Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Từ đường Âu Dương Lân rẽ vào hẻm 314 khoảng 200m là đến trung tâm. Sau tấm bảng lớn ghi tên Trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ với chữ còn chữ mất là một khu nhà một trệt một lầu cũ kỹ, mốc meo nằm im lìm dựa vào những rặng cây um tùm, hoang vắng... Dọc lối cổng đi vào là vài chú chó đang nằm sưởi nắng, uể oải, lười biếng với những cặp mắt lờ đờ và ít khi sủa lấy một tiếng gọi là.
Ngoài mảnh sân trước nhà, một vài ông bà lão đang ngồi trên ghế đá như những cái bóng nhìn xa xăm về phía cổng. Hai chiếc xe đẩy dành cho người tàn tật nằm lăn lóc trước cửa. Tấm bảng “Chào mừng khách quý” được treo như một thông điệp rằng bất kỳ ai cất công đến nơi này cũng sẽ được đón chào một cách trân trọng.
Nghệ sĩ Hoàng Nô
70 tuổi vẫn... trẻ
“Tui được phân công phụ trách chuyện hành chính của trung tâm chẳng qua do mình ít tuổi so với các cụ đấy thôi - bà Lệ Thẩm, nguyên bầu sô của đoàn Nhụy Hương, bắt đầu câu chuyện như vậy - Mọi người ở đây coi tui còn trẻ nhưng là trẻ ở tuổi 72”. Khu nhà ở gồm có một trệt, một lầu. Tầng trệt có một sảnh khá lớn với mấy chiếc ghế, bàn đã cũ kỹ, trên tường treo hầu hết là các bức hình ghi lại những cuộc thăm hỏi của các nhà hảo tâm tại trung tâm. Phía góc nhà có một dàn ampli, loa khá lớn xếp cạnh những bao gạo được chất ngổn ngang. Ở đây, mỗi nghệ sĩ được ở riêng một buồng. Nói là buồng cho nó kêu thôi chứ đó chỉ là một ô nhỏ tròm trèm khoảng 6m2, khá tăm tối với một chiếc giường cá nhân, một vài cái kệ vốn là những thùng gỗ ghép lại để kê đồ lặt vặt, trên tường dán kín những tấm apphich các nghệ sĩ, ca sĩ đang “hot” nhất hiện nay.
Hiện tại trung tâm có 21 nghệ sĩ. Ông Đức Hiền, phó giám đốc Hội Ái hữu nghệ sĩ sân khấu cải lương, đã làm một bài thơ vui về hai chục con người này với độ dài đến... hai câu cho mỗi người. Theo đó, người đọc có thể biết được tài năng các nghệ sĩ cao niên nhất từ Ngọc Văn, Hoài Nam... cho tới Thiên Kim, Lệ Thẩm. Trong số này có hoàn cảnh của bà Bạch Yến dường như thương tâm hơn cả. “Xưa bầu Yến đẹp và nổi tiếng lắm. Nay bà đã ngoài 80 và bị hai lần tai biến” - bà Thẩm cho biết.
Bà Bạch Yến từng là đào chánh trong đoàn Kim Phụng, Kim Chung (Hà Nội), sau năm 1954 bà vào Nam theo đoàn Kim Chung rồi gia nhập đoàn Năm Phỉ. Sau này lập ra đoàn Bạch Yến, đoàn này cũng có tên tuổi khá nổi tiếng. Sau khi chồng chết vì tai nạn, do gánh hát ế ẩm quá, bà Yến phải bán hết cơ ngơi ở đường Bùi Viện để trả nợ nhưng rồi gánh hát vẫn tan rã. Hiện bà được người con gái tên Yến Nga, 65 tuổi, cũng thuộc diện nghệ sĩ không nhà, không chồng, không con được trung tâm cho ở tạm ở đây để chăm sóc bà.
Bà Yến Nga đã làm đơn xin được ở chính thức tại trung tâm nhưng chưa được, có lẽ bà phải chờ đến khi có một chỗ trống nào đó.
Bữa ăn “nghệ sĩ”
“Để được vào sống ở trung tâm, các nghệ sĩ phải có đủ ba điều kiện: có tối thiểu 25 năm trong nghề sân khấu cải lương, nghèo khổ; không người nuôi dưỡng, không nơi nương tựa và phải có tên tuổi”. Ông Tần Nguyên
Khoảng 10 giờ sáng, chị phục vụ đã lo xong bữa trưa cho mọi người. Tại căn buồng nhỏ bên góc hồ cá của nghệ sĩ Hoàng Nô, người viết bài đã được ông mời vào chơi và mục kích thực đơn trưa của người nghệ sĩ 85 tuổi này. Bữa trưa gồm một cặp lồng cơm nhỏ, mấy con tép rang và một chén canh. Dưới gầm giường là một con chó vện ốm nheo ốm nhách đang nằm ngáp ngắn ngáp dài, thỉnh thoảng lại gãi sồn sột. “Chắc suất ăn này không chỉ dành riêng cho ông” - tôi nghĩ.
Theo bà Lệ Thẩm, kinh phí sinh hoạt của các nghệ sĩ hạn hẹp lắm, trước đây họ được cấp 4.000 đồng/ngày theo quy định chung, Hội Ái hữu trợ cấp thêm 9.000 đồng/ngày nữa. Số tiền này không chỉ dành cho ăn uống mà còn cho điện, nước. Vì vậy, trung tâm phải “liệu cơm gắp mắm”. Thỉnh thoảng có các nhà hảo tâm đến cho thêm nhưng cũng phải để dành vì có đến một phần tư các nghệ sĩ ở đây đang bị bệnh rất nặng, chẳng biết ra đi lúc nào. Chị phục vụ còn nói thêm việc đi chợ cũng mệt bởi hầu hết các cụ bị bệnh tiểu đường, huyết áp..., mỗi người thích ăn một kiểu nên nấu được một bữa cơm với chi phí vậy là cực lắm.
Ngược lại với khu nhà ở, khu hội trường có lẽ là khu nhà “hoành tráng” nhất của trung tâm. Trong hội trường có một bàn thờ khá đơn giản ghi tên những nghệ sĩ đã mất tại đây. Con số hiện tại đang tạm dừng ở số 22. Hội trường chính là nơi mà vào đêm rằm mỗi tháng, các nghệ sĩ lại tổ chức những đêm cải lương miễn phí. Nhìn những ông già, bà lão đang câm lặng ngồi dựa ghế nhìn xa xăm, thẫn thờ ra phía cổng xa, chắc không mấy ai có thể tưởng tượng được rằng có những đêm tối, một vài người còn sức khỏe hơn như Thiên Kim, Lệ Thẩm... lại hóa trang lên sân khấu, thả hồn vào những vai diễn một thời của họ. Có lẽ ánh đèn sân khấu chẳng bao giờ tắt trong tâm trí những con người này.
Nghiệp cải lương
Từ cuối thế kỷ 19, từ thể loại đờn ca tài tử, nghề cải lương đã bắt đầu xuất hiện ở miền Nam. Năm 1920, gánh hát cải lương chính thức đầu tiên ở Sài Gòn của bầu Trương Văn Thông mang tên Tân Thinh ra đời. Từ cải lương chính là hai chữ đầu câu liễn do ông Lư Hoài Nghĩa và Nguyễn Biểu Quốc viết: “Cải cách hát ca cho tiến bộ. Lương truyền tuồng tích sáng văn minh”. Trong những năm chiến tranh, cải lương ở miền Nam phát triển khá rầm rộ.
Thập niên 1960 được coi là thời hoàng kim của nghề cải lương miền Nam với nhiều gánh hát tên tuổi. Đi cùng những gánh hát này là những cặp nghệ sĩ cải lương được đông đảo người mến mộ như Thành Được - Út Bạch Lan, Hùng Cường - Bạch Tuyết, Thanh Nga - Thanh Sang, Minh Phụng - Mỹ Châu, Minh Vương - Lệ Thủy. Trong số này có những nghệ sĩ mà sự giàu có đã đi cùng tên tuổi như Thành Được, Hùng Cường.
Tuy nhiên, dường như nghề cải lương khi sinh ra đã mang trong mình một nghiệp chướng. Theo ông Tần Nguyên - phó giám đốc Hội Ái hữu nghệ sĩ cải lương TP.HCM, trước đây những người theo nghề cải lương hầu hết không qua trường lớp. Do vậy, mặc dù họ rất có tài năng nhưng khi đã mất giọng, nghỉ hát thì ít có khả năng kiếm sống bằng nghề khác.
Ngoài ra, do đặc trưng nghề nghiệp, người hát cải lương phải đi lưu diễn đây đó, lấy gánh hát làm nhà nên con cái không có điều kiện học hành, tiền bạc cũng không dành dụm được. Nhiều người không thể đem con cái theo gánh hát nên đã phải nhờ gia đình nuôi nấng, thậm chí phải đem cho. Vì thế đến khi về già, do không gắn bó từ nhỏ nên con cái cũng ít gắn bó và chăm sóc cha mẹ đẻ của mình. Những lý do chính này đã khiến đa số nghệ sĩ cải lương gần như “trắng tay” khi vào tuổi xế chiều.
Một đời chưa vợ
Hiện nay, tại địa bàn TP.HCM có khoảng 400 nghệ sĩ cải lương đã giải nghệ đang có cuộc sống nghèo khó, nhiều người đã phải sống lang thang ở các vỉa hè, rạp hát... Ngoài Trung tâm dưỡng lão nghệ sĩ, Hội Ái hữu trợ cấp 70 người với mức 100.000 đồng/tháng, 60 người với mức 5kg gạo/tháng.
Ở tuổi 80, họa sĩ Hoài Nam vẫn còn giữ được dáng dấp thư sinh, nghệ sĩ và khá đẹp trai một thời của ông. Ông già này có đến 60 năm cầm bút vẽ đi theo các gánh hát cải lương và đích đến cuối cùng là khu dưỡng lão này. Ông cười móm mém một cách hiền lành khi nói về chuyện ông chưa bao giờ lấy vợ: “Chú không lấy vợ cũng có cái lý của nó”.
Theo họa sĩ Hoài Nam, ngày còn nhỏ ông đã được chứng kiến cha mẹ mất sớm, sau đó là bảy anh chị em cũng mất nốt. Trong gia đình ông không ai sống được quá 40 tuổi. Do vậy, khi đã học hành xong, đi đây đi đó, ông chỉ nghĩ chắc mình cũng không qua được cái ngưỡng 40 tuổi của gia đình. Những năm tháng rong ruổi đi cùng các gánh hát, xung quanh ông không phải thiếu đào đẹp, hát hay, những cô gái hâm mộ sẵn sàng bỏ nhà đi theo anh họa sĩ tài ba, đẹp trai. Tuy nhiên, ông chỉ dừng lại ở một vài mối tình chứ cũng chẳng kết duyên, cùng ai.
HIẾU LÊ
tuoitre.com.vn
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
saotruc:Không biết vài chục năm sau, khu nhà này có chổ cho anh em Damsan không?
"Để được vào sống ở trung tâm, các nghệ sĩ phải có đủ ba điều kiện: có tối thiểu 25 năm trong nghề sân khấu cải lương, nghèo khổ; không người nuôi dưỡng, không nơi nương tựa và phải có tên tuổi”.
trong 3 điều đấy :
sau 25 năm + có tên tuổi ( có số má )”. anh sáo trúc sẽ được ưu tiên số 1
Ông bạn ơi, làm IT có chút tiền lận lưng, sao anh em mình không góp mỗi người một ít (gom lại chừng vài chai) rồi mua ít quà bánh Tết, anh em mình đem tới cho mấy Cụ ấy. Damsan mình đâu chỉ chú trọng lớp trẻ, mà còn phải biết nhìn về quá khứ. Mình kính lão thì đắc thọ, kính nhi thì viễn chi, còn kính thương đc cái cụ tiền bối cháy hết đời cho nghệ thuật ấy, thì ngày sau nghệ thuật mới còn đường mà phát triển.
Tết này damsan offline hay cà phê cà pháo. Sao chúng ta không mua quà Tết vào off với mấy cụ ấy nhỉ ?
Sức tui làm không nổi vụ này, nhưng mà có đủ 5ng đồng ý là tui làm chủ xị ngay. góp đc 1 chai là đủ mua quà bánh rồi !
Nếu bác nào quan tâm thì hô hào lên nhé ?
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
đăng kí tham gia họat động này với bác hoangtube
traudat:đăng kí tham gia họat động này với bác hoangtubetraudat 200.000 vndanh em nào tham gia thì cứ tiếp tục bổ sung vô nhécông việc cuối cùng là bác hoangtube chủ xị xử lý nhe (tổ chức thu tiền, hoạt động, ..)
công việc cuối cùng là bác hoangtube chủ xị xử lý nhe (tổ chức thu tiền, hoạt động, ..)
Cám ơn anh Traudat ủng hộ !!!
ACE ơiiiiiiiiiii ! ???
Góp đi, còn thíu nhiu tui cover cho đủ....
Nhưng mà tiền không thành vấn đề (ghê chưa!?) Vấn đề là những nghệ sĩ ấy cần chúng ta tới đó, ăn uống chia vui với họ, biết tới họ và nghe họ truyền đạt kinh nghiệm. Đó là cái còn hơn cả tiền bạc với họ !
Anh em ngoài đăng ký tiền, còn đăng ký ngày rãnh nữa nhé ?
CN này, có ai rãnh ko ????
M_H_M: MHM góp thêm 100k nữa. Nhưng tình hình là thứ 7 này MHM đi ké Sáonhua theo đoàn khám bệnh từ thiện ở Đà Lạt 3 ngày sau mới về nên ko cùng mọi người đi thăm đc. MHM sẽ gửi tiền anh Rùa có gì anh Rùa mang lên cho anh.
Vậy là vắng mất 2 thằng, haiz,...hì, 2 bác nỳ cũng biết làm việc tốt nhỉ, đi khám bệnh từ thiện cũng tốt lắm đó. Hai bác vắng mặt mà xem như có đi chứ ko phải vắng hoàn toàn, kolàm ở đây thì làm nơi khác cũng là làm cả !
Tình hình là Lee, Saotrúc, bác Trâudất,...có đi không ?
Tui thì chỉ cần đủ 4 tay (đủ 4 tụ tiến lên) là ...tiến lên liền !
tmd14: 50k+1 ngày
to hoangtube: anh tổng kết lại ,nếu thiếu người em sẽ gọi thêm (đủ chơi xì lác).mấy ngày cuối rảnh nên xung phong làm phụ tá của chủ xị