Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hỏi về KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN

rated by 0 users
This post has 57 Replies | 2 Followers

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
haohange1984 Posted: 01-21-2008 5:24

 Sau khi xem video "Ky thuật đánh lưỡi đơn" của bác sáo trúc , em có vài thắc mắc sau:

1/ Mọi người cho em hỏi có phải ở bản nhạc nào ta cũng đánh lưỡi đơn ở trên tất cả các nốt không để tách các nốt ra? ( tất nhiên là  trừ các nốt nhạc có dấu luyến).

2/ khi đánh lưỡi đơn thì  luồng không khí trong miệng có bị ngắt không hay vẫn kéo dài hơi và chỉ đọc chữ tờ?

3/ kỹ thuật đánh lưỡi đơn khác với NHẤN HƠI hoặc ĐẨY HƠI như thế nào? Vì em thấy để tách các nốt nhạc nhiều khi em chỉ cần nhấn hơi , hoặc đẩy hơi cũng thấy được.

4/ Và có ký hiệu của đánh lưỡi đơn trong bản nhạc là gì?

5/ Dấu chấm nhỏ đặt trên nốt nhạc là ký hiệu gì vậy hả mấy bác?( ví dụ bản nhạc Lên Đàng trong sách của tác giả Sơn Hồng Vỹ)

6/ kỹ thuật Staccato là gì? Nó thực hiện như thế nào hả các bác? Ký hiệu của nó trong bản nhạc là gì?

7/ Sao em nghe nhiều bản nhạc  thấy họ biểu diễn dường như là không thể phát hiện được họ đánh lưỡi đơn vậy? Có phải là thực ra họ đánh    lưỡi   đơn trên các nốt (trừ nốt luyến) nhưng có nốt đánh mạnh , đánh nhẹ khiến ta không phát hiện ra?

 Trình độ của em còn non nớt, mong các bác chỉ bảo nhiệt tình cho em.

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Xin trả lời vài câu hỏi trong khả năng của tui:

1/ Mọi người cho em hỏi có phải ở bản nhạc nào ta cũng đánh lưỡi đơn ở trên tất cả các nốt không để tách các nốt ra? ( tất nhiên là  trừ các nốt nhạc có dấu luyến).

 Một bài hát cũng có rất nhiều bản nhạc khác nhau, phụ thuộc người viết lại bản nhạc đấy. Cho nên có những chỗ trong bản này thì luyến, trong bản khác lại không thấy luyến. Cho nên người thổi sáo cũng phải tự biết chọn chỗ nào nên luyến, chỗ nào đánh lưỡi đơn. Tuy nhiên nếu bạn gặp bản nhạc soạn riêng cho sáo của các bậc cao nhân rồi thì cứ thế mà thổi theo thôi. 


2/ khi đánh lưỡi đơn thì  luồng không khí trong miệng có bị ngắt không hay vẫn kéo dài hơi và chỉ đọc chữ tờ?

Đánh lưỡi đơn xong thì luồng không khí không bị ngắt ngay mà vẫn được kéo dài theo trường độ của nốt nhạc.

3/ kỹ thuật đánh lưỡi đơn khác với NHẤN HƠI hoặc ĐẨY HƠI như thế nào? Vì em thấy để tách các nốt nhạc nhiều khi em chỉ cần nhấn hơi , hoặc đẩy hơi cũng thấy được.

Khi nhấn hơi hoặc đẩy hơi, người thổi dùng cơ cổ họng hoặc cơ bụng để tạo luồng hơi mạnh ở đầu nốt. Còn đánh lưỡi đơn thì dùng lưỡi để tách tiếng. Nếu bạn tách nốt nhạc bằng đẩy hơi thì tiếng tách sẽ không rõ và không hay bằng.

7/ Sao em nghe nhiều bản nhạc  thấy họ biểu diễn dường như là không thể phát hiện được họ đánh lưỡi đơn vậy? Có phải là thực ra họ đánh    lưỡi   đơn trên các nốt (trừ nốt luyến) nhưng có nốt đánh mạnh , đánh nhẹ khiến ta không phát hiện ra?

Họ có đánh đấy, khi nào bạn phân biệt được nhấn hơi và đánh lưỡi đơn thì sẽ nhận ra. Khi nào có tách tiếng mà không phải dùng đẩy hơi thì chắc là đánh lưỡi rồi. Big Smile

Not Ranked
tiểu cầm thủ

4/ Trong bản nhạc không có ghi chú nào về ký hiệu đánh lưỡi đơn hết, theo mình biết thì chỗ nào không có dấu luyến thì đánh hết,mà đánh mạnh đánh nhẹ dùng làn hơi thu toả sao thì mình không biết, chỉ có thể cảm nhận vào cái hồn của bài thôi.

Kỹ thuật Saccato cũng như đánh lưỡi đơn mà tiếng đanh, gọn, sắc vd nốt Sol: Tol -tol nhanh dùng trong mấy bản nhạc vui tươi rộn rã, như bài Trống Cơm, nốt nào trên đầu có dấu chấm nhỏ là đánh Saccato.Em chỉ biết được nhiêu đây, mà không biết đúng không nữa, mong mấy bác chỉ thêm.

Bác Kirinhn cho em hỏi làm sao khoanh tròng mấy câu hỏi lại để trả lời, với lại làm sao trích những câu hỏi ra trong phần trả lời giống như bác trả lời đó, em bị mù tin học.

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Kirinhn:

4/ Trong bản nhạc không có ghi chú nào về ký hiệu đánh lưỡi đơn hết, theo mình biết thì chỗ nào không có dấu luyến thì đánh hết,mà đánh mạnh đánh nhẹ dùng làn hơi thu toả sao thì mình không biết, chỉ có thể cảm nhận vào cái hồn của bài thôi.

Kỹ thuật Saccato cũng như đánh lưỡi đơn mà tiếng đanh, gọn, sắc vd nốt Sol: Tol -tol nhanh dùng trong mấy bản nhạc vui tươi rộn rã, như bài Trống Cơm, nốt nào trên đầu có dấu chấm nhỏ là đánh Saccato.Em chỉ biết được nhiêu đây, mà không biết đúng không nữa, mong mấy bác chỉ thêm.

Bác Kirinhn cho em hỏi làm sao khoanh tròng mấy câu hỏi lại để trả lời, với lại làm sao trích những câu hỏi ra trong phần trả lời giống như bác trả lời đó, em bị mù tin học.

 

Muốn khoanh mấy câu hỏi đấy lại thì bạn dùng quote (trích dẫn). Nếu bạn chỉ định khoanh 1 lần thì bạn ấn vào nút trích dẫn ở bên cạnh chỗ trả lời. Trong đấy có thể xóa đi những câu mà bạn không muốn trích dẫn. Còn nếu muốn làm nhiều lần như tui thì cũng đơn giản thôi. Đoạn nào muốn đóng khung thì copy vào giữa   " ]quote[ " và    " ]/quote[ ". Chú ý đổi dấu ] [ bọc quanh 2 chữ kia thành [ ], tui phải viết vậy để nó không đóng khung chữ "và". Ở trong ]quote[ bạn có thể cho thêm user="xyz" vào sau chữ quote để biết trích dẫn của ai (xyz là tên nick có bài được trích dẫn). Như thế bạn có thể trích dẫn bài từ chủ đề khác chứ không chỉ riêng trong chủ đề đang trả lời. Và cũng có thể trích dẫn bài của 1 người nhưng lại đề tên của người khác. Ví dụ như tui vừa quote bài của bạn nhưng lại lấy tên Kirinhn. Hehe.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Theo mình thì việc tách note có 4 khả năng sau :

Tách note thật rõ : stacato

Tách note vừa phải : đánh lữoi đơn chữ T

Tách  note mờ : đánh lữoi đơn chữ Th

Tách note thật mờ ( thường gây hiệu ứng xa xăm, huyền ảo, buồn) : nhấn hơi chữ H, có người còn gọi sai là đánh lữoi chữ H

còn T-K là tách note kiểu gì thì mình chưa rõ lắm, hình như kỹ thuật T-K giúp cho việc tách note diễn ra nhanh hơn

Có gì mấy bác chỉ thêm cho em
 

 

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Anh em Damsan cũng tính làm thêm video về Stacato, nhưng chưa có thời gian, tui thì cũng đang bịnh. Chúng ta còn thiếu một số kỹ thuật chưa nói ví dụ như : Stacato, láy ngón, úp môi, rung hơi ...
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
leehonso:

Theo mình thì việc tách note có 4 khả năng sau :

Tách note thật rõ : stacato

Tách note vừa phải : đánh lữoi đơn chữ T

Tách  note mờ : đánh lữoi đơn chữ Th

Tách note thật mờ ( thường gây hiệu ứng xa xăm, huyền ảo, buồn) : nhấn hơi chữ H, có người còn gọi sai là đánh lữoi chữ H

còn T-K là tách note kiểu gì thì mình chưa rõ lắm, hình như kỹ thuật T-K giúp cho việc tách note diễn ra nhanh hơn

Có gì mấy bác chỉ thêm cho em
 

 

Hình như bác Leehonso có nhầm nhọt gì không? trong video của bác sáotruc thì lại nói tách nốt mờ đánh chữ T, tách nốt mạnh đánh chữ TH?

EM CÓ MỘT ĐỀ NGHỊ ĐẾN CÁC BÁC:

KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN LÀ KỸ THUẬT RẤT CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG BẬC NHẤT  TRONG SÁO TRÚC, MUỐN NÂNG CAO ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ CHƠI  SÁO THÌ PHẢI HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NÀY. VÌ VẬY EM XIN CÁC BÁC ĐẶC BIỆT LÀ CÁC CAO THỦ (bác saotruc, MHM, leehonso......sao  chưa thấy lên tiếng NHIỀU nhỉ?) CHỈ BẢO NHIỆT TÌNH HƠN NỮA CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI TẬP SÁO NHƯ EM VỀ KỸ THUẬT NÀY. Các câu hỏi của em ở phần đầu của topic này, mong mọi người xem lại và trả lời giúp tôi

多谢大家

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Bác nên luyện tập một thời gian, lúc đó bác sẽ cảm nhận được nhiều điều hơn, Còn nói lý thuyết thì theo tui thấy bao nhiêu đó cũng đủ rồi, và tui không phải là cao thủ gì cả, mong bác đừng nghỉ như thế và đừng gọi tui như thế.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Đúng rồi đấy, bác cứ tập nhiều thì sẽ cảm nhận dễ hơn. Mọi người thì bảo phát âm chữ T, còn tui thì bảo bác thử làm động tác chúm miệng lại, dùng lưỡi ............. nhổ hạt cơm trong miệng ra ấy, nghe thì hơi thô bỉ một chút nhưng mà khá giống kỹ thuật đánh lưỡi đơn đó, hehe.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Cha kirin phải nói rất giống tui.

Tui cũng chỉ mọi người là giống như mình lừa được cái gì bằng môi và lưỡi dính trong răng rồi phun ra thì lúc đó bắt buộc phải chúm miệng lại thì mới phun được (vì sợi rau hay vụn thịt gì khi mắc kẹt trong răng thì cũng không lớn hơn hột cơm).

Dụng lực đả lực
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Hóa ra từ trước đến nay em tập sai các bác a. Trong bản nhạc  ở tất cả các nốt em đều thổi liền một hơi rồi chỉ bỏ ngón mà không có đánh lưỡi ở các nốt không có dấu luyến ( tất nhiên là trừ những chỗ luyến thì đánh lưỡi nốt đầu tiên) . Em cũng chỉ đánh lưỡi ở những nốt mà cùng cao độ đứng cạnh nhau để tách nốt. Và nghĩ rằng ĐÁnh lưỡi đơn là phải có ký hiệu gì đó trong bản nhạc. Nay em mới biết là ở tất cả các nốt đều phải đánh lưỡi đơn

Cảm ơn các bác nhé. Có bác nào muốn chỉ bảo cho em thêm thì xin tiếp tục nhé!!!

    

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Bây giờ em đưa ra một vài ví dụ. Các bác xem có đúng không nhé và chỉ bảo thêm cho em.

trong đoạn nhạc của bài "Đất Phương Nam" dưới đây phải đánh lưỡi ở các  nốt: thứ 1 (Fa), nốt thứ 2 (Do2), nốt thứ 3 (Re2). Tiếp đó đánh lưỡi  nốt 4 (Re2), và  không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 5 (Fa2)

Đánh lưỡi tiếp nốt 6 (Sol2),  không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 7 (Fa2), đánh lưỡi nốt thứ 8 (La), không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 9 (Do2)

 

 


多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
haohange1984:
leehonso:

Theo mình thì việc tách note có 4 khả năng sau :

Tách note thật rõ : stacato

Tách note vừa phải : đánh lữoi đơn chữ T

Tách  note mờ : đánh lữoi đơn chữ Th

Tách note thật mờ ( thường gây hiệu ứng xa xăm, huyền ảo, buồn) : nhấn hơi chữ H, có người còn gọi sai là đánh lữoi chữ H

còn T-K là tách note kiểu gì thì mình chưa rõ lắm, hình như kỹ thuật T-K giúp cho việc tách note diễn ra nhanh hơn

Có gì mấy bác chỉ thêm cho em
 

 

Hình như bác Leehonso có nhầm nhọt gì không? trong video của bác sáotruc thì lại nói tách nốt mờ đánh chữ T, tách nốt mạnh đánh chữ TH?

EM CÓ MỘT ĐỀ NGHỊ ĐẾN CÁC BÁC:

KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN LÀ KỸ THUẬT RẤT CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG BẬC NHẤT  TRONG SÁO TRÚC, MUỐN NÂNG CAO ĐƯỢC TRÌNH ĐỘ CHƠI  SÁO THÌ PHẢI HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NÀY. VÌ VẬY EM XIN CÁC BÁC ĐẶC BIỆT LÀ CÁC CAO THỦ (bác saotruc, MHM, leehonso......sao  chưa thấy lên tiếng NHIỀU nhỉ?) CHỈ BẢO NHIỆT TÌNH HƠN NỮA CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI TẬP SÁO NHƯ EM VỀ KỸ THUẬT NÀY. Các câu hỏi của em ở phần đầu của topic này, mong mọi người xem lại và trả lời giúp tôi

多谢大家

Bác phải tâp5 nhiều kiểu chứ bác, kỹ thuật đánh lưởi đơn ko phức tạp lắm, kirinh cũng giải thích rõ rồi mà. Sử dụng đánh lưởi đơn đâu phải lúc nào cũng xài một chữ.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Bây giờ em đưa ra một vài ví dụ. Các bác xem có đúng không nhé và chỉ bảo thêm cho em.

 

trong đoạn nhạc của bài "Đất Phương Nam" duoi đây phải đánh lưỡi ở các  nốt: thứ 1 (Fa), nốt thứ 2 (Do2), nốt thứ 3 (Re2). Tiếp đó đánh lưỡi  nốt 4 (Re2), và  không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 5 (Fa2)

Đánh lưỡi tiếp nốt 6 (Sol2),  không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 7 (Fa2), đánh lưỡi nốt thứ 8 (La), không đánh lưỡi mà chỉ kéo dài hơi sang nốt thứ 9 (Do2)
多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Theo bản nhạc thì đánh thế là đúng rồi.
Page 1 of 4 (58 items) 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems