Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Trong căn nhà nhỏ của chú Lê Thái Sơn ở Hà Đông (Hà Tây), tiếng sáo trúc réo rắt suốt ngày. Có người hàng xóm thắc mắc : “Cái ông này thổi sáo suốt ngày mà không biết mệt”.
Ước nguyện của người mê sáo
Chú Sơn sinh ra ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), một làng nghề có truyền thống đan lát, nên chú say mê những âm thanh từ các loại nhạc cụ tre nứa, đặc biệt là sáo trúc. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa, chú lên vùng núi rừng Tây Bắc công tác, tre nứa ngút ngàn cộng với tiếng sáo Mông vi vút khiến chú càng thêm yêu các loại sáo hơn. Rồi chuyển về tỉnh Hà Tây cho đến nay, 30 năm làm công tác văn hóa quần chúng, ở đâu chú Sơn cũng ham mê nghiên cứu, chế tạo cải tiến các loại nhạc cụ tre, trúc, nứa và tận tụy truyền dạy, phổ biến chúng. Chú tâm sự : “Trong các truyện cổ, truyền thuyết của Việt Nam các nhân vật thường gắn với cây sáo, đặc biệt là những bức tranh vẽ mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo rất ấn tượng. Cây sáo đơn giản, gọn nhẹ, dễ thổi, dễ làm. Ước nguyện của chú là truyền bá cho nhiều người biết thổi, biết làm cây sáo để gìn giữ một nhạc cụ truyền thống của dân tộc...”
Lớp học của những mục đồng
Năm 1990, chú Sơn sáng lập ra CLB sáo trúc Hà Tây và đến nay, chú đã đào tạo được 400-500 học trò thổi sáo. Trong đó, gần ba chục học sinh của chú đã và đang học tại Nhạc viện Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội chuyên ngành sáo trúc.
Tiếng sáo trúc có từ trong dân gian nên không cứ phải là con nhà nòi, có gien âm nhạc mới học tốt. Hai anh em ruột Bùi Công Thuyên và Bùi Công Thơm là một ví dụ. Nghỉ hè, hai cậu bé suốt ngày lặn lội ngoài mương bắt cá, đơm tôm. Nhìn hai cậu con trai lấm lem bùn đất, ông bố quyết định đưa chúng lên Nhà thiếu nhi xem có môn gì phù hợp để học trong dịp hè tránh nắng. Nghe tiếng sáo trúc vi vu ở phòng đầu hồi, hai cậu bé chạy đến xem, ngẩn ngơ đứng nghe rồi nhất quyết xin bố cho theo học lớp này. Từ hôm sau, cứ chiều chiều, hai anh em chở nhau đến lớp học. Cậu bé Thơm lúc đó còn đang sứt mấy răng cửa, chú Sơn sợ không thổi được. Ai dè, chỉ vài buổi học, chú Sơn phát hiện cả hai anh em Thơm và Thuyên đều có năng khiếu thổi sáo. Chú đã không tiếc công sức đào tạo và hướng cho hai bạn theo ngành âm nhạc. Hiện giờ, cả Thơm và Thuyên đều là những sinh viên ưu tú của khoa Sáo trúc (Nhạc viện Hà Nội). Cậu em Bùi Công Thơm năm ngoái đã được mời đi Nhật biểu diễn. Trước đây, ai dám nghĩ hai cậu bé tát cá, đơm tôm sẽ trở thành nghệ sĩ sáo trúc nay mai.
Bạn Lê Thanh Tú, (9C4, THCS Lê Lợi).
Hiện giờ, lớp học ở nhà chú Sơn có trên chục bạn đang theo học. Bạn Phạm Quốc Tú (7A1, THCS Lê Lợi, TX. Hà Đông) kể : “Thỉnh thoảng, nghe tiếng sáo trúc véo von bên nhà anh hàng xóm hay quá, mình lân la sang hỏi, biết anh ấy đang học ở nhà chú Sơn. Mình về kể với bố mẹ và xin được đi học sáo. Bố mẹ mình đồng ý liền. Mình mới học được hơn tháng, biết thổi ba bài. Ngày 20-11 tới, mình sẽ độc tấu sáo trúc tặng cô chủ nhiệm và các bạn”. Còn bạn Lê Thanh Tú, (9C4, THCS Lê Lợi), tuy mới học nhưng thể hiện rõ là người có năng khiếu. Chú Sơn bảo nếu Tú yêu thích sáo trúc thì năm tới tốt nghiệp THCS có thể thi luôn vào trung cấp âm nhạc - khoa Sáo trúc. Thật tuyệt !
Còn rất nhiều chuyện vui và ấn tượng về lớp học của những mục đồng. Nếu bạn thích thổi sáo và muốn biết cách làm những cây sáo để tặng bạn bè, người thân, hãy viết thư hoặc gọi điện cho chú Lê Thái Sơn theo địa chỉ : Số nhà 1, ngõ 3, đường Tô Hiệu, TX. Hà Đông (Hà Tây). ĐT : 034.827858.
-----------------------------------------
THU HÀ
Báo TNTP - - 1/11/2005 11:31:05 AM
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Mình bổ sung thêm 1 chút nữa là bác Lê Thái Sơn cũng đã chế tạo một nhạc cụ giống Piano nhưng lại làm bằng tre lứa. (Các bạn xem ở hình dưới nhé)
Ngoài ra mình thấy mọi người khen bác ấy thổi sáo Mèo rất hay nữa :). Mình ở gần mà chưa đến, thật tiếc hôm nào phải đến gặp bác Sơn mới được :)
Haha, tinchu tiên sinh đang ôn thi nên ít thấy online. Anh em nhắc nhiều chắc 'hắn' hắt-xì suốt đấy. Mà chuthoong nhanh nhỉ sao đã biết đó là ==>
"một con picachu sư tử Hà Đông chính hiệu có tên là tinchu, các bác cứ yên tâm, con sư tử này hiền lắm, lại rất dễ thương nữa hi hi hi... "