Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Làm sáo 10 lỗ không cần biết Vật lý Âm Thanh (Bernuli) !

rated by 0 users
This post has 34 Replies | 5 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn Geeked [8-|] Posted: 04-14-2010 4:16

Sau 3 Video hướng dẫn khoét sáo, trong vòng 2 năm em liên tục nhận được các cuộc điện thoại của anh em các miền để hỏi về kỹ thuật làm sáo, sau đó em có post sách của thầy Trịnh Tuấn lên nhưng có vẻ nó vẫn khá phức tạp, và một yêu cầu nho nhỏ của các anh em là làm sao khoét được sáo mà chẳng cần phải nhớ đến công thức của Bernuli, của thầy Trinh Tuấn...Cho đến hôm nay, sau nhiều lần trì hoãn vì nhiều lý do (chủ yếu là lười....), nay em xin giới thiệu 1 phương thức làm sáo (kể cả làm tiêu luôn) mà không cần phải biết nhiều về vật lý âm thanh vẫn có thể làm và cho ra đời một cây sáo ( tiêu )chuẩn.

Sau đây là phần chi tiết :

- nếu bạn muốn làm một cây sáo Đô (C5) thì nên chọn một ống trúc có đường kính khoảng 12,5 - 14 mm, độ dài chừng 50cm như sau : 


 - sau đó bạn khoét lỗ thổi theo đề nghị của hình sau :

 

- Khoét lỗ thổi xong bạn kiếm nút bần để là nút chặn ống sáo (nếu bạn ở Sài Gòn thì ghé mua nút bần ở đường Trần Văn Khỏe Q5)

- Vị trí chặn của nút bần làm theo quy tắc sau :

 

- Cụ thể là như thế này : 

 - Với ống trúc có độ dài 50 cm thì trước khi khóet lỗ thổi xong bạn nhớ chừa sao cho khoảng cách từ tâm lỗ thổi đến đuôi sáo khoảng 44 cm là được, sau đó bạn thổi ống sáo và so với tuner_e để xem cao độ nó khoảng bao nhiêu, thường thi với độ dài 44 cm (đường kính 13 mm) thì ống sáo sẽ phát âm nốt sol trầm (Sol4 hay G4), nếu thổi lên thấy thấp thì bạn hãy cưa dần lên cho nó đạt Sol4.

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

- Sau khi có nốt Sol 4, cái bạn cần bây giờ là xác định đựoc nốt La giáng 4 (Lab4), ở trong ví dụ này mình khoét thử lên 1,5 cm 1 lỗ khoảng 5mm và gặp trục trặc như sau :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Như vậy lỗ La giáng bị sai (bị non) do đó ta cần che lỗ này này lại và khoét lên trên về phía lỗ thổi 1 ít, trong hình này mình khoét lên trên 1 cm (tính từ tâm lỗ cũ), còn lỗ cũ thì dán băng keo lại, xin xem hình sau :

Như vậy là ta đã có nốt Sol 4 và nốt La giáng 4 , 2 nốt này cách nhau 1/2 cung, từ 2 nốt này ta sẽ suy ra tỷ lệ chiều dài của 2 nốt cách nhau 1/2 cung, rồi từ đó dùng tỷ lệ này để suy ra khoảng cách của các nốt cao hơn :
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Như vậy từ 2 nốt cách nhau 1/2 cung là Sol 4 và La giáng 4 ta đã có được tỷ lệ 1/2 cung là = 0,94318, từ tỷ lệ này ta sẽ tính ra được khoảng cách của nốt cao hơn 1/2 cung là La4 ( các bạn chắc đều biết La4 cao hơn La giáng 4 1/2 cung !?) , cách tính như hình này :

Tuy nhiên các bạn nên nhớ là chúng ta đang khoét trên ống trúc, mà ống trúc thì đường kính lòng trong phức tạp vô cùng do đó tỷ lệ nội suy từ 2 nốt kế trước chưa chắc đã đúng cho nốt liền kề, do đó sau khi khoét xong La4 theo tỷ lệ 0,94318 ta phải test ngay bằng tuner_e xem nó đúng sai ra sao, sau đây là kết quả xui xẻo của lần khoét này :

 

 

 

 

 

 

 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Theo như hình các bạn đã thấy là chúng ta có nốt La 4 qua già khi tính theo tỷ lệ 0,94318, do đó vị trí lỗ note La4 thực tế phải lùi lại khoảng vài mm ( theo kinh nghiệm của em là vậy !) , Do đó mình lùi lại khoảng 5mm, việc lùi lại này đồng nghĩa với việc ta phải khoét lui xuống 5 mm và ở phía trên dán miếng băng keo lấp lỗ khoảng 5 mm và dùng tuner_e đo để xem nó đúng sai ra sao :

 

Và hình như nó về đúng cao độ rồi, như vậy qua việc này ta thấy rằng, đường kính trong lòng ống sáo rất phức tạp dẫn đến việc ước chừng khoảng cách lỗ kế tiếp theo tỷ lệ 1/2 cung phải kết hợp với việc trừ hao, mà cụ thể trong ví dụ lỗ La4 này, thay vì khoét ở vị trí có chiều dài 39,14 cm ta nên khoét trừ hao ở vị trí 39,64 cm ( = 39,14 + 0,5 ), về trừ hao thì em có kinh nghiệm là ở mấy lỗ gần đuôi sáo nhiều thì trừ hao cũng nhiều, thường đến khoảng 5mm, nhưng lên các nốt càng dịch về gần phía lỗ thổi thì khoảng trừ hao càng ít lại, chỉ còn khoảng 2-3 mm.

Sau khi trừ hao xong thì ta sẽ có khoảng cách mới của La4 = 39,64 cm, với vị trí mới này thì ta cũng phải tính lại tỷ lệ 1/2 cung để việc nội suy khoảng cách của nốt kế tiếp sẽ chính xác hơn ( kinh nghiệm em thấy là vậy !), bây giờ ta sẽ tính lại tỷ lệ 1/2 cung mới và tiếp tục nội suy ra khoảng cách của nốt kế tiếp là Si giáng 4 ( Sib4 cách La4 1/2 cung các bạn àh ), việc tính toán xin xem hình sau :

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Như vậy khi ta đã nắm quy tắc nội suy khoảng cách bằng tỷ lệ 1/2 cung kết hợp với trừ hao thì việc ước chừng sẽ chính xác hơn, sau đây là bảng tỷ lệ mà em làm thử trên cây sáo này :

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
bái phục bái phục... tiểu đệ thức sự cảm phục trước sự chia sẻ quý báu của đại ka...===> " Tinh Thần Sáo Việt "

 

bán sáo  trúc, sáo nứa, tiêu trúc... liên hệ 01676244007 or yahoo vuthinhbn_91

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Sau khi khoét xong 10 lỗ chính, ta thấy phía sau đuôi sáo là những lỗ chắp vá như La4....., những lỗ lấy mẫu tỷ lệ ban đầu này theo kinh nghiệm của em thì không (hoặc có nhưng ít) ảnh hưởng đến cao độ của 10 nốt chính nên em xin đề nghị chúng ta cưa bỏ để cho cây sáo đẹp hơn, việc cưa bỏ xin xem hình sau :
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Sau khi đã có cây sáo hoàn chỉnh rồi, chúng ta hong khô nó khoảng 30 phút để chuẩn bị dán keo 502 gia cố cho nút chặn ( nếu không để cho khô thoáng thì hơi nước nãy giờ trong quá trình test sáo sẽ ngưng tụ trong lòng ống sáo làm keo 502 khó dính hơn), xin xem hình sau :
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Điều quan trọng của việc khoét sáo nội suy theo tỷ lệ 1/2 cung này là :

- Cẩn thận trừ hao và liên tục điều chỉnh tỷ lệ 1/2 cung để nó chính xác hơn cho từng lỗ liền kề, đặc biệt là khi bước vào nhóm hàng lỗ phụ trách các nốt chính của sáo, nên khoét lỗ nhỏ thôi chừng 2 -3mm rồi đo với Tuner_e liên tục trong quá trình mở rộng dần ra về phía lỗ thổi.

- trường hợp mới khoét lỗ có đường kinh 2-3m mà cao độ đã chuẩn thì phải dừng ngay việc mở rộng dần ra về phía lỗ thổi, nếu muốn thoải mái trong lúc bấm thì chỉ được mở rộng về phía đuôi sáo vì theo kinh nghiệm của em là khoét lên trên 1mm (tức là tiến sát về gần phía lỗ thổi) thì cao độ sẽ thay đổi tương đương với khoét xuống dưới 3mm (tức là khoét lui về gần phía đuôi sáo.)

- Trong các lỗ thì lỗ phụ trách nốt Mi5 sẽ có đường kính lớn nhất để khoảng cách giữa 3 lỗ Rê, Mi, Fa giãn đều ra tạo sự thoải mái khi chạy ngón, đây là đặc điểm rất hay của sáo do tiệm Trần Trung chế tạo mà chúng ta nên học hỏi, xin xem thêm hình sau :

 

- Ngoài ra những ví dụ và số liệu mà mình minh họa phía trên các bạn hãy quên hết đi vì nó chỉ đúng cho ống trúc đó thôi, ống trúc khác nó sẽ khác, quan trọng là phải biết cách phối hợp hài hòa giữa tỷ lệ 1/2 cung, đường kính ống trúc, loại trúc và trừ hao, hơn nhau ở chổ này (đó là tại sao em khoét sáo, tiêu thua xa MHM, Thoong, và Saonhua lắm).

- Về bản chất thì phương pháp này cũng không thoát ra khỏi định luật với lý Bernuli và và phương pháp điều chỉnh của thầy Trịnh Tuấn, nó chỉ cụ thể hóa để các bạn mới tập khoét sáo dễ hình dung hơn thôi

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Phương pháp nào cũng có ưu khuyết điểm, em xin nêu ra 1 vài ưu, khuyết mà tự bản thân em rút ra được khi áp dung phương pháp này, bác nào biết nhiều hơn thì xin chỉ ra thêm dùm em :

- Khuyết :

      + mất nhiều thời gian và công sức thăm dò

      + Chỉ làm được sáo theo chuẩn phương tây chứ không làm sáo chơi nhạc cổ được.

      + Phương pháp này chỉ giúp ta làm đúng quảng 1 được chứ không kiểm soát quảng 2 và quảng 3 chuẩn được.

- Ưu  :

      + Không cần biết nhiều về vật lý âm thanh vẫn có thể vô tư làm sáo.

      + Với một ống trúc có đường kính phức tạp ta vẫn có thể có căn cứ để thăm dò nốt kế tiếp, nhất là với tiêu.

      + Với ống trúc có đường kính bất kỳ trong khoảng 20 mm đổ lại (không giới hạn chiều dài)ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tone của loại tiêu, sáo mà ta muốn làm trên đó

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Bảo làm sao Bác Lee ngày càng hói ^ ^ . Em thử mua mấy cây sào trúc về làm xem sao .

Rồi hè này về quê lên rừng kiếm trúc với nứa khoét thử .

Nghịch thôi , chớ làm dở thì kiếm trúc nguyên liệu cho mấy ka làm :D.

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Cách làm sáo này theo tui là một cách độc đáo và có thể coi đây là một phát minh. Mà lại còn được chia sẻ như  thế này thì nó càng quý giá hơn nhiều. Tui nghỉ với cách làm sáo này, để mục tiêu, bất kỳ người thích sáo nào cũng có cây sáo khá tốt để dùng không còn là chuyện xa vời nữa.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
vodanhkhach:

Bảo làm sao Bác Lee ngày càng hói ^ ^ . Em thử mua mấy cây sào trúc về làm xem sao .

Rồi hè này về quê lên rừng kiếm trúc với nứa khoét thử .

Nghịch thôi , chớ làm dở thì kiếm trúc nguyên liệu cho mấy ka làm :D.

Nghịch thì bạn mua trúc cần câu về làm là vô tư luôn. 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

phương pháp của bác Lee đưa ra em hoàn toàn tán thành, và theo em thì không hề khác với phương pháp của Trịnh Tuấn. mới đầu làm sáo thì em cũng làm theo phương pháp này, nhưng em dùng tính cho một cung chứ không dùng nửa cung vì em làm sáo 6 lỗ. vì các lỗ trên sáo hầu như toàn cách nhau một cung, chỉ có lỗ mi và fa cách nhau nửa cung, mà 2 lỗ này thì khỏi cần đo hay tính, chỉ cần lấy cạnh dưới cách cạnh trên nốt Mi 6mm và khoét lên cho chuẩn. và phương pháp này còn giúp em copy sáo của người khác, và dựa vào sáo mình đã làm, có thể so sánh được khoảng lệch do đường kính lỗ bấm khác nhau ảnh hưởng lên khoảng cách lỗ bấm, từ đó đưa ra được kinh nghiệm điều chỉnh hữu ích khi làm sáo với các đường kính lỗ bấm khác nhau.và từ sáo chuẩn của người khác có thể tính ra công thức mà họ sử dụng để lấy làm của mình.

và nếu dùng phương pháp này cho 1 cung thì có thể giảm số lỗ phải bịt khi làm sáo 6 lỗ.

Nhưng cảm ơn bác  Lee rất nhiều về bài viết. thực sự rất có giá trị cho những người bắt đầu làm sáo, rất trực quan và cụ thể.và đặc biệt rất tốt cho bạn nào muốn làm sáo 10 lỗ. và điều cần lưu ý ở đây cho các bạn là khi đo cao độ các lỗ chính cần bịt lỗ phụ, và đo lỗ phụ thì mở các lỗ chính dưới nó.

Trong bài bác Lee có nói đến đường kính to hơn của nốt Mi để giãn khoảng cách bấm. phương pháp này khá hay, em cũng đã thử nghiệm, nhưng không làm theo do mỹ quan sáo không được đảm bảo. còn em đã làm thử để cây sáo cho âm mượt mà, cường độ âm các nốt khá đều nhau và độ chuẩn cũng tốt. kết quả em thu được  qua làm thử:  Đô-Rê-Mi   to dần, Fa nhỏ nhất. Sol bằng Rê, La to hơn rê nhưng nhỏ hơn Mi một chút,  Si bằng Đô. là cây sáo nhìn lỗ to lỗ bé không đẹp, nhưng cao độ và cường độ khá chuẩn trên các quãng.

Hi vọng  các bạn muốn làm sáo và đam mê với việc này sẽ làm được những cây sáo tốt. phương pháp này em rất đồng ý với bác Lee khi đưa ra, vì từ phương pháp này để làm được một cây sáo vừa đẹp vừa chuẩn, thì người làm phải thực sự để cái tâm vào khi làm, và cũng phải làm vài lần mới làm tốt được. chúc các bạn thành công.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Page 1 of 3 (35 items) 1 2 3 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems