Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Hôm nay rãnh rồi. Sau một kỳ thi căng thẳng và chờ ...thi lại thì HTB tui xin post vài bài. Cũng tại vì anh em chúng ta thổi sáo nhiều hơn là nói chuyện, tay bấm 6 lỗ chứ ít khi bấm bàn phím, nên Damsan toàn là bài ngắn và spam là nhiều. Viết bài ngắn thành ra một thông lệ trên Damsan mất rồi ! Tui đánh mạo hiểm...phá lệ vậy !!!!
Thôi thì mấy cái này do tui bày trò, bày đầu mà ra. Thì tui cũng post luôn cả quá trình của nhóm nghiên cứu và lăn lộn cực khổ ra sao để tìm ra cái màng ấy. Anh em nào có đọc đc, có làm đc và copy thì cũng mong nhớ tới anh em Damsan nhé !
Khỏi phải nói dài dòng thì ACE chơi sáo cũng biết là Sáo TQ là nguồn bài tập vô cùng lớn và free, trong khi sáo VN thì manh múm và "đem con bỏ chợ". HTB tui rất buồn vì tự thân mình cảm thấy rất yêu tiếng sáo dân tộc nhưng đau xót vì các đàn anh chị, các thầy tâm huyết cho nền nhạc cụ nước nhà đã kêu cứu rất nhiều nhưng chưa thấy quan tâm. Trong lúc đó, tập theo sáo TQ, lấy bài tập là bài TQ để rồi thành cao thủ để quay lại phát triển nền sáo Vn thì ngày càng khả thi !
Nhưng chơi sáo TQ thì chúng ta bị 2 thứ giới hạn, là Sáo và Màng. Sáo thì chúng ta đã nghiên cứu chế tạo đc, nhưng màng thì cho tới hôm nay vẫn còn là nỗi đau đầu của chúng ta. Tui đã từng nghe bác Saotruc nói ace ở miền Trung quý màng lụa như quý vàng. các ace ngoài Bắc thì ko có mà tập. Còn trong Nam thì may có Saotruc và thầy Hùng là 2 nguồn cung cấp lớn vì đã liên hệ đc với nhà cung cấp từ Tàu. Ngay cả bản thân tui và Lee cũng biết rằng xin màng lụa của thầy Hùng rất khó ! Còn lụa của bác Saotruc thì tuy bác ấy rất tốt nhưng khó mà xin bác ấy hoài. Ngay cả bác ấy cũng quý như vàng chứ bộ !
Tui và Lee đã từng chầu chực ở một đám ma người Tàu 2 đêm, cầu xin 2 con Xẩm chỉ cho cách dán và chỗ mua, thiếu điều mà năn nỉ lạy lục tụi nó nhưng tụi nó vẫn giấu nghề, giấu biến đi vì sợ (tui cũng ác cảm lắm, có lẽ bọn Tàu nào cũng vậy hết !). Tui đã hỏi theo các số ĐT nó cho và theo các cuộc hẹn đến chờ dài cổ leo cây mà cuối cùng nó cũng giấu !
Tui cũng từng thử rất nhiều chất liệu, từ nylon tới băng keo ống nước, tới vỏ hành vỏ tỏi, cọng hành,... Lee cũng đã từng chế ra 1 cách nhưng ko khả thi.
Tui cũng đi về Miền Tây, chặt măng tre, chặt trúc non, chặt từng mắc trúc mắc sậy để mong tìm cái màng ấy. Lột từng miếng vỏ sậy tới lớp trong cũng chả có !
................
Cho tới 1 ngày, tui chợt nhớ ra là hồi nhỏ tui hay chơi trò bóp bong bóng năng, thổi lên rồi bóp cho nó bể nó kêu chơi ! Tui thấy Du Tống Phát cầm cái bong bóng sậy giống y như cái hồi nhỏ tui chơi. Thế là tui call ngay về Trà Vinh, quê tui hồi nhỏ, nhờ bà con tìm dùm. Ng ta đâu có làm ngay, mất 2 năm tui nhắc họ nhiều lần. họ ko hình dung đc tui cần gì. Thế rồi, nhờ ngay dịp rãnh, chị bạn ấy mới thổi 1 mớ bong bóng gởi lên cho tui "chơi" tưởng như là tui chơi như con nít chơi vậy đoá !
Thế là tui test, và kêu các bác Lee. MHM, Saotruc, saonhua,.. tới nhà và test thử, rồi mới có chuyến về Miền Tây.
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
cây đó là cây năng nước, mọc đầy khắp ruộng VN ! Ngày tui post lên, anh chị khắp nơi đều nhận ra cây này. Tới chị TTT còn nói "bên Mỹ còn có nữa !" ở Huế cũng có. Tui nghĩ ở HN cũng có luôn !
" title="màng" />màng
Nhưng lưu ý, cây này rất to cọng, khác với họ hàng nó là năng kim hay năng lác nhỏ xíu. Tui có chụp hình nó, thân là 1 cái lá moc thẳng lên, bên trong là các ngăn như mắc tre rất xốp. Nó có 2 lớp, lớp ngaòi và lớp trong. cách nhau 1 cái màng mỏng. Cái màng đó là cái cần đấy !
cách lấy màng thì Lee có quay Video rồi, ngày nào kiểm duyệt xong sẽ post lên. Tui chỉ nói khái quát cách lấy màng, vì có nhiều ng thấy cây ấy, nhổ đc lên rồi mà ko hề biết cách lấy màng ra !
Lựa cây mới vừa nhú khỏi mặt nước, có bông trên đầu. Nhổ lên và cắt bỏ phần gốc có rễ, ta có 1 đoạn dài 40cm. Vò đều và nhẹ cho mềm hết thân năng, cho lớp vách năng bên trong ruột vỡ hết (ta nghe tiếng lách tách rất vui tay!) và lớp võ ngaòi dập mềm hết. Cẩn thận đừng để vỡ thân, vì lúc chưa vò nó rất giòn. Khi mềm, ta cẩn thận tước lớp vỏ ngoài ra, bên trong có màu trắng xanh. Chừa chừng 2cm ở đầu trên đừng tước vỏ, ta sẽ dùng cái này làm ống để thổi bong bóng (các bạn sẽ thấy còn lại trên đầu 1 đoạn màu vàng khi phơi khô, sau này khi xài thì ngậm miệng vào đó mà thổi lên ! ) Sau đó lận nhẹ lớp màng lên ở gốc, sẽ thấy thò ra một mẫu ruột, nắm nó kéo ra và lớp trên kéo ngược lại thì ta sẽ tách đôi ra. Trên là màng, ta ngậm vào đầu trên và thổi căng, cột đầu kia lại là ta có 1 bong bóng ! Phần ruột có thể ăn, vì ng dân họ dùng cây nàylàm gỏi ăn mà !
Đây là màng đã hoàn thành :
" title="hoàn thnàh" />
bây giờ chúng ta đã có màng. Quan trọng là bảo quản nó. Chúng ta ko thể bảo quản cây năng, vì nó sẽ khô trong ngày, mà khô thì ko thể lột ra đc nữa. Sau đây là cách bảo quản màng:
HTB đang nghiên cứu cách bảo quản màng khô, nhưng có lẽ nếu làm đc từ khi nó còn ướt thì chất lượng nó cao hơn nhiều.
Màng phải thôi thành bong bóng và đem nguyên cái bb đó phơi cho khô, xong bỏ vào hộp rỗng cất. Vấn đề xãy ra là nó sẽ dính với nhau, vì nó quá mõng và ẩm, sẽ nhăn nhúm khó coi lắm. HTB vừa mới tìm đc 1 cách: Dùng bột năng rắc lên bb thì nó sẽ trơn láng và có chất bột giống như màng TQ vậy. Khi thổi ra bb, dùng một cây chân nhang dài xỏ vào, dùng thêm 1 cây khác nữa xỏ vào căng nó ra 2 bên xong rắc vào đó ít bột năng cho nó đừng có dính lại nữa. tách nhẹ 2 cây nhang ra 2 bên thì cái bb ấy sẽ rách thành một cái màng rất rộng. Có xớ dọc và ko bị dính lại khi chạm vào nhau (vấn đề này từng làm Lee đau đầu và mất không ít tóc đấy !) Bề rộng nó cho phép cắt ngang và dán dư 1 lỗ sáo TQ như màng sậy vậy !
Xem hình nè:
" title="hình" />
chúng ta thấy nó nhăn nhúm như vậy là vì chúng ta còn thiếu kinh ngiệm, đáng lẽ phải làm từ khi nó còn ướt, trãi ra dán lên giấy rồi ép nólại - nhớ rắc lên ít bột năng - là nó thẳng thớm đẹp chai liền. HTB cũng ép nó vào giấy và nó ko hề dính lại với nhau nữa . có lẽ bọn Tàu nó giấu mình ở chỗ nó bảo quản bằng bột năng nên lụa của bọn nó trông dầy, đục và có bột trên bề mặt. Còn lụa chúng ta làm ra láng mịn mà y như nylon vậy ! Giờ thi nó hết như nylon dòi, tui đã trị đc nó. Vài hôm nữa tui làm vài cái, ép vào giấy rồi nhờ Lee gởi ra Trung ra Bắc cho các bác test nhé !
Lụa làm từ cây năng dai và mõng hơn từ cây sậy TQ, có thể nói là chất lượng cao hơn của TQ nữa. Các kỹ thuật dán màng của TQ đều dán cho lụa cây năng đc hết, dán theo xớ và tạo nếp nhăn đều tốt, tiếng nghe rất hay !
Những ngày đầu, Lee và HTB phải đau đầu bứt tóc vì ko tìm ra keo để dán nó. Vì keo dán chứa trong chai loại trong veo như hồ thì dán vào nó bị tuột hết, màng mới làm ra rất trơn và có độ ẩm nên ko hề ăn keo. Thổi là nó tuột liền. sau đó tui đi tìm mua cái loại hồ ngày xưa chúng ta hay dùng dán giấy thì hỡi ơi, khoa học tiến bộ quá ko tìm đâu ra chỗ hồ ngày xưa, hoạ chăng là ra bưu điện chôm hồ của nó ! Tui cũng liều ra BĐ gần nhà chôm 1 ít về thử, thấy rất OK tui liền quậy bột nấu hồ luôn ! Kết quả thành công mỹ mãn ! Hồ bột kết hợp với màng năng có dính tí bột khô nó dính rất chắc, nhưng khi dán vào là phải dán nhanh tay !
Hôm nay tui xếp vài tấm màng vào giấy, gấp ép nó lại thành một sản phẩm có thể gởi đi xa. Tui đã hoàn thành một quá trình nghiên cứu cũng vì tình cờ và cũng vì quá đam mê ! Tui nghĩ, ko chỉ cây năng mới có màng, có nhiều cây khác cũng có nữa, nhưng trong khi chờ đợi ai đó nghiên cứu tiếp thì từ bây giờ chúng ta đã có thể thổi sáo TQ made in VN được rồi !
Tui thấy có cái này hay lắm : sáo trúc, lụa trúc, lụa ruột dê, lụa sậy, tre, bột giấy, giấy ráp, hồ adao -------> xứ TQ, dân du mục.
xứ VN: sáo trúc, lụa thân cây năng, hồ bằng bột củ năng nấu lên, bảo quả bằng bột năng khô --------> xứ sông nước nông nghiệp lúa nước ----------> chúng ta ko hề vay mượn gì của ng TQ hết, hoàn toàn là Made in Việt Nam, tinh thần dân tộc rất cao. Chúng ta có thể thổi và tự hào là sáo của VN chúng ta !
Nh nghĩ là xứ TQ lạnh nên cây năng ko thể mọc đc ! cũng như xứ VN nóng cây sậy ko có màng --------> sáo ai nấy chơi !
chà! nghe bác kể chuyện hay quá! không ngờ việc tìm cái màng đó nó lại gian khổ và công phu tới vậy!
ở ngoài này không có cây nào gọi là cây năng cả! nhưng những loại cỏ dại trông giống giống như cây mà bác nói thì nó nhiều lắm! chỉ có điều nó lại mọc ở trên cạn! không biết có phải cùng 1 loại không! cuối tuần này rảnh em phải đi tìm mới được! nhưng các bác nhanh up video hướng dẫn cách thổi lấy cái màng đó lên đi!!!!!
HTB tui giải nghệ lâu rồi nên giữ một số màng ko biết làm gì. Tui mới rọc ra và vô gói giấy chừng 10 cái màng. Định gởi ra Nha Trang cho nhóm bác Foolagain và Chú Thoòng 6 cái và nhóm sáo HN 4 cái để test thử xem sao. Tui còn giữ lại 1 cái làm kỹ niệm thui.
Lưu ý là ko được dùng keo chai hay keo khô để dán mà phải nấu bột nếp hay bột năng làm hồ loãng để dán mới chắc đc. Cách sữ dụng giống như màng sáo TQ.
Việt Nam Mến Thương!
bachdieu:hay quá các bác ạ, từ nay anh em khỏi phải lo không có màng dán nữa, việt nam đầy chả phải vay mượn gì của trung quốc. Em thấy quê em có củ dong ta nhỏ và trắng, ngày xưa tụi em làm pháo hay nướng củ đó lên rồi dán rất tuyệt vời không biết có dùng để dán màng được không nữa, anh em nào thử coi
pác đừng nói vậy, pác thổi nhạc TQ thì cũng là vay mượn rồi, mà sáo kiểu TQ thổi nhạc Việt Nam thì nghe không lọt tai đâu!
Bác hoangtube nói chí phải, em cũng có tư tưởng giống bác: tiếp thu tinh hoa của sáo Trung Quốc rồi quay lại phát dương âm nhạc dân tộc !
Hoan hô bác hoangtube và anh em đã có công phát minh loại màng sáo "made in Việt Nam" !
Bác Lee nói đúng đó bác bachdieu à. Bữa em nghe bác saotruc thổi bài "Bà rằng bà rí" bằng sáo TQ, bác biết nghe giống gì không? Nghe giống y chang mấy ông tây bà đầm hát tiếng Việt vậy đó, nghe cứ lơ lớ rất chỏi tai !
Bác ninja nói tui sính ngoại phải không ?
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
sau đây là những thông tin mà chị TTT cung cấp :
1. Cây Năng còn có tên gọi khác là cây "Mã Thầy" : (Heleocharis plantaginea; tk. củ năn), cây thảo họ Cói (Cyperaceae), thân hình trụ cao 30 - 40 cm, có ngăn ngang, lá teo thành bẹ ngắn ở đáy. Một gié hoa ở ngọn thân. Quả kín nhẵn, hơi tròn; củ đen, có vảy, nạc giòn, ngọt. Chịu đất phèn. Nguồn gốc ở Đông Ấn Độ, được trồng nhiều ở Nam Trung Quốc. Mọc được ở ruộng nước, đất thấp, phát triển nhanh; củ mọc nông, có thể dùng ăn hay làm bột. Trồng khoảng 220 - 240 ngày, có thể cho 10 - 15 tấn củ mỗi hecta.
2. tren day la` trong tu dien back khoa vn :) , co`n co' chi tiet trong trang 274 , tên mục : Mã thầy trong "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi
Eleocharis dulcis (Burm. f.) Trin. ex Hensch. SYNONYM(S) : Andropogon dulce Burm. f., Andropogon dulcis Burm. f., Carex tuberosa Blanco, Eleocharis dulcis (Burm. f.) Trin. ex Hensch. var. tuberosa (Roem. & Schult.) T. Koyama, Eleocharis equisetina Presl., Eleocharis indica (Lour.) Druce , Eleocharis plantaginea R. Br., Eleocharis plantaginea (Retz.) Roem. & Schult., Eleocharis plantaginoides Domin. , Eleocharis tuberosa (Roxb.) Schult., Eleocharis tuberosa Roem. & Schult., Eleocharis tumida Roem. & Schult., Scirpus plantagineus Retz., Scirpus tuberosus Roxb., nom. illeg., Scirpus tumidus Roxb. CHINESE : Ma ti (Cantonese "ma tai"), 荸薺 (Taiwan), 水燈心草 Shui deng xin cao (Taiwan). ENGLISH : Chinese water-chestnut, Ground-chestnut, Horse's hoof tuber bulrush (Hong Kong), Waternu
3. FRENCH : Châtaigne d'eau, Châtaigne d'eau vietnamienne, Eléocharide à tubercules comestibles. GERMAN : Chinesische Wassernuß, Wasserkastanie. HINDI : Singhara
4. JAPANESE : Inu kuro guwai, Oo kuro guwai, Shinu kuro guwai, Shiro guwai. MALAY : Babawangan (Indonesia), Chikai (Indonesia), Dekang, Tike (Timor), Tekere, Teki (Indonesia), Tikitt, Ubi puron. NEPALESE : Kasuur. RUSSIAN : Bolotnitsa sladkaia.
5. SPANISH : Cabezas de negrito, Nuez china. TAGALOG : Apulid, Buslid, Kalangub. THAI : Haeo. UNIDENTIFIED : Kutas.
6. Thật ra tài liệu dễ tìm là dùng từ khoá: : eleocharis plantaginea hay la` Chinese water-chestnut. ------> có thể search trên internet !
7. Có nơi dùng để ăn củ, còn có nơi ăn cả củ và lá, mọc khắp nơi trên thế giới, miền Bắc gọi là cây Mã Thầy. Có hoa vàng trên đỉnh thân lá. Ng ta ngâm thân non và củ làm dưa chua. Cây này còn đc trồng làm cảnh và cắm hoa.
8. Chị TTT bảo đảm là ở Miền Bắc và Huế có cây này, Nam TQ còn có, Mỹ cũng có luôn. Ở xứ lạnh cũng trồng đc luôn.