Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Nữ nhi tình ( Tây du ký ) .

rated by 0 users
This post has 60 Replies | 4 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
langtu Posted: 09-19-2007 20:49

Đây là một trong số những bản nhạc hay trong phim Tây Du Ký, mời các bạn cùng luyện tập.

Phần thổi mẫu:

 http://www.musicwebtown.com/langtu1979/playlists/118993/918916.mp3

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đây là giản phổ và lời của bài Nữ Nhi Tình.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Đây có phải là kiểu viết nhạc bằng số của Trung Của mà mọi người vẫn nói không vậy bác saotruc? Hay phết nhỉ, rất đơn giản. Nhưng mà có mấy chỗ em không hiểu lắm, bác chỉ rõ thêm hộ em được không:

    + Mấy nốt chấm dưới mấy con số có ý nghĩa gì?

    + Làm sao để phân biệt được các nốt chênh nhau 1 bát độ? 

    + Kí hiệu ban đầu 1 = F, có phải là bài này viết theo giọng F trưởng không? Nếu đúng thế thì giọng thứ kí hiệu thế nào vậy, có phải là viết bằng chữ không in hoa không?

    + Nếu 1 = F là giọng F trưởng, khi đấy số 4 mặc định là B giáng phải không hay là phải chú thích thêm? Nếu muốn nốt thăng giáng bất chợt thì làm thế nào?

    + Nhìn vào đấy làm sao biết được trường độ của các nốt nhạc?

Cám ơn bác đã up kiểu viết số này lên nhé, lần đầu tiên nhìn thấy nên tò mò chút Big Smile.
 

 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Nếu ở đầu bài người ta ghi nhịp 2/4 thi trong một ô nhịp nếu chữ số không có gạch dưới có nghĩa là note đen, có một gạch ở dưới là note đơn, có một dấu chấm bên cạnh là dấu chấm dôi, tức là cộng thêm 1/2 trường độ của note đó, nếu có hai gạch dưới là note kép, ba gạch là note móc ba...nếu bên phải chữ số có một gạch ngang là cộng thêm trường độ bằng chính note đó, bên phải chữ số có một số 0 có nghĩa là dấu lặng có trường độ bằng trường độ của note đứng trước số 0 đó. Nếu có dấu thăng, giáng thì dấu hóa đó sẽ được viết bên trái của con số, y như khi ta viết nhạc note vậy. Còn dấu chấm ở dưới chữ số có nghĩa là xuống một quãng tám, chấm trên đầu là cao hơn một quãng tám...Bạn cứ đối chiếu bài dịch của tôi và bản giản phổ chữ số của bác sáo trúc là sẽ hiểu ngay thôi.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
 Cám ơn bác langtu nhé, đã rõ ràng hơn rất nhiều rồi Wink.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Cảm ơn bác LangTu trả lời giúp, mấy bản nhạc TQ người Việt Nam mình tìm không ra nhạc phổ thì hay ký âm nên cũng thường bị sai lắm (tui thì hay tìm giản phổ để thổi), nếu không sai trường độ thì cũng sai ngón (đôi với sáo), vến đề sai ngón trong sáo không ảnh hưởng nhiều nhưng sẽ làm người diễn thổi khó khăn hơn và tính chất của bài nhạc bị giảm 1 phần. Ví dụ như bài Giương tiên thôi mã vận lương mang (扬鞭催马运粮忙) của TQ, Hiện giờ tì rất nhiều người tại TQ thổi cũng như VN với những cây sáo tong khác nhau. Nhưng bản đầu tiên của chính tác giả là  Ngụy Hiển Trung (魏显忠) thì ông lại thổi sáo Rê (D) (theo TQ là tong G, ngón 1 lấy lổ số 3, tức bấm 3 lổ thì được note G). Và băng đĩa bài này vào những năm 70 thì người Việt Nam  thường nghe  nên cũng ký âm lại mà lại dùng cây sáo Đô(C) để ký âm cho nên về nhạc thì đúng nhưng về ngón thì có chút sai lệch. Tui xin đưa một ví dụ nhỏ đó là những note đầu tiên sau khi dồn ngón và đánh lưỡi kép rồi vào bài, thì theo giản phổ thì đánh rề fa rề fa, như vậy 2 ngón tay phải (ngón trỏ và giữa) sẽ đánh rất dễ dàng vì 2 ngón này đi với nhau rất đều thì đó cũng là mô phỏng động tác vung roi (Giương tiên), khi dánh thẳng thì mình nghe tính chất rộn ràng, nhưng vuốt nhẹ thì có thể ra tiếng eo éo đặc trưng của phong cách miền bắc TQ. Trong khi đó VN mình ký âm thì là mì sol- mì sol như vậy về mặt nhạc thì không có gì sai nhưng về ngón thì ta phải đánh 2 ngón là ngón áp út của tay trái và ngón trỏ của tay phải, như vậy 2 ngón thuộc 2 bàn tay khác nhau nên khó hơn cho người biểu diễn vì 2 ngón trên 2 tay khó đồng bộ  và khó vuốt cho ra phong cách TQ(dĩ nhiên là khắc phục được). Nhưng khi ta cho giả thuyết là làm được tốt như vậy thì ta còn một vấn đề là ngón mi- sol này không mô phỏng được động tác vung roi (giương tiên) nên không đẹp về mặt ngón cũng như không tạo được cảm hứng vung roi cho người diễn tấu như vậy không cảm được cái hồn của bài là mình đang vung roi. Đó là một ví dụ nhỏ mà tui muốn lưu ý khi chúng ta ký âm, nên tốt nhất là tìm cho ra nhạc phổ thì tốt nhất. Đó là vài thiển ý của tui (saotruc), vì tui là một người chơi sáo không chuyên, chỉ là thổi sáo cho vui và không được học tập trong trường lớp, vì thế ý kiến chỉ là mang tính chất góp ý và học hỏi, rất mong mọi người lượng thứ bỏ qua nếu có gì sai sót. Cảm ơn
 - saotruc-
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Tui đã làm mp3 bài này rồi, muốn chia sẻ cùng anh em, nhưng trang web: my.opera.com đang bị hỏng nên chả biết làm thế nào. Anh em ai biết có chỗ nào để up được thì chỉ giúp với. Langtu tui xin chân thành cám ơn.
Not Ranked
tiểu cầm thủ
em bao,bai nay thoi bang sao tram thi hoi bi vo doi' do',em co nhac bai nay`,phan lay ngon rat la khoai,nhieu den chong mat luon ha',nhung tua bai trong sack em la "Ton Ngo Khong say ruou",tuyet.bai anh langtu post len hay the',nghe khoai wa' di mat,thoi bai nay cung de thoi nhung thoi hay moi la van de cac anh nhj?
Nhất Kiếm Vô Tình
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
pác muô´n up thi` co´ thê? va`o trang 4shared.com dk miê~n phi´ or mediafire cu~ng thê´, mong pa´c up nhanh cho anh em co`n ho?c tâp.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

langtu có thể update nhanh lên cho anh em học hỏi được kô?

Nếu có thể thì send file cho mình email của mình là dongsongbac15@yahoo.com

Thanks!

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Link die mất rồi, có ai post lại bài thổi mẫu không? :(
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Một tác phẩm của bác lãng tử hay như dzậy mà bị lãng quên do link die thì thiệt là lãng phí và ... lãng nhách hết sức ! hehe

Đến giờ này em chưa thấy bài nào hay hơn bài của bác langtu thổi Yes

Link tải lại cho các bạn: Nữ nhi tình - tiêu - langtu : http://www.mediafire.com/?jzomgznyyiw

Dụng lực đả lực
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Hic bác LangTu thổi hay quá, lại vừa vặn với nhạc nền nữa, nhiều chổ nghe xa xa mê quá .

.........

Nếu anh còn giữ nhạc nền bài này thi cho em xin , em cũng muốn tập Embarrassed

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
hay thật đấy,
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Thể theo yêu cầu của 1 bạn muốn yêu cầu nhạc số "trường phái linh gia" Big Smile Big Smile Big Smile (lâu lắm rồi tui cũng không xài tới), đưa ra đây luôn để nhiều người tham khảo.

hoangbavan:
Bac Ninja soan lai ho em bai Tinh nhi nu theo kieu con so ma bac  da tung lam voi bai Than thoai ho em voi .Xem ban so tieng trung ma em chang hieu gi ca .cam on bac

Đề nghị bạn mốt gửi tin nhắn riêng cũng nên viết có dấu nhá.

Quy ước:
6: Do 1 --- 6' : Do 2
5: Re 1 --- 5' : Re 2
4: Mi 1 --- 4' : Mi 2
3: Fa 1 --- 3' : Fa 2
2: Sol 1 --- 2' : Sol 2
1: La 1 --- 1' : La 2
0: Si --- 0b: Si giáng
Các số trên cũng là số lỗ cần bịt trên cây sáo C
Dấu "-" giữa các nốt là dấu luyến

Nữ nhi tình:
Nhạc dạo ( 6 5 3 2 1-4 5-4-6 5 | 3 2 1 6' 5'-3 2-1-0b 1 | 1 6'-5' 6'-5' 5 1 2 | 3 2 1 6 5 4 1 5 3 )
[ 6' 6' 5' 3' 4' 5'-6' 5' | 6' 6' 5' 3' 4' 5'-6' 1 ] ( ) ---> thổi lặp lại đoạn trong ngoặc
Nhạc dạo ( ) [ ] ( ) [ ] ( ) 1 6 5 4 1 5 3 | 4 1 5 3. Hết

Dụng lực đả lực
Page 1 of 5 (61 items) 1 2 3 4 5 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems