Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tại sao sáo TQ dài mà vẫn thẳng ?

rated by 0 users
This post has 149 Replies | 4 Followers

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

còn gì để chứng minh với đại ca khi mà đại ca ko cần dùng đến Tuner E cũng biết là nó ko đo được màu âm!

tui chả giả thích gì cả, chả có gì để giải thích , đây là topic Tại sao sáo Trung Quốc dài và thẳng mà, có ai hỏi tui đâu!

mà tui cũng đang đợi bác trả lời mấy câu hỏi mà Lee đặt ra, đợi hoài....

rockfan22003@yahoo.com
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
leehonso:

điều khiến mình đau đầu và khó nắm bắt nhất trong việc chế tạo sáo là ở 4 điểm sau :
* chất liệu tre ,trúc... ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tạo ra âm sắc của sáo khi có sóng dừng trong lòng ống ( cái này chắc ko chỉ liên quan đến vật lý âm thanh mà còn liên quan đến vật lý vật liệu nữa phải ko pác ) ?
* Không xét 1 ống sáo thẳng , mà xét đến trường hợp ống sáo bị côn ( tức là bị loe ra, 1 đầu nhỏ , 1 đầu to ) thì lúc này định luật Bernuli cho sóng dừng trong lòng ống phải điều chỉnh ra sao ?
* Góc độ , bề rộng của lỗ thổi phải thiết kế trên nguyên tắc vật lý nào , để khi thổi thì tiếng sáo vang và ấm nhất ?
* Các sóng dừng sẽ bị tác động như thế nào khi có các thế bấm đặc biệt của sáo và rất nhiều nhạc cụ bộ hơi trong việc tạo ra octave giả cua những âm cao vút hoặc bội âm ? Xin pác cho biết quy luật

Sơ sơ có 4 vấn đề thật lòng rất muốn trao đổi với pác trong việc chế tạo sáo , mong pác cùng nghiên cứu với bọn em !


 

rockfan22003@yahoo.com
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

2 bên bình tĩnh đi Sad.

Em thấy anh Thoong nói cái vụ bằng đại học ko phải ham khoe đâu,thực ra đáp lại do bác Bruce khích mấy câu vô lý trước ("chưa từng đọc sách giáo khoa?" "Không biết hình sin?"), cũng là do anh LHS chọc bác Bruce non chua nên sanh ra thêm căng thẳng. Thôi thì mỗi người nhịn lại, đúng sai thế nào tự mỗi người thực nghiệm lấy mà biết và bảo lưu quan điểm của mình chứ đã cãi thì đến tết Congo vẫn còn cãi.

 

Còn vụ cây sáo TQ, đã chứng minh đc rằng tại sao sáo TQ (bất kể xịn hay dỏm nhé) luôn luôn thẳng rồi . Còn rì nữa đâu người ơi.

 

 

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Mỗi người có một nhận xét nên tốt nhất là các bác kiềm chế không cứ tranh luận, ai cũng bảo mình đúng thì đúng là tranh cãi đến tết cũng chẳng xong, tốt nhất là khoá cái topic này lại là vẹn cả đôi đường

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

To Bruce Lee: sáng tui chưa ăn sáng, vội đi ăn nên cũng ko tìm ra từ nào để nói về tính tuần hoàn của biểu đồ sóng, nên lấy đại cái "hình Sin" cho nó đơn giản mà dể hiểu nhất - mà nói như triết gia nào đó nói là "...nhất cũng phải hiểu". Thôi thì để tui chửa lại cho nó dễ hình dung hơn: hình zic zac, thế là rõ ràng hơn rồi chứ ?

 @ChúThoòng: để tui kể cho pác nghe 1 câu chuyện vui:

-Ngày nọ ở một nơi nào đó, có một ng cứ lẫn lộn trắng và đen, sáng và tối. Ng ta nói với anh ta "mặt trời là sáng, đêm thì tối..." anh ta cũng ko hiểu. Có một ng mới mang lại cho anh ta một....con cò, bảo "như vầy là trắng nè..."

Anh ta....sờ con cò một hồi roài nói: "Àh !!! té ra màu trắng nó....cong cong thế này..."

HTB tui ko biết là bác BL kia chưa bao giờ biết phần mềm Tuner E, thành thật cáo lỗi !!!

 @Bác Foolagain: Cái tỉ lệ vàng nó như thế này:

Ng ta lấy tỉ lệ giữa cạnh tam giác vuông cân và cạnh huyền của nó.

Tỉ lệ nó gần bằng 63,3333% (hoặc căn 5 chia cho 3 - ko nhớ chính xác lắm)

Hay lấy m/M = M/(M+n) = tỉ lệ vàng

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Vâng......

Sáng đọc bài của bác Hoangtube nghe có vẻ chất giọng cũng như chuthoong nên bài của em có phần hơi khích "đểu" một chút Embarrassed

Thành thật xin lỗi bác lắm lắm...........

Chuthoong thì không cần biết đúng sai là cái rì cả........mà cứ thấy bài em nói ai sai là chọc.......

Nói giải thích cho em xem TunerE nó đo mầu âm thế nào thì không thèm giải thích......đến khi có người vào giải thích thì lại chọc.......

Thực chất thì sau bài viết này chuthoong có post thêm bài em cũng chẳng quan tâm.........và không muốn thảo luận tiếp nữa

Em thảo luận topic này cũng muốn tìm ra cái đúng nhất của kiến thức chứ cũng chẳng muốn khoe tài hay tranh cãi.....rì ở đây cả

thế nên topic này có thể close lại được rùi..........

Nhưng trước khi close.E mong mod của topic này để thêm chút thời gian em cần xem nốt 2 bài viết nữa 1 là của anh MHM và 2 là của AVI

Sorry mọi người ......!!!!

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
thì ra là Bruce Lee chưa từng xài qua Tuner_e, vậy mà mình lại nông nổi đem nó ra giải thích. Thật quá nông nổi !!!
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

@BL: thay vì ....mất thời gian post bài (mà còn bị lão Thoòng lọng nó siết cổ) tui đề nghị pác làm vài động tác rất chi là đơn giản:

1. down cái soft tuner E về

2. Cài nó, roài mở ra xem hướng dẫn

3. Gắn mic-phone vào, test từng cây sáo khác nhau (chỉ test sáo thôi nhá) xem sáo TQ và sáo VN khác nhau thía lào, sáo bằng nhựa và sáo trúc, sáo gỗ khác nhau ra sao ?

 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Thực ra không đơn giản như vậy đâu.........!!!!

Topic này lập ra là tổng hợp tất cả các chuyện ríc rắc chứ không hẳn liên quan tới Tuner_E.Nó chỉ là một mắt xích thui............

Đầu tiên xem video.....

Thấy kết luận của Thoong cho rằng sáo Trung Quốc ghép như vậy là đểu..................em thì không thấy thế.Vì ghép vào làm cho sáo vừa thẳng lại vừa đẹp lại không ảnh hưởng tới âm thanh (em đã có một bài phân tích việc ghép nối chẳng ảnh hưởng rì tới chất lượng âm thanh )

Tiếp tới mọi người lại nhận xét sáo ghép thì rõ là sáo đểu rùi.có người thì lại sáo thẳng mà không ghép xịn hơn sáo thẳng do ghép.....ừ thì rõ là điều này đúng......vì trúc đã thẳng rồi thì tội rì phải cắt ra rùi ghép lại làm rì cho mệt.......nhưng nếu không có trúc thẳng thì sao.....muốn thẳng đẹp thì phải ghép còn sao nữa......

 Qua bài phân tích các đặc tính sinh lý của sóng âm mà em phân tích ở trên........Không hiểu Leehonso nhận thấy nó sai ở chỗ nào..............không thèm chỉ điều sai đó mà chỉ kết luận mỗi câu "một BR non,xanh,chua....phát biểu linh tinh.........."và bảo em về nào là học lại vật lý âm thanh,nào là dùng tuner E đo màu âm...........

Qua đó em mới thấy Tuner còn đo được màu âm (?).......nhưng em không hiểu...........rằng....................TunerE nó chỉ cho các pác những dạng đồ thị tuần hoàn của riêng mỗi nhạc cụ..............Vậy......không hiểu các pác nhìn vào đồ thị đó phân tích màu âm nó thế nào??????????????????????????? Các bác kết luận màu âm của nhạc cụ nó thế nào???????????????????????

Nên em nghi ngờ hình như có sự định nghĩa nhầm lẫn về màu âm của các pác thì phải......................

Vậy để tổng kết cái topic này em xin hỏi lại các bác:

1.Sáo Ghép có phải sáo đểu không?(không phải giải thích)(em không hỏi nó có đểu hơn loại thẳng tự nhiên ko)

2.Việc ghép đó có ảnh hưởng tới độ chuẩn của âm thanh không..............

3.Và nếu Tuner nó chỉ cho các bác kết quả của mỗi nhạc cụ là hịnh dạng đồ thì...........vậy nhìn vào đó các pác phân tích màu âm nó thế nào...........???????

Hết........................

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

ui đọc muốn lòi con mắt topic này!

bạn Brúce lee àh, có lẽ bạn mới phải coi lại định nghĩa về màu âm của bạn, chứ ko phải mấy bác kia, màu âm có thể phân tích được bằng máy móc,chứ tai con người nhiều khi rất cảm tính, vì có người bảo hay, có người bảo ko hay, đó là do cái thích chủ quan vậy!

còn bạn hỏi tui phân tích thế nào thì tui thua, nhưng với công nghệ thời nay thì chả có gì là ko làm được! chương trình lớp 12 thì tui đã học cách đây hơn chục năm rùi, Vật lý hay môn gì cũng thế, chỉ nói sơ lược giới hạn trong tầm kiến thức học sinh thôi! còn nếu đã đầy đủ thì ko cần thiết học lên đại học làm gì, và thạc sỹ tiến sỹ nữa chứ!

còn về sáo ghép thì quả thực là tui thấy nó chả sao, với điều kiện là bác ko bao giờ có sở thích mộc mạc giản gị!

số là cách đây 5 năm tui có mua được 1 cây của Trung Quốc, tui thấy nó có màu nâu rất đẹp, mà lại cột dây đỏ lòe loẹt quá, tui mới cắt dây đi, vì muốn cây sáo chỉ có mầu nâu thuàn túy, ai dè cắt ra mới hối hận,nó ghép cái đoạn trên trông rất khó chịu, hic,thế là trong lúc bực bội tui quăng nó vô góc nhà, hic.....thế là crắc...nó rớt làm 3 đoạn, sau này tui bị dị ứng ko dùng hàng trung Quốc nữa! nhưng nhạc nótui vẫn nghe,hay quá mà! 

đối với tui thì âm nhạc là ko cóbiên giới!

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Vậy bác định nghĩa lại màu âm coi.....????
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Bruce Lee:
Vậy bác định nghĩa lại màu âm coi.....????

Để em nói một câu nhé, trong khái niệm vật lý hình như là không có khái niệm nào mang cái gọi là màu âm cả, khái niệm màu âm chẳng qua do người chơi nhạc kết hơn lại mà thành thôi chư đúng là nó phải gọi là " âm sắc " mới đúng

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Đúng rùi đó.......

Phải gọi là âm sắc mới đúng.....Mấy bài viết trước anh đều mở ngoặc màu âm ( âm sắc ) rồi đó.......

Nhưng trong đây họ gọi là màu âm thì cứ hiểu vậy đi..............

Chán quá............................. chẳng thấy anh AVI vào cho ý kiến rì.........................!!!!

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Bruce Lee:
chuthoong:

bài này là trả lời riêng cho Bruce Lee nhá, bác ko hiểu bản chất chế tạo của Sakuhachi rùi, người ta bổ ra chính là để xử lý lòng trong đến mức tuyệt hảo, và việc ghép lại và sau đó phun một loại sơn siêu bóng để đồng nhất lòng trong tạo môi trường lý tưởng cho cột không khí trong đó!

vấn đề nằm ở chỗ mặc dù cắt ra ghép lại, nhưng nó vẫn là 1 cây trúc, nên vẫn có sự đồng nhất về vật liệu, ko ảnh hưởng đến sự rung động luồng khí trong đó! ( còn TQ là 2 đoạn trúc khác nhau, nên kết cấu khác nhau )

thứ 2 là loại sơn mà nó phun bên trong cũng là 1 công nghệ đặc biệt, loại sơn cao cấp này bác có tìm đỏ mắt cũng ko ra đâu nhá!

Hức hức......Đúng là em kô hiểu bản chất chế tạo của sakuhachi......Nếu mà hiểu em  làm tặng mỗi thành viên của damsan một cây......

Big Smile

Nhưng em hoàn toàn hiểu,hiểu sâu bản chất vật lý của âm thanh được phát ra từ nhạc cụ ( nhất là sáo trúc)

Em xin chứng mình để anh thoong nghiên cứu......

Làn hơi do người thổi đưa vào thân sáo là một loại sóng âm là sóng tổng hợp của nhiều sóng âm được phát ra cùng một lúc.Các sóng này có các tần số tương ứng là f1,f2,f3,f4.......và các biên độ A1,A2,A3,A4......được gọi là các họa âm thứ nhất, thứ 2, thứ.......

Họa âm nào có biên độ (A) mạnh nhất sẽ quyết định độ cao của âm.mà độ cao của âm lại chỉ phụ thuộc vào tần số,mà tần số lại quyết định tên note (ai cũng hiểu)

 

Như vậy là hơi qua 2 đoạn trúc khác nhau được nối với nhau sẽ tạo ra những tần số ( hay còn gọi là các họa âm khác nhau) và A tương ứng......

Thế nên để tạo ra một tần số ( sấp xỉ tần số chuẩn của note) ta chỉ việc dịch chuyển lỗ định âm trên thân sáo để có tần số thích hợp mà thôi.

Còn về âm sắc nó phụ thuộc vào tần số,biên độ và các thành phần cấu tạo của âm=======> 2 đoạn trúc khác nhau( có 2 thành phần cấu tạo khác nhau)====>ảnh hưởng tới màu âm......

(Thân sáo chỉ có nhiệm vụ duy nhất là có vai trò giống như hộp cộng hưởng)

Kết luận: Khi nối 2 hay nhiều đoạn vật liệu khác nhau có các thành phần cấu tạo khác nhau không ảnh hưởng tới độ chuẩn của âm (nếu đặt vị trí lỗ định âm hợp lý ).....nó chỉ ảnh hưởng tới âm sắc mà thui.......

(Để bít thêm chỉ tiết có thể đọc lại lý thuyết : Sóng cơ học - Âm học .....vật lý 12 cũ)

Em xin hết.......

Như vậy việc nối trúc để cho sáo thẳng đẹp mà âm thanh chuẩn......thì rõ ràng người ta đã đạt được những thứ cần thiết cả về mặt chất lượng lẫn hình thức ...............

 

em xin có ý kiến thế này. Vấn đề không phải khúc nối ở phía trên huyệt khẩu mà là phía dưới. Em đang học lớp 12 đây. Có mấy đặc điểm cơ bản để xác định rõ ý kiến của bác BL.

Thứ nhất, lòng sáo trúc không thẳng và không tương đối( có thể nói là không bao giờ luôn) mặc dù bác có fun sơn dày cở nào. Nếu có công nghệ fun sơn của nhật mà chú thòng nói đó thì bó tay. Cho nên để tạo ra 1 cây sáo đúng chuẩn thì 1 đoạn chứ không phải 2,3 đoạn.

Thứ 2 về âm sắc, khi thổi 1 cây sáo hay 1 cây tiêu đạt đến ngưởng chuẫn có nghĩa là có hiện tượng cộng hưởng đạt giá trị gần const. Cái này là nguyên do vì sao khi thổi tiêu hay sáo đạt đến giá trị này thì nó rung lên theo làn hơi thổi. Hỏi xem bác nào thổi đc chưa. Khó lắm đó.

Nói chung là để có đc hiện tượng cộng hưởng đạt giá trị gần const thì nhất thiết vật liệu làm sáo phải đồng nhất, sóng âm đâu phải 1 đường mà là tập hợp 1 chùm sóng. Nếu có khớp nối thì 1 là nó trơn hơn hoặc là nhám hơn so với lòng ống sáo. Khi sóng âm qua 1 là trượt nhanh hơn hoặc bị hãm lại. Điều này làm ảnh hưởng đến âm sắc rất nhiều nếu cây sáo có 2 3 đoạn. Chưa kể sóng rất nhạy chứ không như cái tay sờ.

Về lỗ định âm, nó mang tính chất lí thuyết hơn là thực nghiệm. Ví như cây sáo 10 lỗ, đâu phải cứ giở từng lỗ thì đc nốt đó đâu mà phải là kết hợp 2 hoặc 3 lỗ với nhau. Điểu này thấy rõ nhất ở âm si la son fa của cây động tiêu.

Phần em tô đậm là phần mà bác BL sai lầm. Giả thuyết ban đầu và lời típ theo hoàn toàn khác nhau. Đã nhiều f thì sao lại 1 f cho 1 nốt.

Kết luận của em. Hàng tàu đáng sợ, công nghệ tàu đáng sợ, em sợ tàu.

Chú thong không sai nhưng không hoàn toàn đúng . BL có câu cuối hay lắm. Có 1 điểu nữa BL cần để ý. Âm trầm thì chuẩn đấy thử cầm 1 cây nối cho lên bát độ cao hơn xem. Bác biết lạc âm ngay. Chuẫn thì phải từ đầu đến cuối chứ. Ai làm sáo dám nói ...'" hơ hơ cây sáo bổn nhân làm ra là chuẩn không thể tả..... hơ hơ" em dám chắc không đó. Chưa có thang chuẩn đâu. Tương đối thì có đó. Máy móc đâu có qua lỗ tai con người . Over

Sinh nhi hữu nhai.Tri nhi vô nhai. Nhi tri vô diệc bất đắc sinh
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

xin trả lơi bác daocongthuan thế này nhé, từ trước đến giờ em học chưa bao giờ thấy có hiên tưọng cộng hưởng trong sóng dừng cả, chỉ thấy trong dao động cơ học hay trong dao động điện từ, công hưởng điện thôi

Thứ hai là một nhạc cụ đã phát ra âm cơ bản f1 thì cũng phát ra các hoạ âm f2, f3 ..... 

Bán sáo trúc

http://saotruc.hnsv.com/

Email: shinichi_1901@yahoo.com.vn

ĐT 0986097526

 

Page 7 of 10 (150 items) « First ... < Previous 5 6 7 8 9 Next > ... Last » | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems