Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Tiểu Ngoan Đồng: Thưa các bác ! Hôm nay em cho ra đời sáo nhựa verson 2.0 và 2.1 (cái 1 chấm đã cho làm cán phất trần rồi ).Em làm trên ống đường kính trong 20.Chẳng hiểu tại sao mà thổi 3 nốt sol,la,si 1 thì ngon mà nghe 4 nốt đồ rê mi fa thì cứ như là nó của cây sáo tông khác ấy.Mà nốt si2 thì phải bịt gần hết các lỗ khác mới thổi được.( Em làm sáo sol trầm,lấy số liệu như số liệu của chú Nguyen Tan đã cho,khoảng cách lấy các lỗ từ lỗ thổi được em lấy trước khi khoét,tính theo tâm lỗ )..Các bác chỉ cho em cách sửa với ạ.À mà mọi người cho Tiểu Ngoan Đồng hỏi,làm sáo trên ống nhựa trắng đường kính trong 15,ngoài 20 thì phải dùng kích thước như thế nào ? (trong bảng của chú Nguyen Tan không có loại ống này, mà trên hình các cây sáo của chú thì hình như là có ).Các kích thước khi lấy thì là lấy theo tâm hay theo mép ngoài của lỗ ? Nếu theo mép ngoài thì lỗ của ống này nên rộng bao nhiêu là vừa ? (hai cây em vừa khoét thì thấy là càng khoét rộng thổi âm lại càng dễ ra ,chẳng hiểu tại sao )
Thưa các bác ! Hôm nay em cho ra đời sáo nhựa verson 2.0 và 2.1 (cái 1 chấm đã cho làm cán phất trần rồi ).Em làm trên ống đường kính trong 20.Chẳng hiểu tại sao mà thổi 3 nốt sol,la,si 1 thì ngon mà nghe 4 nốt đồ rê mi fa thì cứ như là nó của cây sáo tông khác ấy.Mà nốt si2 thì phải bịt gần hết các lỗ khác mới thổi được.( Em làm sáo sol trầm,lấy số liệu như số liệu của chú Nguyen Tan đã cho,khoảng cách lấy các lỗ từ lỗ thổi được em lấy trước khi khoét,tính theo tâm lỗ )..Các bác chỉ cho em cách sửa với ạ.
À mà mọi người cho Tiểu Ngoan Đồng hỏi,làm sáo trên ống nhựa trắng đường kính trong 15,ngoài 20 thì phải dùng kích thước như thế nào ? (trong bảng của chú Nguyen Tan không có loại ống này, mà trên hình các cây sáo của chú thì hình như là có ).Các kích thước khi lấy thì là lấy theo tâm hay theo mép ngoài của lỗ ? Nếu theo mép ngoài thì lỗ của ống này nên rộng bao nhiêu là vừa ? (hai cây em vừa khoét thì thấy là càng khoét rộng thổi âm lại càng dễ ra ,chẳng hiểu tại sao )
Chúc mừng bạn đã tự làm sáo nhựa.
Nếu tính verson thì có lẽ bạn phải đến verson 20 trở lên mới có thể thấu đáo trong việc làm sáo nhựa được. Đó là kinh nghiệm cửa tôi. Nhưng có khi bạn có thiên tư thì có thể rút ngắn hơn nhiều .
Cái ống đường kính trong 20 thì bạn không nên làm sáo sol trầm. Nếu làm sol trầm thì nó sẽ bị đúng như bạn mô tả, nó chỉ đúng khoảng 9 đến 10 nốt còn lại thì sai hết. Đường kính đó chỉ dùng cho tiêu đô trầm và rê trầm là phù hợp.
Do đó bạn lấy ống có đường kính trong lớn như vậy mà bạn làm theo bảng của tôi là không đúng. Trong bảng đó tối gọi ống 20 là gọi theo thị trường, đường kính ngoài là 20, chứ không phải đường kính trong. Bạn nên xem kỷ hơn một chút. cách sửa là hãy làm tiếp verson 3 sau khi đọc kỷ lại trước khi làm.
Cái ống nhựa trắngđường kính ngoài 20 thì đường kính trong từ 16 đến 17.5 chứ không có 15 đâu bạn. Chỉ có ống màu xám (ống nước) thì có thể có kích thước đó.
Trong bãng của tôi nêu ở cột ghi ống 20 chính là mô tả ống đường kính ngoài 20, nó có đó bạn ạ.
Khi lấy dấu là lấy theo tâm. Còn kích thước lổ elip , thì bạn khoét 1 chiều 6mm, 1 chiều 8mm, hoặc 7-9. Nếu khoét tròn thì bạn khoét đường kính 8mm.
Vấn đề này đã có trao đổi rất nhiều rồi bạn ạ. Mong các bạn khác thông cảm khi nói lại vấn đề này.
daocongthuan: hihi chú Tân ơi. Cây La trầm với Sol trẫm xài chung kích thước đc không. Theo cháu là 17 ly thì chuẩn hơn đó. Cây rê xài loại 13 đô thì tầm 14>16 thỳ fải. Con toàn làm sáo rê thôi. Mà con góp ý nha. Chú dùng dao không cần bén lắm đi 1 vòng nghiêng gần 45 độ Nhớ đưa nhẹ tay. Cố gắng cho cái lỗ thổi chỗ cây tiêu cho nó chỉn chu hơn 1 tý. Đang tu luyện cách khoét âm trầm. Chắc phát triển theo verson 2.2 cho chắc ăn. Chú tân tặng con 1 cây sáo La trầm để nghiên cứu âm điệu của chú nha
hihi chú Tân ơi. Cây La trầm với Sol trẫm xài chung kích thước đc không. Theo cháu là 17 ly thì chuẩn hơn đó. Cây rê xài loại 13 đô thì tầm 14>16 thỳ fải. Con toàn làm sáo rê thôi. Mà con góp ý nha. Chú dùng dao không cần bén lắm đi 1 vòng nghiêng gần 45 độ Nhớ đưa nhẹ tay. Cố gắng cho cái lỗ thổi chỗ cây tiêu cho nó chỉn chu hơn 1 tý. Đang tu luyện cách khoét âm trầm. Chắc phát triển theo verson 2.2 cho chắc ăn. Chú tân tặng con 1 cây sáo La trầm để nghiên cứu âm điệu của chú nha
Cây La trầm và cây sol trầm có thể dùng chung kích thước về đường kính. nếu làm bằng nhựa, bạn nên chọn ống luồn dây điện màu trắng có đường kính ngoài 20, đường kính trong từ 16-17.5mm.
Góp ý của bạn rất cám ơn ,từ khi có hình đó đến giờ tôi cũng đã tiến bộ hơn nhiều rồi.
Còn việc tặng sáo nếu tặng cho bạn tôi sẽ không làm xuể, vì những người mới tham gia như bạn nhiều lắm. Bạn hãy đóng góp nhiều cho Damsan, cho sáo trúc và cho nhạc cụ dân tộc. Lúc đó không những tôi mà các mod sẽ thi nhau tặng bạn đấy.
Đề nghị 1 chút nha. Giờ chúng ta sẽ chuyển hướng nói về cách làm các loại tiêu và sáo âm trầm nhé như sol trầm,si trầm,la trầm. Cách chỉnh lỗ thổi của tiêu. Vấn đề này các bạn mới tập làm còn nhiều thắc mắc. VD cụ thể là nếu cưa ngang 2/3 lỗ thổi thì vẫn chưa đc mà cần cắt vát thêm 75 độ nữa( nhớ làm mép ăn vào phía dưới thân sáo nhé). Hiện nay ống 16 và ống 20 là phổ biến. Xin nhắc lại các bác là nhớ khoét các note định âm lớn 1 tý. Kinh nghiệm của em: mới đầu hoàn thành đánh dấu các em sẽ xắn 1 miếng nhỏ ngay điểm đánh dấu. sau đó khoét dần ra và từ từ chỉnh. Em xài 1 cây dùi 1 dao mổ. Nếu không có thì có thể xài dao thái và 1 tuavít cũng đc. Chưa quen không nên xài loại dao bén vì có thể trượt dài làm hư ống hoặc là đứt tay. Nhất là khi tỉa 3via nên xài dao có mũi nhỏ. Loại sắc bén quá khi rê tay sẽ có các vân nhỏ chạy theo. Cái thứ 2 là khoét hết 1 lượt các note sau đó chỉnh lại mới chắc. Cái này dễ chuẫn hơn và thẫm mĩ hơn nữa. 1 cây em làm hết 2 giờ mới xong. Tắm cho nó kì cọ xà bông rồi quấn dây nhỏ 502 vào mấy chỗ quấn là xong rồi.
@: Chú tân ơi. Mấy cây sáo trầm các note cách xa nhau vãi. Mới đầu chưa quen tưởng sai hichic.
Các bác làm sáo trầm nhớ khoét to các note và nhớ là tâm vẫn giữ nguyên nha. Over
ống PVC làm vô tư mà bạn, chắc do bạn khoét ống để lại mấy ba vớ nhiều quá nên sáo lên không nổi đó, muốn đo cao độ thì bạn dùng phần mềm này nha :
http://damsan.net/forums/1/22047/ShowThread.aspx
Dạ cháu cảm ơn chú Nguyen Tan ạ.Hôm nay cháu cho ra đời tiếp các phiên bản mới trên ống 13..Thổi lên tiếng của chúng nó cũng không khác sáo trúc là bao ( tai cháu nghe vậy mà)..Nhưng mà cháu không biết có nên tiếp tục làm sáo nhựa nữa hay không.Lý do là vì không biết trong những chất làm nên những ống ấy,khi khoét bụi nó ra va khi thổi thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không (cả hiện tại và tương lai).Cháu thấy trên diễn đàn có nói rằng có một lần offline của anh em miền Nam đã nói đến vấn đề "Thổi sáo có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe".Tuy nhiên,không biết đã có ai nghiên cứu về việc thổi sáo nhựa có ảnh hưởng thế nào chưa. Tiện đây cháu muốn hỏi tất cả mọi người về vấn đề này.
Nguyễn Hồng Phong
Số đt: 0973.820.426
Yahoo!: phonggttn@yahoo.com.vn
Tiểu Ngoan Đồng: Dạ cháu cảm ơn chú Nguyen Tan ạ.Hôm nay cháu cho ra đời tiếp các phiên bản mới trên ống 13..Thổi lên tiếng của chúng nó cũng không khác sáo trúc là bao ( tai cháu nghe vậy mà)..Nhưng mà cháu không biết có nên tiếp tục làm sáo nhựa nữa hay không.Lý do là vì không biết trong những chất làm nên những ống ấy,khi khoét bụi nó ra va khi thổi thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không (cả hiện tại và tương lai).Cháu thấy trên diễn đàn có nói rằng có một lần offline của anh em miền Nam đã nói đến vấn đề "Thổi sáo có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe".Tuy nhiên,không biết đã có ai nghiên cứu về việc thổi sáo nhựa có ảnh hưởng thế nào chưa. Tiện đây cháu muốn hỏi tất cả mọi người về vấn đề này.
Ống luồn dây điện làm bằng PVC, (viết tắt của Poly Vinyl Clorua.). Mở sách hóa học lớp 12, bạn sẽ thấy PVC được dùng trong đời sống rất nhiều. Ví dụ như các XN sản xuất dây điện thì dùng bọc dây điện, làm ống luồn,.... Ở Bình Minh , Đạt Hoà,... thì làm ống dẫn nước. Các ống dẫn nước màu xám trên thị trường hiện nay đều bắng PVC. Do đó, việc độc hại về mặt hoá học thì bạn có thể yên tâm. Còn bụi, thì nó cũng độc hại về mặt cơ học giống các bụi khác thôi.
Còn nói về nguy hiểm, thì khoét nhựa không khéo sẽ dễ gãy dao mổ hơn là trúc đó, dù nhựa có mềm hơn thật.
Còn thổi thì sẽ bị "độc hại" về tinh thần : tức là nghe người khác, phàn nàn, khó chịu. Tôi mới bị một người ở chung cư qua nhà tổ trưởng, đòi báo lên ban quản trị, vì cái tội chỉ có 8 người thích nghe ( kể cả trẻ con), còn 1-2 người không thích, Vậy là đã có chuyện rồi.
Ôi. lại nhớ câu " Trời đất bao la đâu là nơi ta luyện sáo" ( chuyên của tieukiemgiangho và Wow-heron)
Hehe , tranh thủ đang có cuộc nói chuyện qua lại, cũng xin chen chân trò truyện với chú Tân tí.
Trước nhất là .... phản ánh chất lượng sản phẩm. Cây sáo trúc của chú , đưa ai coi người ta cũng khoái vì lên cao dể và nhẹ quá , càng ngẫm con thấy đợt rồi chú bán cho con giá đó thật là quá xá rẻ . Nhờ nó mà con mới tập đc Trên Đường Chiến Thắng .Mấy cây kia lên cũng đc nhưng 1 là con chết vì hết hơi là con chết vì nổ màng nhĩ.
Sau, con lại xin hỏi tiếp về chuyện....khoét sáo. Con có hỏi bên hình ảnh Nhạc Cụ Thành Viên rồi nhưng sợ anh MHM ảnh không vào đọc . Đó là làm sao mình sơn ở trong lòng ống đc hả chú ? con thấy nếu chi kê vào xịt thì nó ko cách chi đều đc.
Sáo Sol trầm, con đã cải thiện đc khoản lên cao độ 3 rồi , cũng mừng. Con định làm thử 1 cây tiêu từ mẫu sol trầm, nhưng ngồi nhìn công thức Bermuli mãi mà vẫn ko biết đc cái đầu thổi nó phải cách lỗ bấm gần nhất là bao nhiêu . Sáo Đo sang tiêu Do, chú có dặn là đẩy lỗ thổi lên 10cm, nhưng con ko biết Sol trầm thì thế nào nên đành đẩy đại lên.....15cm rồi lùi dần xuống từ từ , Nhưng hình như 15cm là thiếu rồi . Nếu chú có số đo sẵn cho tiêu Sol trầm thì tốt quá, cho con xin với ạ, thực nghiệm riết chắc cũng ra nhưng....tốn quá
Cám ơn về phản ánh chật lượng của bạn. Tôi cứ nhớ tôi còn nợ bạn cái gì đó mà vẫn chưa thực hiện được. Sắp tới phải làm thôi. Thời gian tôi rất ít cho việc sáo tiêu. Bạn thông cảm.
Còn lòng ống sáo chủ yếu bạn phải đánh nhiều vào, sơn chỉ là công đoạn thêm vào cho đủ. Hiện nay tôi cũng kê và xịt vào đó thôi chứ chưa có cách hay hơn. Tôi đã thử dùng muổng đổ sơn vào rồi, nhưng như thế nó nhiều quá và tốn sơn rất nhiều.
Còn làm tiêu thì bạn làm vậy là đúng rồi, nhưng đơn vị thì hình như bạn viết nhầm phải không? là mm chứ không phải cm. Tôi cũng hay nhầmchuyện này. Bạn dời lên 15mm, rồi thử tune-e, nêu bị thấp thì cắt thêm 5mm, nữa, nhựa dễ cắt mà, đâu có gì phải tốn. Cái này là kinh nghiệm chứ tôi cũng không có sẵn.
Để tiện cho việc thử, bạn nên khoét lổ thổi và 1 lổ cthấp nhất trước, rôi hãy khoét các lổ khác sau.Hãy mạnh dạn mà làm.
Mong bạn chế được tiêu.
Dạ, con làm xong rồi. Cứ lùi , lùi mãi , cuối cùng hóa ra là ngang nút chặn của cây sòl. Lần đầu trong đời khoét đc 1 món ưng ý mà lại là 1 cây tiêu , khoái hết sức
Đúng là ống nhựa đem khoét tiêu dể hơn sáo quá xá . Sau này có ống 20 con cứ chỉ khoét tiêu sòl thôi
Tiêu Sòl F1 chụp cạnh Sáo Do của anh LHS ( Chỉ dài xấp xỉ 1 cây sáo Do, thật tiện, mặc dù âm ko trầm như mấy cây dài, khó giết người hơn)
híp me. Sao làm cái lỗ thổi của cây tiêu khó dữ vậy trời. khoét giống lỗ sáo cắt 2/3 chỉnh qua chỉnh lại thổi hoài toàn nghe xì xì. Mình thổi sao nó mới kêu vậy ta. Giờ hỏi lại câu này là mất kiến thức căn bản quá rồi. Híc! làm sáo mãi mà tiêu thỳ chưa ra đc cái nèo ngon lành. Ai nói rõ hơn về cách khoét cái lỗ thổi giống mấy cây của Chú Lee ý tiện nói lun kiểu thổi của nó luôn. Cây này em làm tiêu nhựa chưa dám phá trúc.
Tiện đường cho em hỏi. Cây lò ô trong Bình Phước nhiều quá trời em thấy nó cũng giống như trúc ý. Cái này làm tiêu sáo chuẩn không vậy ta. Nếu đc em khai thác số lượng lớn trên rẫy nhà em nhiều vô số. Ai mún pi em em gởi hàng cho. Nói trước là bao giờ nó khô đã nghen.
Chắc do bận quá nên MHM không xem chi tiết và nhớ hết các bài viết.
Về vấn đề sơn lòng trong thì đúng như chú Tân nói, sơn chỉ là phụ đánh lòng trong mới là yếu tố quan trọng quyết định. Khi đánh bớt các xớ dọc trong lòng ống trúc thì hiệu quả tiếng sáo vang và dể thổi cải thiện hơn hẳn. Còn xịt sơn thì phải xịt nhiều lớp mới có tác dụng, chứ xịt 1 lớp mỏng cũng ko thay đổi gì mấy. Sơn thường xài là loại sơn bóng trong suốt dạng bình xịt giá khoảng 22k ( xài đc 5 cây ) Nếu sáo sơn màu khác thì lấy màu đó xịt bên trong. Bí quyết xịt cũng rất đơn giản: lấy keo trong dán kín 1 đầu, xịt vào đầu còn lại sao cho sơn đọng lại nhiều ở đầu dưới. Sau đó hướng ra phía ánh sáng để thấy đc lòng trong là xoay đều tay sao cho sơn phủ đều bên trong. sau đó dựng đứng để khô lớp đầu. Lúc đó sơn đọng lại ở đầu dán keo rất nhiều đủ để làm đi làm lại nhiều lần thành nhiều lớp khác nhau. Mỗi lớp cách nhau từ 15>30 phút. Sau khi thấy bóng bên trong gở keo ra đem phơi nắng 1 ngày hoặc để khô sơn lại và bám chặc bên trong. Sau đó thì tiến hành khoét sáo.
daocongthuan:híp me. Sao làm cái lỗ thổi của cây tiêu khó dữ vậy trời. khoét giống lỗ sáo cắt 2/3 chỉnh qua chỉnh lại thổi hoài toàn nghe xì xì. Mình thổi sao nó mới kêu vậy ta. Giờ hỏi lại câu này là mất kiến thức căn bản quá rồi. Híc! làm sáo mãi mà tiêu thỳ chưa ra đc cái nèo ngon lành. Ai nói rõ hơn về cách khoét cái lỗ thổi giống mấy cây của Chú Lee ý tiện nói lun kiểu thổi của nó luôn. Cây này em làm tiêu nhựa chưa dám phá trúc.Tiện đường cho em hỏi. Cây lò ô trong Bình Phước nhiều quá trời em thấy nó cũng giống như trúc ý. Cái này làm tiêu sáo chuẩn không vậy ta. Nếu đc em khai thác số lượng lớn trên rẫy nhà em nhiều vô số. Ai mún pi em em gởi hàng cho. Nói trước là bao giờ nó khô đã nghen.
Bác ở khúc nào vậy? chỉ chổ mình đến nhà đc ko? Gì chứ máu tìm tre trúc lắm, đến mình chỉ luôn cho cách khoét tiêu. YM cho MHM nha : nguyentrando_at
Bữa trước mò xuống Bình Phước mà không biết chổ nào có tre trúc, may quá hôm nay có bác nhờ bác làm hướng dẫn viên luôn. Hè hè