Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Làm sáo nhựa.

rated by 0 users
This post has 320 Replies | 18 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
saonhua Posted: 01-15-2008 10:05
bác nào có hứng thì đọc sơ qua rồi về tự chế, cái này cũng dễ ẹc, nhựa tui chưa làm nhưng thấy chả có gì khó khăn, làm đồ chơi cho con nít thì được, hỏng biết thổi ra thì thế quái nào, nhưng bảo đảm là dom ẹc....post chơi cho mấy bác ngồi đọc tiếng anh!















You can make a functioning flute like this from a couple of plumbing materials found at your local hardware store. The design is based on the Native American style flute.

These instructions will show you how to make your own personal instrument that suits the size of your hands.

Like the traditional Native American flute, yours also does not need to be tuned to any standard musical scale or to any other musical instrument.

 












 

What you need

- A saw for cutting the pvc pipe and wood

- A pencil for marking where to drill and cut

- Files for shaping the pvc pipe

- A drill and bits for making the sound holes

- A piece of 3/4" wood dowel

- A 1/2" to 3/4" pvc adapter

- A length of 3/4" pvc pipe

- Sand paper for touch-ups

Also include a variety of odds and ends to decorate your flute to suit your own taste. This may include coloured tape, acrylic paints, bits of yarn or string, beads, feathers, magic markers, or adhesive decals.

 

tools

safety

 
wind direction

 


Before you begin

Take a look at this diagram. It shows what the piece of wood dowel, the pvc adapter, and the pvc pipe will be used for.

It also shows the passage of wind from your breath, starting when you blow into the pvc adapter mouthpiece.

 

 
forearm


Making your own flute

Start by cutting a piece of 3/4" pvc plumbing pipe the length of your forearm, from your elbow to the tip of your longest finger.

A saw works fine to cut the PVC pipe.
big file


Flatten about 4 centimetres of the pvc plumbing pipe on one end.

This can be done with a flat file and sandpaper.

little file


Drill a 1/4" hole right at the end of the pipe.

Then drill two 1/8 inch holes side-by-side for a rectangular hole which you will make using the small file. This rectangular hole should be about 3/16" X 5/16".

These two holes must be made through the flattened area.

pencil mark


Measure and mark where the five finger holes will go in your flute.

The diagram below shows where each of the finger holes should be drilled. The placement of finger holes on your flute will be personal and the resulting musical scale will be your personal musical expression.

The diagram below illustrates one method of deciding where to drill the finger holes.

 
fists

 

drill


Use the 1/4" drill bit to make the finger holes.

cutting




Cut a short piece of 3/4" wood dowel to use as a plug for between the first two flute holes. Then push the plug into the pipe.

You might need to sand the wooden plug just a little bit if it is too tight to shove into the pipe.

 

 
pvc adapter

 

Push the PVC adapter in place over the blow end of your flute.
 
Personalize your flute

Decorate your flute in a way that is meaningful, as you think about a certain person, place or thing in your life that is special to you.

A variety of craft materials are suitable for flute decoration.




 

 

advice
 
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Hay,hay lắm,đọc xong thấy rất thú vị.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Nhân đây chia xẻ chút ít kinh nghiệm cho những ai muốn làm sáo. Không biết có ai có có cùng ý nghĩ như tôi không. Tôi có ý muốn là, những người thổi  sáo, ai cũng biết làm sáo, rồi chỉ cho người cùng sở thích, để họ có thể tự làm cho mình một cây vừa ý. Rồi sau đó, lại lan rộng ra,  vì nó dễ làm, vì nó có thể làm bằng những vật liệu và phương tiện đơn giản. Biết đâu, chính vì dễ làm mà phong trào thổi sáo  lại dễ lan rộng.

Sáo nhựa dễ làm vì nhựa mềm, dễ khóet, có thể dùng dùi, dùng dao, dùng khoan,… Quan trọng là các nốt  phải chuẩn theo âm giai tây phương và thổi được các nốt cao như Do3, re3, mi3, f a3 … .

Khi khóet nhựa, không sợ tét ống như trúc. Vì trúc có thớ dọc, rất khó khóet, chỉ những người dày công nghiên cứu và có kinh nghiệm mới không bi tét . Có khi phải cột trước khi khóet .

Những bạn  mới tập, thường có xu hướng dùng  sáo  rẻ, mà ở ngoaì thị trường thì sáo rẻ lại không chuẩn ( không hiểu tại sao, thật là tiếc cho họ và cho những ống nứa). Vậy nên, nếu có thể tự làm là tốt nhất.

Sau đây là những hiểu biết và kinh nghiệm của tôi về việc làm sáo nhựa ( việc  này tôi có nói một lần rồi, nay tiện đây xin phép nói lại):

Vật dụng :ống luồn dây điện bằng nhựa (đường kính 16, nếu có đường kính trong 13 là tốt nhất), một lưỡi cưa, 1 con dao mũi nhọn, thước đo, giấy nhám, mút hoặc nút bần và vài cái lặt vặt khác. ( Nếu có khoan thì lổ sẽ đẹp hơn)

-          Đầu tiên cưa ống khỏang 45 -50cm, khóet 1 lổ thổi  cách 1 đầu khỏang 7-15cm ( không cần chính xác), đường kính lổ thổi :8-9mm. Gắn nút chặn ( bằng mút hoặc bần) cách 5-7 mm.

-          Dùng công thức Bernuli để tính khỏang cách chiều dài lổ đầu tiên và xa nhất , gọi L là  khỏang cách tính từ nút chặn đến lổ này :

                                     L= v/2n.

trong đó  : v  =  vận tốc âm thanh = 330m/giây 

                 n  = tần số của âm ( do= 523, re=587, mi=659, fa=698, sol=783, la =880, si =988,…) , nếu âm ở bát độ cao hơn hoặc thấp hơn thì chia 2 hoặc nhân 2.

-         Ví dụ sáo do n= 523 thì lúc này L=315 . Khóet lổ thứ 2 cách nút chặn khỏang 315mm, tức là cach lổ thổi khỏang 310mm.  Đường kính =8mm,. Các lổ định âm nên có đường kính bằng nhau và bằng 8mm . Nếu nhỏ quá sẽ khó lên do3, nếu lớn quá, khi thổi sẽ tốn  hơi rất nhiều.

-         Đem vào máy tính, mở tune-e , thổi (trong trang web nay có hướng dẫn cách sử dụng Tune-e), thấy đúng nốt do rồi thì khóet tiếp  lổ thứ 2, nốt re, nốt thứ 3 nốt mi,… bằng cách tính : cứ âm cách nhau l cung thì có chiều dài bằng 8/9 lỗ sát đó ( ví dụ nốt re =8/9 của 315=280), còn nữa cung thì bằng 15/16 ( các bạn quan sát sẽ thấy 2 nốt mi và fa ở sát nhau hơn các nốt khác.

-         Mỗi lần khóet xong, thử lại bằng Tune-e. Có sai thì dùng băng keo bịt lại khóet lổ khác , rồi dùng Tune-e thử tiếp. Khỏang cách tính tóan là tương đối, nên phải dùng tune-e mới chắc chắn.

-         Các lổ sau, khóet dần về phía lổ thổi, theo cách tính và cách thử như trên. Nếu khéo tay thì khóet lổ bầu dục, Lưu ý, cao độ của nốt bị ảnh hưởng do khỏang cách ở biên lổ về phía lổ thổi, do đó muốn không bị sai âm khi khóet từ tròn qua bầu dục thì khóet về phía đuôi  sáo ( phía cách xa lổ thổi)

-         Sau khi xong  1 cây sáo  chuẩn rồi thì các cây sau cứ áp kích thứơc mà khóet cho đở tốn công sức.

-         Chiều dài ống sáo, theo nguyên lý trên, thì sau khỏang cách 315 mm là không cần thiết về mặt âm thanh nữa, có thể cắt bớt, thường thì người ta để dài cho  cân đối với đầu kia của sáo. Và sau lổ này, nếu không cưa bớt  thì phải khóet thêm 1 số lổ nữa để hơi thóat ra kịp,  thì nốt do mới dễ kêu, khỏang cách các lổ này  không nghiêm ngặt.

-          Nếu muốn làm sáo re,… sáo sol cao hay sol thấp...  thì cứ sử dụng công thức trên. Sáo càng thấp thì chọn ống có đường kính càng lớn.

.

Ở ngoài thị trường, các sáo trúc đang bán cở 20-30 ngàn trở xuống là sáo không chuẩn theo âm giai tây phương, không nên mua ( Không biết làm sao, những ngừơi này có thông tin để cải cách cho sáo họ  được chuẩn  hơn, anh em mê sáo yên tâm  hơn khi mua).

 

Sau này, khi bạn đã thổi hay rồi thì kiếm mấy cây hay hơn bằng  trúc của MHM, Leehonso… Sáo của mấy bạn này thì bằng trúc và rất  chuẩn. Có tíên hơn nữa và không dứt được nghiệp sáo, thì mua mấy cây cùa thầy Trần Thanh Trung, chân cầu Thị Nghè (hình thức rất đẹp, nhưng giá cao).

 

 Vài dòng chia xẻ cho những người đam mê, vô Damsan này tôi học được nhiều thứ, trong đó cái món Tune-e và công thức Bernuli  rất là hiệu quả.

Sau khi có Tune-e thôi đã thử khóet thêm mấy cây tiêu bằng nhựa PVC, tiếng của nó còn vang hơn tiếng tiêu bằng gỗ cẩm lai.

Hiện nay tôi mới khóet xong  mấy cây tiêu nhựa :

-         Cây tiêu ống nhỏ (đường kính ngoài ống =16, để có nốt  ngang với sáo): thổi được 2 đầu : một đầu thổi tông đô, một đầu thổi tông si , bắt chước các bạn, đặt tên cho nó có vẻ, là  Song âm tiêu ,

-          2 cây tiêu trầm là  Rè và  Dò chưa biết đặt tên. (đường kính ngoài ống = 25)

-          2 cây tiêu Sòl và Là dùng để thổi phụ họa ngâm thơ. đường kính ngoài ống = 20)

-         1 cây bằng nhôm 9 làm bằng ống nhôm của máy nước nóng.

-         Tôi cũng có thử khóet 1 cây tiêu bằng nhựa XLPE ( lọai ống dùng cho máy nước nóng)  hình thức thì đẹp hơn, dày hơn, nhưng tiếng nó bị đục, có lẽ do nhựa lọai này không vang như ống bằng PVC ( PVC cứng, giòn hơn XLPE ).

-         Đang dự định làm 3 cây , khóet theo âm giai ngũ cung của 3 miền để chuyên thổi ngâm thơ phụ họa cho cách ngâm của 3 miền. ( chưa thành công)

-         Lưu ý khi khóet tiêu thì khỏang cách lổ thổi phải xa hơn sáo môt chút, nếu không thì âm sẽ bị thấp hơn khỏang nữa cung. Cũng dễ hiểu, vì  chính ra, theo công thức là tính từ nút chặn chứ không phải lổ thổi, nên khi qua tiêu phải tính từ vị trí đặt môi, do đó lổ thổi phải xa hơn sáo.

 Tiếng tiêu nhựa thì giống tiếng sáo gỗ hơn .  Còn cây tiêu bằng nhôm thì âm sắc nó có khác . Nếu có thể, thì offline lần này tôi sẽ đem theo để các bạn cùng tham khảo.

 

Ngoài ra, ở  Damsan tôi còn biết có mấy tay làm tiêu, sáo rất cực kỳ :

- Hôm trước, khi offline với Kirinhn, bạn MHM có tặng tôi 1 cây sáo trúc, hơi cong nhưng rất chuẩn. Hình như bạn ấy đang chuẩn bị cho dòng sáo F3.

- Rồi, vừa rồi tôi có tặng Leehonso 1 cây sáo sol thấp, bằng nhựa, bạn ấy về sửa lại lổ, quấn dây, rồi tặng lại tôi. Quả là 1 trời 1 vực. Tôi không khéo tay, nên khi nhận lại cây sáo nhựa thấy như không phải do mình khóet, mà lại lên do 3, re3 dễ dàng nữa.

- Còn một tay làm tiêu cực kỳ nữa là bạn Sáo nhựa, hình như mấy cây tiêu 1 đọan trong Damsan đều là do bạn ấy làm.

Bạn nào có đam mê nghiên cứu làm tiêu, sáo thì trao đổi với các bạn ấy. Tôi nghĩ để có được kỷ năng, kinh nghiệm làm được những cây sáo chuẩn đó, họ  hẳn phải  tốn nhiều tâm huyết, thời gian và tiền bạc, công sức và trên hết là lòng đam mê.

- Mà nữa, hình như thổi tiêu còn dễ hơn thổi sáo nữa đó. Các bạn thử xem.

Và cuối cùng, mong muốn ai cũng biết sáo, đam mê sáo, thổi sáo, làm sáo để nhạc được thổi bằng sáo phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc hiện nay. Nhìn cách người ta thổi, cách người ta dạy, xem số lượng người ta biểu diển trên mạng … sao mà cứ có cái mong muốn nước mình sau này, đến luợt các bạn, ít ra, cũng được như vậy.

 

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
bác Nguyen Tan thiet có lòng yêu sáo ,nghe mà cảm động
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Hôm truớc có hứa làm cho bác Tân 1 cây tiêu mà chẳng mua đâu được ống nhựa, tìm mãi chỉ có loại bé xíu...không làm được, thất hứa, hổ thẹn quá...........
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Cám ơn bác Nguyen Tan nhiều lắm. Em rất cần bài này.

Nhân tiện, nếu bác rãnh có thể viết thêm 1 bài làm tiêu đc ko . Nói ra xí hổ chứ bé đến giờ em chưa thấy cây tiêu thật ngoài đời bao giờ. Ra mấy chổ bán nhạc cụ, hỏi tiêu nó toàn đưa sáo dọc . Em muốn thử tập tiêu mà ko có tiêu để tập . Nếu có cách làm thì hay quá.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

@ Branchtell :Làm tiêu còn dễ hơn làm sáo, vì không phải làm nút chặn. Nút chặn mà không kín hoặc không đúng vị trí  thì âm sẽ lạc, không đúng theo bộ âm giai phải đi.

Dựa vào công thức, bạn sẽ thấy rằng , các lổ khóet y như sáo, riêng lổ thổi khóet xa hơn  khỏang 10cm,( đối vời tiêu do thường), tức ngang vị trí nút chặn, vì môi của mình sẽ đặt vào đó. Cưa ống ngay lổ thổi này. Để cho dẹp thì khóet trước, cưa sau, còn khéo tay thì cưa trước hay sau, sao cũng được. Còn đầu kia, về mặt âm thanh thì xa hơn lổ thứ 7 là không cần thiết, nếu để dài cho tiếng tiêu âm u và hình thức cân đối, thì phải khóet các lổ thóat hơi.

Nhìn xuyên 1 ống tiêu , bạn sẽ thấy nó trống rỗng từ đầu tới cuối.

Còn làm tiêu trầm hơn, tức là ống thiều hay động tiêu, thì bạn cứ áp dụng công thức Bernuli, lúc này để có âm trầm hơn một bát độ, thì bạn nhân đôi chiều dài lên.

 Nếu đi off đợt này bạn sẽ thấy, nó đơn giản vô cùng.

@ Sáo nhựa : Quên chuyện đó đi bạn ạ, tôi đã mày mò vọc hết cả rồi. Nay nhờ bạn chuyện khác :  bạn làm cho tôi 2 cây tiêu do và re bằng trúc. Mong có sớm.

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
-Theo MHM thì làm tiêu khó hơn làm sáo rất nhiều, để ra được một cây tiêu có âm thanh tốt , chuẩn thì phải chọn lựa và xử lý rất kỹ. trung bình thì 10 cây tiêu ra thì có 3 cây ngon.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bạn hiểu khác ý tôi rồi, ở trên là tôi nói về cách làm tiêu nhựa, nên việc xử lý, chọn lựa như cách làm tiêu bằng trúc là không có, nên nó đơn giản hơn. Không sợ bị những nhựơc điểm như trúc như :đường kính không đều từ đầu đến cuối, trúc chưa khô hết dễ bị co ngót, dễ bị tét theo thớ dọc,...

10 cây tiêu bằng nhựa, khóet gống nhau sẽ được cả 10 và có âm hòan tòan giống nhau.

 Âm chỉ hới khác nhau khi dùng ống nhựa của các hảng khác nhau. Ví dụ : ống cua Clipsal dày hơn, nên âm chắc hơn và khỏe hớn âm trên ống của SP.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Tôi xin có một số chia xẻ, mang tính chủ quan, bổ sung cho cách làm sáo nhựa ở trên, Những thông tin này có được qua thu thập được trên mạng, qua suy nghĩ tìm hiểu, và qua kinh nghiệm như sau :

1.Tìm hiểu công thức Bernuli

Gọi tần số là n. Theo định nghiã âm chuẩn quốc tế  ta có n của các nốt như sau :

Tần số của các nốt ở các bát độ  cách nhau 1 quãng 8. (đơn vị là Hz).:

Nốt  - ký hiệu

n ở bậc 2

n ở bậc 3

n ở bậc 4

n ở bậc 5

Do  - C

65,4064

130,8128

261,6256

523,2511

Re   - D

73,4162

146,8324

293,6648

587,3295

Mi    - E

82,4069

164,8138

329,6276

659,2551

Fa   -  F

87,3071

174,6141

349,2282

698,4565

Sol  - G

97,9989

195,9977

391,9954

783,9909

La  -  A

110

220

440

880

Si   -  B

123,4708

246,9417

493,88

987,7666

Để ý sẽ thấy rằng, cách nhau 1 bát độ, thì các nốt có số là bội số nhân 2 hoặc ước số chia 2 của nó. Để ý này sẽ có liên quan đến số 2 ở công thức Bernuli.

Theo lý thuyết sóng nói chung và sóng âm nói riêng thì tần số (n)được định nghĩa là số dao động trong 1 đơn vị thời gian (giây):

                                    n  = 1/t

Trong bảng trên, các số đó chính là n.

Chúng ta đã biết, công thức tính chiều dài khỏang cách là:

Chiều dài đọan đường = vận tốc  x  thời gian.

Gọi L = chiều dài, v= vận tốc, t= thời gian, ta có :

                                    L  =  v*t

Thế n =1/t ở trên vào, lúc này ta có :

                                    L  =   v/n.

Đây chính là công thức Bernuli, chưa có số 2 ở mẫu số.

Còn số 2 : do các tần số cách nhau 1 bát độ là bội số nhân 2 hoặc chia 2, nên số 2 ở đây, theo tôi là không cần thiết, nó chỉ có tác dụng khi áp vào cách tính chiều dài cho tiêu trầm và tiêu cao. Do đó, trong công thức Bernuli tính cho các lọai họ sáo, số 2 là không cần.

2. Cơ sở của các số 8/9 (cách nhau 1 cung) và 15/16 (cách nhau 1/2 cung):

Trong công thức Bernuli,  L= v/2n, khi n khác nhau thì L sẽ khác nhau.

Gọi Ld : là khõang cách chiều dài của nôt đô, nd là tần số của nốt đô.

       Lr :  là khõang cách chiều dài của nôt  re, nr là tần số của nốt re.

ta có :

  Lr/Ld  =  nd/nr =  523/587~ 8/9

Tương tư cho các nôt cách nhau nửa cung ,Dễ dàng thấy rằng chia tần số của nôt mi cho nốt fa sẽ có tỷ số gần đúng 15/16.

3. Âm bồi trên sáo:

a.- Trong quá trình hơi đi từ lổ thổi đến lổ định âm, lực đẩy được tạo ra do luồng hơi sau dẩy luồng hơi trước, khi gặp lổ sẽ phát thành âm như công thức trên. Điều kiện dể có được âm thực  là các dòng hơi trong ống phải đi song song với nhau, đủ và chỉ đủ cho 1 lổ. Điều này chỉ có được khi ống có đường kính phù hợp và lực đẩy phù hợp tương ứng. trong thực tế điều này khó làm được, ngoài việc hơi thóat ra lổ chính tạo thành âm chính, luợng hơi còn dư thóat ra tiếp các lổ còn lại phía dưới theo cách ngẫu nhiên, tạo thành  âm bồi.

b.- Nếu ống bị nhỏ mà lực đẩy lớn, chuyển động song song của dòng hơi sẽ  tạo thành chuyển động xóay, lúc này âm bồi được tạo ra theo kết cầu ngẫu nhiên của ống.

Ví dụ : ống có đường kính 17-18, nếu khóet tiêu do trầm thì khi thổi, xu hướng không ra được nốt do mà ra các nốt sol cao , … ( thử bằng Tune-e).

4. Nốt do thấp khó thổi hơn các nốt khác và khi nhúng nước thì sáo dễ thổi hơn :

- Cấu tạo lòng ống trúc, các ở các miền  khác nhau thì độ trơn láng có khác nhau. Lòng ống nứa cũng khác lòng ống trúc… Nhất là các ống có lòng trong không bằng phẳng, trơn tru, hoặc trong qua trình chế tạo sáo, các ba via của trúc, nhựa còn sót lại ở các lổ ở trong ống.

Khi thổi nốt do thấp, theo thông thường thì phải thổi nhẹ lại, nhưng vì  lực nhẹ quá, hợac gặp ba via hoặc các mấp mô, sần sùi trong lòng ống, thì lúc này, dòng hơi sát thành ống sẽ bị ma sát, thắng cả lực đẩy, còn dòng hơi ở giữa ống ít  bị ma sát hơn, lúc này các dòng hơi tổng thể sẽ chuyển từ dạng chuyển động  song song thành chuyển động xóay, gây xáo trộn các chuyển động của dòng hơi. Hơi đến lổ của nốt do không còn đúng hoặc không đủ nên âm không còn đúng nữa. do đó để thổi âm do thấp cho dễ phải tạo cho lòng ống trơn tru.

 - Điều này cũng giải thích được việc : khi  lấy sáo nhúng nước hoặc tưới nước trong lòng ống, thì âm nghe mượt mà hơn dễ thổi hơn, vì lúc đó nước như một  lớp bôi trơn làm giảm lực ma sát của  dòng hơi với thành ống, dòng hơi dễ chuyển động thẳng hơn mà không bị chuyển thành chuyển động xóay.

 Vài thiển ý xin  trình bày cho mọi người, nhất là những bạn trẻ có ý tìm hiểu,  để biết thêm một chút cơ sở vật lý, của việc tạo âm thanh trên sáo.

 Rất mong các bạn nhiều kinh nghiệm, các vị dạy về vật lý và các bậc nhân sĩ yêu sáo, tranh luận, phản biện, góp ý thêm bớt để việc hiểu sáo được phát triển và hòan thiện hơn. Mong và lắng nghe.

@ Các bạn trẻ : bạn nào thấy bài này có bổ ích thì cho tràng pháo tay để động viên tôi đi.

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
thanks bác Nguyen Tan đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu,thật ko bit làm gì hơn để cảm ơn,xin tặng bác một tràng pháo tay
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
Cho chú Nguyen Tan tràng pháo tay về bài đàn ngỗng trời, tinh thần Damsan bất diệt!!Geeked

 

 

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
Thanks chú Nguyen Tan nhìu nhìu. Nếu có dịp cháu nhật định sẻ học nghề là tiêu, sáo nhựa của chú.
Vô Tình Sinh Hữu Tình Hưu Tình Sinh Vô Tình
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bài này sẽ hướng dẫn cách thực hành làm sáo nhựa, tiêu nhựa gồm :

1-       Làm sáo đô từ cây sáo mẫu

2-       Làm sáo re từ cây sáo đô.

3-       Làm sáo sib từ cây sáo đô

4-       Làm tiêu đô 5 từ cây sáo đô

5-       Bảng  vị trí lổ của một số tiêu , sao bằng nhựa ống  luồn dây điện ( đã thử tuner-e).

Thực hành  làm sáo nhựa :   Sáo nhựa  làm dễ hơn, nhanh hơn sáo trúc, vì bỏ được nhiều công đọan mà sáo trúc bắt buộc phải có. Các bứơc gồm :

  • Mua ống
  • Cưa ống
  • Lấy dấu
  • Khóet lổ
  • Làm sạch lổ
  • Gắn nút chặn
  • Thổi thử theo tuner-e

1- Cách làm 1 cây sáo đô bằng nhựa từ ống  luồn PVC 16 ( đường kính trong 13).

-          Đến tiệm bán đồ điện, hỏi mua ống luồn dây điện 16 bằng  nhựa PVC, Ống của các hãng SP, CADIVI,… để ý  chiều dài ống là 2,92m. Giá 9-12 ngàn 1ống 16. Ống của Clipsal thì đắt hơn. Giá ống 20 từ 15-18 ngàn. Ông 25 là 25ngàn, ống 25 của Clipsal là 55 ngàn.

-          Ở đây ví dụ làm sáo đô từ ống 16.

-          Cưa ống dài 50cm : có thể cột 2 ống cưa 1 lần, lấy dấu 1 lần, khoan 1 lần.

-           Làm sạch bavia 2 đầu ống và sửa lại cho thẳng vì có khi cưa bị xéo : dùng dao, hoặc kéo, hoặc dủa.

-          Dùng bút chì hoặc bút viết bảng, kẻ 1 đường dọc theo ống : các lổ sẽ nằm trên đường thẳng này.

-          Lấy cây sáo mẫu đặt sát vào ống nhựa.

-          Dùng bút lông ( không xoá được ) Lấy dấu theo ống sáo mẫu, để chính xác, cứ vạch theo mép trên của lổ trên ống sáo mẫu.

-          Cụ thể vị trí của lổ thổi và 7 lổ tạo âm như sau :

           ------------------+--------------------------------------------+------+------+-----+---+-------+--------+----

                             0                                             1       2      3     4         6         7      

-          Khỏang cách tương ứng tính từ lổ thổi về bên  phải theo hình trên là ( tính theo mm) ở lổ thổi là 0 sau đó là 133, 155, 179, 207, 223, 254, 292  .

-          Đó là 7 lổ bắt buộc, có thể đánh dấu thêm vài lổ ở phía bên phải lổ thứ 7, có thể 1 hoặc 2  lổ cũng được, mỗi lổ cách nhau khỏang 20mm, các lổ này không tạo âm mà để thóat hơi, và vì không quan trọng lắm nên đựơc khóet đầu tiên để cho quen tay khi thao tác. Nếu không muốn khóet lổ thứ 7 thì cưa ngay vị trí lổ thứ 7 này.

       ------------------+--------------------------------------------+------+------+-----+---+-------+--------+

                         0                                            1       2      3      4         6        cắt      

-          Bắt đầu khoan lổ : dùng mũi khoan thường. Dùng lọai này phải khoan 3 lần, từ nhỏ tới lớn, để khỏi bị xé ống. đầu tiên dùng mũi khoan 1-1.5ly khoan ngay các dấu. Các lổ có thẳng hàng hay không cũng do động tác này. Sau đó dùng mũi khoan 4-5 ly, khoan cho rộng ra, cuối cùng là dùng muĩ khoan 8 ly. Nên khoan tốc độ chậm, khả năng bị xé sẽ ít hơn. Nếu không có khoan thì dùng dùi và dao nhọn để khóet,

-          Nên khoan 1 hơi, với các mũi khoan nhỏ, đủ các lổ, sau đó mới dùng đến mũi khoan lớn.

-          Các lổ khoan xong còn dính bavia rất nhiều, dùng dao bén gọt sạch các bavia và sửa lổ, đây là thao tác chiếm nhiều thời gian nhất. Cây sáo đẹp hay không?, thổi được đô 1 dễ hay không lên được fa3 dễ hay không là ở công đọan này.  Nên dùng dao mổ để sửa lổ thì thao tác dễ hơn và lổ sẽ đẹp hơn. Dùng cán số 3 (15.000đ/cây) , lưởi dao số 11 (1000đ/1 lưởi)

-          Lổ thổi cũng khoan với kích thước như trên, nhưng sau đó khóet thêm thành hình bầu dục, để chiều kia có kích thước khỏang 9-10mm. Các lổ tạo âm  có thể để tròn 8mm. Nếu muốn tạo hình bầu dục thì chỉ khoan 7 ly thôi rồi sau đó khóet chiều kia thành 9ly.

-          Sau khi khóet lổ xong, đem rửa nước, để sạch bavia, nếu còn thì cũng dễ quan sát mà bỏ đi, rửa xà bông còn làm sạch các dấu vạch trên ống, và gắn nút chặn dễ hơn.

-          Làm nút chặn : thao tác này cũng chiếm nhiều thời gian. Nút bần mua ngoài chợ, có kích thươc đường kính từ 20 dến 25. Dùng đầu ống nhựa ấn lên nút bần để có dấu, dùng dao gọt bớt phần thừa, có thể dùng dủa vì bần rất mềm, dễ bị dủa tẩy đi phần thừa. Làm láng bề mặt nút bần bằng cách chà dưới nền xi măng.

-          Gắn nút vào sáo, dùng que hoặc đủa, đẩy nút đến lổ thổi, nhớ quan sát, phải cách lổ thổi khỏang 7ly.

-          Thổi thử, quan trọng là có xuống được do 1 không ? Nếu không được thì dùng giấy nhám đánh bóng lổ thổi, Nếu vẫn không được thì xem lòng ống có bị mũi khoan lạm xuống phía dưới lổ không ? Nếu có thì cột giất nhám vào đủa, cho vào lòng ống chà bóng. Tiếp thổi lên do3,re3,mi3 fa3, nếu được là đã thành công rồi. Mua một cây sáo mới cũng thử vậy thôi.

-          Lúc này có thể thử lại trên Tuner-e. Nhưng không cần nếu như bạn đã thử tuner-e  trên cây sáo mẫu.

Lưu ý : Nếu khóet trúc thì dùng  mũi khoan gổ ( mũi khoan có 2 ngạnh 2 bên để cắt khóet, không làm ống bị xé theo xớ dọc của trúc, mũi này khó kiếm ở các tiệm bình dân. Ở TPHCM chỉ có bán ở chợ dân sinh và phía sau chợ Kim biên) . Trước khi khoan dùng dùi (bằng tay) dùi một lổ nhỏ vào vị trí các dấu, để mũi khoan không bị trượt. Các lổ sau này có thẳng hàng hay không là do động tác này. Dùng mũi khoan 8ly.

2-  Làm sáo re từ cây sáo đô.:

Âm giai của sáo đô là : do, re, mi, fa, sol, la, si,

Âm giai của sáo rê là :  re, mi, fa# (hay solb), sol, la, si, do#.

Để ý rằng 2 cây này giống nhau 5 nốt : re, mi sol, la, si . Do đó có thể lấy dấu cây sáo rê theo cây sáo đô với 5 lổ này. 2 lổ còn lại là fa# và do# sẽ dùng bernuli để tính . Muốn khòi tính thì xem bảng cuối bài.

3-  Làm sáo si giáng từ cây sáo đô.:

Âm giai của sáo đô là :  do,  re, mi, fa,   sol,  la,  si.

Âm giai của sáo sib là : sib, do,  re, mib, fa,  sol, la.

Để ý rằng 2 cây này giống nhau 5 nốt :do,  re, fa, sol, la . Do đó có thể lấy dấu cây sáo si giáng, theo cây sáo đô với 5 lổ này. 2 lổ còn lại là sib và mib sẽ dùng Bernuli để tính . Muốn khòi tính thì xem bảng cuối bài.

4-  Làm tiêu đô từ cây sáo đô.:

Cách lấy dấu : áp cây sáo đô vào ống nhựa, lấy dấu 7 lổ tạo âm y như sáo, còn lổ thổi, thì dịch xa ra, cao hơn 10mm. Khóet lổ như trên, cưa ngay lổ thổi. Thử lại bằng tuner-e

Lấy dấu : Áp cây sáo đô vào ống nhựa đã cưa. Lấy dấu các lổ ngang bằng với các lổ trên sáo, riêng lấy dấu lổ thổi thì lấy ở ngay nút chặn, tứ phía trên lổ thổi khỏang 5-7mm, lúc đó âm ở trên 2 cây mới giống nhau được. Nếu lấy dâu ngay lổ thổi của sáo thì ân sẽ bị cao hơn.

5- Bảng vi trí lấy dấu lổ cua một số tiêu, sáo nhựa  bằng ống luồn dây điện : số liệu này  tôi đã thực hành thử trên tuner-e, xin chia xẻ cùng các bạn, nhât là những bạn không có điều kiện xài tuner-e :(tính theo mm)

ống

lọai

0

1

2

3

4

5

6

7

16

sáo do

0

133

155

179

207

223

254

292

16

sáo re

0

114

133

155

179

195

223

254

16

sáo sib

0

155

179

205

239

254

292

336

20

Sao La tram

0

147

175

205

235

252

292

341

25

Tiêu do

0

265

315

360

420

445

505

590

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

một số cây sáo của tui
Page 1 of 22 (321 items) 1 2 3 4 5 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems