Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

TUÔI TRẺ PHẢI BIẾT TỰ HÀO VỀ NỀN ÂM NHẠC DÂN TỘC

rated by 0 users
This post has 28 Replies | 4 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Yes [Y] Posted: 05-23-2007 20:10
Cô Phạm Thúy Hoan đã từng đạt huy chương vàng quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, tốt nghiệp thủ khoa môn đàn tranh năm 1962, thủ khoa môn sư phạm âm nhạc phổ thong năm 1963. Hiện cô là phó chủ nhiệm khoa nhạc cụ dân tộc nhạc viện thành phố, đồng thời là chủ nhiệm CLB Tiếng Hát Quê Hương NVH Lao Đông. Cô cũng đã tham gia biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị, một trong những cuốn đó là cuốn "Phương pháp đàn tranh" (tập 1), hiện đang tái bản ở Mỹ (không xin phép tác giả) với giá bán 15USD/cuốn. Dưới đây là đôi nét về thới SV của cô, do chính cô kể lại. (NSV)

Tôi bắt đầu học ở trường Quốc gia Âm nhạc năm 1958. Hồi đó rất ít người theo học đàn tranh, thậm chí còn có người không phận biệt được đàn tranh so với các loại nhạc cụ khác. Ngay từ thuở cò học cấp I, cấp II, tôi đã rất thích văn chương. Đến khi nghe người ta hát cũng vẫn những câu thơ ấy, nhưng khi được lồng nhạc vào tự nhiên nó sinh động, lôi cuốn hẳn lên. Có thể nói, tôi tìm đến nhạc chứ nhạc không có sẵn trong tôi như nhiều con nhà nòi khác.

Tôi đã chọn cho mình một hướng đi riêng với ý nghĩ giản đơn thời đó là làm thế nào cho nhiều người biết đến nềm âm nhạc dân tộc, như thế là cảm thấy vui lắm rồi! GS Trần Văn Khê có lần đã nói, đại ý giá trị truyền thống muốn sống mãi thì trước hết phải được thanh thiếu niên đương tời yêu mến, học hỏi và gìn giữ. Vì lẽ đó mà tôi thường có dịp đi vào các Cô nhi viện, các trường phổ thông thăm và biểu diễn đàn tranh cho các bạn nghe. Bản nhạc rất gần gũi và được SVHS thời đó yêu thích là bản Đêm tàn bến Ngự. Qua bản nhạc này, tiếng đàn tranh mới được phô diễn cái hay đầu tinh tế của nó. Thỉnh thoảng ban văn nghệ SVHS "Nguồn Sống" do anh Nghiêm Phú Pháp làm trưởng ban lại tổ chức các chuyến giao lưu văn nghệ với SV ĐH Đà Lạt hoặc ban "Hoa Sim" do tôi phụ trách có lần cũng đã ra biểu diễn tận ở Huế. Có một kỷ niệm rất lãng mạn mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ là chúng tôi đã thuê 3 chiếc đò cặp lại thả ra giữa dòng Hương rồi ngồi đàn hát thâu đêm…

Ở trường có những cái không thuộc chuyên môn của mình thì không bắt buộc phải học. Thế nhưng, lớp đàn tranh chúng tôi thời đó hầu hết đều tự tìm hiểu thêm lớp ca để bổ sung, trau giồi thêm kiến thức âm nhạc.Mỗi khi chợt nhìn thấy các thầy ngày một già đi, trong chúng tôi ai cũng lo sợ một ngày nào đó sẽ không cò được học các thầy nữa. Những kiến thức mà các thầy đã truyền lại cho mình, mình phải có bổn phận gìn giữ, song gìn giữ không thôi thì chưa đủ mà mình phải để gì cho thế hệ sau? Mỗi băn khoăn này đã trở thành động lựcthôi thúc tôi cố gắng học như một món nợ phải trả.

Ngoài các thầy ở trường, tôi còn đi học thêm ở hầu hết các nghệ nhân khác như thầy Bửu Lộc, thầy Vĩnh Phan, Thầy Vĩnh Trân…Mỗi người có một phong cách riêng và những phong cách ấy đã là giàu cho vốn hiểu biết của mình rất nhiều. Thời đó, tôi may mắn được thầy Trần Văn Khê thường xuyên cung cấp những thông tin mới nhất về âm nhạc dân tộc thế giới. Chẳng hạn như ở Tunisie, mỗi SV khi tốt nghiệp muốn đi du học thì tiêu chuẩn hàng đầu là phải biết một nhạc cụ dân tộc. Điều này khiến tôi suy nghĩ, tại sao nước ngoài âm nhạc dân tộc lại được trân trọng như vậy, cò ở nước mình thì không ít người thờ ơ với nó?

Thật đáng tiếc khi ngày càng có nhiều đoàn chuyên viên nước ngoài đến tìm hiểu về âm nhạc dân tộc mình, trong khi mình còn quá ít người thiết tha với vốn của cải quý giá ấy. Tôi nhớ lúc còn sống, chú Lưu Hữu Phước có kể lại rằng có một bà người Philippin sau khi nghe xong một buổi biểu diễn nhạc cổ truyền Việt Nam, đã phát biểu: "Tôi có cảm giác như một đứa trẻ đứng trước một lâu đài tráng lệ vậy!". Điều đó, cho thấy âm nhạc dân tộc mình không những hay mà còn hết sức độc đáo nữa.

Tiếng đàn của mình còn ít người biết đến, điều đó không làm tôi buồn mà chỉ nghĩ là do mình chưa tạo điều kiện để họ đến với âm nhạc dân tộc như tổ chức các buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề, biểu diễn truyền bá…Hơn lúc nào hết, tôi mong sao giới trẻ phải biết tự hào về âm nhạc dân tộc mình. Muốn vậy chỉ có cách duy nhất là phải tự tìm hiểu lấy.

H.T.H ghi
Báo Phụ Nữ ngày 03/06/1992

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

giới trẻ phải biết tự hào về âm nhạc dân tộc mình. Muốn vậy chỉ có cách duy nhất là phải tự tìm hiểu lấy.???

theo toi thi nen co nhieu hanh dong quan tam hon toi so thich cua gioi tre, boi cung nhieu nguoi yeu thich am nhac dan toc, nhung ko co dieu kien . nen chang to chuc cac lop hoc nhac dan toc  va cac dien dan nhu damsan.net cho gioi tre

LoVe Me NoT......
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui chỉ mong muốn là mọi người đừng mãi bó buộc nhạc cụ dân tộc trong âm nhạc dân tộc , mình nên mở rộng nó ra nhiều loại nhạc khác : như nhạc nhẹ , nhạc cổ điển ...., mình nghĩ đó cũng là 1 cách để phát trền nhạc cụ dân tộc .
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui luôn có một mơ ước là đi đâu cũng có thể gặp người biết chơi một lại nhạc cụ dân tộc hay ít ra cũng biết nghe nhạc cụ dân tộc. Nhiều lúc đi qua những quá cafe, nghe hát rầm rầm những bài nhạc trẻ. Tui ước rằng phải chi lâu lâu nó phát vài bài sáo trúc hay đàn bầu đàn tranh. Mấy em nhỏ lớp 5 lớp 6, ngồi hát nghêu ngao mấy bài yêu đương, thất tình, phải chi em hát một câu dân ca hay một bài đồng dao. Các ca sĩ nhạc trẻ ra đường thì hàng trăm người bu theo còn các nghệ nhân nhạc cụ dân tộc đi đường một thân công phu cũng chả ai biết. Có nhiều lần, người ta thấy tui mang nhạc cụ đi, họ cứ hỏi đó là cây đàn gì. Người ta không biết phân biệt giữa đàn tranh với đàn bầu nhưng biết cây guitar biết cây organ. Và nhạc dân tộc sẽ thịnh hành như nhạc trẽ, nhạc cụ dân tộc được nhiều người chơi như guitar hay organ thì đó chỉ là mơ ước mà tui đêm đêm tui thường mơ thấy để ngày ngày tui vẫn miệt mài với cây sáo, loay hoay với mấy cây đàn dù công việc của một lập trình viên thì ngập đầu với bao con số, phép tính, câu lệnh. Thật là lạ, khi người Việt nhìn nhạc cụ dân tộc với ánh mắt lạ lùng như một vật lạ ngoài hành tinh. Trong khi đó âm nhạc và nhạc cụ dân tộc là một trong những yếu tố hình thành nên nền văn hóa của dân tộc...hic ..hic
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

bác sáo trúc nói đúng quá! em thấy bây giờ nhạc trẻ, nhạc nước ngoài tràn lan. trên các kênh truyền hình có không biết bao nhiêu mà kể các chương trình nhạc trẻ,thậm chí cả nhạc nước ngoài!  nhưng không có lấy một phút dành cho âm nhạc dân tộc. sự thực là nhạc dân tộc chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó!nhưng bác cứ yên tâm đi! nhạc cụ dân tộc là của cà mấy nghìn đời cha ông sáng tạo ra. nó là sụ thể hiện của tâm hồn việt, nó sẽ không bào giờ mai một đi đâu! để em kể cho bác nghe  chuyên này! mấy hôm cuối tuần vừa rồi em về quê lôi cây sáo ra thổi tí toét mà mấy đứa trẻ con hòng xóm nó kéo nhau một lũ sang nghe, rồi bọn nhóc đó còn đòi em dạy thổi nữa! Smile như thế đủ thấy khả năng truyền cẩm & sức sống mánh liệt của âm nhạc dân tộc rồi chứ bác! vấn để là bây giờ cần có những  người gieo mầm cho những niềm đam mê & quảng bá cho âm nhạc dân tộc! em nghĩ bác chỉ mơ ước thôi thì chưa dủ đâu! nếu có thẻ bác hãy thứ làm gì đó để giới thiệu nhạc dân tộc, mà nhất là với bọn trẻ con ấy! rồi bác sẽ thấy ước mơ đó hoàn toàn có thể thành hiện thực! quan trọng là mọi người hãy cùng góp một chút ít sức lực, tùy theo khả năng của mình!

như trang damsan.ne này là một việc làm tuyệt vời đó!

 

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Về vấn đề này thì tui thấy Giáo sư TS Trần Văn Khê trong cuốn Hồi ký của mình viết rất đúng, gọi nó là chứng bệnh.

Tự ti.

Hôm 1/4 trước khi về NT , tui có ghe MTV5* uống cafe, có cầm theo cây tiêu, 2 cây sáo trúc của MHM tặng, tui thấy mấy đứa trẻ ở đó nhìn tui qua trời lun, (làm tưởng mình giống ngôi sao nào đó mới nổi chớ) ai dè là do mang theo nhạc cụ.

Lần sau chắc tui mang theo 1 bó lun, để gây ấn tượng. 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
he he chang bang em. hom len tra bac cay tieu, em deo o lung cay tieu cua bac, cay tieu cua em va cay sao meo, bon o tro khu em tuong em vac hang di danh nhau day .
rockfan22003@yahoo.com
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Em không biết giới trẻ ngày nay có bi quan như bác Saotruc nói không chứ, riêng em và bạn bè xung quanh em hầu hết điều mê sáo trúc, tiêu, có điều trước giờ (trứơc khi phát hiện Damsan) em không biết về tình hình sáo tiêu ở nước ta, em tưởng kiếm dc 1 ngươờ dạy thổi sáo còn khó hơn cầu Khổng Minh chứ (Nếu biết sớm hơn thì em đã học từ lâu rồi đâu dể đến lớp 12 rối tung thế này mà vẫn lao đầu vào thổi ).

Bởi vậy, em thấy tình trạng của nhạc cụ dân tộc hiện nay cũng một phần là do các cơ quan chức năng, bộ ngành báo đài không quan tâm đúng mức. Còn nhạc trẻ nhạc nứơc ngoài lại được ưu tiên quá mức (vì cái này thu lợi nhuận nhiều hơn). Như hôm offline bác Saotruc có nói "chúng ta đến đây không được gì, chỉ có mất", nhưng nếu chúng ta không chịu mất chút công sức thì có nguy cơ mất cả nền văn hoá của dân tộc.

 Tuy nhạc cụ dân tộc sẽ không bao giờ biến mất (ít ra còn các thành viên damsan truyền lại cho con cháu ^^) đến phát triển nó vươn lên ngang hàng với các dòng nhạc khác trên thế giới thì là một vấn đề rất khó, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều thành phần khác nhau. tuy nhiên em vẫn tin rằng sẽ có  1 ngày ước mơ đó thành hiện thực.

 

 

Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Người trẻ tuổi nào cũng nói được và làm được như bạn muabui thì nền âm nhạc dân tộc sẽ có một tương lai tươi sáng hơn là đương nhiên.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Hôm này nhờ có bạn muabui post bài nên tôi mới biết đến topic này.

 Quả thật với tất cả những người chơi nhạc dân tộc, đam mê nhạc dân tộc, thì tình trạng nhạc dân tộc không được phát triển lắm luôn là nỗi buồn đau đáu trong lòng, đi đâu cũng thấy sao những người thích và biết nghe nhạc dân tộc ít thế. Đành rằng nhạc cụ dân tộc như cây sáo, đàn tranh, đàn bầu .... không diễn xuất được nhiều như cây đàn guitar hay organ, nhưng hãy thử nhìn ra thế giới, cây flute tây vẫn được nhiều người ưa chuộng và học đấy thôi; trong khi cây sáo trúc 10 lỗ cũng có khả năng diễn xuất không kém cây sáo tây, nhưng số người trong giới trẻ biết và quan tâm đến cây sáo trúc thì quá ít. Vì sao vậy? Theo ý kiến chủ quan của tôi, một phần lý do chính là ở những trường lớp đào tạo, những nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc đã quá khép kín cái nghệ thuật của mình.

 Các nghệ sĩ khi đi biểu diễn thử hỏi có mấy khi họ thoát ra được những bài đã thuộc hạng "kinh điển" để chơi chưa, hay chỉ muốn thể hiện những gì tinh hoa nhất, khó khăn nhất. Tôi không được đào tạo chính quy nên có thể cái nhìn của tôi có chút sai lệch, nhưng tôi thấy những bài sáo trúc được trình chiếu trên TV chắc cứ quẩn đi quẩn lại mấy bài "Trên đường chiến thắng", "Tiếng đàn Talư", "Cùng hành quân giữa mùa xuân" ... đại loại là những bài kinh điển như vậy. Thế nhưng cái gì hay cũng chỉ có thể thưởng thức vài lần, nếu cứ cho nghe đi nghe lại những bài đấy, không có gì đổi mới thì dần dần những người nghe bình thường sẽ không bị hấp dẫn nữa. Tôi nói là nói những người nghe bình thường, bởi họ sẽ không thể nào biết và hiểu được các kỹ thuật cao siêu được trình diễn trong các bài đấy. Còn các bạn, những người trải qua quá trình tập luyện mới biết để thực hiện được các kỹ thuật đấy khó khăn biết nhường nào, mới thấy được hết cái hay của các tác phẩm đấy.

 Thế mới biết cái gì càng cao siêu càng kén chọn người thưởng thức.

 Và khi các nghệ sĩ chỉ thích thể hiện những gì cao siêu thì làm sao đến được với người nghe.

 Càng gần gũi, càng dễ tiếp cận!

 Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Lee, rằng: "mọi người đừng mãi bó buộc nhạc cụ dân tộc trong âm nhạc dân tộc , mình nên mở rộng nó ra nhiều loại nhạc khác : như nhạc nhẹ , nhạc cổ điển ...., mình nghĩ đó cũng là 1 cách để phát trền nhạc cụ dân tộc". Đối với tôi chơi nhạc cũng giống như làm bếp, một người đầu bếp giỏi không phải là người biết nấu nhiều món sơn hào hải vị, mà là người nấu những món rất bình dân cũng làm người khác thấy ngon. Cho nên các nghệ sĩ khi đi biểu diễn không nhất thiết cứ phải lôi những món kinh điển kia ra mà có thể thổi những bài nhạc nhẹ gần gũi, như "Về quê", "Khoảnh khắc", "Quê hương" (là chùm khế ngọt), "Nỗi buồn chim sáo" ..., những bài về Hà Nội, về TP HCM .... hay cả những bài tiếng anh như "My heart will go on" chẳng hạn. Một người chơi sáo giỏi chắc chắn sẽ biết cách thổi hồn vào những bài như thế và hoàn toàn có thể chinh phục được người nghe.

 Tôi thổi sáo không giỏi, tôi cũng chưa bao giờ tập những bài kinh điển kia. Nhưng một ngày nào đó tôi sẽ thổi một bài về Hà Nội cho các bạn nghe.
 

 

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Với những con người trẻ và đầy nhiệt huyết (tuy không chuyên - theo lời bác Saotruc), chúng ta có quyền hy vọng Damsan sẽ thành cánh chim đầu đàn trong việc chấn hưng nền âm nhạc dân tộc. Bởi vậy bây giờ chúng ta bàn đến những chuyện đó cũng không đến nổi quá xa vời.

Theo em thì cái cần nhất vẫn là tuyên truyền, phổ biến. Có thể khi nào tranh thủ được thời gian, chúng ta đến các trường học để diễn thuyết về sáo trúc hay sao ấy (tất nhiên ko phải em, em mà thổi chắc có nứơc Damsan bị nguyền rủa)

Vài thiển ý của em thôi, có gì sai mọi người chỉ bảo (em nó còn nhỏ hix!). 

 

 

Chùa xa chuông giục người nhanh bước Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Khi tui gia nhập các lớp AV, lớp tập thuyết trình, tui hỏi mọi ng về nhạc dân tộc thì 99,99% đều lắc đầu ! Đa số đều nói về nhạc DT với một giọng điệu chán ngán và khó chịu. Khi tui nói tui rất yêu thích nhạc Dân Tộc, nhạc Dân Ca câu hò,.. thì đa số đều nhìn tui như quái vật tiền sữ ! hic.

Rồi tui phỏng vấn nhiều ng trong lớp rằng "bạn nghĩ gì về nhạc DT Việt Nam ?" và tui đc nhiều kết quả hết sức rùng rợn. Một số đơn giản là ko thích mà ko biết tại sao. Số khác thì bảo là "sến" mà ko hề biết nghĩa chữ SẾN là cái cóc khô gì ? chắc họ đánh đồng nhạc DT với thứ nhạc bình dân uỷ mị tình yêu nam nữ thời chiến (tui ko nói tới nhạc Tiền Chiến hay nhạc Vàng, tui nói cái nhạc mà dân thất học trong các xóm nhà lá hay nghe ra rã suốt ngày). Đó là cái đa số giới trẻ điếc âm nhạc, cái này tui miễn bàn, tui để dành cho các nhà sư phạm làm việc.

 Tui chỉ đau lòng nhất khi tui nói chuyện với dân rành âm nhạc, dân sành điệu. Đối với họ, nhạc dân tộc là Chèo, Hồ Quảng, Ca trù, Hát Ả Đào,.. và một số cái mà họ có thể nhớ. Và ...nói thiệt, tui cũng nuốt ko vô mấy món này, dù là tinh thần dân tộc tui rất là cao mà tui chỉ nghe đc các món Tây Nam Bộ thui. Như Hò, Vọng Cổ, Cải Lương Loại Xưa (cái này tui sẽ nói sau), và nhiều thể loại Hò 3 miền, Dân ca 3 miền,...Dù là nuốt ko vô nhưng tui cũng rất trân trọng những thể laọi Ca Cổ gọi chung ở ngaòi Bắc. Một số ng trân trọng nhạc DT với vốn kiến thức cao của họ. Họ nói về nhạc Cung Đình Huế và cho rằng đó ko chỉ là di sản DT, nó là di sản VH Thế Giới nữa,..nhưng hỏi họ có biết nó hay chỗ nào ko thì họ mù tịt. Chỉ có kiến thức mà ko thực hành thì chưa đủ.

Các bạn có đón xem các cuộc thi Dân Ca, Vầng trăng cổ nhạc, Cải Lưong,.. chưa ? Tui đã từng đi thi nhiều cuộc chung với CLB Dân Ca KTế. Và tui hiểu tại sao nhạc DT ngày càng mai một và có nguy cơ tuyệt chủng luôn ! Vì sao ? Để thắng trong các cuộc thi, các thí sinh bày ra các kiểu trình bày nhạc thật đáng kính...ý lộn...đáng kinh dị ! Chưa kể một tệ nạn hát nhạc ca ngọi truyền thống anh hùng CM, ca ngợi Đ, mà bảo đó là nhạc DT ! Đó mới chính là Sến Dân Tộc !

Tui sinh ra và lớn lên trong quê hương Vọng Cổ Cải Lương, và tui chứng kiến sự tàn lụi của nền Cải Lương. Từ các bài bản ca ngợi các anh hùng lịch sữ như Thánh Trần, Nguyễn Trãi,..hoặc ca ngợi các đức tính anh hùng dù là trong truyện...Kiếm Hiệp như Kiều Phong, Lệnh Hồ Xung,..giờ bị viết lại trở thành ca ngợi anh hùng CM như VTS, LVT, LTR,.. mà các bác biết ko, trong đó tui toàn thấy sự dóc láo trắng trợn ! Nào là thằng Tây Mỹ ác ôn ra sao, nào là các anh hùng thần thánh ra sao, nào là cô giáo yêu anh bộ đội,.. miết rồi chán luôn vì nó ...rẽ tiền quá ! Từ các soạn giã nổi tiếng như Viễn Châu, giọgn ca nam tính như Út Trà Ôn, Thành Được,.. giờ chỉ còn các soạn giả "bồi bút" và các ca sỹ mà tui nhìn cũng ko phân biệt nỗi. Thế thì còn ai có đủ can đảm để mà yêu nỗi nhạc Cải Lương nữa !

Kẽ giết nhạc Dân Tộc là ai ? và tại sao họ lại muốn giết nhạc DT? câu trả lời tui để các bạn suy nghĩ. Và hãy biết rằng họ làm việc này có lý do và họ giết một cách có bài bản hẳn hòi chứ ko phải nó tự chết đâu !
 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Một điều mĩa mai cho nhạc DT là các đám ma hay mướn các band nhạc để đờn các bản Oán, Ai để phục vụ đám ma. Có lần tui cũng ráng mà nghe xem là bài bản nào, và tui thất vọng vì bài bản đánh sai tùm lum. Cố mà đánh cho lớn, mở loa lớn nhất, rồi còn cố bẻ kỹ thuật cho nó thiệt là ai oán nữa chứ ! Đến nỗi bây giờ cầm một cây đàn DT ra đường là ng ta tưởng mìhn chạy sô đám ma. Các cây đàn cò, gáo, kìm, bầu,...sáo tiêu,.. đều bị liệt vào nhạc cụ đám ma hết. ko tin thì bạn thử mang ra chơixem, sẽ bị chủ nhà duổi đi vì cho là xui xẻo !!!!

Tui thấy các anh em trên Damsan làm rất hay, đã vực dậy CLB Sáo ở Lao Động. Dù biết là kỹ thuật đã cao nhưng Lee, HMH, Sáotrúc vẫn tới LD thường xuyên để thu hút anh em và tạo phong trào. Ngày tui còn sh ở đó, chỉ có 1 thằng ba mớ dạy sáo, mà dạy cái kiểu gì tui cũng ko hiểu nổi. Nó chỉ kèm 1 đứa rồi bỏ đi tập đàn bầu. CLB sáo đìu hiu, có cho có tụ thôi. Giờ thì mạnh rồi, sáng CN tui ko ghé qua đc, nhưng chạy ngang nhìn anh em tập tui cũng thấy ấm lòng ! 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 200 Contributor
đại cầm thủ
còn ở trên đà lạt kiếm đc 1 người biết chơi nhạc cụ dan tộc thật khó.mình mê sáo từ nhỏ rồi mà ko biết chỗ đi học.mãi đến khi xuống đây học đại học mới đc tiếp xúc với cây sáo.mình cũng mơ ước có thể thành lập đc một clb sáo trúc ở DL giống ở đây với ở dưới Nha Trang wa.
aaa
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chuyện giới trẻ và nhạc dân tộc chúng ta đã nghe nhiều, nói nhiều, than thở cũng rất nhiều. Giờ thì tui không biết nói gì hơn. Chỉ biết đem cái mới kiến thức nhỏ bé đầy lỗ hổng của một kẽ không chuyên đi chiêu dụ, kêu gọi giới trẻ đến với nhạc dân tộc. Mấy năm qua tui cũng chỉ kêu gọi được một vài người so với mấy triệu dân Việt Nam thì như muối bỏ biển. Mà cũng chỉ mới dừng lại ở cấp độ mời gọi làm quen chứ mình cũng không đủ năng lực và kiến thức để họ tiếp cận với âm nhạc dân tộc một cách bài bản. Nhưng dù sao đi nữa, chúng ta làm được gì thì cứ làm. Anh em damsan chúng ta cứ hy vọng vào một tương lai tươi sáng có thể lúc đó anh em damsan hiện nay không còn nhưng thế hệ sau sẽ mạnh hơn. Chúng ta có quyền hy vọng vì còn những người yêu mến nhạc dân tộc như anh em damsan chúng ta.
Page 1 of 2 (29 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems