Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Những lý luận về đặc điểm - đặc trưng của tiêu Việt Nam, hay tiêu phương Nam.

rated by 0 users
This post has 49 Replies | 2 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hoangtube Posted: 03-02-2010 20:17

HTB sẽ mở đầu loạt bài phân tích để tìm ra những đặc trưng của tiêu VN, mong các bạn vào tham gia đóng góp nhé.

 ----------------

I. Khí hậu là một đặc trưng cơ bản. Khí hậu VN khác xa với khí hậu TQ hay các nước phương Bắc. Vậy khí hậu ảnh hưởng gì lên cây tiêu ?

1. Ảnh hưởng chất liệu làm tiêu: Cây trúc phương Nam nhờ khí hậu nóng ẩm và thổ nhưỡng nên mau lớn hơn phương Bắc lạnh giá.

-Vì khí hậu gió mùa mưa nhiều nắng gắt nên cây trúc lớn nhanh và đốt rất dài. (1)

-Thời gian sinh trưởng nhanh nên xớ trúc mập mà mật độ lại thấp, chứa nhiều nước hơn là sợi gỗ, nên khi phơi nó co lại rất nhiều. (2)

-Cây trúc xốp hơn phương Bắc, lòng ống to hơn (so với cùng loại) so với mật độ vỏ ống (tức là mật độ gỗ trên 1 tiết diện ngang). (3)

-Lớp vỏ cứng phía ngoài mõng mà lớp vỏ xốp lại dầy hơn.(4)

-Gió nhiều nên cây trúc thường cong, điều này cũng tuỳ vào điều kiện chăm sóc. (5)

-Thường có tuổi thọ thấp hơn trúc phương Bắc (cũng tuỳ giống) (6)

-Bên trong lòng ống trúc không trơn láng mà có xớ dọc  (hậu quả khi khô teo lại) (7)

-Sâu bọ rất khoái ăn cây trúc, nó đục lỗ và đẻ trứng vào, trứng xin ra con sâu,..làm cây trúc trông có vẻ trơn láng mà rất nhiều vết tỳ kỹ thuật bên trong. (8)

........(mời các bác có kinh nghiệm làm sáo bổ sung dùm, mình chỉ mới chém có chừng chục cây trúc thôi nên ko hiểu kỹ lắm)......

(1) --> sáo và tiêu phương nam ko dùng khớp nối, vì chỉ cần 1 ống trúc là đủ làm sáo.

(2) --> Cộng với khí hậu ẩm thấp (sẽ bàn trong phần sau) nên cây tiêu rất khó làm vì khó canh đưòng kính lòng trong. Khi làm xong dễ bị nứt khi va chạm hay khi thời tiết thay đổi.

(3) --> trúc xốp hơn nên âm thanh đục hơn. Đây là đặc trưng, tiêu âm thanh đục nên thổi nó buồn hơn.

(4) --> 2 lớp vỏ khác nhau, nên âm thanh sắc khác nhau, 2 khúc trúc khác nhau dù có làm giống y chang cũng cho âm sắc khác nhau (chất lượng không ổn định) là do tỉ lệ giữa phần xớ trúc và phần xốp bên trong.

(5) --> trúc cong nên khó làm, nhưng mà có lữa uốn nó cũng thẳng, có điều âm sắc đã khác nhiều.

(6) --> Vì trúc trồng 1-2 năm là chết rồi, nên ng ta thu hoạch sớm, trúc gốc chứ chặt ra cũng không cứng lắm (như mấy cây trúc phương Bắc thọ tới 10 năm). Trúc già mà nó cũng chưa có cứng lắm, mật độ bở còn nhiều.

(7) --> Cái này tui hỏng rành nó làm âm thanh khác ra sao, ai biết xin chỉ dùm?

(8) --> nên mới sinh ra cái chuyện trụng nước sôi cây trúc trước khi làm, có ng còn hấp hay nướng nó nữa. Chắc sau này khi làm trúc Pro thì mua cái máy...siêu âm cấu trúc xem trước khi chọn trúc, hehe

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

I. 2. Khí hậu ảnh hưởng đến sơ chế và bảo quản tiêu.

-Khí hậu có độ ẩm quá cao (>75%) nên rất khó phơi trúc tự nhiên. Thường là phơi nắng hoặc sấy trong lò, điều này làm ảnh hưởng rất lớn lên âm sắc cây tiêu. Các xớ gỗ bị can thiệp nhiệt quá đột ngột gây vỡ cấu trúc (có khi bị giòn hoá) và vì gia nhiệt không điều nên nó thường méo và cong trong cấu trúc xơ của cây trúc, dẫn đến âm thanh cũng bất ổn. Một số cây trúc làm sáo có dấu hiệu...bị mục bở ra (dù khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng nó ảnh hưởng lên âm sắc) tạo âm thanh rè đục. Phần vì hơi ẩm len vào và thoát ra thường xuyên theo nhiệt độ và biến đổi thời tiết, nên cây trúc làm sáo rất mau hư, cong vênh hay mục phía trong.

 -Khi thổi nó đọng nước bên trong, và vì xớ bên trong xốp, nên nó hút nước vào. Nên có hiện tượng phải thổi thường xuyên thì tiếng mới trong, lâu lâu mang ra thổi tiếng nghe rất khô và đục.

 -Mùa lạnh, cây tiêu sáo còn...đổ mồ hôi, rịn nước ra ngoài nữa ! Nên ko nên sơn cây sáo, để cho nó tự nhiên cũng là 1 cách rất hay.

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Trước khi viết tiếp loạt bài về tiêu VN, HTB search "rất nhiều" bài nhạc, bài hát, phối âm,...có tiếng tiêu và phát hiện cái chất Việt Nam nó nằm ở cái chất đục và trầm buồn của tiêu. Có lẽ là do chất liệu làm tiêu.

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Cái tai hại nhất là lòng trúc có lằn dọc gây cản trở lớn tới luồng khí chuyển động bên trong ống khiến cho việc thổi những note thấp tốn nhiều hơi . Lòng trúc xốp và không nhẵn bóng gây nên âm trầm đục hơn . Xử lý khắc phục được cái lòng trong ống trúc thì sẽ dễ thổi và âm thanh hay hơn .

Còn về điều kiện khí hậu mình đồng ý với phân tích của HTB , Các cao thủ làm sáo trúc hay tiêu trúc mà muốn tìm loại trúc cứng cả trong lẫn ngoài thì leo lên vùng Bắc Giang, Quảng Ninh , Cao Bằng , Lào Cai hay Lai Châu , ở đó có rất nhiều giống trúc khác nhau và mọc hoang nên rất già , khai thác free . Chỉ có điều là ống trúc ngắn sẽ khó làm hơn ống trúc dài như ở miền Nam .

 

 

Quê em ở Bắc Giang . Có nghe nói huyện Sơn Động có một loại trúc tốt . Bữa nào em sẽ về quê và leo núi một chuyến xem sao . Nếu tìm thấy và kiểm tra chất lượng tốt thì ...


Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
free là chặt trộm hả pa
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
vodanhkhach:

Cái tai hại nhất là lòng trúc có lằn dọc gây cản trở lớn tới luồng khí chuyển động bên trong ống khiến cho việc thổi những note thấp tốn nhiều hơi . Lòng trúc xốp và không nhẵn bóng gây nên âm trầm đục hơn . Xử lý khắc phục được cái lòng trong ống trúc thì sẽ dễ thổi và âm thanh hay hơn .

Còn về điều kiện khí hậu mình đồng ý với phân tích của HTB , Các cao thủ làm sáo trúc hay tiêu trúc mà muốn tìm loại trúc cứng cả trong lẫn ngoài thì leo lên vùng Bắc Giang, Quảng Ninh , Cao Bằng , Lào Cai hay Lai Châu , ở đó có rất nhiều giống trúc khác nhau và mọc hoang nên rất già , khai thác free . Chỉ có điều là ống trúc ngắn sẽ khó làm hơn ống trúc dài như ở miền Nam .

 

Cái lằn dọc ấy là một đặc trưng ko đâu có đc đó !!!

Điều ấy làm cho sáo miền Nam nghe khác sáo Miền Bắc, và cũng vì vậy nên sáo trúc nghe khác sáo nứa.

Tiêu của MHM mấy cây dòng F1 tuy...sai note tè le, nhưng thổi nghe hay lắm, chất âm rất đặc biệt. Sau này MHM có làm 1 cây tặng mình chất lượng âm thanh rất tốt, mình còn giữ ở nhà, giờ mình thấy tiếc là ko mang theo. Vì nhiều khi mình thèm nghe cái màu âm hơn là nghe độ chính xác hay độ vang dội. 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Màu âm thì đệ cũng rất thích . Có nguyên hai cây sáo của anh MHM mà còn đang đặt thêm tới tấp nì Big Smile . Tuy nhiên đệ lo ngại nó sẽ cản trở luồng khí chuyển động trong ống sáo .

Đệ so sánh hai cây cùng tone và kích thước tương tự thì cây có lằn dọc thổi tốn hơi hơn Sad

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
hoangtube:

Cái lằn dọc ấy là một đặc trưng ko đâu có đc đó !!!

ý bác HTB nói là k đâu có loại trúc có lằn dọc đó hay là sao ạ ? Nếu đúng ý đó thì không hẳn thế đâu ạ .

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

bác Hoang từ bé nói vậy hơi cục diện, em thấy hình như là bác chỉ lấy trúc củ chi để nói chứ chưa đề cập nhiều, hơi phiến diện. mà bắc và nam việt nam hả bác? trúc trung quốc nó gióng rất dài, mặc dù khí hậu nó cũng lạnh vậy, mà trong cùng một giống trúc, lại có cây rất chắc thớ đặc và cứng, có cây lại nhẹ và xốp.  ngoài bắc cũng có loại trúc gióng dài gần được như trúc củ chi đó bác, nhưng về hình dáng và cấu trúc của nó thì khó mà làm sáo được. ngoài bắc cũng có mấy loại trúc xốp nhẹ còn hơn trúc củ chi nhiều bác ạ. và cái sọc trong lòng trúc là do giống trúc đó bác. nứa cũng có loại lòng nhẵn , cũng có loại lòng sọc ý như vậy. sọc trong lòng thì nó có cái hay ở âm sắc đó ạ, mà cái hay đó ở trúc củ chi hơn là sọc ở nứa, còn nứa không có sọc trong lòng thì làm sáo tốt hơn.

em thấy trúc đà lạt thì ở trong nam không khác ngoài bắc là mấy bác ạ, âm nó cũng vậy cả. nó tùy ở giống trúc thôi bác. còn về tuổi thọ trúc thì em chưa hiểu lắm khi bác nói trong đó chỉ có 2 năm. nghĩa là sau 2 năm thì trúc nó chết hả bác? cái này thì em chưa thấy, đúng là thật thì em được mở rộng tầm mắt rồi. còn trúc ngoài này cứ trồng đó, không chặt thì nó không có chết đâu ạ.

@ vodanhkhach: bác ở Bắc Giang mà không kiếm trúc thì phí thật đó bác. bác xem có rừng mỏ trạng, rừng ở lục nam, rừng ở gần Yên Tử nữa đó bác, trúc nhiều và có nhiều loại làm sáo rất tốt. sáo ngoài bắc thì trước đến nay các cụ thích nhất là giống trúc cứng, chọn những cây già, gần gốc để làm sáo. và em cũng rất thích như các cụ, cắt thớ trúc bằng dao, nhìn nó vàng nâu, trong trong rất thích, và em cũng thích mầu âm của những cây sáo làm bằng trúc như thế.  và những cây sáo đó hay được gọi là sáo trúc gốc, họ bán đắt hơn bình thường. và em cũng có thử cái loại này rồi, nó có một ưu điểm em rất thích. và không phải giống trúc nào thì lấy gần gốc làm sáo cũng tốt, chỉ là loại trúc các cụ hay làm sáo thôi. may mắn là việc làm sáo bằng loại trúc này thành truyền thống và chưa bị mai một đi, em được biết có những người chuyên làm sáo chợ làm theo truyền thống này, đáng tiếc là họ chưa có khoét chuẩn và đo âm được, nên sáo họ nhập cho cửa hàng chỉ có khoảng 10k 1 cây thôi. em cũng tiếc là chưa tìm được người chuyên làm sáo này ở đâu, cửa hàng họ giấu kỹ quá.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Bamboo-flute:
hoangtube:

Cái lằn dọc ấy là một đặc trưng ko đâu có đc đó !!!

ý bác HTB nói là k đâu có loại trúc có lằn dọc đó hay là sao ạ ? Nếu đúng ý đó thì không hẳn thế đâu ạ .

Umh, có lẽ tui hơi chủ quan. Nhưng khi xem xét trúc Đà Lạt thì không có lằn dọc ấy. Nứa cũng ko có (nhờ cây sáo của anh Babyboy), ngay cả mấy cây sáo của nghệ nhân Hoài Phan (ko biết lấy trúc từ đâu) cũng ko có. Trừ một số cây trúc vàng, còn trúc đen của Sáo Hoài Phan là ko có lằn dọc bên trong. Sáo của thầy TTTrung cũng ko có (ko biết có bị xử lý bên trong chưa hay là lúc mình lựa miìinh ko để ý). Theo ý mình và ngoccuahanoi thì khi làm sáo các nghệ nhân chọn loại trúc láng lòng. Cây trúc bên Úc cũng láng bên trong, chứ ko có sọc dọc.

Còn làm tiêu thì sao, tui chưa nghiên cứu nhiều. Vì chỉ thấy mấy cây tiêu gỗ thôi, trừ tiêu TQ thì tiêu trúc Củ Chi tui mới thấy anh em Damsan làm.

Cái xớ dọc ấy nó tạo ra một loại âm thanh rất quái dị, mà khi thổi mạnh nó tự động rung cây sáo như mình rung bằng cổ vậy.

Umh, nếu nhiều vùng cũng có thì đó ko phải là đặc trưng của tiêu VN roài. Vì nếu ngoài Bắc có thì TQ cũng có.

Cảm ơn các bác đã cho biết thêm thông tin.  

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
ngoccuaanhoi:

bác Hoang từ bé nói vậy hơi cục diện, em thấy hình như là bác chỉ lấy trúc củ chi để nói chứ chưa đề cập nhiều, hơi phiến diện. mà bắc và nam việt nam hả bác? trúc trung quốc nó gióng rất dài, mặc dù khí hậu nó cũng lạnh vậy, mà trong cùng một giống trúc, lại có cây rất chắc thớ đặc và cứng, có cây lại nhẹ và xốp.  ngoài bắc cũng có loại trúc gióng dài gần được như trúc củ chi đó bác, nhưng về hình dáng và cấu trúc của nó thì khó mà làm sáo được. ngoài bắc cũng có mấy loại trúc xốp nhẹ còn hơn trúc củ chi nhiều bác ạ. và cái sọc trong lòng trúc là do giống trúc đó bác. nứa cũng có loại lòng nhẵn , cũng có loại lòng sọc ý như vậy. sọc trong lòng thì nó có cái hay ở âm sắc đó ạ, mà cái hay đó ở trúc củ chi hơn là sọc ở nứa, còn nứa không có sọc trong lòng thì làm sáo tốt hơn.

em thấy trúc đà lạt thì ở trong nam không khác ngoài bắc là mấy bác ạ, âm nó cũng vậy cả. nó tùy ở giống trúc thôi bác. còn về tuổi thọ trúc thì em chưa hiểu lắm khi bác nói trong đó chỉ có 2 năm. nghĩa là sau 2 năm thì trúc nó chết hả bác? cái này thì em chưa thấy, đúng là thật thì em được mở rộng tầm mắt rồi. còn trúc ngoài này cứ trồng đó, không chặt thì nó không có chết đâu ạ.

 Mình đoán là sọc trong lòng hình thành khi cây trúc lớn nhanh quá. Do khí hậu mưa nhiều nắng tốt, trúc mọc rất nhanh. Một bụi trúc loại làm sáo mọc khá lâu, nhưng tuổi đời 1 cây trúc thì khá ngắn từ khi mọc từ mụt măng cho tới khi nó vàng rũ lá. 2 năm là con số ước lượng trên kinh nghiệm, vì nhà đứa bạn có bụi trúc, nó bảo trúc 1 năm tuổi là già rồi, ko chặt nó vàng mục ra. Còn bụi trúc nào trỗ bông thì là lúc nó sắp tàn cả bụi. Vậy là tui biết thêm 1 vấn đề: tuổi thọ cây trúc Củ Chi quá ngắn, phát triển quá nhanh. Trong khi trúc ngoài miền Ôn đới thì mọc chậm hơn. Vì phát triển nhanh và giống, nên đốt dài. Còn trúc ôn đới cũng có loại đốt dài nhưng nó mọc chậm và sống rất lâu. Nên thân nó rất đặc, chắc và nhiều xớ gỗ nhỏ li ti. Trúc Củ chi xớ gỗ tuy cứng (trúc già) nhưng nhìn to lắm.
 

@ vodanhkhach: bác ở Bắc Giang mà không kiếm trúc thì phí thật đó bác. bác xem có rừng mỏ trạng, rừng ở lục nam, rừng ở gần Yên Tử nữa đó bác, trúc nhiều và có nhiều loại làm sáo rất tốt. sáo ngoài bắc thì trước đến nay các cụ thích nhất là giống trúc cứng, chọn những cây già, gần gốc để làm sáo. và em cũng rất thích như các cụ, cắt thớ trúc bằng dao, nhìn nó vàng nâu, trong trong rất thích, và em cũng thích mầu âm của những cây sáo làm bằng trúc như thế.  và những cây sáo đó hay được gọi là sáo trúc gốc, họ bán đắt hơn bình thường. và em cũng có thử cái loại này rồi, nó có một ưu điểm em rất thích. và không phải giống trúc nào thì lấy gần gốc làm sáo cũng tốt, chỉ là loại trúc các cụ hay làm sáo thôi. may mắn là việc làm sáo bằng loại trúc này thành truyền thống và chưa bị mai một đi, em được biết có những người chuyên làm sáo chợ làm theo truyền thống này, đáng tiếc là họ chưa có khoét chuẩn và đo âm được, nên sáo họ nhập cho cửa hàng chỉ có khoảng 10k 1 cây thôi. em cũng tiếc là chưa tìm được người chuyên làm sáo này ở đâu, cửa hàng họ giấu kỹ quá.

Bác cố gắng tìm cách hỏi xem, tui cũng thích loại sáo truyền thống này. Biết đâu bác giúp ng ta nhiều lắm, và giúp cho dân chơi sáo nhiều hơn đó ! 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
vodanhkhach:

Màu âm thì đệ cũng rất thích . Có nguyên hai cây sáo của anh MHM mà còn đang đặt thêm tới tấp nì Big Smile . Tuy nhiên đệ lo ngại nó sẽ cản trở luồng khí chuyển động trong ống sáo .

Đệ so sánh hai cây cùng tone và kích thước tương tự thì cây có lằn dọc thổi tốn hơi hơn Sad

Bác thử thổi cây có lằn dọc ấy, thổi từng note, mạnh hơn bình thường 1 tí tăng lực lên cho tới khi nó gần lên bát độ. Cứ thổi rộng miệng, đừng ém tiếng, bác sẽ nghe một loại âm tự nó rung. Sau đó bác nghe thử 1 bài nhạc cổ có tiêu sáo của tài tử cải lương Nam Bộ, bác sẽ nhận ra cái kiểu rung hơi "như la-phan" (lời của anh Babyboy), và so sánh nó với cái mà bác phát hiện trên cây tiêu ấy. Bác sẽ...ngạc nhiên thú vị đấy ! 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1
ngoccuaanhoi:

bác Hoang từ bé nói vậy hơi cục diện, em thấy hình như là bác chỉ lấy trúc củ chi để nói chứ chưa đề cập nhiều, hơi phiến diện. mà bắc và nam việt nam hả bác? trúc trung quốc nó gióng rất dài, mặc dù khí hậu nó cũng lạnh vậy, mà trong cùng một giống trúc, lại có cây rất chắc thớ đặc và cứng, có cây lại nhẹ và xốp.  ngoài bắc cũng có loại trúc gióng dài gần được như trúc củ chi đó bác, nhưng về hình dáng và cấu trúc của nó thì khó mà làm sáo được. ngoài bắc cũng có mấy loại trúc xốp nhẹ còn hơn trúc củ chi nhiều bác ạ. và cái sọc trong lòng trúc là do giống trúc đó bác. nứa cũng có loại lòng nhẵn , cũng có loại lòng sọc ý như vậy. sọc trong lòng thì nó có cái hay ở âm sắc đó ạ, mà cái hay đó ở trúc củ chi hơn là sọc ở nứa, còn nứa không có sọc trong lòng thì làm sáo tốt hơn.

em thấy trúc đà lạt thì ở trong nam không khác ngoài bắc là mấy bác ạ, âm nó cũng vậy cả. nó tùy ở giống trúc thôi bác. còn về tuổi thọ trúc thì em chưa hiểu lắm khi bác nói trong đó chỉ có 2 năm. nghĩa là sau 2 năm thì trúc nó chết hả bác? cái này thì em chưa thấy, đúng là thật thì em được mở rộng tầm mắt rồi. còn trúc ngoài này cứ trồng đó, không chặt thì nó không có chết đâu ạ.

@ vodanhkhach: bác ở Bắc Giang mà không kiếm trúc thì phí thật đó bác. bác xem có rừng mỏ trạng, rừng ở lục nam, rừng ở gần Yên Tử nữa đó bác, trúc nhiều và có nhiều loại làm sáo rất tốt. sáo ngoài bắc thì trước đến nay các cụ thích nhất là giống trúc cứng, chọn những cây già, gần gốc để làm sáo. và em cũng rất thích như các cụ, cắt thớ trúc bằng dao, nhìn nó vàng nâu, trong trong rất thích, và em cũng thích mầu âm của những cây sáo làm bằng trúc như thế.  và những cây sáo đó hay được gọi là sáo trúc gốc, họ bán đắt hơn bình thường. và em cũng có thử cái loại này rồi, nó có một ưu điểm em rất thích. và không phải giống trúc nào thì lấy gần gốc làm sáo cũng tốt, chỉ là loại trúc các cụ hay làm sáo thôi. may mắn là việc làm sáo bằng loại trúc này thành truyền thống và chưa bị mai một đi, em được biết có những người chuyên làm sáo chợ làm theo truyền thống này, đáng tiếc là họ chưa có khoét chuẩn và đo âm được, nên sáo họ nhập cho cửa hàng chỉ có khoảng 10k 1 cây thôi. em cũng tiếc là chưa tìm được người chuyên làm sáo này ở đâu, cửa hàng họ giấu kỹ quá.

  1 . Đúng là Bác HTB chỉ lấy cụ thể cây trúc củ chi thôi . Chứ trúc Đà Lạt lại rất tốt , thậm chí Đà Lạt còn có giống trúc đen - loại này là cực kỳ quý hiếm , gần như chỉ còn vài bụi làm cảnh ở mấy nơi đặc biệt , đừng nói đến chặt được ống làm sáo mà muốn có giống mà trồng đã nan giải lắm rồi , xin không được and mua không xong mà chỉ còn một cách ..."chôm" Stick out tongue .

< * >Tuy nhiên trúc củ chi theo em vẫn là loại trúc tốt phù hợp cho sáo và tiêu . Những ống mà già rồi , lòng trong khi  khô rồi thì sẽ không có lằn dọc đâu  . Nếu có thì tìm cách xử lý , tiện đi rồi sơn loại sơn nào mà không mốc và không thấm nước là ok . Trúc Củ Chi làm sáo tạo nên một âm sắc riêng biệt đó , đó là am rung trầm khi thổi tạo ra một cảm xúc ấm cúng , âm rung của sáo này khác âm rung rất thanh và sắc của sáo làm bằng trúc miền bắc . Chính đệ đã đối chiếu âm cây C - trúc Củ Chi của đệ với cây C - trúc Hà Tây của bác Phan Thanh Long đặt của chú Thoong , thấy rằng âm của cây C - trúc Bắc khi thổi cái âm rung thanh và sắc , còn cây C- trúc Củ Chi âm rũng cũng thanh nhưng trầm đục hơn . Mỗi âm có cái hay riêng , một bên thanh tao , một bên sâu lắng .Em đang tính đặt chú Thoong một cây C làm bằng trúc Bắc để thổi luôn . Tuy nhiên sáo làm bằng trúc Củ Chi thổi sẽ tốn hơi hơn , nếu vụ lòng ống được giải quyết ổn thì sẽ là một nét đặc sắc hiếm có .

   2 . Em vô diễn đàn thực vật Việt Nam mới tìm hiểu được rằng các vùng núi và trung du Bắc Bộ của ta có rất nhiều Trúc và đặc biệt là có cả những giống trúc quý bên Trung Quốc , kể cả loài Trúc đen trên Phanxipang - Lào Cai cũng có luôn . Sơn Động - Bắc Giang cũng có 1 loại trúc bên Trung Quốc , còn lứa thì nhiều vô số và chính là một nguồn khai thác lâm nghiệp của tỉnh . Nên em quyết định hè năm nay phải làm một chuyến leo núi . Nếu quả tìm được nguồn trúc tốt thì em sẽ cung cấp cho các bác chế tác . Có khi chính em cũng tập tọng làm phát Stick out tongue.

  Một khi tình yêu sáo đã bén lửa trong lòng , thì càng ngày có càng lan rộng hơn , đốt cháy luôn cả dãy Trường Sơn để nối liền Nam Bắc ^ ^.

Vạn khó khăn không sờn lòng Lãng tử Khúc sáo buồn gợi nhớ bóng Giai nhân
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

@ vodanhkhach: bác ở Bắc Giang thì cung cấp cho em 2 bó nứa chọn thật đẹp nhé bác. dầy, thẳng, già, gióng dài, đã phơi khô nỏ. em đặt gạch trước được không hihi. em không cần bác hứa chắc chắc, chỉ cần bác hứa có lòng giúp em là được roài hihi. còn trúc thì cứ cây già, cắt thớ khi đã phơi khô thấy nó trong vắt, vết cắt ngọt, cầm nặng tay là ok, làm được những cây sáo đúng chất bắc, thổi dân ca bắc hoặc trung thì tuyệt vời đó bác. âm thánh thót trong vắt, mà độ ấm thì ngọt ngào lắm. còn dân ca nam bộ thì em chưa được nghe nhiều chưa thấm được cái chất của nó, nên em không rõ lắm.

 @ Hoangtube: hic em cũng đã tìm rồi đó ạ, hỏi ở những người bán trúc, hỏi nhiều cửa hàng bán sáo chợ, nhưng họ giấu cấm có nói. em phải đặt họ lấy trúc với giá cắt cổ, họ gọi điện em lừa lừa chôm cái số điện thoại, nhưng họ khôn lắm không có lộ ra. để hôm sau họ lấy trúc cho em, em giả vờ chê này chê nọ tí, rồi đòi họ cho số người kia để em trực tiếp chọn trúc xem sao. hôm em đặt trúc họ không có đồng ý cho đặt đâu, sau đó họ biết em làm sáo, em phải đưa một cây mẫu rất tốt cho họ thì họ mới cho đặt trúc với giá cao đó bác ạ. em dỗ ngon dỗ ngọt là có trúc tốt thì sẽ làm ít sáo thật tốt, mẫu mã đẹp hơn những cây "rất tốt" do nghệ nhân làm của họ ở cửa hàng với giá rẻ hơn thì họ mới chịu. hội này làm ăn ghê lắm bác ạ. em cũng tìm hiểu ở nhiều người biết về cái này, nhưng mà không ai cung cấp được cái địa chỉ để mà tìm được, em biết ở bắc ninh có một làng nghề chuyên làm các sản phẩm mỹ nghệ về tre trúc rất nổi tiếng. hè này nếu có thời gian em sẽ đến đó một chuyến xem có trúc tốt không, và xem để học hỏi cách xử lý trúc của họ để có độ chắc chắn và bền thời gian, lại rất đẹp nữa.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Nghe ông Hoangtube ngồi đoán mò mà phát mệt, từ khi cầm sáo đến giờ ổng đã chẻ được cây sáo nào để nghiên cứu chất trúc đâu mà cứ làm thầy bói xem voi, nói ra cứ toàn là phỏng đoán chẳng có 1 tý luận cứ và kiểm nghiệm khoa học gì hết. Nói kiểu kinh nghiệm như bác thì bác nên bốc điện thoại gọi thẳng lão Thòong cho đỡ rối rắm, trong đamsan này không có ai có dịp thử qua các loại trúc của các vùng miền như lão ấy đâu !
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 1 of 4 (50 items) 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems