Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Hix, sao mà tui bất mãn với quan niệm của mọi người quá :Chơi đàn nhị thì bảo là đám ma , là trù mạt gia đình , chơi sáo thì kêu giống ăn mày ( bây giờ thêm gia đình của chị Blog kêu là "gọi rắn " ) . Thôi chị hãy ráng bắt chước ttmd14 vậy, ra công viên mà tập chị àh ( ttmd14 mới 6h sáng đã lết ra công viên tập rồi , chắc hắn là người đam mê sáo nhất diễn đàn quá ), hix chỉ lo là chị thân gái dặm trường , kiêu sa diễm lệ , ra ngoài đó sợ bị mấy anh "chú ý " !!!
Theo kinh nghiệm của đệ thì từ hồi tập sáo tới giờ chưa có con rắn nào bu vô cả . Nếu thực sự có vụ đó thì hôm qua offline mấy con rắn nó đã bò ra "hun" chị 1 cái rồi !
về chuyện tập song tấu em nghĩ như thế này : Trình độ của em và ttmd14 hơi bị yếu nên chắc là tụi em sẽ tập song tấu những bài dễ dễ thôi , vd như : Romeo and Julitete , vầng trăng hiểu lòng tôi .... cho nó quen với việc song tấu , Hơn nữa chỉ có em và ttmd14 là hay liên lạc với nhau và học cùng 1 thầy nên có nhiều dịp để tập luyện với nhau
===> pác nào có bản song tấu Romeo and juliet thì post lên cho tụi em tập 1 cái !!!
Gửi lúc 22:47, 10/04/06
của Leehonso
Sáo ngang là một loại nhạc cụ hơi trong một gia đình phong phú thuộc họ hàng nhà Phluýt.
Piccolo: sáo nhỏ, có âm thanh rất cao Pipeau: sáo 6 lỗ đơn giản như sáo ta Douce flute: còn gọi là sáo có mỏ, có 8 lỗ, thổi dọc Syrinx: còn gọi là Sáo thần Păng (pan flute), hình thức sáo ghép như Khèn của Việt Nam Double flute: sáo đôi, thổi hai cái một lúc Mirliton: sáo sậy trẻ con, đầu bịt vỏ mỏng của củ hành Galoubet: sáo 3 lỗ Sáo ngang dùng trong dàn nhạc hiện nay có 3 loại: Sáo ngang giọng Do (loại tiêu chuẩn), Sáo ngang giọng Re giáng (âm thanh cao hơn nốt viết ½ cung) và Sáo ngang giọng Mi giáng (âm thanh cao hơn nốt viết 1 cung ½). Loại Sáo ngang giọng Do được dùng trong dàn nhạc giao hưởng, hai loại sau thường dùng trong dàn kèn quân nhạc.
Về mặt kỹ thuật, sáo ngang là một thứ nhạc khí rất linh hoạt, chạy được tốc độ nhanh, đáp ứng nhiều lối viết nhạc khác nhau. Dùng sáo ngang rất tốn hơi, nên câu nhạc thường không viết quá dài và phải chú ý dành chỗ lấy hơi.
Nhóm nhạc cụ này còn có piccolo flute, alto flute.
Gửi lúc 21:38, 11/04/06
của Blog
Sáo trúc
Sáo trúc là tên gọi một nhạc cụ họ hơi, chi hơi vòm của dân tộc Việt. Đặc biệt rất được phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.
Sáo được làm bằng một đoạn ống trúc, hoặc nứa có chiều dài 40 - 55 cm, đường kính 1,5 - 2 cm. ở phía đầu ống có một lỗ hình bầu dục đó là lỗ thổi. Trong lòng ngay gần lỗ thổi được chặn bằng một mẩu nút bấc hoặc gỗ mềm để điều chỉnh độ cao thấp khi cần thết. Thẳng hàng với lỗ thổi có khoét 6 lỗ bấm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thổi 12 cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhau (1 cm). Mở dần các ngón ở 6 lỗ bấm ta sẽ có các âm Do1, Rê1, Mi1, Fa1, Sol1, La1, Si1, Do2. Phía sau cuối ống sáo có một lỗ không bấm là lỗ định âm.
Khi thổi sáo, thân sáo đặt ngang sang bên phải, miệng đặt lên lỗ thổi. Người thổi sáo có thể điều chỉnh luồng hơi (rót hơi yếu đường hơi đi từ từ và yếu, rót hơi mạnh đường hơi đi nhanh và mạnh). Sáo thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu trong các dàn nhạc chèo, hát vǎn, tiểu nhạc.
Khoảng cuối thập kỷ 70 nghệ sĩ Đinh Thìn và Ngô Nam đã cải tiến cây sáo 6 lỗ thành sáo 10 lỗ để mở rộng âm vực, cho các nghệ sỹ chơi những tác phẩm tương đối dễ dàng hơn như "Tiếng gọi mùa xuân" của Đinh Thìn, "Tình quê" của Hoàng Đạm, "Tiếng sáo bản Mèo" của Ngọc Phan v,v...
Gửi lúc 22:10, 11/04/06
Bên lầu trống nhặt khúc sáo thầnChân dung người bán sáo ở phố Hồi. (Dân trí) - Tây An về đêm, tiếng sáo của người đàn ông bán sáo trên khu phố người Hồi đẩy tôi trượt hun hút theo ngũ âm để cảm nhận thấy bóng tối - tuyết trắng, quá khứ - hiện tại, không gian - thời gian đã nhoà dần đi những định giới vốn rất hẹp hòi của nó.
Nơi lữ quán tìm kẻ tri âm
Quán chật nép bóng lầu trống, một di chỉ nổi tiếng miền Tây An. Bữa tối tưởng chừng lặc lè trôi đi trên những khẩu phần ăn quá nhiều mỡ béo, chất bột lại có gia giảm bằng tiếng chửi mắng của một thực khách hậu duệ Lý Quỳ với nhà hàng đủ để một Ngưu ma vương như tôi tức xốc ngực.
Định xách mấy xâu thịt nướng ra ngoài đường để hoàn tất thủ tục với dạ dày thì lại vướng một gã nhỏ thó đang hùng hục chui vào. (Người Trung Quốc luôn có thói quen xấu chặn lối, chen ngang, đi tới mà chẳng thèm để ý đến bất kỳ ai). Sau một hồi đối thoại với đám thực khách địa phương ở bàn bên cạnh, thật bất ngờ gã nhỏ thó quay những ngón tay diệu nghệ rút ra một ngón sáo rất đáng kể bởi màu mồ hôi hằn đọng trên thớ trúc. Môi dảu, miệng chúm chím, tám ngón tay khoan nhặt, nhẹ nhàng cài mở cửa gió, tiếng sáo thoát ra kỳ ảo kéo theo một giọng ca lảnh lót, chất giọng chỉ có thể tìm thấy ở miền rợ Khương, rợ Hồ bao đời mài chuốt, tỉa giũa trên đỉnh núi tuyết, trên mênh mông sa mạc hay những đồng cỏ nhạn bay rụng cánh vẫn không một bóng người. Người đàn bà hát có gương mặt hơi kiêu lạnh của một ca sỹ chỉ quen được người đời nhìn ngắm, tán tụng mà sao lời ca như ngó ý: hỡi bạn phương xa, những nẻo đi phôi pha gió tuyết, chẳng biết có khi nào tái ngộ...
Tiếng hát nghe thao thiết như nàng Văn Quân lúc tàn sắc mượn khúc Bạch đầu ngâm hờn trách Tư Mã Tương Như chẳng còn lưu nhớ khúc phượng cầu hoàng tỏ tình ngày trước, quên nghĩa xưa, ham duyên mới mà sinh lòng kia khác. Trắc ẩn ấy đủ xui khiến Lý Bạch thả đôi câu thơ: Sông Cẩm chảy về Đông Bắc. Sóng xô dạt đôi chim uyên ương. Con trống đậu trên cây cung Hán. Con mái đùa trên đám cỏ thơm đất Tần. Thà cùng nhau chết vạn lần nát cả lông cánh. Chứ không chịu lìa nhau giữa mây... Hoa rụng lìa cành thẹn với rừng cũ. Dây thố ty vốn vô tình. Theo gió mặc nghiêng ngả. Ai khiến cành nữ la đến quấn quýt không dời. Hai loài cỏ ấy cùng chung một lòng. Lòng người không bằng loài cỏ...
Lầu trống ngày...
Tiếng sáo vẫn dặt dìu theo dáng đung đưa, nghiêng ngả, xiêu diêu của gã nhỏ thó. Người đàn bà hát tiếp một tình khúc. Giọng ca vẫn lảnh lót mà sao giai điệu còn buồn hơn bài hát trước. Nghe kỹ ra nó giống như thổn thức của bao phận đàn bà chốn thành đô bi tráng này mỗi khi giã biệt người thân ra chiến trường một đi không trở lại. Đất nước họ 5.000 năm là lịch sử của bao cuộc chinh chiến, tàn sát nhưng mãi mãi họ không hiểu nổi vì sao phải có chiến tranh. Vì ai, vì cái gì mà cha, chồng, con họ phơi xác ngoài nội cỏ cho sói hoang gặm xương, cho ác điểu rỉa thịt? Cũng như tiếng lòng người xưa, tiếng hát nay vỡ tan thành những mảnh sắc nhọn, lấp lánh khi đập phải bức tường cao sừng sững của lầu trống. Mấy trăm năm qua, chốn ấy, bao vương triều cả hiền vương lẫn bạo chúa đều đã thúc trống khởi binh, dồn quân ra trận với những lời hiệu triệu quốc thái, dân an?! Thực ra lầu trống chỉ tạo thêm việc làm buồn tênh cho lầu chuông mỗi năm lại gióng những tiếng sầu bi chiêu tập hồn bao sinh linh chưa kịp thăng thoát.
Ngoài phố vắng thả hồn mình theo gió
Mê man trong những thang âm u sầu, tôi gật gù, cánh này chắc hẳn là những kẻ tri âm lâu ngày tụ bạ đàn cầm, khác nào Bá Nha gặp Tử Kỳ, như Tiêu Sử (Tiêu Lang) và Lộng Ngọc hiện về từ cõi tiên. Tích xưa, vua Tần Mục Công thời Xuân Thu đã gả con gái Lộng Ngọc xinh đẹp cho Tiêu Sử, tặng cả lầu Phượng đài vì tiếng sáo huyền diệu của chàng. Hai vợ chồng có tài thổi sáo rủ được chim phượng trên núi cao, rừng xa về nghe. Vậy mà không, tuyệt đối không. Hỏi ra mới vỡ lẽ tay nhỏ thó lại chỉ là một người bán sáo. Tôi thực sự hối hận vì những suy nghĩ ban đầu về anh, người ham vui đã quên mình là kẻ bán sáo. Người mà một phận mệnh thiêng liêng nào đó xúi bẩy làm một việc rất nghĩa cử, bán lại cho đời, tài trợ cho những số kiếp tưởng chừng đã thoát bỏ nghèo khó vài ba khúc nhạc vui buồn. Những khúc nhạc gọi hồn quê xưa cũ mà thi thoảng, có phúc lắm tôi mới bắt gặp từ người bán sáo nghèo bên bờ hồ Tây lộng gió hay Sài Gòn những khắc đêm chơi vơi trong tiếng lá me rơi nghiêng.
Lầu trống đêm...
Người bán sáo ra khỏi quán nhanh như khi đến. Tôi bám theo ở một khoảng cách đủ tận hưởng tiếng sáo đêm lạ lùng. Người bán sáo cùng bước chân vô tình lúc qua phải khi sang trái, lúc ghé quán gốm khi dạt hàng lụa. Đêm khuya, phố xá bắt đầu thưa vắng người qua lại, hàng quán đóng cửa, người bán sáo vẫn lang thang rồi khuất dần trong con ngõ nhỏ. Chỉ còn tiếng sáo như vẫn còn vương đâu đây. Tiếng sáo của Tử Tư một thuở thổi sáo xin ăn ở nước Ngô, chờ ngày trở lại quật mộ Sở Bình Vương trả thù cho cha, anh. Tiếng sáo của Trương Lương trên đỉnh Cối Kê từng làm mềm đi biết bao lưỡi gươm kiếm không hề biết dừng lại trước giáp sắt, những thanh đao chưa từng biết một lần mẻ vỡ trên những thân xác người... Khúc thần sáo Tây An hôm nay như mở lối cho thân xác tôi trở nên mảnh mai, rỗng không như bao phận tre trúc...
Tôi kể lại câu chuyện này cho một người bạn Huế, một nho sinh rất trẻ, từng yêu mến Phong trúc tập của danh sỹ Ngô Thế Lân. Anh bâng quơ đọc tặng tôi đôi câu thơ tựa như một dấu chấm tuyệt nhất cho bài viết này:
Dọc đường có cây trúc xinh
Biết đâu gió mượn lòng mình vi vu.
(sưu tầm)
Được blog sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 11/04/2006
Gửi lúc 22:11, 11/04/06
Tiêu
Tiêu là loại sáo thổi dọc trung âm của dân tộc Việt. Tiêu được làm bằng thân ống nứa. Một đầu có mấu, đường kính 2 cm, dài 45 cm. Bên gờ miệng ống người ta khoét một lỗ hình bán nguyệt để thổi, thẳng hàng với lỗ thổi có 4 lỗ hình tròn, còn hai lỗ khoét ở mặt sau do ngón tay cái phụ trách. Sở dĩ phải khoét 2 lỗ bấm ở phía sau vì ống tiêu dài, đường kính rộng, muốn đạt được các âm theo yêu cầu, các lỗ bấm phải khoét cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều khoét trên một hàng thẳng, các ngón tay không đủ sức gang ra để bấm. Khi thổi người ta cầm dọc ống tiêu và tỳ cằm vào gần lỗ thổi để tạo ra âm thanh. Âm thanh của Tiêu nghe trầm, ấm.
Tiêu tham gia trong dàn nhạc tài tử, ban nhạc tang lễ, phường bát âm, dàn nhạc sân khấu chèo, tuồng. Ngày nay, Tiêu đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.
Gửi lúc 22:21, 11/04/06
Cuốn sách Sáo Trúc 6 Lỗ Căn Bản Và Nâng Cao giới thiệu cách luyện tập, biểu diễn sáo ngang 6 lỗ bấm, có tên chung là sáo trúc: Luyện ngón; Kỹ thuật sử dụng hơi; phát âm; phi lưỡi; sử dụng ngón tay; xử lý dấu luyến; bồi âm... Cách ứng dụng những kỹ thuật diễn tấu sáo trúc vào dân ca - nhạc cổ ba miền: Bắc, Trung, Nam.NGUYỄN HỒNG THÁI (Tác giả) NXB Âm nhạc (09/2003) Giá: 1.47 USD Kích thước: 19x27 cm Số trang: 112
Gửi lúc 22:24, 11/04/06
ÔNG GIÀ THỔI SÁO
Hoa Bằng Lăng
Một góc khiêm tốn trên vỉa hè . Một ông lão tóc bạc phơ và cây sáo .Khúc nhạc mừng Chúa Giáng sinh . Bao kẻ qua người lại dừng xe chờ đèn xanh và nhìn ông già thổi sáo . Vài kẻ mỉm cười .Một vài người mở ví lấy vài đồng bạc lẻ bỏ vào chiếc nón trước mặt ông lão.Lời chúc giáng sinh lúc trầm lúc bổng của một ông lão người mù. Hình như đã mấy năm rồi , tôi lại gặp lại ông lão và cây sáo !
Lần đầu tiên , cách đây vài năm , tôi sững người khi nghe tiếng sáo trúc du dương giữa chốn Sài Gòn ồn ào và náo nhiệt này . Một ông lão ngồi trên vỉa hè và đang thổi bài Lòng Mẹ của Y Vân .Giữa chốn đô thị hoa lệ này , bỗng dưng ta được nghe tiếng sáo trúc. Sao mà thanh thản và du dương đến thế ! Tiếng sáo từ một ông lão mù đang tự mình kiếm kế sinh nhai . Ôi chao sao mà ai oán , mà chạnh lòng đến thế !Lòng chợt bàng hoàng không biết mai sao về già mình sẽ ra sao ? .Không biết ông lão có con cháu gì không mà ra ngồi đây một mình với cây sáo trúc ?!
Xã hội ngày nay ngày càng khác xưa rồi . Lớp trẻ ngày nay không còn chịu được cảnh gia đình ba thế hệ “ tam đại đồng đường “ của quá khứ . Người già lại vẫn chưa quên những nếp xưa từ quê cha đất tổ . Người già cô đơn . Người già lặng lẽ . Người già buồn . Những nỗi buồn quạnh hiu . Còn ta ? Ta vẫn còn đây cái tuổi xuân thì phơi phới . Ta vẫn còn đây sức trẻ dẻo dai . Ta lo đi cày, lo kiếm tiền suốt ngày , suốt tuần và suốt năm . Chợt một ngày kia, vô tình nhìn ông già thổi sáo trên đường nước mắt ta chợt trào .Hiện lên quanh ta lúc này sao lắm những điều vô tình ta đối xử với ba mẹ mình …. Bỗng nhớ ra rằng đã từ một tháng nay mình quên ghé thăm nhà ngoại , nghe ngoại móm mém nhai trầu nhắc chuyện xưa .Bỗng nhớ ra rằng cả vài tuần nay mình quên ghé nhà chú Út thắp nén nhang cho ông bà nội ..cái thằng cháu đích tôn - cục cưng cục vàng của nội trong ta - bỗng nghẹn ngào !
Ông lão đang làm gì đấy nhỉ ?Thả hồn mình vơi theo tiếng sáo trúc trên vỉa hè ?Hay lại vô tình len lén lau những dòng nước mắt khi nghe những tiếng cười khúc khích vô tình của những cô chiêu cậu ấm qua đường . Ôi thương thay cho số phận những cây sáo trúc bên đường !
tháng 12/2004
Gửi lúc 22:26, 11/04/06
To MHM : tui chỉ rãnh thứ bảy và chủ nhật hàng tuần thôi, .bữa trước vào off thời gian bị hạn chế nên ko học hỏi được gì nhiều, tui chỉ dân "rồ" thui chứ ko pro đâu, gặp nhau bác lại thất vọng thui. Bác cứ lo ôn thi đi chắc hè tui mới vào được, bữa đó off xong rồi luôn.To saonhom: ko biết sử dụng phần mềm Tuner như thế nào, có Help bằng tiếng Anh nhưng ko có hình.Chạy chương trình, chọn nhạc cụ là Flute C , ở giữa màn hình chọn tần số 440Hz, khi đó bên phải hiện ra hình vẽ cây Flute (click chuột vào dấu mũi tên lên hay xuống để chọn nốt cần đo)
Tuy nhiên khi đo cây sáo gỗ của NĐN thì ko thấy đúng cao độ nốt nào cả, cây sáo của TTT thì đúng hết, nhưng các nốt bấm nữa lổ thì ko đạt. Ko biết cháu sài như vậy có đúng ko? (dúng sound card rời của Creative, mic thường dùng để chat)
To Lee: Topic này chỉ có 1 , chăm sóc cho bà chị nhé, dạo này có phát minh thêm gì mới ko.
Gửi lúc 11:24, 12/04/06
của bác Foolagain
ai biết bai` Tây Du Kí thì post lên cho em nao`
Gửi lúc 11:32, 12/04/06
của Gatrongthien1989
Mình mới đi Cần Thơ lên tiện thể kiếm được khá nhiều ống trúc( do chặt gần hết trúc nhà người ta :) ) làm sáo. Mình thì lại không biết nhiều về kỹ thuật làm sáo. Được biết Leehonso làm sáo rất tốt. Mình cũng muốn giao gặp Leehonso để trao toàn bộ số trúc mà mình có. Leehonso liên lạc với mình nhé. ( Trường: 0989 622811)To Nhân: Khi nào Nhân rảnh thì nhắn tui nghe.
Được nhattruong203 sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 12/04/2006
Gửi lúc 17:06, 12/04/06
To saonhom : cảm ơn pác đã chỉ cho cách xài phần mềm này , hiện giờ em rất muốn có phần mềm làm sáo Cylflute 1.1 của pác , không biết pác có chia sẽ dc không ?To Foolagain : cảm ơn ông đã gửi cho tui xấp tài liệu quý này nha , tui đang đánh máy định sẽ post lên cho mọi người yêu thích làm sáo cùng nghiên cứu , pác ok không ? Tui định bữa offline sau sẽ công bố phát minh về màn sáo Made in VN làm bằng nilon , đồng thời tham gia bảo vệ luận án " kỹ thuật láy lưỡi Lalacatto trong sáo trúc " , " hội đồng thẩm định " gồm chị Blog , Qui lão và M_H_M bữa trước đã bác bỏ đề tài này , lần off tới tui phải phản đòn mới dc To Nhattruong : em sẽ liên hệ với đại ca , ráng giữ mấy cây trúc đó dùm em nghen , hix chân tay lại ngứa ngáy nữa roài To Ga trong thien : ông ráng đợi tui học xong encore của Onggiadaukho , tui sẽ đánh máy gửi lên cho , mà ông nói bài nào trong tây du ký nhở ? Tây du ký có cả lô
Gửi lúc 22:56, 12/04/06
To Lee: pác đánh máy Tài liệu chế tạo sáo trúc post lên cho a e thì tốt quá, nhớ kiểm tra các số liệu nhé. Còn khi làm sáo thì pác nên đọc cả 2 tài liệu cho nó chắc. Về lalacatto thi tui có nghe pác nói rồi nhưng .chưa nghe thổi, pác thử áp dụng nó vào 1 bản nhạc nào đó xem.(Nếu là tui thì trước khi thẩm định tui mời chị Blog đi ăn chè, Saotruc n MHM đi .....)To saotruc: cám ơn pác về bài mùa xuân trên Tp HCM nghen, ở ngoài này tui đang rủ rê mấy đồng môn cũ tập bài này.
Gửi lúc 08:35, 13/04/06
của Foolagain tiên sinh
To saotruc :Cám ơn bác nhé, Bản nhạc người đưa thư vui tính của bác có 1 số ký hiệu để thực hiện kỹ thuật tui ko thấy rõ lắm. 1. Ở trang 1: có ký hiệu "tr" và 1 ký hiệu gì đó ở bên dưới , là kỹ thuật gì vậy, có phải trill ko.2. Ở các dòng nhạc gần cuối 2 trang 2 và 3 tui nhìn thầy ko giống chữ "tr" lắm3. Ký hiệu : m trên nốt sol là rung hơi hay láy 2 ngón vậy
Gửi lúc 16:43, 13/04/06
Ký hiệu Tr là Trill, còn dấu > là nhấn mạnh. 2 cái ký hiệu này kết hợp, nhấn mạnh note đó và Trill.
Được saotruc sửa chữa / chuyển vào 12:33 ngày 14/04/2006
Gửi lúc 11:33, 14/04/06
em biet trang web này có nhiều thể loại nhạc lắm lắm bài khá hay (lí ngưa ô, bèo dạt mây trôi,làng tôi ,lời người ra di...)Chia làm các thể loại dân ca ,tình ca,xuân,....cac bác xem đihttp://www.vietshare.com/nhacviet/tuyentapnhac.asp
em chỉ có một cây sáo đô lắm lúc phải thổi mấy nốt thấp em hay lấy ngón út bịt lỗ định âm(sáo em có mỗi một lỗ định âm thôi) lúc đó sáo có xuống dc đến xi` hay la` gi` đó em làm thế ko pro lắm ko bit có chuẩn ko các bac xem thử Gửi lúc 14:50, 14/04/06của Gatrongthien
em chỉ có một cây sáo đô lắm lúc phải thổi mấy nốt thấp em hay lấy ngón út bịt lỗ định âm(sáo em có mỗi một lỗ định âm thôi) lúc đó sáo có xuống dc đến xi` hay la` gi` đó em làm thế ko pro lắm ko bit có chuẩn ko các bac xem thử
Gửi lúc 14:50, 14/04/06
của Gatrongthien