Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hỏi về KỸ THUẬT ĐÁNH LƯỠI ĐƠN

rated by 0 users
This post has 57 Replies | 2 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

finaltoheaven:
chà,hay quá,các bác có thể chỉ em rõ hơn vè chiêu này được ko

ví dụ bình thường mọi người chuyển từ mi xuống rê ( sẽ đóng ngay lỗ thứ 2) nhưng em thì dừng lại một chút khoảng 1/2 độ dài của nốt đó hoặc, 1/4 độ dài của nốt đó rồi mới đóng lại sang nốt rê.


Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
A ra the cam on bac .Vay neu theo bac nịna thi day la ki thuat miet ngon kieu TQ,nhung miet ngon co giong voi vuot ngon ko.Ma theo nhu bac huong dan em co thay miet ngon cho nao dau
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

finaltoheaven:
A ra the cam on bac .Vay neu theo bac nịna thi day la ki thuat miet ngon kieu TQ,nhung miet ngon co giong voi vuot ngon ko.Ma theo nhu bac huong dan em co thay miet ngon cho nao dau

thi em da noi là em không dùng kỹ thuật miết ngón, cũng như vuốt ngón mà

hai kỹ thuật này thường bị lẫn với nhau đó:

miết ngón: ngón tay miết trên một nốt

vuốt ngón: từ đô2 xuống đô1 ta phải đóng mở thật nhanh các nốt từ đô 2 xuống đô 1 

 

 

 

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác aviaiva lại lộn nữa:

Kỹ thuật vuốt ngón hay miết ngón là một: che lấp hoặc hé mở từ từ 1 hoặc nhiều lỗ cao độ. Bài "Khúc nhạc Tao Đàn" có xài nhiều kĩ thuật này

Kỹ thuật lướt ngón hay dồn ngón là một: mở các nốt từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, thường là mở nhanh để diễn tả sự dồn dập, tình cảm náo nức. Điển hình là trong bài "Trên đường chiến thắng".

Dụng lực đả lực
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ninja:

Bác aviaiva lại lộn nữa:

Kỹ thuật vuốt ngón hay miết ngón là một: che lấp hoặc hé mở từ từ 1 hoặc nhiều lỗ cao độ. Bài "Khúc nhạc Tao Đàn" có xài nhiều kĩ thuật này

Kỹ thuật lướt ngón hay dồn ngón là một: mở các nốt từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, thường là mở nhanh để diễn tả sự dồn dập, tình cảm náo nức. Điển hình là trong bài "Trên đường chiến thắng".

cãi nhau với bác vui quá, nói chung là em ít đọc sác nên không biết kỹ thuật lướt ngón, nói chung mấy cái tên gọi hay bị lộn lắm và tóm lại là em vẫn chưa dùng kỹ thuật nào hết trong các kỹ thuật kể trên

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

kirinhn:
Cái này nếu haohange muốn tìm hiểu rõ thì cần phải biết qua khái niệm phách mạnh và phách nhẹ trong nhịp, ví dụ như nhịp 4/4 thì phách 1 mạnh nhất, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Lí thuyết thì là như vậy, để áp dụng được thì phải nghe nhạc nhiều và quen, chỉ cần nghe một đoạn nhạc là biết phách mạnh rơi vào đâu mà không cần nhìn bản nhạc (thậm chí nhiều bản nhạc còn viết sai). Muốn chơi hay được thì không những phải chơi đúng nốt mà còn phải chơi đúng nhịp và nhấn vào những chỗ cần nhấn. Vào phách nhẹ mà bạn đánh lưỡi rất to, rất vang thì chắc chắn bản nhạc sẽ không thể gọi là hay rồi

cái này em cũng thử đánh lưỡi mạnh vào phách mạnh. đánh lưỡi nhẹ vào phách nhẹ. nhưng vẫn không ra cảm xúc của bài đó?

tại sao vậy.? quyển nhạc lí cơ bản có nói:

1 bản nhạc gồm : trường độ, cường độ, cao độ, sắc thái

nhưng trong 1 bản nhạc không có chú thích về cường độ ( trừ nhịp 2-4,4-4... ) chỉ dựa vào nhịp có đủ để  xem đánh lưỡi mạnh nhẹ chỗ nào không ?

giờ em cũng không biết chỗ nào nên đánh mạnh. chỗ nào nên đánh nhẹ nữa ^_^

hay cứ nghe nhiều .. rồi để tự nó đánh mạnh nhẹ theo cảm tính nhỉ?

mong các bác trả lời giúp!!!!!!!!!!!!
 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
baba33:

cái này em cũng thử đánh lưỡi mạnh vào phách mạnh. đánh lưỡi nhẹ vào phách nhẹ. nhưng vẫn không ra cảm xúc của bài đó? 



Hỏi luôn lại bác một câu, thế nào là cảm xúc của một bài nhạc, có lúc tui chơi rất bình thường có những người khen bài tui thổi có hồn, hồn gì nhỉ tui chỉ đang chơi nhạc và sử dụng đúng kỹ thuật áp dụng cho bài đó mà thôi.

Có những bài tui thổi rất tâm huyết, nhưng người nghe lại quá hời hợt và thậm chí họ còn rất ghét tôi mỗi khi tôi thổi sáo. Nhưng có những bài thổi thậm chí còn quyên cả nhạc lý nhưng người nghe lại khen hay, họ mời chào tôi thổi tiếp cho họ nghe.

Có những người lớn tuổi rồi rất tâm huyết muốn vực dậy cả nền âm nhạc dân tộc, như ca trù, như hát xẩm ....

Nhưng đại bộ phận giới trẻ lại lao vào những dòng nhạc nghe rất buồn cười, nếu ai đã từng được nghe bài " một vòng trái đất" rồi thì cũng phải bật cười khi nghe lời bài hát: " yêu em không? anh yêu em; yêu anh không? em yêu anh;  lời nói đó đã đi sâu vào trong tâm trí của anh ...." 

Nghệ thuật là quần chúng, thứ mà bác tạo ra nó phù hợp với người nào thì sẽ được người đó đón nhận, thế nào là hay thế nào là dở em cũng không biết được. Vì vậy bác đừng đỏi hỏi phải thổi cho ra cảm xúc của bài nhạc đó. Bác cứ thổi theo cách mà bác muốn, hoặc chơi lại đúng y nguyên như những gì mình được học thế là đã thành công rồi.



Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
baba33:

cái này em cũng thử đánh lưỡi mạnh vào phách mạnh. đánh lưỡi nhẹ vào phách nhẹ. nhưng vẫn không ra cảm xúc của bài đó?

tại sao vậy.? quyển nhạc lí cơ bản có nói:

1 bản nhạc gồm : trường độ, cường độ, cao độ, sắc thái

nhưng trong 1 bản nhạc không có chú thích về cường độ ( trừ nhịp 2-4,4-4... ) chỉ dựa vào nhịp có đủ để  xem đánh lưỡi mạnh nhẹ chỗ nào không ?

giờ em cũng không biết chỗ nào nên đánh mạnh. chỗ nào nên đánh nhẹ nữa ^_^

hay cứ nghe nhiều .. rồi để tự nó đánh mạnh nhẹ theo cảm tính nhỉ?

mong các bác trả lời giúp!!!!!!!!!!!!
 

Có thể bác 33 đang trong giai đoạn tập đánh phách mạnh nhẹ cho đúng nên vẫn còn bị gò bó, chưa trôi chảy. Bác cứ kiên nhẫn tập thêm một thời gian nữa thì khi thổi chẳng cần chú ý thì hơi thổi ra vẫn đúng độ mạnh nhẹ thôi. Nó giống như khi một người nghe một điệu nhạc, cảm nhận được nó và cơ thể như muốn nhún nhảy theo điệu nhạc.

Còn nếu bác vẫn chưa biết chỗ nào cần đánh mạnh, chỗ nào cần đánh nhẹ thì bác nên nghe nhiều. Không nhất thiết là nghe bài thổi sáo, nghe ca sĩ hát cũng được. Cố gắng chú ý một chút bác sẽ thấy những chỗ ca sĩ nhấn mạnh hơn bình thường. Nếu không thì có thể nghe theo nhịp trống hoặc guitar bass cũng được (tiếng guitar bass hơi khó nhận ra nếu bác chưa quen). Khi nghe quen rồi thì bác chẳng cần nghe theo trống hay guitar gì bác cũng sẽ biết chỗ nào cần nhấn mạnh, chỗ nào cần chơi nhẹ. Tui nghĩ không cần bỏ nhiều thời gian lắm đâu, mở 1 bài nhạc ra, cầm 1 cây đũa, khi nào nghe được phách mạnh thì gõ đũa một cái, dần dần sẽ quen ngay, chắc khoảng 10 phút là được, nhưng phải tập trung nghe một chút.

Còn trong bản nhạc, phách mạnh thường rơi vào nốt đầu một nhịp. 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

thax bác kirin nhiều.

về phách với nhịp em còn yếu lắm Cool  có phải để hiểu được giai điệu cần biết thêm về tính chất các quãng không nhỉ ?

quãng đồng âm, Q1,Q2...

hôm thấy bác rùa gõ nhịp bằng 2 cái thìa. cái đấy tập như thế nào?

em có mượn được 1 cái trống cơm mà không biết xác định nhịp của bài hát để đánh theo. cứ bị loạn tùm lum

em hỏi 2 câu nữa. ^_^

1.ví dụ nhịp 2/4 người ta bảo phách 1 là mạnh. phách 2 là phách nhẹ

nhưng nếu phách đầu là nốt trầm, phách 2 là nốt bổng. vậy có giữ đúng được tính chất của nhịp 2/4 không. tại vì em thổi nốt sau cứ phải lấy hơi thật mạnh mới đạt được cao độ của nó 

2.trong 1 đoạn nhạc. cao độ cứ đi lên dần. vậy thì phân biệt phách 1 mạnh phách 2 nhẹ chỉ là trong 1 ô nhịp đúng không.tức là cường độ của phách nhẹ trong ô nhịp thứ 2 có khi cao hơn cường độ phách mạnh trong ô nhịp 1.

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

 bác tập sáo lâu chưa

em thì không dám tậpmấy chiêu đó Cool  sợ tẩu hỏa nhập  ma quá

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
baba33:

về phách với nhịp em còn yếu lắm Cool  có phải để hiểu được giai điệu cần biết thêm về tính chất các quãng không nhỉ ?

quãng đồng âm, Q1,Q2...
 

 Không hiểu bác nói gì về tính chất cac quãng. Tui chẳng biết quãng đồng âm, Q1, Q2 là gì hết, chỉ cần cảm nhận được khoảng cách giữa Đồ với Rê thì khác khoảng cách giữa Đồ với Mi thôi là được.

 

baba33:

1.ví dụ nhịp 2/4 người ta bảo phách 1 là mạnh. phách 2 là phách nhẹ

nhưng nếu phách đầu là nốt trầm, phách 2 là nốt bổng. vậy có giữ đúng được tính chất của nhịp 2/4 không. tại vì em thổi nốt sau cứ phải lấy hơi thật mạnh mới đạt được cao độ của nó
 

 Độ mạnh và cao độ là 2 cái hoàn toàn khác nhau, không phải cứ nốt cao hơn là mạnh hơn. Nếu bác bị vấn đề đấy có nghĩa là bác chưa kiểm soát được làn hơi, khi gặp nốt cao thì phải cố gắng thổi mạnh hơn. Bác tập dần thì sẽ điều khiển hơi quen, nốt cao vẫn có thể thổi nhẹ,  nốt thấp vẫn có thể thổi mạnh được một cách dễ dàng.

  

baba33:

2.trong 1 đoạn nhạc. cao độ cứ đi lên dần. vậy thì phân biệt phách 1 mạnh phách 2 nhẹ chỉ là trong 1 ô nhịp đúng không.tức là cường độ của phách nhẹ trong ô nhịp thứ 2 có khi cao hơn cường độ phách mạnh trong ô nhịp 1.
 

cường độ phách nhẹ của ô nhịp thứ 2 vẫn nhẹ hơn cường độ phách mạnh trong ô nhịp thứ 1. như đã trả lời ở trên, 2 vấn đề này chẳng liên quan gì đến nhau cả. 

 Mà bác nói chiêu gì khó, dễ tẩu hỏa nhập ma vậy???
 

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
kirinhn:

cường độ phách nhẹ của ô nhịp thứ 2 vẫn nhẹ hơn cường độ phách mạnh trong ô nhịp thứ 1. như đã trả lời ở trên, 2 vấn đề này chẳng liên quan gì đến nhau cả.

 Mà bác nói chiêu gì khó, dễ tẩu hỏa nhập ma vậy???

ý em hỏi là 1 số đoạn nhạc. nó mạnh dần lên. hoặc giảm nhẹ cường độ dần đi ấy. hình như được biểu hiện bằng dấu "<"

nhưng thường thì em chả thấy.

khi thổi 1 bản nhạc thì không biết thổi chỗ nào cường độ mạnh. chỗ nào nhẹ.

nếu theo ý nghĩa của nhịp 2/4 thì chỉ có 2 sắc thái cường độ : mạnh và nhẹ.

nhưng mạnh như thế nào và nhẹ như thế nào.

có phải phách 1 mạnh nào trong các ô nhịp cũng như nhau không \

thax bác 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Có một cách miết ngón theo em là rất hay ví dụ bài "Mục Tân Dân Ca" ,có mấy ông tàu thường thổi chỗ nhạc vô "g g d2 c2d2 f2 b giangs c2 g fg f d dg g>>b giáng c2 c2 d2 f2 g2 ", chỗ luyến g2>>b giáng là thổi miết từ g2 >b2 > b2 giáng(chỗ chuyến b2 > b2 giáng quá nhanh khiến em nghe mãi mới hiểu ra ) ,tiện thể cho em hỏi luôn mình có kĩ thuật nhấp trên một lỗ hoặc nhấp ko đụng lỗ thể note nhạc ngắt ngắt ra 1 tí rất hay , có bác nào thử nhấp ko đụng lỗ mà ko phải trên note mà bên note và đụng vô thành lỗ chưa ,em thấy cũng hay mà lại dễ cho những ai ngón tay chưa vững khi nhấp mà không đụng lỗ , ngặt nỗi là phải biết nhấp vừa chứ mạnh là nó trật lỗ .
Làm sao tìm được bóng gương xưa ? là sao làm sao tìm được mùi hương tà áo em thơm ? Trong xiêm y nào có gì hề ? mà ta hoài tiếc nhớ mông lung .....
Page 4 of 4 (58 items) < Previous 1 2 3 4 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems