Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Truyền nhân cuối cùng của môn phái võ sáo

rated by 0 users
This post has 18 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Big Smile [:D] Posted: 01-31-2009 22:19
 
 
(TuanVietNam) - Gần tuổi 60, mái tóc dài đậm chất nghệ sĩ, ông ngước mắt nhìn người khách lạ đường đột xuất hiện trong nhà mình: “Anh là…?”. Hỏi vậy nhưng ông vẫn ân cần đón tiếp tôi, một kẻ vô danh “tầm sư học đạo” và có duyên tao ngộ.


Ông là truyền nhân cuối cùng của môn phái võ sáo duy nhất hiện nay, võ sư Trịnh Như Quân.

Huyền thoại về “Thiết địch thần phong”

Năm 1991, Võ sư Trịnh Như Quân có cơ duyên được tiếp cận và lãnh hội những yếu lĩnh của kỹ tác, chiêu thức và võ lý từ môn võ sáo độc đáo do lão võ sư Triệu Quốc Úy, một võ sư dân tộc Tày sống ở rừng Phe, xã Tam Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Với nền tảng võ công và năng khiếu sáo trúc sẵn có, cùng với sự đam mê võ sáo, ông đã nhanh chóng trở thành truyền nhân của cụ Úy.

Võ Sư Quân (Ảnh: Võ Cao Thắng)


Nhâm nhi chén rượu, ông Quân kể: Một trong những ngón võ sở trường của Đề Thám xưa chính là võ sáo. Bài võ sáo “Thiết địch thần phong” thường được thủ lĩnh Đề Thám dùng trong các lễ ra quân hay hội vui khao thưởng chiến thắng. Đó cũng là bài võ sáo mà cụ Úy học được từ người cậu ruột Châu Đoàn. Cụ Châu Đoàn vốn là một dũng tướng nổi tiếng của Hùm xám Yên Thế.

“Thiết địch thần phong” gồm 53 chiêu thức, 6 thế tấn, 13 đường kiếm kết hợp với chưởng, quyền, cước tạo thành một bài võ độc đáo và mang bản sắc riêng của Võ sáo Việt Nam. Cây sáo tròn đều, trông tựa cây gậy nhưng lại được sử dụng như kiếm nên không gọi là “gậy” mà gọi là “kiếm sáo”.

Để có thể luyện nhuần nhuyễn bài “Thiết địch thần phong”, người luyện đòi hỏi phải đạt đến trình độ nhất định về võ thuật, am tường về kiếm pháp đồng thời phải biết sử dụng thành thạo cây sáo như một nghệ sĩ.

Chất “tráng sĩ, hiệp khách” của kiếm pháp và chất “nghệ sĩ” của người luyện sáo được kết hợp lại, tạo ra một phong cách rất lãng tử cho người luyện võ.

Sau khi Hà Bắc được tách thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, ông đã đề xuất đổi tên bài “Thiết địch thần phong” thành “Bóng trăng Phồn Xương” với mong muốn người luyện Võ Sáo phải biết tri ân và tự hào về cội nguồn, về thị trấn Phồn Xương thuộc núi rừng Yên Thế. “Bóng trăng Phồn Xương” cũng gửi gắm ước vọng của ông về “một Phồn Xương và Yên Thế luôn phồn thịnh”.

Xem tuyệt kỹ

Sau nhiều năm nỗ lực đưa Võ sáo từ những câu chuyện tưởng rằng chỉ có trong dân gian trở thành một môn võ “có tiếng nói” trong làng, võ sư Trịnh Như Quân đã không chỉ dừng lại ở khả năng đả thương và tính nghệ thuật của “Bóng trăng Phồn Xương”.

Ông mong muốn võ sáo được phát triển lên một cung bậc cao hơn nữa. Từ cây kiếm sáo bằng sắt nặng dưới 1kg, ông đã “nâng đời”, rèn một cây kiếm sáo có tên “Giọt mưa thu” nặng 2.8kg, dài 1m, có độ dày đến 0,5cm.

Để sử dụng “Giọt mưa thu” như một cây kiếm sáo, đòi hỏi người khiển nó phải có đủ công lực sao cho động tác được nhuần nhuyễn, giữ được tính thẩm mỹ và dụng ý cho các đường võ, đồng thời phải đủ sức “điều nội” để có thể cất tiếng sáo ngay sau khi kết thúc những chuỗi động tác phức tạp.

Cây "Giọt mưa thu" và "Cõi thiên thai"

Cũng với những nguyện vọng phát triển về mặt nghệ thuật của võ sáo, ông đã cho ra lò những cây sáo sắt có kỷ lục lớn và nặng nhất thế giới: Cây "Tiêu Tương", dài 1,6m - nặng 4kg; cây "Cõi Thiên Thai" dài 1,3m - nặng 3,5kg.

Những cây sáo sắt đã được nung qua lò lửa nóng chảy ở nghìn độ C, nước và lửa không làm nó rạn vỡ cong vênh, dù có va đập bởi cả rừng binh khí, hay phải chịu một lực công phá cả một chồng ngói già, nó vẫn không bị ảnh hưởng về âm lượng, âm vực.

"Cây sáo khổng lồ của tôi có thể hoà nhạc điện tử, đáp ứng tốt được các tiêu chuẩn âm nhạc, từng được thẩm định qua nhiều kỳ biểu diễn, hội diễn", Võ sư Quân nói.

Đặt ly rượu xuống chiếu, ông đưa “Cõi Thiên Thai” lên tấu một bản nhạc trữ tình. Tay ông cầm sáo cảm giác rất nhẹ nhàng, âm thanh cũng rất da diết. Trong khi vẫn ra những những chưởng thâm hậu. Rõ ràng ở cái tuổi 58, ông vẫn thể hiện được nội công đỉnh cao của mình.

Sau “Tiêu Tương” và “Cõi Thiên Thai”, ông không chỉ dừng ở nghệ thuật kiếm pháp và “mức độ vận công” ở “Bóng trăng Phồn Xương”. Chiều dài 1,6 m của Tiêu Tương và 1,3 m của Cõi Thiên Thai cùng sức nặng của nó đòi hỏi ông phải sáng tạo ra những chiêu thức mới, những bài võ sáo mới dựa trên những yếu lĩnh căn bản của võ gậy, của thuật đả thương.

Ông nói: Mình là một võ sư đồng thời cũng có bề dày nghiên cứu võ học, mình có thể làm việc đó dựa trên khả năng trình độ của bản thân và những nguyên tắc căn bản của võ học, đương nhiên tính nghệ thuật và kết cấu của các bài võ là hợp lý.

17 năm khổ công luyện võ sáo là 17 năm “lội ngược dòng” đối với ông. Võ sáo Yên Thế trước đó ít được biết đến, có biết cũng chỉ là những mẩu chuyện “hư hư, thực thực” trong dĩ vãng.

Ban đầu, khi ông nói chuyện về võ sáo, đã không ít người trong võ giới Kinh Bắc cho là “nói phét”, “làm gì có võ sáo” và nghi ngờ khả năng tác chiến trong thực tế của nó. Thế rồi, bằng những nỗ lực của ông, võ sáo đã chính thức được ghi vào "Sổ tay võ thuật toàn quốc", được đưa đi biểu diễn và đoạt nhiều giải, đặc biệt trong các hội diễn thể thao, văn hoá các dân tộc.

Võ sáo dù đã có được một chút “danh” nhưng “phận” của nó thì khá mỏng manh, vì phạm vi hoạt động của nó vẫn còn hạn chế lắm, cái khó là nó không dễ truyền dạy.

Nó khác với các môn võ khác, “người luyện võ sáo không chỉ đòi hỏi phải có lòng đam mê võ thuật mà phải có sự đam mê và năng khiếu về âm nhạc, mà âm nhạc là cái khó nhất, cái tốn nhiều thời gian nhất.

Một số người giỏi võ đã đến tìm tôi để bái sư nhưng họ đã không vượt qua được những thách thức về âm nhạc. Thiếu âm nhạc thì không thể gọi là võ sáo”.

17 năm đeo đuổi, ông đã làm nổi danh một di sản văn hóa phi vật thể của núi rừng Yên Thế, võ sáo. Nhiều bài báo đã nói về ông và môn võ, cũng đã có nhiều thước phim tư liệu nói về ông như một người đang gìn giữ một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Và đặc biệt, tháng 6/2008, ông cùng võ sáo Việt Nam đã bước ra thế giới, được trao giải nhì trong “Liên hoan điện ảnh và truyền hình thể thao quốc tế - FICTS Việt Nam lần thứ IV” (được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5-8/6/2008), gồm cả nhiều chuyên gia âm nhạc và võ sư Trung Quốc, Nhật Bản cũng tham dự.

Hiện nay, ông cũng đã nhận lời mời tham gia một trong những thước phim tài liệu ghi lại những di sản văn hóa phi vật thể của Kinh Bắc do nhóm tác giả ở Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội thực hiện.

Cây "Giọt mưa thu"

Ông nói “muốn quay về với thượng nguồn bằng cách bơi ngược dòng thì phải có ý chí sắt đá. Bơi xuôi dòng thì chỉ trôi phăng ra biển lớn mà thôi”. Ông tin công việc mình làm sẽ có kết quả.

Thượng nguồn đối với ông không chỉ là sự rạng danh của võ sáo mà còn là một sự tri ân đối với mảnh đất Phồn Xương Yên Thế, nơi vào khoảng một thế kỷ trước võ sáo đã từng đi vào huyền thoại.

Lãng tử khóc cố nhân

Luyện võ sáo đến mức cả động tác và âm vực đều nhuần nhuyễn thâm hậu, ông đã chịu ảnh hưởng không ít chất lãng tử của nó. Trong bốn cây sáo sắt còn gọi là bộ "xè beng" độc nhất thế giới, ông Quân cắt nghĩa:

Cây nhỏ nhất nặng 2,8 kg, dài 1m có tên “Giọt mưa thu”, đặt theo tên bài hát của cố nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Cây sáo thứ hai dài 1,3m, nặng 3,5kg mang tên một kiệt tác của nhạc sỹ Văn Cao “Cõi thiên thai”. Cây “Tiêu Tương” dài 1,6m, nặng 4kg và một cây mới trong bộ tứ là “Hòn vọng phu”.

Để làm được hai cây sáo ban đầu, ông phải mất 5 năm nghiên cứu, rèn rũa và chỉnh lý nó. Có người nói đó là những cây xà beng biết hát, còn hôm nay ông nói “cây xà beng biết khóc”.

"Tôi đã khóc Đặng Thế Phong sau hơn 60 năm ông mất bằng tâm huyết để có được “Giọt mưa thu” và tôi sẽ tiếp tục khóc và tưởng nhớ đến ông bằng những ca khúc “Đêm đông”, “Con thuyền không bến” và chính “Giọt mưa thu” trong tập phim tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể của Bắc Giang do đạo diễn Nguyễn Duy Hinh thực hiện. Cây sáo mà tôi yêu thích nhất chính là “Giọt mưa thu”.

Võ sư chân truyền Trịnh Như Quân rót những chén rượu vào bát để chung cạn lúc chia tay. Phút chốc, máu lãng tử lại nổi lên, ông tìm đến “Cõi Thiên Thai” để tấu lên bản nhạc “Đêm đông” vừa là để tưởng nhớ Đặng Thế Phong, vừa thể hiện lòng hiếu khách và tặng người bạn trẻ một tình khúc đầy lưu luyến trước lúc lên đường.

Tôi cầu chúc cho ông cũng có được niềm hạnh phúc như cụ già Triệu Úy, mong ông sớm có được một truyền nhân đích thực để di sản võ sáo sẽ không bị thất truyền trong quên lãng.

  • Võ Cao Thắng

vnn.vn
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Thật là một môn võ kì lạ và đầy chất lãng tử, nếu như mà để thất truyền thì thật là một mất mát to lớn đối với nền võ học và âm nhạc dân tộc. Mong rằng sẽ có truyền nhân của môn võ này và môn võ sẽ được phổ biến cho tất cả mọi người yêu âm nhạc cũng như võ học.
(lần đầu post bài, có sai sót gì thì xin admin nhắc nhở)
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Vậy ko có tác phẩm của Võ sư quân à.............????
Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 1
Sau cũng phải đi học ông này mới được.TNĐ cũng đang học võ ,nhưng mà môn phái VVN không có thể loại trữ tình thế này.Mong là cụ này sống lâu lâu một tí để còn đợi em lên làm truyền nhân nữa chứ Big SmileBig SmileBig Smile Mà sợ thất truyền thì sao không quay hết bí kíp vào trong một cái video,cất đi hoặc là đưa lên mạng.Trong hàng triệu,tỉ  người,chẳng lẽ không tìm được 1 ai có kha năng sao chứ ?

 Nguyễn Hồng Phong 

Số đt: 0973.820.426

Yahoo!: phonggttn@yahoo.com.vn

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

TND Cho BRLee hỏi :

VVN Ở HN có chỗ nào dạy riêng nâng cao salto các kiểu kô?

Top 75 Contributor
Male
cầm sư cấp 1

Hờ hờ,bắt đầu đi lạc chủ đề rồi đây.Thôi nốt vậy Big SmileBig SmileBig Smile.Làm gì có dạy riêng san tô hả Bruce,nếu muốn thì học riêng cái đó thì ở chỗ dạy nhảy hiphop hoặc là bể bơi chứ.Còn các thứ thì lên huyền đai là phải làm được hết rồi,không làm được thì các thày khắc dạy cho mà làm chứ.

Ôi, không biết ở Hà Nội này có chỗ nào dạy võ sáo không nhỉ ? Tìm đến học cái, xem bao giờ làm truyền nhân được Big Smile

 Nguyễn Hồng Phong 

Số đt: 0973.820.426

Yahoo!: phonggttn@yahoo.com.vn

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
em biết santô đấy bác ạ, học nhảy hip hop mà. Muốn san tô được bác phải tập uốn người ra sau và phải gần một bức tường. Rồi di chuyển chân lại gần nó, đạp chân rồi đi lên cho đến khi trồng cây chuối, sau đó lộn người ra sau. Làm nhiều sẽ quen. Thế là san tô được thôiBig Smile
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
em cũng bắt chước cái ông võ sư này làm một cây sáo dài bằng...nhôm, nhưng mà không xoay gậy được như ổng. Toàn bị u đầu không ahStick out tongue
Top 500 Contributor
đại cầm thủ

nhóc tập sáo:
em cũng bắt chước cái ông võ sư này làm một cây sáo dài bằng...nhôm, nhưng mà không xoay gậy được như ổng. Toàn bị u đầu không ahStick out tongue

cỡ những người không chút võ công như bác thì đánh võ không còn chả ăn ai nữa là lấy sáo làm binh khí 

 

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng, dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
ductrung:

nhóc tập sáo:
em cũng bắt chước cái ông võ sư này làm một cây sáo dài bằng...nhôm, nhưng mà không xoay gậy được như ổng. Toàn bị u đầu không ahStick out tongue

cỡ những người không chút võ công như bác thì đánh võ không còn chả ăn ai nữa là lấy sáo làm binh khí 

 

anh đừng gọi em là bác, em mới có 14 tuổi ahStick out tongue
Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
anh đừng có khinh thường em. Hồi lớp 3 em cũng đi học võ rùi đấy. Anh đưa mấy chồng gạch ra em cũng chặt được hếtHuh?
Top 200 Contributor
đại cầm thủ
nhóc tập sáo:
anh đừng có khinh thường em. Hồi lớp 3 em cũng đi học võ rùi đấy. Anh đưa mấy chồng gạch ra em cũng chặt được hếtHuh?
hồi lớp 3 mình cũng học võ nhưng sau đó bỏ và ở nhà tự tu luyện.Hiện nay mình thành thạo 3 môn võ công cái thế là:loạn xạ kiếm, lung tung chưởng,và liên thiên quyền.mình thấy tập các món đó rất hiệu quả:không tốn kém cả về thời gian và tiền bạc,dễ tập dễ hiểu,phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt là không có khả năng phòng thân
vuhaidta@gmail.com vu_hai804 0948299926
Top 200 Contributor
đại cầm thủ

nhóc tập sáo:
anh đừng có khinh thường em. Hồi lớp 3 em cũng đi học võ rùi đấy. Anh đưa mấy chồng gạch ra em cũng chặt được hếtHuh?

Hồi học lớp 3 tui không đi học võ nhưng mà giờ đưa mấy chồng gạch ra tui cũng chặt gãy hết.

Chỉ có điều là gạch không gãy mà chỉ gãy tay thui. Big Smile

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.... Đàn, sáo, ca hát, đá cầu ...->Vui chơi giải trí học tâp: cv Tao Đàn: CN , khu nhỏ chỉ có 1 cái chòi. :)

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2

vuhaidta:
nhóc tập sáo:
anh đừng có khinh thường em. Hồi lớp 3 em cũng đi học võ rùi đấy. Anh đưa mấy chồng gạch ra em cũng chặt được hếtHuh?
hồi lớp 3 mình cũng học võ nhưng sau đó bỏ và ở nhà tự tu luyện.Hiện nay mình thành thạo 3 môn võ công cái thế là:loạn xạ kiếm, lung tung chưởng,và liên thiên quyền.mình thấy tập các món đó rất hiệu quả:không tốn kém cả về thời gian và tiền bạc,dễ tập dễ hiểu,phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt là không có khả năng phòng thân

đọc mấy món võ của bác mà em không nhịn được cười. HahaBig Smile

Top 75 Contributor
cầm sư cấp 2
em thì chỉ có mấy món võ phòng thân là : kéo áo, núm tóc và ăn vạ thuiStick out tongue
Page 1 of 2 (19 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems