Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hỏi về KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN

rated by 0 users
This post has 57 Replies | 2 Followers

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Còn chỗ cụm dấu luyến thế này thì đánh lưỡi chỗ nào, kéo dài hơi chỗ nào hả các bác?

 

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Hoan hô tinh thần học hỏi tới cùng củng haohange, phải hỏi tường tận như vậy thì anh em mới chỉ chi tiết cụ thể được
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

phiền các bác chỉ rõ cho em ví dụ tiếp nhé!

cái nốt nhạc nhỏ gọi là gì?Ý nghĩa của nó là gì? Và cách thổi nó như thế nào? Đánh lưỡi chỗ nào, kéo dài hơi chỗ nào.

 

 

 

 


多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cái nốt nhạc này sao hơi bị bự, he he, đáng lẽ ra nó phải nhỏ hơn 1 tí chớ nhể, và có 1 dấu gạch chéo lên thân nốt nhạc nữa, ý bác thế phải ko, nếu đúng như thế cái này tiếng anh gọi là grace / cue, tiếng việt tui chả biết gọi sao hết, theo tui biết thì bác cứ thổi lun cái nốt đó nhưng trường độ của nốt đó và nốt sau đó( nốt bự, nốt chính phía sau) bác tính bằng trường độ của nốt sau, chia chác thế nào tùy mỗi miền,  mỗi bài, mỗi hơi, và tùy bác... tui chỉ rõ nhiêu đó, có gì sai mấy bác khác zô chỉ tiếp!
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Chổ nào có chữ T thì đánh lưỡi, còn mạnh nhẹ dài ngắn thì tùy. Note nhỏ hình như gọi là note tô điểm (không biết tui nói đúng hong) còn phân chia trường độ thế nào thì tùy bài, nhưng thường là ngắn hơn note chính.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Em thường xuyên xài nốt tô điểm này, kể cả những chỗ trong bản nhạc không ghi, đương nhiên không phải chỗ nào cũng cho vào, nhưng chắc phải đến 50%. Chẳng biết như thế có gọi là lạm dụng quá không nhưng em thấy tiếng sáo mềm hơn. Những chỗ gặp nốt tô điểm này, em đánh lưỡi vào nốt tô điểm và vuốt (luyến) sang nốt chính. Trường độ thì như bác saonhua nói, thêm nốt tô điểm vào thì nốt chính phải ngắn đi sao cho tổng trường độ bằng trường độ ban đầu của nốt chính, như vây mới không bị lệch nhịp.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

nghe lạ quá nhỉ ? Sao các bác lại thêm bớt được như vậy. Em tưởng bản nhạc ghi thế nào thì chơi thế vậy chứ.

Như vậy ví dụ như:

      muốn thổi nốt Rê, thì đánh lưỡi đơn vào  nốt Đô (nốt phụ) trước rồi luyến sang  nốt Rê (nốt chính).

      muốn thổi nốt Sol, thì đánh lưỡi đơn vào  nốt Fa (nốt phụ) trước rồi luyến sang  nốt Sol (nốt chính)

      v.v.v

Hay nhỉ?

Mấy bác chỉ dùm lại cách chơi những nốt tô điểm này và  cách thêm bớt.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Mấy cái nốt hoa mỹ này rắc rối lắm, em dùng hoài mà cứ sai nhịp, nhưng có nó thì tiếng sáo mềm như bác Kirinhn, còn việc thêm nốt hoa mỹ thì mỗi người tự cảm nâận,haohange thổi thấy hay hay thì thêm vào thôi, không có ai hướng dẫn cho mình hết đó, sau một thờii gian thổi tự nhiên cảm thấy thích thì thêm vào:D.

Về trường dộ thì nốt hoa mỹ không được tính nhịp,nó chỉ vang lên chút rồi thôi, như bác sáo nhựa và Kirinhn chỉ đó

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Như lão rùa thì lão ấy thêm đến tận 80%, như vậy có nghĩa là hầu hết các nốt đều có thể thêm nốt tô điểm vào. Tui thường thêm nốt tô điểm thấp hơn hoặc cao hơn nốt chính một nốt, tùy theo nhạc, ít khi thổi các nốt tô điểm xa hơn, cái này tự nhiên nó hình thành thôi, chơi nhiều thành quen. Ban đầu haohange chưa có thói quen thì cứ thử thêm vào tất cả các nốt, dần dần thấy có cái nào thêm vào mà không hay thì bỏ đi. Lạm dụng nhiều quá cũng không tốt đâu. Về sau khi ngón khá hơn thì còn có thể thêm chùm nốt tô điểm chứ không phải chỉ một nốt tô điểm, cái này tui cũng đang thử nghiệm thôi chứ chưa nhuyễn được, mà chẳng biết có ai khác làm như thế không.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
gặp lão rùa múa cho vài đòn là hiểu ngay ấy mà, hôm nào quay lên vài chiêu giống như hôm anh chỉ giáo em chơi cái đoạn nhanh của bài nhớ về nam ấy, anh cứ chê em chơi cứng ngắc chán èo, chỉ cái vụ thêm 1 nốt, rồi 2 nốt luôn đó... em thấy cái đó xài rất hay, nhưng cũng đúng người đúng việc thôi àh, xài nhiều thì cứ là ẹ lắm...
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Mấy cái này là nghệ thuật, cho nên tùy ý thêm bớt, dĩ nhiên là trong một phạm vi nào đó, chứ viết sao thổi vậy thì trở thành nhạc công nghiệp rồi. Nếu viết sao thổi vậy thì 1 bài chỉ cần 1 người thổi là xong. nhạc là môn nghệ thuật 3 lần sáng tác, người viết, người trình diễn, và người nghe. trong đó người trình diễn và người nghe thì sáng tác khác nhau trong nhiều lần trình diễn cũng như nghe. Còn việc thêm bớt làm nên hay dở, đúng phong cách hay sai ... thì còn tùy, đây lại là một phần rộng lớn và tùy thuộc cụ thể vào từng bài và từng phong cách. Như vậy mới có người thổi hay, người thổi dở, truyền cảm hay vô hồn, lạ hay quen ... nhưng khi mới tập, ta cứ chơi cho đúng trước cái đã.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Theo riêng tui, việc thêm note phụ không nhất định là 1 note, mà có thể 2 -3 note, tức nhiều note. có thể thêm note cách đó vài cung chứ không nhất định là 1 cung hay 1/2 cung. có thể thêm vào đầu hoặc sau note chính và thậm chỉ thêm cả đầu và sau note chính. và việc thêm vào như  thế nào, ví dụ như thêm note phụ rồi qua note chính ngay, hay thêm note phụ rồi tăng hay giảm từ từ qua note chính, hay thổi note chính rồi dừng lại note phụ .. thì đó lại gọi là kỹ thuật, mà phần lớn kỹ thuật này thuộc về ngón.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Thế vậy : cách đánh lưỡi nốt phụ như thế nào?

Có phải là: nếu nốt phụ đứng trước nốt chính thì  đánh lưỡi nốt phụ sau đó luyến sang nốt chính?

                 nếu nốt phụ đứng sau nốt chính thì đánh lưỡi nốt chính sau đó luyến sang nốt phụ?

                 nếu có nhiều nốt phụ đứng trước nốt chính thì chỉ đánh lưỡi nốt phụ thứ nhất rồi luyến sang các nốt phụ còn lại và cả nốt chính?

                 nếu có nhiều nốt phụ đứng sau nốt chính thì chỉ đánh lưỡi nốt chính rồi luyến sang các nốt phụ?

                 nếu trước nốt chính có nốt phụ và sau nốt chính cũng có nốt phụ thì cũng chỉ đánh lưỡi ở nốt phụ thứ nhất và luyến sang nốt chính và các nốt phụ đứng sau nốt chính?

Tóm lại là xem nốt phụ như một nốt bình thường chỉ có điều là trường độ của nó rất ngắn .

Em nghĩ như thế có đúng không thưa bác SAOTRUC cùng toàn thể các bác? Mong cac bác chỉ bảo và bổ sung cho.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Page 2 of 4 (58 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems