại trừ khoa Việt Nam học / ! Đành phải về tay không , chẳng buồn hỏi thêm nữa !
votinhcodon:Bên ngoài thì nhìn vào cũng có treo một số nhạc cụ, mà nhìn thì cũng ko thấy cái nào gọi là nhạc cụ dân tộc. Vào hỏi có lớp học nhạc không thì có người trả lời có / Hỏi em khoa nào ? Có lớp dạy nhạc mà mình nghĩ chưa chắc dạy nhạc dân tộc, ghita là chủ yếu. Và không dạy cho sinh viên khoa khác ngoại trừ khoa Việt Nam học / ! Đành phải về tay không , chẳng buồn hỏi thêm nữa !
Sao lại "mình nghĩ" hả bác. Bác phải hỏi cho ra chứ.
Và nếu ở đó có thầy dạy tức là bác có thể xin thầy dạy ngoài giờ như học viên chứ ko phải trong giờ như sinh viên, thế là hết lo.
Mà em thấy cùng cực thì bác học guitar cũng đc đấy, biết chi hông ? 1 là để biết đánh nhịp. 2 là sau này có thể đệm cho sáo.
chuthoong:he he chang bang em. hom len tra bac cay tieu, em deo o lung cay tieu cua bac, cay tieu cua em va cay sao meo, bon o tro khu em tuong em vac hang di danh nhau day .
bổ sung dấu anh nha
.
Kêu gào người ta học làm chi mấy bác, chung ta phải học bọn Tàu đó , chúng nó quảng cáo cho âm nhạc dân tộc bằng phim kiếm hiệp với dã sử kia kìa.
không những thế chúng nó còn có cả những dàn nhạc giao hưởng dân tộc hoàng tráng mình nhìn mà thây phê luôn - không biết anh em chúng ta sau này có nên thử lập 1 cái gọi là dàn nhạc giao hưởng dân tộc Dam San không nhỉ
em học sáo chưa lâu nhưng nhận thấy sáo và các nhạc cụ của ta không thua gì bọn Tàu.
chỉ đáng tiếc trình độ lăng xê của chúng ta còn thấp quá .hâyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy