Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Thắc mắc về cây sáo trúc Trung Quốc

rated by 0 users
This post has 23 Replies | 1 Follower

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Hình như trong clip dưới đây có tới 3 cây sáo được ráp thẳng hàng với nhau, kỳ quái thiệt Big Smile

[youtube:EWyYNhBGEIo]

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Cái này không có gì lạ cả. đó chỉ là những cây sáo gép lại với nhau. mấy năm trước ở công viên Hòang Văn Thụ. Tui lấy dây buộc 1 cây TQ và một cây VN lại với nhau. Lọai sáo này được Tiệu Tùng Đình nghỉ ra đầu tiên ở TQ. Do như cầu diễn tấu có pbài phải thay đổi tong sáo. Ngày trước các nghệ sĩ hay để một cái bà, trước mặt, rồi để cả đống sáo trên đó. Khi cần thì để cây này xuống, lấy cây kia lên. Nhưng làm như thế thì mất thời gian. Có nhiều khi lỡ nhịp. Triệu Tùng Đình mới ghép những cây sáo khác tông lại với nhau. Thường 3 hoặc 4 cây thành một. Ghép vào thì ghép huyệt khẩu lệch dần theo kích thước của sáo. Từ cây lớn tới nhỏ. Sau này lọai sáo này có một số bài sáng tác mới thường chuyển tông từ sáo này qua sáo khác do họ có cách ghép sáo này. Học trò của Tiệu Tùng Đình là Tưởng Quốc Cơ sau khi thành công với sáng tác của mình là "Thủy Hưong Thuyền Ca"  được mệnh danh là "Thủy Hưong Thần Địch" đã dùng lọai sáo ghép này vì bài này đòi hỏi phải đổi sáo.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Khung kỉnh quá, ráp 4 cây lại thì khác gì 1 dàn tứ tấu, liệu có thể thủi 2 cây cùng 1 lúc không nhỉ, bác saotruc xem thử trên sáo có cái kỹ thuật nào na ná cái phát kiến Đồng song âm họa ba ngắt này không zậy Zip it!

Một tiêu (phi tiêu - không phải động tiêu đâu các bác ạ) một sáo dọc giang hồ ^__^
Not Ranked
tiểu cầm thủ

Sao lúc trước em cũng mua cây sáo TQ mà chẳng thấy người ta đưa màng gì cả. Em về nhà lấy băng keo dán lại.

Mà dán màng là sao vậy. các bác giải thích cho em hiểu với

Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây Dù có gió, có gió lạnh đầy Có tuyết bùn lầy, có lá buồn gầy Dù sao, dù sao đi nữa tôi cũng yêu em .
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
suicune221:

Sao lúc trước em cũng mua cây sáo TQ mà chẳng thấy người ta đưa màng gì cả. Em về nhà lấy băng keo dán lại.

Mà dán màng là sao vậy. các bác giải thích cho em hiểu với

màng sáo trung quốc là màng lấy từ bẹ cây sậy( nghe đồn thế). dán băng keo thì ra sáo việt nam, dán màng thì ra tiếng rè rè của sáo trung quốc. dán màng thì mình thường dùng keo nước dán giấy cũng được. dán phải căng theo chiều ngang, chiều dọc căng nhưng thủi mấy hum là nó có vết nhăn lên, nhớ là dán xong đừng thủi ngay kẻo mấy hum sau sẽ sinh vấn đề về độ căng ảnh hưởng tới độ rè. cứ mua màng dán đi sẽ có kinh nghiệm về sau, lý thuyết cơ bản chỉ là vậy thôi.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Đúng màng của sáo TQ được làm từ màng của cây d\sậy, khi phơi khô lên rồi dán lên sẽ tạo cho tiếng sáo có độ rung màng (nghe hơi rè rè) tạo âm đặc trưng của tiếng sáo TQ, nếu thổi nhiều thì khoảng 3-4 ngày màng sẽ hỏng và phải thay màng, thổi bt thì khoảng 1 tuần thay mnagf 1 lần. Ở HN tuy có bán màng nhưng đều là màng tre, rất cứng thô, dán vào tiếng sáo cũng không cải thiện là mấy, còn nếu dán băng dính khéo thì cũng có hơi rung nhưng không khác sáo Việt là mấy, nhưng nói chung là tiếng rất chán, thổi các bài Việt hỏng là chính, muốn mua a\màng sáo tốt thì phải gửi các bác trong Nam thôi.

Màng sáo rất là mỏng, khi dán thì căng theo chiều ngang, không căng quá cũng không chùng quá (có thể dùng keo khô để dán ) Sáo tốt thì lên các note cao (điển hình là các note tone 3) tiếng sáo vẫn có độ rung nhất định, sáo thường thì lên tone cao đã mất tiếng rung rồi, rung của màng chính là đặc trưng của sáo TQ.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
sáo trung quốc nó thường ghi chữ ở cạnh nốt Mi hoặc Fa ( sáo đô việt) để xác định sáo tone gì. ví dụ nó ghi D cạnh nốt nào thì mở đến nốt đó nó ra âm D ghi bên cạnh, chẳng hạn nó ghi D ở nốt Fa thì mở nốt Fa ra âm D, tính xuống dưới khi bịt hết sẽ ra âm LA, đó là sáo La. nó mà ghi F cạnh nốt Fa thì rõ ràng là sáo Đô.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

ngoccuaanhoi:
sáo trung quốc nó thường ghi chữ ở cạnh nốt Mi hoặc Fa ( sáo đô việt) để xác định sáo tone gì. ví dụ nó ghi D cạnh nốt nào thì mở đến nốt đó nó ra âm D ghi bên cạnh, chẳng hạn nó ghi D ở nốt Fa thì mở nốt Fa ra âm D, tính xuống dưới khi bịt hết sẽ ra âm LA, đó là sáo La. nó mà ghi F cạnh nốt Fa thì rõ ràng là sáo Đô.

Cũng không hẳn như thế, nói chung ghi giọng sáo thì linh tinh lắm, có thể ghi bên cạnh các note Mi, Fa, Sol, hoặc ở giữa Mi-Fa, Fa-Sol.

Sáo TQ tính giọng cao hơn sáo Việt 3 tone nên từ chữ ghi giọng dịch xuống 3tone sẽ là giọng sáo việt (Ghi là F thì dịch xuống là sáo C)

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

ngoccuaanhoi:
sáo trung quốc nó thường ghi chữ ở cạnh nốt Mi hoặc Fa ( sáo đô việt) để xác định sáo tone gì. ví dụ nó ghi D cạnh nốt nào thì mở đến nốt đó nó ra âm D ghi bên cạnh, chẳng hạn nó ghi D ở nốt Fa thì mở nốt Fa ra âm D, tính xuống dưới khi bịt hết sẽ ra âm LA, đó là sáo La. nó mà ghi F cạnh nốt Fa thì rõ ràng là sáo Đô.

Cũng không hẳn như thế, nói chung ghi giọng sáo thì linh tinh lắm, có thể ghi bên cạnh các note Mi, Fa, Sol, hoặc ở giữa Mi-Fa, Fa-Sol.

Sáo TQ tính giọng cao hơn sáo Việt 3 tone nên từ chữ ghi giọng dịch xuống 3tone sẽ là giọng sáo việt (Ghi là F thì dịch xuống là sáo C)

Page 2 of 2 (24 items) < Previous 1 2 | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems