Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

trucxanh

My Friends

No users have been added to trucxanh's friends list.
12 Posts

Shared Favorites

  • trucxanh has not yet identified any favorite posts.
View all favorites

Shared Feeds

trucxanh has not entered any shared feeds.

My Bio

trucxanh has not entered a biography.

Announcements

  • 12-27-2011
  • khoảnh khắc tiếng sáo trưa

     

    Nghe tiếng sáo trúc réo rắt giữa trưa, tôi ngỡ ngàng vì giai điệu ngọt ngào của âm thanh. Đó là tiếng sáo của người ăn xin tên Sơn. Đôi mắt ông đã mờ. Ông đi chân trần giữa trưa hè nắng gắt, màu da sạm đen. Cái ca nhựa đựng tiền bố thí ông đeo bằng một sợi dây dài, quấn ngang đầu thòng xuống quá lưng quần. Hơi ông hình như đã cạn, tôi nghe rõ tiếng khò khè như cố sức để đưa hơi vào cây sáo trúc. (Ảnh 1)

    Tiếng sáo - tiếng lòng của người nghèo khó khiến trái tim nhiều người thổn thức. Cô em gái hàng xóm của tôi đang ngủ trưa, bật dậy, chạy ra đường, bỏ vào ca nhựa của ông vài nghìn đồng. (Ảnh 2)

     

    Từ xa hai cô sinh viên nghe thấy tiếng sáo, dừng lại, mở cặp sách, lấy ra vài nghìn đồng cho ông. Liền lúc đó một cậu học sinh vội vã chạy tới nhìn ông rồi bỏ tiền vào ca nhựa. (Ảnh 3)

     

    Một phụ nữ nhà bên kia đường cầm dôi dép chạy sang, bảo ông mang vào cho khỏi nóng chân. Ông dươn dướn đôi mắt mù lòa, nhỏ nhẹ cám ơn chị. Ông nói: “Tui mang vào là không có cảm giác với con đường. Tui không về nhà được…”. Ông Sơn tiếp tục lê từng bước chân mỏi mệt trong tiếng sáo trúc với những bài tình ca thuở trước như: Hình bóng quê nhà, Đám cưới trên đường quê hương…

    Đó là những khoảnh khắc đáng nhớ tuyệt vời giữa buổi trưa hè.

     theo

    trucxanh(lê phú cường)

     

  • GIÂY PHÚT ĐỂ TA THƯ GIẢN

    Đời chẳng có gì thú vị. Thế giới thiên tai, chiến tranh. Xã hội loài người tranh giành nhau sự sống. Tâm hồn của chính mình không bằng lòng với thân xác mình. Thoi thì ta nghe nhạc cho đỡ chán.

    Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng loài người loài trúc đặc trưng. Con người đã tìm quên lãng trong tiếng sáo trúc nhiệm mầu. Mặc cho đời cứ trôi đi như cơn sóng thần đưa đẩy hầu lốn mọi thứ trên cõi đời này. Thế mà tiếng sáo như vút lên trầm bổng bất tận. Tiếng sáo xua tan bao nỗi ưu tư phiền muộn? Hay tiếng sáo làm buồn thêm số phận con người!!!

    theo 

    trucxanh(lê phú cường)

  • tiếng sáo sưa và nay

    “Bước đầu bạn phải học làm chủ hơi của mình, tập sao cho ra tiếng đã là tốt rồi”, ở bên cạnh đài phun nước trong khuôn viên ĐH Quốc gia HN, bạn Đinh Thị Dung (ĐH Thành Đô) đang hướng dẫn một thành viên mới gia nhập CLB Đam San.

     

    “Khó quá”, thành viên mới lên tiếng. Ở một góc khác, thành viên Đỗ Mạnh Hải chia sẻ: “Học thổi sáo rất cần sự kiên trì”.

     

    Cứ thế những người bạn ban đầu chưa hề quen biết nhau đã gắn kết nhờ tình yêu với tiếng sáo. Âm thanh của những nhạc cụ dân tộc làm rộn rã cả một góc sân trường ĐH Quốc gia HN.

     

    Dung (bên trái) hướng dẫn cho thành viên mới

     

    Không khí tập luyện hăng say của các bạn trẻ dường như xua tan đi cái ngột ngạt mùa hè và bụi bặm của thành phố đông đúc. Những khán giả ngồi xem đều rất hào hứng trước thú chơi tao nhã của giới trẻ.

     

    Và theo lịch đã ấn định nhóm bạn lại tập trung trao đổi với nhau các kĩ thuật tập luyện từ đơn giản đến phức tạp như: Đánh lưỡi đơn, kỹ thuật luyến, kỹ thuật rung hơi bằng cổ, rung hơi bằng bụng, đánh lưỡi kép,…

     

    CLB khởi nguồn từ các thành viên diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Các bạn đến từ nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội, ngoài ra còn nhiều bạn trẻ đã đi làm, tham gia để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

     

    CLB ấn định lịch tập từ 19h - 22h30’ vào các tối 2, 4, 6 tại khuôn viên ĐH Quốc gia HN và từ 7h30’ - 11h sáng chủ nhật tại vườn hoa Hà Đông.

     

    Một lát sau đã mạnh dạn tập luyện.

     

    Việc gia nhập nhóm cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn có đam mê với sáo, mọi thành viên đều sẵn sàng giảng giải cho bạn hoàn toàn miễn phí.

     

    Một cây sáo trúc thường có giá khoảng 100.000đ còn sáo Mèo là 300.000đ. Nếu như sáo trúc hợp với các khúc hát dân ca từ Bắc vào Namthì sáo Mèo lại thích hợp để thể hiện các khúc hát của vùng cao Tây Bắc.

     

    Nguyễn Vũ Quốc (ĐH Mỏ địa chất) kể về tình yêu với sáo trúc:  “Muốn yêu Tổ quốc mình, phải yêu những khúc hát dân ca, đó là lời Bác dạy trước lúc đi xa. Mình cũng yêu những khúc dân ca nên mình chọn học thổi sáo. Học thổi sáo mình thấy tinh thần thoải mái, khỏe khoắn, phấn chấn hơn.

     

    Thời nhỏ mình đã thích thổi sáo. Cứ dặn mẹ ra chợ mua cho cây sáo, sáo hồi đó có 2.000đ. Sau này mình tự mua sách học, tự cảm nhận và thổi, một năm trở lại đây mới được học nhạc lý bài bản từ thầy giáo.

     

    CLB thu hút rất đông các bạn trẻ tham gia

     

    Thực tế là tập chơi sáo không dễ đâu, ban đầu tập thổi thành tiếng, rồi tập lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, tập tay cho dẻo, trước khi đi ngủ tập hít đất 20 - 30 cái, sáng dậy lại hít đất khoảng 20 - 30 cái nữa.

     

    Nếu không tập vài ngày là ai cũng bị xuống hơi. Sau một tuần bị sởi mình không tập gì cả phải tập lại từ đầu đấy. Tập tay giống như tập thể dục bình thường, không nên bẻ ngón tay, sau này sẽ bị ảnh hưởng lắm”.

     

    Với con gái không muốn tập hít đất thì có thể tập hít thở sâu, giúp bạn điều khiển làn hơi, có hơi dài. Khi tập luyện ở nhà các bạn có thể tập luyện các kĩ thuật qua việc nhìn vào gương để chỉnh lại cho phù hợp.

     

    Thử nghiệm với nhiều loại nhạc cụ.

     

    Đến giờ chỉ sau một thời gian ngắn tập luyện, thành viên nữ của nhóm là bạn Đặng Thị Dung đã chơi được các tác phẩm như: “Mẹ yêu con”, “Đồng thoại”, “Bèo dạt mây trôi”, “Tình ca Tây Bắc”…

     

    Dung không quên chỉ ra ưu điểm của bộ môn nghệ thuật này: Tập sáo phải uống nhiều nước nên sẽ đẹp da, nếu biết cách thì tập sáo còn tốt cho phổi và lợi cho tim mạch nữa. Còn lời khuyên của Quốc khi mới tập nên bắt đầu bằng những ca khúc đơn giản như “Xòe hoa”, “Sòn sòn sòn đô sòn”,...

     

    Một trong những thành viên đầu tiên của CLB có biệt danh Mão Mèo, SV ĐH Kiến trúc HN ngoài khả năng chơi những kĩ thuật khó còn biết làm sáo và bán cho những người có nhu cầu. Mão còn có nhiều clip thổi sáo, chơi guitar ấn tượng trên Youtube nữa.

     

    Tập sáo rất cần sự kiên trì là bởi bạn phải tự gò mình vào một khuôn khổ, sau này khi quen dần bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Hạnh phúc là khi được thổi lên những tâm sự của lòng mình mà đôi khi lời nói không thể truyền tải được.

     

    Tận tình hướng dẫn.
     



    Xưa mục đồng thổi sáo trên lưng trâu, giờ giới trẻ tập thổi sáo trên yên xe máy, xe đạp
     

     theo

    trucsxanh(lê phú cường)

  • âm nhạc dân tộc

     

    Nếu như đêm thơ Nguyên tiêu của Phú Yên tròn chẵn 30 năm, thì Nguyên Đạt là người đã có 28 năm mang tiếng sáo hòa nâng tiếng thơ. Bởi từ khi đêm thơ Nguyên tiêu của Thư viện Hải Phú (Tuy Hòa, Phú Yên) quyết định mang ra trình diễn trước công chúng (1983) thì Nguyên Đạt là người được mời đến để lo liệu phần âm thanh.

    Lúc này Nguyên Đạt đang là “ông vịt lộn” ở ga Tuy Hòa, vừa ngạc nhiên vừa vui mừng trước lời mời nồng hậu ấy.

    Người thổi sáo đêm thơ núi Nhạn - Tin180.com (Ảnh 1)

    Nguyên Đạt – Ảnh: Dương Thanh Xuân

    Nguyên Đạt người gốc Huế, vào Tuy Hòa dạy học từ năm 1968-1983, sau đó thôi dạy lên ga làm nghề bán trứng vịt lộn kiếm tiền nuôi con. Ở ga Tuy Hòa nhiều người còn nhớ hình ảnh một “ông vịt lộn” với chiếc xe đạp cà tàng, đi đâu cũng vắt cây sáo bên người.

    Nguyên Đạt kể ông được ông nội truyền dạy thổi sáo khi còn rất nhỏ, là niềm tự hào của ông nội vì chỉ mình ông là học được những điệu sáo hay và khó nhất. Khi trưởng thành, bôn ba giữa cuộc đời, Nguyên Đạt vẫn không rời cây sáo. Ông tâm sự: “Mình sống được là nhờ tiếng sáo. Từ thổi sáo, mình đọc thơ rồi lại làm thơ. Với tiếng sáo, lúc nào niềm cảm hứng cũng như thuở ban đầu, chỉ vì thơ chứ không vì một điều gì khác”.

    Những ống sáo của Nguyên Đạt đều do ông tự chế tác nên dễ điều khiển theo giọng cao thấp. Lại là người am hiểu làn điệu nên Nguyên Đạt biết chọn người, biết bài nào nên hòa theo điệu Huế, ngũ cung hay dân ca…

    Nhưng Nguyên Đạt không phải là người thổi sáo thuần túy, ông còn làm công việc của một người đi tìm giọng đọc, giọng ngâm cho từng tác giả, từng bài thơ. Nghe ở đâu có người yêu thơ, có giọng ngâm, giọng đọc hay là Nguyên Đạt đạp xe đến tìm, rồi thử giọng, rồi cùng nhau luyện tập.

    Từ đó hình thành nên nhóm Hương Phú, ngoài Nguyên Đạt còn có Ngọc Hà, Vân Phi, Hoàng Hường, Túy Ba, Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Đình Phú, Phan Kim Việt… Đây là nhóm nhạc cây nhà lá vườn đồng hành cùng đêm thơ Nguyên tiêu núi Nhạn suốt từ bấy đến nay.

    Mấy năm nay Nguyên Đạt theo con cái định cư ở Mỹ, nhưng vẫn cố gắng trở về để tham dự đêm thơ Nguyên tiêu núi Nhạn, vẫn hòa tiếng sáo nâng tiếng thơ như không hề có gánh nặng tuổi tác trên vai. “Mình muốn làm người tình chung thủy của đêm thơ núi Nhạn, dẫu có ở góc biển chân trời nào” – Nguyên Đạt nhỏ nhẹ tâm tình như vậy.

    Nhìn người đàn ông dáng cao gầy, mái tóc bạc trắng, ánh mắt lấp lánh niềm vui ấy; chợt mường tượng hình ảnh một “ông vịt lộn” ngoài ga Tuy Hòa, hay một người đang đạp xe phất phơ trong gió nắng đồng quê với cây sáo vắt bên người. Và thấy rõ nhất là hình ảnh một nghệ sĩ thổi sáo mê đắm dưới ánh trăng rằm bên tháp cổ Champa trên đỉnh núi Nhạn hào phóng gió.

     

    VIỆT QUÊ
    (Theo TTO )

    Tags: 

     

My Comments

No one has commented on trucxanh.
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems