Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hỏi về KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN

rated by 0 users
This post has 57 Replies | 2 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đúng !!!
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Em xin góp ý thêm một chút về kĩ thuật đánh lưỡi đơn và thêm nốt tô điểm:

Như bác Lee và MHM nói ở trên, đánh lưỡi đơn có thể có nhiều chữ khác nhau như "T" hay "Th" hay gì gì nữa không biết. Đánh các chữ khác nhau là cách để tách tiếng rõ hoặc rất rõ hoặc rõ vừa vừa thôi. Cá nhân em thì không phân biệt ra các chữ như vậy mà chỉ phân biệt là đánh mạnh hay đánh nhẹ. Vậy làm thế nào để biết khi nào nên đánh mạnh hay đánh nhẹ? Cái này nếu haohange muốn tìm hiểu rõ thì cần phải biết qua khái niệm phách mạnh và phách nhẹ trong nhịp, ví dụ như nhịp 4/4 thì phách 1 mạnh nhất, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Lí thuyết thì là như vậy, để áp dụng được thì phải nghe nhạc nhiều và quen, chỉ cần nghe một đoạn nhạc là biết phách mạnh rơi vào đâu mà không cần nhìn bản nhạc (thậm chí nhiều bản nhạc còn viết sai). Muốn chơi hay được thì không những phải chơi đúng nốt mà còn phải chơi đúng nhịp và nhấn vào những chỗ cần nhấn. Vào phách nhẹ mà bạn đánh lưỡi rất to, rất vang thì chắc chắn bản nhạc sẽ không thể gọi là hay rồi.

Còn về nốt tô điểm, đúng như bác rùa nói là không chỉ cách 1 cung hay nửa cung mà còn có thể cách nhiều cung. Em thì phân biệt như sau: luyến và nốt tô điểm. Luyến là những trường hợp mà khi ca sĩ hát họ cũng phải luyến vì cái "từ" (âm hoặc chữ) trong câu hát phải trải từ nốt này sang nốt khác. Nốt tô điểm đối với em thì mình dùng ngay cả khi ca sĩ hát họ không luyến, và thông thường nhất là cách 1 nốt thôi, đôi khi cũng cách xa hơn nhưng em ít dùng.

           Ví dụ như trong bài lòng mẹ, câu đầu tiên: "Lòng mẹ bao la (Rề Fa Sol La)

           Khi ca sĩ hát vào chữ "la" thì thực chất nốt La trải từ Sol sang La, nếu không tiếng nhạc sẽ rất cứng. "bao la" sẽ chơi kiểu như Sol (Sol_la). Nốt Sol thứ 2 giống 1 nốt tô điểm ở chỗ là phải ngắn và chuyển sang nốt La ngay.

           Thế nhưng chữ đầu tiên: "lòng" thì khi ca sĩ hát mình sẽ khó thấy họ luyến hơn chữ "la". Trong thổi sáo mình có thể bắt đầu luôn bằng nốt Rề cũng được, không gây cảm giác cứng như chữ "la" không luyến. Nhưng nếu ta thêm nốt tô điểm Đồ vào thành cụm (Đồ_rê) thì tiếng sáo sẽ mềm hơn nữa.

 Như vậy luyến là bắt buộc, còn nốt tô điểm là nốt "không bắt buộc lắm", như vậy mới có cái tên là "tô điểm". Về kĩ thuật thì 2 cái này khá giống nhau, tác dụng thì đều là làm cho tiếng sáo mềm hơn, nhưng cái khác nhau là tính bắt buộc và sự rõ ràng và trường độ của nốt cần đánh lưỡi. Trong chữ "la" ở trên thì có thể đánh lưỡi vào nốt Sol và ngân một lúc mới chuyển sang La, còn nốt tô điểm Đô thì phải chuyển ngay sang Rê. Cũng chính vì thế mà ở luyến người ta có thể luyến cách rất ra, nửa cung, 1 cung, thậm chí có thể cả 1 bát độ hoặc hơn, nhưng ở nốt tô điểm thì ta nên để cách ít thôi.  Ở trên bác rùa có nói là có thể cách nhiều, em nghĩ chắc bác rùa gộp chung cả luyến và nốt tô điểm vào rồi.

Tất cả những gì em nói ở trên đều là kinh nghiệm do em tự rút ra, không theo sách vở nên có thể không đúng lắm. Các bác khác nếu thấy sai thì sửa cho em nhé!
 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
không thấy sai gì cả.
Đây là kinh nghiệm do Kirinhn rút ra được, tức là không có ai chỉ. Như vậy bác Haohange cứ tập thử xem. Một thời gian sau cũng sẽ rút ra được như Kinrinnh thôi. Chứ đọc lý thuyết nhiều coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Lưỡi đơn xài lúc nào chỗ nào, đây là một thắc mắc triền miên cho người mới tập sáo. Xin góp ý là những anh em mới tập sáo nếu muốn tập lưỡi đơn thì nên chọn những bài tập dành riêng cho lưỡi đơn để tập riêng cho thật thuần thục. Lưỡi kép cũng thế. Nhưng khi đã tập sáo lâu rồi, có trình độ khá rồi thì nên tập về phần hơi để có thể diễn đạt một bài nhạc hay hơn. Thổi sáo cũng như luyện võ, chiêu thức là phần ngọn, nội công là phần gốc. Trong thổi sáo kỹ thuật là phần ngọn, hơi là phần gốc. Kỹ thuật thì cần phải thành thạo nhưng cứ chấp vào kỹ thuật quá thì bài nhạc mà ta thổi sẽ là tổ hợp những note nhạc phát ra theo thứ tự chứ không còn là dòng giai điệu nữa. Anh em nên luyện hơi để có một hơi sáo đầy đặn, tiếng sáo phát ra tròn, mượt là đã khá thành công rồi. Bởi vì đôi khi ta không có điều kiện để học hỏi về phần kỹ thuật nhưng nếu dày dạn về hơi, anh em cũng có thể trình bày một bản nhạc nhỏ, đơn giản, không đòi hỏi về kỹ thuật cũng sẽ rất hay.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lãngtu nói chí phải, đây là cái tui đang cần luyện.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
thế thì chết em rồi, toàn kĩ thuật mà chả có hơi hám gì ráo [:'(]
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Thế thì bác còn hơn em cái kĩ thuật, em chẳng có gì ráo Big Smile.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Đọc một loạt bài viết, mà lâu nay em bỏ qua vì cho là mình đã quá thuần thục kĩ thuật này rồi, nhưng khi thu âm bài nữ nhi tình bác ninja có nhận xét là em đánh lưỡi hơi mạnh, em có thu lại và cũng đánh lưỡi thật nhẹ nhàng, nhưng kết quả không khả quan lắm.

Tuy nhiên em có nhận ra một điểm mới trong kỹ thuật tưởng như rất đơn giản này một điểm lớn có lẽ là lớn đối với em còn các bác chắc phát hiện ra rồi.

sau đây là suy nghỉ của em: khi đánh lưỡi đơn đọc chữ T hay chữ TH để hình dung về kĩ thuật đánh lưỡi đơn thì ai cũng biết nhưng em nhận thấy một vấn đề là khoảng cách từ đầu lưỡi đến môi xa hơn so với cách diễn tả tưởng tượng có hạt bụi ở đầu lưỡi khi đó lưỡi chỉ cần đẩy nhẹ còn môi thì bật hơi ra như thế cũng tạo thành đánh lưỡi đơn nhưng trong trường hợp này đầu lưỡi gần môi hơn

Có thể có bác không để ý về khoảng cách khá bé này, nhưng trong những kỹ thuật như đánh lưỡi kép hoặc đánh lưỡi stacato thì đòi hỏi quá trình đánh lưỡi nhanh và nhiều, khi đó em không cần nói tiếp các bác cung hình dung ra được tầm quan trọng của khoảng cách khá nhỏ bé đó.

Bản thân em đang tập luyện lại cách đánh lữoi đơn với hình thức tưởng tượng này cũng thấy có một vài điểm khác biệt khi hình dung cách tập đánh lưỡi đơn là đọc chữ T, hoặc TH, và khi đánh lưỡi kép thì các nốt nhẩy lên rất rõ ràng nốt phụ trước nghe hơi mờ nhưng giờ cũng đang dần dần hiện lên.

Nếu còn gì sai sót xin các bác cứ góp ý. 

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bác aviaiva có thu âm bài nữ nhi tình ,sao em ko thấy,bác cho em nghe với
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

finaltoheaven:
Bác aviaiva có thu âm bài nữ nhi tình ,sao em ko thấy,bác cho em nghe với

mình pót ở đây nên nhiều người không biết  http://www.mediafire.com/?ebj2mzxemjj

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Bài này em thấy bác thổi hơi chậm quá,thấy nhiều chỗ bác luyến hơi bị điệu quá,và quả thực đánh lưỡi hơi mạnh,nhưng bác đã thổi được cái hồn của bài nhạc. Em chỉ nhận xét thế thôi,đó là quan điểm của một newbie là em,mong  bác lượng thứ
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

finaltoheaven:
Bài này em thấy bác thổi hơi chậm quá,thấy nhiều chỗ bác luyến hơi bị điệu quá,và quả thực đánh lưỡi hơi mạnh,nhưng bác đã thổi được cái hồn của bài nhạc. Em chỉ nhận xét thế thôi,đó là quan điểm của một newbie là em,mong  bác lượng thứ

Cái mà bác nói là luyến hơi bị điệu quá, thực chất đó là một kỹ thuật, kỹ thuật này không có trong sách em gọi nó là kỹ thuật đóng chậm ngón, chỉ giành cho những đoạn nhạc buồn kết hợp rung hơi khi đó nhiều người nghe nhầm thành miết ngón :))

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Cái mà bác aviaiva nói đóng ngón chậm chính là kỹ thuật miết ngón kiểu Trung Quắc đó !

Lúc em nghe bài bác thổi thì không thể lầm được, em tính để lúc gặp anh em trên CVHLD rồi nói luôn, chứ em lười biếng post bài cãi lại bác lắm, nhưng mà sẵn đây post cãi lại luôn !

Em nói bác chạy ngón tốt là phần bác sáng tạo thêm phần dồn ngón trong phần điệp khúc của bài Nữ nhi tình, bác dồn chậm nghe đều và đẹp nên em thấy hay (đâu cần thiết dồn là phải nhanh đâu).

Còn cái kiểu đóng ngón chậm đó em thấy Du Tốn Phát thổi trong bài Hỷ báo, em thắc mắc hỏi bác Lee thì bác Lee cho biết là lão rùa nói đó là miết ngón kiểu Trung Quắc, thành ra bác nói không hề miết ngón là em biết bác xài chiêu này nhưng không biết đó cũng là miết ngón !

Ý kiến em là dzậy, có gì sai mấy bác đính chính dùm em !

Dụng lực đả lực
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
chà,hay quá,các bác có thể chỉ em rõ hơn vè chiêu này được ko
Page 3 of 4 (58 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems