Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Văn Học: Tô Kiều Ngân
Nguồn : http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=article&sid=4523
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Người Huế xa quê, ít nhiều gì cũng có lúc nằm chiêm bao thấy mình được trở về làng xưa, đi giữa những con đường quê im mát, nghe hai bên xôn xao toàn giọng Huế. Thú vị nhất là được nghe lại những tiếng, những lời mà lâu lắm rồi mình chẳng được nghe, cũng không nói tới nên hầu như quên mất. Những tiếng, những lời đó, lớp con cháu mới sinh sau chắc chắn chưa nghe bao giờ, đương nhiên là không thể nào hiểu được. Thử đố các cháu biết câu sau đây nói gì? “Tời mưa, đường tơn tợt, bỗ một cấy hắn chợc cấy tổ cúi”. Nếu viết đúng thì như thế này: "Trời mưa, đường trơn trợt, bỗ một cái hắn chợt cái trổ cúi”, có nghĩa là ”đi đường trời mưa trơn, té ngã, đầu gối bị trầy”!
Hồi tôi học tiểu học ở trường huyện Hương Trà, bọn bạn ở các làng quê lên học thường bị các thầy bắt chụm năm đầu ngón tay lại, lấy thước ”khẽ” những cú đau điếng vì lỗi phát âm sai lệch. “Con trâu trắng” thì chúng đọc thành “con tâu tắng”, “ăn trộm” thì đọc thành “ăn tộm”. Bị đánh mãi nhưng không sửa được vì mới biết nói chúng đã phát âm như vậy, bởi chung quanh ai cũng nói như vậy, giọng điệu nhà quê đã quá quen thuộc, đâu phải là lỗi của chúng khi đánh mất âm “r”. Nghe thêm câu sau đây hẳn người lớn cũng phải ngơ ngẩn, đừng nói là lớp trẻ mới lớn: ”Tới tuồi cho tụt”. Cái gì đây? Nếu thêm “r” vào, câu này sẽ là: ”Tới Truồi cho trụt”. Truồi là tên một làng quê nằm bên cạnh Nong, hai làng đều thuộc huyện Phú Lộc xưa. Truồi vốn nổi tiếng vì hai đặc sản đó là dâu Truồi và chè Truồi. Cũng nổi tiếng vì câu ca dao:
“Núi Truồi ai đắp mà caoSông Nong ai bới, ai đào nên sâu”
Hai làng này nằm ở phía Nam kinh thành Huế, có đường xe lửa chạy qua. “Tới Tuồi cho tụt” đơn giản là “đến ga Truồi cho tôi xuống”! Vậy thôi! Nhân nói đến Nong, tưởng cũng nên nhắc lại một giai thoại. Chuyện kể rằng trên chuyến xe lửa dừng lại ở ga Nong, hai hành khách Nhật Bản nghe một bà già hỏi chuyện một cô gái người địa phương như thế này:
- O ga ni ga mô ri?
Cô gái đáp lại:
- Mê ga ni ga Nong!
Hai vị khách Nhật nhìn nhau ngơ ngác, thầm hỏi không biết hai phụ nữ kia có bà con xa gần gì với người Nhật mình không mà nói năng y như tiếng Nhật. Hỏi ra mới biết, bà già hỏi cô gái:
- O ơi ga này là ga nào vậy?
- Thưa mệ, ga này là ga Nong.
Người Huế có thói quen không phân biệt “nh” và ”d” nên nói nho nhỏ họ phát âm thành nói “do dỏ”, đi nhè nhẹ thành đi “dè dẹ”, nghe nhạc thành nghe “dạc”, ở trong nhà thành ở “trung dà”. Cũng không phân biệt khi phát âm “an” với “ang”, do đó mà hoa “lan” hay khoai “lang” cũng đọc như nhau.
- Nì, cái áo của tau mi để mô?
- Móc ở trung chớ mô!
- Trung mô?
- Thì móc ở trung buồng, trung dà chớ cóm để ngoài đường răng mà hỏi lạ rứa!
Đối thoại trên của hai chị em cho ta biết rằng: cái áo của cô chị, cô em móc ở trong buồng, ở trong nhà, đâu có để ngoài đường, sao hỏi lạ thế! Kể cũng khó hiểu, nếu ta không quen phương ngữ sông Hương thì ắt phải có người thông dịch. Nghe Huế không những phải rành thổ âm, thổ ngữ mà còn phải rành cung bậc, bổng trầm, to nhỏ. Chỉ một tiếng “dạ” mà nếu phát âm nhẹ nhàng thì tỏ sự tuân phục, đồng ý; nếu “dạ” biến thành “dá…ơ” thì tỏ ra người nghe ở xa, chưa hiểu người nói nên yêu cầu nhắc lại. Nếu “dạ” được phát âm bằng giọng xẵng, tiếp sau đó là một dấu lặng đột ngột thì phải hiểu đó là thái độ không bằng lòng, không đồng ý, bực dọc mà phải vâng chịu. Nếu nghe cấp trên thuyết giảng, không trao đổi mà cứ lúc lúc lại dạ…dạ…dạ thì gọi đó là “dạ nhịp” để người nói tin rằng người nghe bị thuyết phục hoàn toàn bởi suốt buổi chỉ nghe toàn một tiếng “dạ…à”!
Huế cũng “phớt lờ” sự phân biệt giữa các âm: ”ươn” với “ương”, “ac” với “at”… Cho nên con “lươn” và lãnh “lương” cũng nói như nhau; “biển hát” thì thành ra “biển hác”. Có điều lạ là khi viết, họ viết rất đúng chính tả nhưng khi nói thì có người nói đúng, có người cứ phát âm theo thói quen – do đó, khi gặp ai “đi dè dẹ”, “nói do dỏ” thì ta biết ngay đó là người Huế một trăm phần trăm, không chối cãi gì được và tự thâm tâm ta bỗng liên tưởng đến cội nguồn, đến quá khứ, đến truyền thống xa xưa…
Sẽ thất vọng bao nhiêu nếu nói chuyện với một cô gái Huế nào đó mà không nghe được những tiếng “dạ…thưa” ngọt lịm, không nghe cô ta “nói dỏ dỏ” mà cứ uốn giọng, tránh xài các thổ ngữ, “hương đồng gió nội” cùng cái duyên dáng trời cho quả đã bay đi mất rồi đó!
Có phải là đã có đôi lúc bạn nằm mơ thấy mình về Huế để nhìn lại thành quách cũ, con sông xưa, để được nghe giọng Huế rặt, những tiếng lời quen thuộc gợi lên một thời thơ ấu. Gần Tết, nếu bạn không về thăm Huế được trên thực tế thì mong bạn hãy…nằm mơ. Trong giấc mơ thế nào bạn cũng nghe lại được những tiếng nói thân thương chan hoà phong vị ngày xuân chẳng hạn như là tiếng rao bài chòi của anh hiệu:
- Hai bên lẳng lặng mà nghe đi chợ con ầm…
Hoặc của bàn Nhứt Lục:
- Cất tay! Nhứt…Tam…Ngũ!
Nhà thơ TÔ KIỀU NGÂN(Viết riêng cho Người Viễn Xứ)
Nguồn : http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/chuyentiengmede/2004/05/108200/
Nghệ sĩ Tô Kiều Ngân là một người đa tài , ông chơi nhạc không có gì đặc sắc ( theo báo chí , chứ em cũng không biết thế nào ) nhưng ông có thể chơi nhiều nhạc cụ , và cho ra đời những quyển như tự học sáo trong vòng 30 ngày , tự học harmonica trong vòng 15 ngày . Em đã xem quyển này , bán rất chạy ( vì giá chỉ có 25000 ) và hình như theo em thấy thì nó chỉ là chơi căn bản thôi ạ .
Bạn nào có nhu cầu chơi harmonica thì cứ mua sách về đọc và mày mò chơi . Theo em nghĩ thì nó không khó lắm , có thể tự học được , nhưng người chơi harmonica hơi tốn kém , vì nó có rất nhiều loại ( khoảng chừng vài chục cây là đủ bộ à ) .
Còn chuyện tại sao ông xuất bản cái gì cũng đề 30 ngày , 15 ngày thì chỉ có ông mới biết ạ . ( Lưu ý đó cũng là một hình thức của quảng cáo , chứ không phải chơi sốc gì ) . Chúng ta vẫn thường nghe về chuyện : học Anh văn trong vòng ….ngày , tiếng anh giao tiếp cho người bận rộn , nhút nhát ….đấy cũng là quảng cáo thôi . Vì thực tế thế nào thì mỗi ngưởi khi tham gia vào thì mới biết được . Có khi ông ta bảo quyển đó là không có sai . Đúng là tự học trong vòng 30 ngày , nhưng ông không có nói là cái đó dành cho người thông minh hay người bình thường , dành cho thiên tài âm nhạc hay dành cho anh nông dân cày ruộng . Các bạn đừng để ý đến chuyện đó mà làm ảnh hưởng đến việc học sáo và âm nhạc dân tộc nhé ! Chúc các bạn gặt hái nhiều thành quả tốt !
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
ở đây ngoài tay Lệnh Hồ Xung giả mạo này ra thì làm gì có ai dám nói sách của Tô Kiều Ngân viết dở!