Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
guest216: Nếu mà bác Lee và HTB choảng nhau thì tui sẽ đứng về phía bác Lee, bảo đảm thắng lớn, chỉ cần bác Lee cầm tiêu TK một loạt là HTB gục ngay. Nhưng mà nói thiệt lòng, sao mà tui suy nghĩ nhiều cái cũng giống HTB wá xá, chắc lại là cá mè 1 lứa rùi. Bác bb hỏi chi lạ rứa, ko lẽ là Bắc Đẩu ?!
Nếu mà bác Lee và HTB choảng nhau thì tui sẽ đứng về phía bác Lee, bảo đảm thắng lớn, chỉ cần bác Lee cầm tiêu TK một loạt là HTB gục ngay. Nhưng mà nói thiệt lòng, sao mà tui suy nghĩ nhiều cái cũng giống HTB wá xá, chắc lại là cá mè 1 lứa rùi. Bác bb hỏi chi lạ rứa, ko lẽ là Bắc Đẩu ?!
Hì, bác cứ nghĩ HTB chỉ biết thổi tiêu nhạc tiền chiến thui sao ?
Umh, có lẽ vì bác cũng nhớ tiếng tiêu trầm đục, rung luyến láy đơn giản nhưng làn hơi sâu lắng. Rồi đùng 1 phát, ng ta bảo bác rằng cái giọng chát chúa luyến láy tè le kia mới chính là nhạc dân tộc, bác có chịu hay không ?
Tiêu sáo nó theo miền địa lý, theo khí hậu, theo thổ nhưỡng và văn hoá từng vùng mà chia ra, không thể lẩn lộn đc. Tiêu TQ là tiêu TQ, sáo TQ là sáo TQ. Tiêu sáo Bắc Việt là của Bắc Việt mà Nam Bộ là đậm chất Nam Bộ, không thể lẫn lộn !
Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!
[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]
II. Tiếng nói, âm vận của từng vùng ảnh hưởng lên nhạc cụ.
Ai đó từng nghe tiếng của cây Digeridoo và tiếng thổ dân Úc thì ko thể nhầm lẫn cây tiêu này với bất cứ nơi đâu, vì nó "nói" đc tiếng Thổ Dân Úc.
Cây sáo H'Mông nói tiếng Mèo với âm vang của rừng núi Việt Bắc. Một số tộc ng H'Mông nhưng ở TQ (cũng từ tộc Bách Việt) cũng xài cây sáo này và cải tiến thành sáo Bầu.
Cây Panflute thổi nghe âm vang phòng khoáng của xứ đảo (Malaysia, Thái, Indo,..). cái Ocarina thổi nghe như giọng cao vút của xứ Caribé-Latin.
Thì cái âm sắc chói tai của màng sáo TQ cũng nói lên âm sắc của ng TQ. Cây đàn bầu với 5 âm chính cho nhạc ngũ cũng Vn và 5 dấu trong ngôn ngữ Việt (sắc, hỏi, huyền, nặng, bằng).
HTB có dịp gặp nhiều SV đến từ TQ (bắc, nam, trung), Malaysia, Indo,...nên phân biệt âm sắc chia theo địa lý thế nào. Càng lên phía Bắc giọng càng mạnh và cao, về phía nhiệt đới thì giọng càng yếu và trầm, đục. Đó là do cấu tạo của thanh quản của dân sống theo vùng ấy. Ở VN ta dcũng dễ dàng phân biệt giọng Bắc cao và chói hơn giọng Nam.
Thì cây sáo cũng biểu hiện sự khác nhau đó.
Sáo VN lấy ví dụ. Sáo Bắc làm bằng nứa già, thổi nge thanh hơn và chắc giọng hơn, luyến láy nhiều hơn vì giọng Bắc cũng cao và trong, luyến láy nhiều.
Sáo trong Nam thì dầy, làm bằng trúc, và thường ko cứng già bằng, nên giọng đục và yếu hơn, nghe thổi các bài Giang Nam Cửu Khúc, Văn Thiên Tường,..ta sẽ nghe khác biệt với Lới Lơ,..
Ngoài Bắc mạnh về sáo cho hát ả đào, chầu văn, ca trù,...thì trong Nam mạnh về tiêu cho các bài như Tứ Đại Oán, Xuân Nữ, Văn Thiên Tường,..dành cho nhạc vọng cổ, hò,...
Cơ bản cũng vì chất giọng của 2 vùng khác nhau.
Bây giờ so sánh giọng Bắc Kinh, Trung Nguyên (tứ Xuyên), Giang Nam chúng ta cũng thấy có sự tương đồng như vậy.
Đặc trưng của tiêu VN là thổi các bài nhạc VN nghe rất đúng giọng, mà thổi nhạc TQ nghe rất "sai". Và ngược lại, tiêu TQ cũng ko thổi nhạc VN đc, ko tin thì làm thử xem ? Lấy tiêu TQ thổi nhạc Trịnh nghe thế nào ?
Mọi người đọc toppic này đừng suy nghĩ tiêu cực nhé , những huynh tham gia tranh luận toppic này theo đệ thấy đều là những người rất thẳng thắng . Đệ rất quý những người như thế và luôn đọc và suy xét rất kỹ những ý kiến mà họ đưa ra . Dù đúng hay chưa đúng thì cũng là một thành quả mà các huynh ấy muốn chia sẻ .
Nhưng không phải đệ muốn anh em tranh luận căng thẳng , chém nhau tùm lum , cũng không muốn can ngăn các huynh ấy đưa ra ý kiên và nhận xét của mình . Mà mong rằng các huynh thật thoải mái và sáng suốt đưa ra những lập luận và lời lẽ thích hợp vừa để góp ý với mọi người vừa để thu nhận những đánh giá phản hồi lại cho mình .
Tranh luận là một phương pháp tốt để học hỏi và làm sáng tỏ vấn đề . Nhưng hãy tranh luân bằng lý trí chớ đừng bằng tình cảm như một số toppic . Riêng đệ , người đệ yêu quý nhất là một người thẳng thắn và tất nhiên những người thẳng thắn đệ đều quý hết
bác hoangtube có nói về môn trang âm, nhưng mà cái chủ yếu mà chưa tốt ở bài đầu bác nói, đó là sự am hiểu về chất trúc, cấu trúc của các loại trúc kìa bác, nó thuộc về môn sinh học cơ bác ạ.
còn bác lấy câu chuyện về hoàng tử bé mà để ngụ ý việc kia thì em nghĩ bác chưa thật sự hiểu câu chuyện đó rồi, câu chuyện đó nó có nhiều cái ngụ ý châm biếm và nhiều bài học rất thâm sâu đấy ạ. và câu chuyện nó ca ngợi về chân lý của trái tim, cái đích thực của cuộc sống kìa. nó dạy cho người ta biết rằng mình hãy tìm đúng cái gì thực sự cần cho mình, hãy biết mình đang ở đâu kìa.
còn về sáo bắc kỳ, bác bảo họ làm bằng nứa già, thì điều này cũng chưa có đúng lắm đâu bác. vì sáo nứa ra đời sau sáo trúc nhiều bác ạ. cái nghề truyền thống làm sáo nó làm sáo trúc chứ không làm sáo nứa, và các cụ dạy làm sáo trúc là chọn cây trúc chứ không dạy chọn cây nứa. và sáo nứa thì nó có cái âm giống sáo miền nam hơn là cây sáo trúc miền bắc bác ạ.
bàn về âm học thì mênh mông và khó vô cùng. môn âm học hồi trước học trong trường cũng chỉ là căn bản thôi thì đã là phức tạp lắm rồi .cả lớp 90 đứa thi rớt gần hết, tới ngày thi lại đông vui như ngày hội . vì thế không dám lạm bàn.nhưng có một vài suy nghĩ mông lung chưa có cơ hội kiểm chứng nhiều xin phép được nói ra đây để cùng xây dựng một ít kiến thức về cách khoét sáo.
nhưng trên nguyên tắt căn bản thì yếu tố ảnh hưởng tới âm sắc là : chất liệu , bề mặt chất liệu ,cấu tạo hình dáng và thể tích .
- chất liệu : cấu tạo chất liệu ảnh hưởng tới hệ số hút âm và phản xạ âm. nếu chất chất liệu trúc già , các hạt liên kết chặc chẽ thì hệ số hút âm càng thấp và hệ số phản xạ âm càng cao. còn nếu chất liệu trúc non, cấu tạo các hạt liên kết không chặc chẽ , có tính mềm và xốp thì hệ số hút âm càng cao , hệ số phản xạ âm càng thấp. vì theo nguyên tắc năng lượng âm được truyền đi theo dạng sóng, gặp các bề mặt vật cản , nếu sóng âm đó làm cho vật cản dao động được thì năng lượng âm đã biến thành năng lượng dao động của vật cản nên năng lượng âm bị tiêu hao. còn nếu vật cản quá cứng không thể dao động được thì năng lượng âm được bảo toàn. hệ số hút âm của chất liệu lại ảnh hưởng tới thời gian âm vang và âm sắc .
ta thấy nếu một ống sáo làm bằng trúc non sẽ bị rung nhiều . làm bằng trúc già thì ít rung hơn và càng dày thì càng ít rung. một cây sáo rung nhiều quá làm cho tiếng của nó không chắc khỏe, còn nếu không rung được thì tiếng khô và cứng không mềm mại ( cột dây cho sáo làm cho nó bớt rung nhưng sáo đã dày trúc đã già rồi mà còn cột nữa thì tiếng nghe khô cứng ) . vì thế theo mình nghĩ không hẳn trúc thật dà và dày là trúc tốt để làm sáo đâu. tương đối thôi , dung hòa tất cả là tốt nhất. ngày xưa người trung quốc chặc cây ngô đồng để làm đàn cổ cầm . người ta không dùng khúc gốc để làm đàn vì tiếng của nó quá trong và quá rắn rỏi chơi những bản nhạc buồn không hay. người ta cũng không lấy khúc ngọn vì chất gỗ quá non nên tiếng đàn nghe âm u . người ta chọn khúc giữa thân vì nó dung hòa tất cả .
và vì thế giải thích tại sao khi chúng làm một ống sáo từ trúc nhiều mắc thì tiếng nghe chắc khỏe hơn sáo làm từ trúc một mắc , tiêu cũng vậy . một cây tiêu làm từ một mắc trúc dài thì có tiếng âm u hơn , buồn hơn. còn một cây tiêu là từ trúc nhiều mắc thì tiếng nó nghe sắc hơn. vì cấu tạo chất trúc ở tại vị trí mắc trúc cứng hơn rất nhiều so với giữa mắc.
còn việc sử lý chất liệu trúc trước khi làm tiêu sáo thì mình không rành lắm nhưng nhiều khi suy nghĩ sao thấy có nhiều điểm tương đồng với việc lên men rượu . người ta lên men rượu một cách từ từ , giữ rượu ở những nơi có nhiệt độ mát mẻ và ổn định để quá trình lên men một cách nhịp nhàng và quá trình lên men càng lâu thì rượu càng ngon . nhiều khi cây sáo cũng vậy để càng lâu thì thổi nghe càng hay, để nơi thoáng mát thì thổi hay hơn nơi khô khốc nhiệt độ cao. để thử nghiệm cho việc này phải có thời gian tương đối dài. sắp tới hy vọng sẽ sắp xếp được hời gian để lên củ chi mua trúc về bảo dưỡng theo kiểu này , 5 năm sau làm thử liệu có hay hơn không.thiệt là đi xâu vô một vấn đề mới thấy đời con ngượi thật sự hạn hẹp so với những kiến thức bao la.
còn về vấn đề bề mặt chất liệu , cấu tạo hình học , và thể tích thì từ từ mình sẽ trình bày sau , bây giờ phai đi tập thổi sáo thôi !
@Chuẩn lắm rồi KTS Chuyen ơi, chắc bác cũng nếm mùi rớt môn nỳ nên nhớ kỹ thật ! Chính Lee nó cũng tâm đắc cuốn Âm Học của Mr. Giả nên hắn ta hiểu, chắc ko đến nổi phài đòi đưa công thức ra nhỉ ?
Chính xác khi phân tích tại sao tiêu nhiều đốt thổi nghe chắc tiếng hơn tiêu 1 đốt, và chuỵên để lâu cho chất liệu khô từ từ, tốt hơn là đem sấy nó thật mau. Nhưng mà nên nhớ độ ẩm trong Nam rất cao đó ~90%, thì làm sao phơi khô tự nhiên.
Cũng chứng minh tại sao tuy làm bằng gỗ mun thì tiếng tiêu nghe chắc hơn nhưng lại nghe rất dỡ, ko như làm bằng trúc.
Còn chuyện chọn trúc già hay non ra sao, mấy mắc là thích hợp nhất, gốc hay ngọn, có nên khoan lòng, cột dây,...thì cần kinh nghiệm thực tế mới biết đc. Công thức là các giả thuyết chỉ là các dead evidence mà thôi.
HTB hôm nay đi một nơi gọi là Whisper Wall, một cái đập nước nhân tạo, khi xây ko ai tính đến trang âm, nhưng sau đó ng ta phát hiện ra một điều rất thú vị là tuy cái đập rất lớn và cao (dài >140m) nhưng ng đứng bên này chỉ cần nói chuyện bình thường thì ng bên kia nghe rõ lắm, ngược lại cũng vậy ! HTB sẽ chụp hình cho anh em xem coi có ứng dụng đc gì đó ko.
Thui coi cái nỳ đỡ đi: http://www.panoramio.com/photo/25122696
HTB kiểm tra thấy rất rõ, xa ko thấy ng mà nghe tiếng vọng như đứng kề bên vậy đó !
tiếp theo mình nói đến vấn đề về bề mặt chất liệu làm tiêu sáo
bề mặt chất liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng, màu sắc âm thanh. một bề mặt càng xù xì lởm chởm thì hệ số hút âm của nó càng cao ( có lẽ vì khi sóng âm đập vào bề mặt rồi phản xạ nhiều lần trong cái đống lởm chởm đó mà năng lượng âm bị tiêu hao.) ngược lại một bề mặt nhẵn nhụi thì phản xạ âm rất tốt ( cũng vì lý do đó mà các phòng karaoke người ta thường sơn gai để chông ồn xung quanh ) .
vì thế khi làm sáo người ta phải chú ý làm lòng trong cho sạch để năng lượng âm ít bị tiêu hao , tiếng sáo nghe đầy đặng. nhưng liệu khi sơn lòng trong , thậm chí tráng một lớp keo dán sắt như anh leehonso có phải là tốt không . theo mình thì việc này trong một số trường hợp thì tốt nhưng trong một số trường hợp lại không tốt . nếu một ống sáo hay một ống tiêu thẳng có đường kính không thay đổi suốt từ đầu ống đến cuối ống mà ta tráng keo thì sóng âm phản xạ trên thành ống rôi nhanh chóng thoát ra ngoài làm cho thời gian âm vang của tiếng sáo, tiêu trong lòng ống không kéo dài được, tiếng sáo, tiếng tiêu nghe cụt ngủn và khô khan. còn một ống sáo , tiêu mà phần cuối ống nhỏ lại, hoặc dài , hoặc hơi cong thì hiệu quả sẽ khác đi và có thể việc tráng keo hay sơn bên trong lòng ống sẽ có hiệu quả tích cực. cái việc sơn và tráng keo lòng ống này mình thật sự mình chưa thử nghiệm nhưng nó cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới chất lượng âm của cây tiêu, cây sáo. ở đây mình chỉ quan sát , suy nghĩ và dùng một số kiến thức ít ỏi để cố gắng phân tích thôi. hy vọng các anh em , mỗi người thử nghiệm một ít rồi chia sẻ cho nhau để chúng ta hoàn thiện thêm vấn đề này.
ngày mai sẽ bàn tiếp về hình dạng và thể tích của ống tiêu và sáo. bây giờ khuya rôi đi ngủ mai còn đi làm.
tiếp theo mình xin phép nói tới hình dạng
trong kiến trúc hình dạng các bề mặt bên trong công trình sẽ ảnh hưởng tới đường đi các tia sóng âm phản xạ , và số lần phản xạ sau khi một tia sóng phát ra từ miệng ngươi nói. sóng âm phản xạ nhiều lần tạo cho thời gian âm vang được lâu chính vì thế mà âm nghe ngân nga hơn . nhưng nếu ngân nga nhiều qua thì sẽ ảnh hưởng tới âm phát ra kế tiếp. trong kiến trúc người ta còn lợi dùng hình dạng các bề mặt để điều chỉnh tia phản xạ âm lọt đến đúng tai người nghe . có bao giờ các bạn nghĩ tới việc ngày xưa các nhà hát kịch không có thiết bị trang bằng điện , điện tử như bầy giờ nhưng người khán giả vẫn nghe rõ âm của tiếng đàn , tiếng hát . thậm chí có khi cai que đánh nhịp của người nhạc trưởng rớt xuống sàn cả kháng phòng cũng đều nghe. việc lợi dụng hình dạng bề mặt để đưa tia phản xạ âm đến tai của người nghe rất phức tạp nếu làm không tốt thì sẽ xảy ra hiện tượng trong kháng phòng có chỗ nghe rõ có chỗ nghe không rõ, có chỗ nghe lỏm bỏm không phân biệt rõ tiếng gì.
ở trên là nói chuyện trong kiến trúc rất phức tạp , chỉ biết đại loại thế thôi chứ để một người kts có thể làm tốt việc này thì đòi hỏi việc đào sâu nghiêng cứu và kinh nghiêp phải thật nhiều mới bảo đảm được . còn lơm cơm mà dám làm thì chỉ để cho trăm họ chửi thôi.
còn bàn vô việc áp dụng những kiến thức trên vào việc chế tạo sáo trúc và tiêu thì theo mình nghĩ có phần đơn giản hơn nhiều so với kiến trúc. mà rủi lỡ có làm sai thì quăn nó đi và làm ống khác thôi chả ai chửi . còn kiến trúc một lần quyết định thi công là như đinh đóng cột rủi mà làm tầm bậy là mất biết bao nhiêu tỷ bạc của người đâu tư. không có cơ hội sưa sai. làm tầm bậy chắc phải cắn lưỡi tự tử thôi.
phân tích vào hình dạng của ống sáo ta thấy người trung quốc thường làm ống sáo ở phần cuối nhỏ lại . theo phân tích của mình thì cái đầu nhỏ đó có tác dụng giúp tia sóng âm phản xạ lâu hơn trong lòng ống làm cho âm thanh ngân lâu hơn . cũng thế một ống tiêu ngắn và một ống tiêu dài thì ống tiêu dài nghe hay hơn . có thể ống tiêu dài chưa chắc kêu to hơn nhưng thơi gian âm vang ( thơi gian ngân nga của tiếng tiêu trong lòng ống) lâu hơn , làm cho tiếng tiêu kéo dài và ngân nga hơn so với tiêu ngắn. có lần đại sư huynh hoangtube nói tại sao một ống tiêu có phần cuối hơi cong co quẹo vọ thì tiếng tiêu nghe hay hơn. theo em nghĩ là nhờ nó cong co đó mà nó làm cho tia sóng âm phản xạ nhiều hơn trong lòng ống , tạo ra thời gian âm vang lâu hơn nên tiếng tiêu nghe ngân nga hơn , vì thế mà nó hay hơn. theo em thì em phân tích thế thôi, còn theo đại sư huynh thì không biết thế nào.
một ít dòng ít ỏi mà lâu nay mình suy nghĩ về hình dạng ống tiêu và ống sáo xin chia sẻ với mọi người . kinh nghiệm còn non kém , chưa biết trúng trật thế nào , nếu lỡ thằng em có nói sai , nói tầm bầy mong các gà làng bỏ qua cho em!
còn một vấn đề nữa là thể tích bên trong ảnh hưởng thế nào tới chất lượng âm thanh hồi sau sẽ phân tích tiếp.
còn một vấn đề nữa là thể bên trong.
thể tích bên trong ảnh hưởng rất rõ đến âm sắc. thể tích càng lớn thì âm vang càng lâu, thể tích nhỏ thì ngược lại. cụ thể ta có thể kiểm chứng vấn đề này bằng cách đến nhiều nhà thờ to nhỏ khác nhau thì sẽ kiểm chứng được thôi. nếu chúng ta ở trong một ngôi nhà nhỏ, tiếng nói của ta phát ra it ngân nga nhưng đứng trong một ngôi nhà lớn tiếng nói sẽ ngân nga vọng đi vọng lại và có vẻ huyền bí . tùy theo từng thể loại công trình và màu sắc linh thiêng khác nhau mà người có thể đề xuất một thể tích tối ưu để có được âm thanh hay nhất đối với thể loại công trình đó ( việc này đã được người ta kiểm nghiệm và viết thành các hệ số có sẵn cho từng thể loại công trình rồi , nhưng việc áp dụng vào sản xuất nhạc cụ thì chưa thấy sách nào ghi).
phân tích vào ống sáo và ống tiêu . ta thấy nếu cùng là một cây sáo đô nếu đường kính của chúng hơi nhỏ (tức thể tích bên trong hơi nhỏ) thì các nốt thấp không vang , nghe dở ẹc ( cụ thể là nốt đô 1 ) nhưng ngược lại khi ta thổi các nốt cao ở quảng 3 lên rất dễ và ít tốn hơi. còn một cây sáo có đường kính to hơn thì các nốt thấp nghe vang hơn , hay hơn nhưng ngược lại lên nốt cao khó hơn và tốn hơi hơn và tiếng nghe không được chắc khỏe. ống tiêu cũng vậy thôi .
nghĩ đi nghĩ lại trong trời đất mọi vật đều có tính âm dương, nhiều khi muốn được cái này thì phải hy sinh cái kia. và cuộc đời con người là một chuỗi các sự kiện buộc phải chọn lựa.
có nhiều lần vào các topic trên diễn đàn coi các bạn đặt hàng mua sáo thấy mọi người yêu cầu cây sáo phải lên được tới sol 3 dễ dàng . đó là cái nóc cần phải đạt tới . nhưng mọi người có ai nghĩ khi lên được sol 3 dễ dàng thì nốt đô 1 lại bí không . trong khi đó nốt đô 1 là nốt thông dụng nhất mà hầu như bài nào cũng có, còn nốt sol 3 thì có khi cả đời chẳng bao giờ đụng tới. đổi một nốt không thông dụng để đạt được một nốt rất thông dụng mà hay thì ta nên chọn cái nào...?
để làm một ống tiêu ,sáo, chuẩn không khó nhưng để làm được một ống tiêu , ống sáo hay thì là cả một vấn đề. mọi lý thuyết vật lý về âm học chỉ là hổ trợ để phân tích , còn cụ thể thì kinh nghiệm vẫn là số 1. có khi phải mất 10 năm hay 20 để nghiệm ra được phải làm như thế nào mới được ống tiêu , ống sáo hay. nhưng theo em nghĩ thì việc làm ra một ống sáo, ống tiêu hay lại không khó bằng việc luyện sao cho khi mình cầm một cây sáo cuồi bấp nhất và vẫn có thể thổi hay. giống như trong phim kiếm hiệp mọi người đổ xô đi tìm bảo kiếm nhưng cao thủ thật sự lại chỉ dùng một cành cây mục . thế mới trớ trêu.
Bài của huynh ktschuyen giúp đệ hiểu thêm được nhiều điều .
thank huynh nhiều
Và điều làm cho đệ lưu ý và suy nghĩ hơn cả là các yếu tố liên quan đến việc làm cho cây sáo dễ thổi , dễ phát âm hơn và đặc điểm của âm phát ra . Để dễ thổi thì đệ hiểu được đôi chút , nhưng đặc điểm của âm thì đệ mù mờ .
Bên cạch sự phát âm là đặc điểm của âm phát ra . Tiếng tiêu nghe ngân nga , sâu lắng , có vẻ như xa xôi hơn tiếng sáo , và tiếng sáo nghe réo rắt vui tươi hơn tiếng tiêu . Nhưng không hẳn như thế , có người thổi sáo nghe tiếng cũng rất xa xôi , huyền hoặc , chính huynh saotruc cũng nói rằng mình thổi có nhiều lúc âm nó khác đi . Chắc chắn phải có sự giải thích cho điều đó , nhưng ngu đệ tìm không đến được nơi , đọc không hiểu được rõ. Mong các sư huynh chỉ bảo .
Đệ muốn tìm hiểu để phát triển tiếng sáo của mình . Tiếng sáo mà phô thì nghe không hay một chút nào . Những âm trầm thì phải ngân và rung , những âm cao thì nghe phải sâu và xa . Đệ cho là như vậy thì hay, không biết ý các huynh thế nào.
vodanhkhach:Và điều làm cho đệ lưu ý và suy nghĩ hơn cả là các yếu tố liên quan đến việc làm cho cây sáo dễ thổi , dễ phát âm hơn và đặc điểm của âm phát ra . Để dễ thổi thì đệ hiểu được đôi chút , nhưng đặc điểm của âm thì đệ mù mờ .Bên cạch sự phát âm là đặc điểm của âm phát ra . Tiếng tiêu nghe ngân nga , sâu lắng , có vẻ như xa xôi hơn tiếng sáo , và tiếng sáo nghe réo rắt vui tươi hơn tiếng tiêu . Nhưng không hẳn như thế , có người thổi sáo nghe tiếng cũng rất xa xôi , huyền hoặc , chính huynh saotruc cũng nói rằng mình thổi có nhiều lúc âm nó khác đi . Chắc chắn phải có sự giải thích cho điều đó , nhưng ngu đệ tìm không đến được nơi , đọc không hiểu được rõ. Mong các sư huynh chỉ bảo . Đệ muốn tìm hiểu để phát triển tiếng sáo của mình . Tiếng sáo mà phô thì nghe không hay một chút nào . Những âm trầm thì phải ngân và rung , những âm cao thì nghe phải sâu và xa . Đệ cho là như vậy thì hay, không biết ý các huynh thế nào.
bàn sâu về vấn đề âm học thì ta thấy nó càng huyền bí , cái mà bạn tò mò muốn biết cũng là cái tui đang đi tìm. tiếng sáo phát ra hay hay không do bản chất của cây sáo chỉ là phần nhỏ thôi, còn phần lớn là do người thổi. vì thế tui mới nói người ta đổ xô đi tìm bảo kiếm nhưng cao thủ thực sự chỉ dùng một cành củi mục. còn bằng cách nào đạt được cảnh giới thượng thừa đó thì thằng em chưa thể nào giải đáp được vì thực sự chưa bao giờ mình được làm cao thủ cả nên bó tay thôi.từ từ mà ngộ nhé.
ktschuyen: vodanhkhach:Và điều làm cho đệ lưu ý và suy nghĩ hơn cả là các yếu tố liên quan đến việc làm cho cây sáo dễ thổi , dễ phát âm hơn và đặc điểm của âm phát ra . Để dễ thổi thì đệ hiểu được đôi chút , nhưng đặc điểm của âm thì đệ mù mờ .Bên cạch sự phát âm là đặc điểm của âm phát ra . Tiếng tiêu nghe ngân nga , sâu lắng , có vẻ như xa xôi hơn tiếng sáo , và tiếng sáo nghe réo rắt vui tươi hơn tiếng tiêu . Nhưng không hẳn như thế , có người thổi sáo nghe tiếng cũng rất xa xôi , huyền hoặc , chính huynh saotruc cũng nói rằng mình thổi có nhiều lúc âm nó khác đi . Chắc chắn phải có sự giải thích cho điều đó , nhưng ngu đệ tìm không đến được nơi , đọc không hiểu được rõ. Mong các sư huynh chỉ bảo . Đệ muốn tìm hiểu để phát triển tiếng sáo của mình . Tiếng sáo mà phô thì nghe không hay một chút nào . Những âm trầm thì phải ngân và rung , những âm cao thì nghe phải sâu và xa . Đệ cho là như vậy thì hay, không biết ý các huynh thế nào.bàn sâu về vấn đề âm học thì ta thấy nó càng huyền bí , cái mà bạn tò mò muốn biết cũng là cái tui đang đi tìm. tiếng sáo phát ra hay hay không do bản chất của cây sáo chỉ là phần nhỏ thôi, còn phần lớn là do người thổi. vì thế tui mới nói người ta đổ xô đi tìm bảo kiếm nhưng cao thủ thực sự chỉ dùng một cành củi mục. còn bằng cách nào đạt được cảnh giới thượng thừa đó thì thằng em chưa thể nào giải đáp được vì thực sự chưa bao giờ mình được làm cao thủ cả nên bó tay thôi.từ từ mà ngộ nhé.
Hờ hờ, các bác này giỏi quá, vựot xa cả mình rồi !
HTB đồng ý với KTSChuyen vấn đề đặt mua tiêu sáo. Rất rất nhiều ng đòi hỏi chuyện lên Sol 3 dễ dàng và đánh TK nghe chắc, nhưng rất ít có ai đòi đặt một cây tiêu (sáo) thổi nghe hay. Bởi vì nội cái câu hỏi "thế nào là hay" cũng là một câu hỏi nhức đầu từ xưa đến nay dứơi gầm trời này !
HTB từng đi hết đừong NTThuật cho đến shop của thầy Trung, và...đủ thứ nơi bán nhạc cụ, để lựa sáo. Vấn đề thổi lên Sol 3 hay Si 2 rất dễ, mà thổi note C trầm cho tới note B trung thế nào mới là chuyện khó. Và quan trọng hơn, bài nào cũng có các note này, còn họa hoằn lắm mới có bài thổi lên qua khỏi C3. Vì thế, tui từng nghe MHM và SáoNhựa "thảo luận" cái gọi là có nên làm tiêu thổi các note cao hay để bỏ mất nhiều đặc trưng khác của tiêu (dù ai cũng biết một cây tiêu hoàn hảo là phải có tất cả).
Quan trọng nhất là thổi cây tiêu nghe ra tiếng tiêu, thổi bài nhạc nghe ra bài nhạc. Bỏ qua yêu cầu về cao độ chuẩn vì anh em Damsan đều đã vượt qua ngữong này khá xa. Đây là điều mà ai cũng cho ý nghĩ khác nhau. Một cây tiêu để lên bàn, 6ng thổi cho ra 6 nhận xét hoàn toàn khác nhau !
VD như HTB nghe nhạc cổ Nam Bộ từ khi còn nằm nôi, nên nghe tiếng tiêu đục thì tui bảo là nghe hay, nghe cây tiêu "cộng tác" tốt với người thổi thì tui cho là hay. Nhưng có ng khác bảo rằng nó phải vang rền mới hay, còn có ng thì bảo rằng phải đánh TK nghe mạnh thì mới hay,...
Để làm 1 cây tiêu thỏa mãn tất cả mọi ng thì quá xá khó, e rằng chưa bao giờ có. Nên mình mới đề xuất cái hướng khác, mà qua đó, khi biết đc tiêu chuẩn của ng đặt tiêu thì ng làm tiêu sẽ làm ra cây tiêu vừa chuẩn vừa hay- đối với ng ấy.
Trở lại vấn đề cao thủ và thanh củi mục, tại sao cao thủ chỉ có thanh củi mục cũng thành bảo kiếm? Vì cao thủ hiểu đc thanh củi mục đó sẽ phải xài ra sao để hiệu quả nhất, và anh ta biết cách tận dụng tối đa ưu thế. Còn thấp thủ với bảo kiếm mà ko biết xài cũng như không ! HTB có thể xài cây vợt CaoSuĐừongSắt để hạ gục các đối thủ bóng bàn vì HTB biết rõ cây vợt này thủ tốt hơn công. Bạn mang cho một bậc thầy tiêu sáo một cây sáo tiêu nào đó, ông ta sẽ biết đây là cây sáo như thế nào, lợi thế của nó là gì, nó thổi đc thứ nhạc nào,...và ông ta sẽ tận dụng tối ưu nó.
Trước giờ anh em chỉ chú trọng trúc cứng, trúc già, trúc gốc,..mà bỏ đi rất nhiều thứ khác. Vd: tại sao phải cạo vỏ, nếu ko cạo sẽ thế nào? Tại sao phải cột dây, cột nơi nào, bao nhiêu và ko cột thì thế nào ?....
Mình ko phải là ng biết làm sáo, nhưng mình chỉ dùng lý thuyết để bàn rộng ra những hướng phát triển khác nhau. Vd như với một cây trúc non, hay trúc khúc giữa,..ta có thể làm đc loại tiêu sáo nào ? Và để thổi nhạc nào, ai sữ dụng, pro hay beginners ? Trúc non thì làm sáo ngắn hay dài, trúc già làm dài hay ngắn?...Đó chỉ là những câu hỏi mở, chờ các bạn làm sáo thử tìm tòi thêm,...