Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Truyền thuyết trống cơm

rated by 0 users
This post has 4 Replies | 1 Follower

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
chuthoong Posted: 09-20-2007 4:33

Chuyện xưa kể rằng, có một học trò nghèo cố công đèn sáchvới giấc mộng bảng vàng đề tên. Nhưng bao phen ứng thi là bấy phen vỡ mộng. Lỡ vận, khốn đốn đến nỗi phải sống nhờ của bố thí. May thay, một cô gaí con nhà phú hộ cảm thông hoàn cảnh, cho người những nắm cơm gửi chàng độ nhật. Tình cảm và lòng tự trọng bừng lên, chàng tìm cách tiếp xúc cô gái. Trong buổi hàn huyên, nàng bảo: "Hoạn nộ không là duy nhất, còn bao con đường khác trên đời, là đấng nam nhi, chàng hãy vươn lên để lập chí".

Thế là, chàng quyết định ra đi với khoản lộ phí mà nàng ân cần trao gởi...Nơi phương xa, một phường hát đã đón chàng. Năng khiếu âm nhạc tiềm ẩn gặp cơ hội nở rộ. Chỉ mấy năm sau đó, chàng trở thành người quản trò nổi tiếng. Thàng đạt nhưng chốn xưa, ân tình ấy vẫn canh cánh bên lòng rồi chàng trở về.

Khi dừng trước nhà nàng, thật bất ngờ, lại là lúc nhà nàng đang phát tang. Hỏi ra mới biết, éo le thay! Người quá cố chính là nàng...Bàng hoàng, đau khổ, chàng xin phép đưa đoàn hát đến để cử hành lễ tế vong linh nàng...Trong không khí tang tóc hoà với sắc điệu bi thương của dàn nhạc tế, miên man với nỗi đau tột cùng...Chợt một tia sáng loé lên, một nhạc cụ đơn giản, xinh xắn ra đời: một đoạn ống thon thả ( tượng trưng người con gái) được bịt da 2 đầu, có đính nắm cơm ( nhớ người đã gởi những nắm cơm năm xưa, tên tróng cũng bắt nguồn từ đây chăng?). Một dải lụa trắng ( để tang) buộc vào hai đầu đeo qua cổ. Chiếc trống yên vị trước bụng, hai bàn tay vỗ vào hai đầu trống. Những âm thanh ai oán vang lên như để tiêc thương, để tưởng nhớ một ân tình...Đây là một truyền thuyế đẹp, đậm chất Á Đông, về cái trống cơm. Đồng thời nhắc nhở con người đừng quá bi luỵ khi gặp thất bại mà hãy cố gắng tìm cách vươn lên.

Trống cơm nay được cải tiến đôi chút để tăng độ vang, khai thác âm sắc đặc trưng của nó. Khi diễn tấu, nhạc công dùng đôi bàn tay phối hợp với các ngón tay trỏ, vỗ vào hai mặt trống. Nhạc cụ này thường thấy trong các ban nhạc tang lễ cổ truyền phía Bắc. Xuất hiện trên sân khấu vũ đạo với hình ảnh người con gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đeo chiếc trống cơm, hai tay vỗ trống kèm theo các động tác uốn lượn duyên dáng.

Được biết người Triều Tiên và các tộc người Tibesti ( vùng sa mạc Shahara ) cũng chơi loại trống có dây đeo và hình dáng tương tự. Trống Triều Tiên thì eo lại ở giữa tang trống. Trống Tibesti thường là nam giới sử dụng. Về hình thức, cả hai không thon thả như trống cơm Việt Nam.

                                                                                                                                                                        Văn Đảo st.

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Trống cơm còn có chổ tiện là phòng cho lúc đói.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

saotruc:
Trống cơm còn có chổ tiện là phòng cho lúc đói.

xin giới thiệu 1 bài thơ cổ có từ năm hai ngàn không trăm lẻ bảy trước công nguyên mô tả nghi thức biểu diễn trống cơm của saotruc

"saotruc,
chiều chiều ôm 1 tô cơm,
ăn xong vỗ bụng cái rầm đứng lên.
Đứng lên ôm 1 tô cơm,
ăn xong vỗ bụng cái rầm đi ngu (đi ngủ)"

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Bác Trâu này sốc tui quá, ngày mai tui  qua cua hết mấy em sinh viên chổ ông cho bỏ ghét.
Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3

saotruc:
Bác Trâu này sốc tui quá, ngày mai tui  qua cua hết mấy em sinh viên chổ ông cho bỏ ghét.

Zip it!ConfusedAngry 

Page 1 of 1 (5 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems