Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
(VnMedia) - Từ ngày 25/11-2/12/2008, cuộc thi Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc lần thứ 3 sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Cuộc thi do Cục nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội nhạc sĩ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức.
Cuộc thi Độc tấu và Hoà tấu nhạc cụ dân tộc nhằm phát hiện các nghệ sỹ tài năng, có nhiều tâm huyết tìm tòi, sáng tạo trong biểu diễn nhạc cụ dân tộc, tôn vinh giá trị của nhạc cụ dân tộc, bảo tồn phát huy những tinh hoa của âm nhạc truyền thống thông qua nhạc cụ cổ truyền, qua sự sáng tạo trong hình thức biểu diễn của các nghệ sỹ.
Đây là cuộc thi thường niên được tổ chức 3 năm một lần cho tất cả các đối tượng dự thi là các nghệ sỹ ở các đoàn nghệ thuật công lập, nghệ sỹ tự do, các học sinh, sinh viên đang học tại các trường công lập, ngoài công lập có độ tuổi từ 16 đến 36 tuổi và có khả năng về âm nhạc mà đáp ứng những yêu cầu nội dung quy chế tổ chức đều được tham dự.
Cuộc thi năm nay đã thu hút được đông đảo thí sinh từ mọi miền tổ quốc tham dự với số lượng thí sinh dự thi là 115 thí sinh (trong đó có 70 thí sinh ngoại tỉnh) dự thi độc tấu; Hoà tấu có 7 nhóm tham dự: nhóm Đồng Nội; nhóm Mưa Hạ; nhóm Hy Vọng (Học viện âm nhạc QGVN); Trường Cao đẳng VHNT Hà Nôi; nhóm Hoà tấu nhạc cụ dân tộc trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc; Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế; Nhạc viện TPHCM.
Nội dung dự thi là: Độc tấu nhạc cụ dân tộc (gồm: Sáo trúc, Đàn bầu, Đàn nhị, Đàn tranh, Đàn nguyệt, Đàn tỳ bà). Hoà tấu nhạc cụ dân tộc thì Ban tổ chức không hạn chế các loại nhạc cụ, nhưng số lượng người tham gia cho mỗi chương trình dự thi tối thiểu là 3 người và tối đa không quá 15 người.
Mỗi bộ môn thi được chia làm 2 vòng thi. Đối với Độc tấu, mỗi thí sinh hoàn thành 3 tác phẩm như; Vòng 1 là 2 bài nhạc cổ khác nhau về tính chất, tốc độ, phong cách vùng miền và 1 tác phẩm sáng tác mới hoặc phát triển từ chất liệu âm nhạc cổ truyền. Vòng 2 mỗi thí sinh tực hiện 1 bài nhạc cổ, 1 tác phẩm sáng tác mới hoặc phát triển từ chất liệu âm nhạc cổ truyền và 1 tác phẩm tự chọn. Thời gian cho mỗi tác phẩm dự thi không quá 15 phút. Còn Hoà tấu thì mỗi vòng thi, mỗi nhóm biểu diễn 2 tác phẩm gồm 1 bài nhạc cổ và 1 tác phẩm mới, sáng tác dành cho nhạc cụ dân tộc hoà tấu. Thời gian cho mỗi tác phẩm không quá 15 phút. Ngoài ra các tác phẩm dự thi vòng 1 không được dự thi ở vòng 2 và không được thi những bài thi của mình đã đạt giải từ kỳ thi độc tấu, hoà tấu nhạc cụ dân tộc trước đây...
Về cơ cấu giải thưởng Ban tổ chức sẽ trao giải cho từng loại nhạc cụ độc tấu và hoà tấu theo các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba và giải khuyến khích. Ngoài các giải thưởng trên, Ban tổ chức sẽ trao giải cho tác giả có tác phẩm mới sáng tác đạt chất lượng nghệ thuật cao, tốp nhạc đệm hiệu quả nhất...
Đến với cuộc thi còn là dịp để các nghệ sỹ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm về phương pháp sáng tạo, phong cách biểu diễn, phấn đầu ngày càng có nhiều tác phẩm độc tấu hoà tấu nhạc cụ dân tộc được sáng tác mới đạt chất lượng nghệ thuật cao để phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam phát triển và hội nhập với nền văn hoá Thế giới.
Việt Hà
vô địch LHX: leehonso:tiếc rằng cuộc thi này là "tuyệt mật" nên đành thưởng thức trên báo vậy !sao chuyên nghiệp họ giữ kín thế nhỉ?
leehonso:tiếc rằng cuộc thi này là "tuyệt mật" nên đành thưởng thức trên báo vậy !
sao chuyên nghiệp họ giữ kín thế nhỉ?
Ai bảo tuyệt mật, linh tinh. Các nội dung thi diễn ra tại Nhạc viện Hà Nội, đêm chung kết tổ chức tại Nhà hát Lớn - Hà Nội. Ai thích thì đến mà xem,sao phải thưởng thức trên báo. Để tớ update thêm thông tin này (Theo Báo CAND, 26/11/2008)
Tối 25/11, cuộc thi “Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc” do Bộ VH, TT&DL tổ chức đã khai mạc tại Nhạc viện Quốc gia Việt Nam. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng đại diện một số ban ngành đã tham dự.
Ngay trong tối 25/11, 10 thí sinh dự thi đàn bầu của Nhạc viện Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Huế, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã trình diễn các tác phẩm âm nhạc dân tộc và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả. Cuộc thi sẽ kéo dài đến 2/12 với sự tham dự của hơn 100 thí sinh thuộc 19 đơn vị nghệ thuật, trong đó, thí sinh trẻ nhất là Nguyễn Hải Nam (Hà Nội) 12 tuổi
Ngay trong tối 25/11, 10 thí sinh dự thi đàn bầu của Nhạc viện Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Huế, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội đã trình diễn các tác phẩm âm nhạc dân tộc và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả.
Cuộc thi sẽ kéo dài đến 2/12 với sự tham dự của hơn 100 thí sinh thuộc 19 đơn vị nghệ thuật, trong đó, thí sinh trẻ nhất là Nguyễn Hải Nam (Hà Nội) 12 tuổi
Thon thả giọt đàn bầu
TT - Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc lần 3 diễn ra từ ngày 25-11 đến 2-12 tại Hà Nội. Đã năm năm rồi cuộc thi này mới được tổ chức trở lại, những tài năng trẻ của dòng nhạc truyền thống mới lại có dịp bộc lộ.
Nhiều thí sinh sử dụng những tác phẩm giống nhau nhưng mỗi người đều có sự tìm tòi cách thể hiện mới. Trong một buổi diễn khán giả có thể nghe đi nghe lại Tò vò (nhạc cổ), Luyện năm cung (nhạc cổ), Xuân quê hương (nhạc mới)… nhưng không hề có cảm giác nhàm chán. Mỗi thí sinh đều mang đến một cách xử lý khác nhau, cảm nhận khác nhau và gửi gắm cả tâm tư của riêng mình vào tác phẩm. Nghe tiếng đàn nhị của thí sinh Lê Minh, không ít khán giả ngồi dưới đều có cùng cảm nhận đó là tiếng lòng của một người từng trải. Anh từng đoạt giải nhì cuộc thi lần trước nhưng vẫn muốn quay lại thử sức với hi vọng đoạt giải cao nhất.
Một thành viên ban giám khảo bày tỏ điều đáng tiếc nhất của cuộc thi là sự hạn chế trong quy định. Ở bảng A dành cho thí sinh dưới 16 tuổi, ban tổ chức yêu cầu phải có đủ 10 thí sinh dự thi cho mỗi nhạc cụ, song trên thực tế có một số bộ môn nhạc cụ không đăng ký đủ 10 em nên những em này nghiễm nhiên không đủ điều kiện dự thi.
Vị giám khảo này cũng cho rằng trẻ em càng tiếp xúc với âm nhạc dân tộc sớm bao nhiêu càng có hi vọng về một thế hệ kế cận biết chơi và đam mê nhạc cụ dân tộc bấy nhiêu.
Cuộc thi năm nay (với sự tham gia của 115 thí sinh 11-35 tuổi) cũng đánh dấu sự đột phá của các thí sinh nữ, nhất là ở những bộ môn được xem là độc quyền của thí sinh nam. Chỉ có hai thí sinh nữ là Nguyễn Thị Trang và Phạm Thị Lan tham gia thi bộ môn sáo trúc và đàn nhị. Họ đã vượt qua 19 thí sinh nam còn lại để đi tiếp vào vòng hai. Những thí sinh đến từ Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, từ Bạc Liêu cũng đang dần khẳng định khả năng của mình. Nhiều sinh viên nhạc viện đã trầm trồ sau phần biểu diễn của nhóm hòa tấu Trường Việt Bắc.
Trong suốt bảy ngày diễn ra cuộc thi, luôn có khoảng 100 khán giả trung thành theo dõi các thí sinh. Ngoài phụ huynh và bạn bè, nhiều khán giả là những người sản xuất nhạc cụ, những công chức về hưu, một số sinh viên và người nước ngoài cũng đến nghe nhạc. Khán giả đến và chăm chú lắng nghe đến cuối cuộc biểu diễn là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy âm nhạc dân tộc không bị lãng quên.
Câu chuyện của một khán giả theo dõi hết bốn ngày cuối cuộc thi đã nói lên nhiều điều về ý nghĩa của những thanh âm dân tộc. Ông là một Việt kiều, một bác sĩ về hưu sống ở Mỹ: “Bốn mươi năm phiêu bạt nơi nước Mỹ xa xôi, thỉnh thoảng tôi mới được nghe âm nhạc dân tộc qua tivi. Lúc đó tôi nghe thấy hay nhưng không thể biết được hình thù những cây đàn như thế nào. Lần này về nước, lại đúng dịp diễn ra cuộc thi, tôi đã được nhìn thấy hình dáng những cây đàn bầu, đàn tranh, đàn tam thập lục…”.
Cuộc thi rồi sẽ kết thúc, mặc cho người thắng, kẻ thua, người đàn ông xa xứ cứ mãi vấn vương tại sao người khiếm thị lại có thể chơi đàn bầu hay như thế, tại sao đàn bầu chỉ có một dây nhưng lại có thể diễn tả được nhiều cung bậc đến như vậy…
Những thí sinh đặc biệt
Cô giáo chỉnh dây đàn cho Hà Chương trước giờ biểu diễn - Ảnh: Hà Hương
Hà Chương, Trần Quốc Hoàn, Đinh Tuấn Sơn, Đinh Quang Vũ và nhóm Hi Vọng là những thí sinh khiếm thị đặc biệt của cuộc thi. Với tất cả mọi người, âm nhạc của họ không chỉ là hiện thân của nghị lực mà còn là sự kết hợp điêu luyện của kỹ thuật và nhạc cảm tốt. Không nhìn thấy ánh sáng, họ phải nhờ bạn bè đọc từng nốt nhạc, chép lại bằng chữ nổi rồi học thuộc lòng cả bản nhạc.
Con đường đến với một tác phẩm dài gấp đôi, gấp ba người bình thường. Kết thúc vòng loại, Hà Chương, Trần Quốc Hoàn và nhóm Hi Vọng lọt vào vòng sau. Đó là thành quả của những ngày tập luyện gian khổ, đón xe ôm đi biểu diễn kiếm sống hay lấy nghề tẩm quất nuôi niềm đam mê âm nhạc dân tộc.
HÀ HƯƠNG
Thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc: Học viện âm nhạc quốc gia VN giành giải nhất toàn đoàn
TTO - Tối 2-12, lễ bế mạc cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc lần thứ ba đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ban tổ chức đã trao giải nhất cho các thí sinh: Lê Minh (đàn nhị), Nguyễn Quang Hưng (đàn bầu - bảng B), Nguyễn Tiến Giáp (đàn bầu - bảng A) Nguyễn Minh Trang (đàn tranh), Phạm Thị Phượng (tỳ bà), Nguyễn Ngọc Anh (sáo trúc), Nhóm Đồng nội (hòa tấu).
Ngoài ra 10 giải nhì, 14 giải ba, 3 giải khuyến khích cũng đã được trao cho các thí sinh khác. Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam giành được sáu trong số bảy giải nhất của cuộc thi là một kết quả không mấy bất ngờ. Với một lực lượng đông đảo gồm 80 giảng viên và sinh viên, ngay từ đầu Học viện âm nhạc quốc gia đã được đánh giá là đơn vị nòng cốt của cuộc thi.
Phát biểu tại lễ bế mạc Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Lê Tiến Thọ đánh giá cuộc thi đã thực sự trở thành ngày hội của âm nhạc dân tộc, góp phần bảo vệ các giá trị nghệ thuật truyền thống trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Thay mặt hội đồng giám khảo, NSND Trần Quý khẳng định cuộc thi là cơ hội để các thí sinh nâng cao khả năng diễn tấu, đánh giá cao kỹ thuật và phong cách của các thí sinh đặc biệt là các thí sinh dưới 16 tuổi ở bảng A.
Tuy nhiên, cũng theo NSND Trần Quý, việc hàng chục thí sinh biểu diễn trùng một bản nhạc sáng tác từ 15-40 năm về trước thể hiện tình trạng thiếu các tác phẩm mới cho nhạc cụ dân tộc.
Phải mất năm năm cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc mới trở lại với khán giả yêu nhạc truyền thống. Với sự trở lại này, tỳ bà và hòa tấu cũng đã được đưa vào nội dung dự thi bên cạnh đàn bầu, đàn nhị, đàn tranh và sáo trúc. Cuộc thi đã thu hút 170 thí sinh đến từ 13 đơn vị nghệ thuật, trong đó có 10 thí sinh khiếm thị đến từ trường Nguyễn Đình Chiểu, sáu thí sinh là người dân tộc Dao, Tày, H’mông, Mường.
ngoài nhà sách gần thảo cầm viên. trên đường minh khai. có bán cd cuộc thi độc tấu nhạc cụ toàn quốc. các tác phẩm đạt giải nhất nhì 3. 35k ^_^( có sáo trúc )
em cũng không biết là năm nào
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
saotruc:Nếu các cuộc thi nhạc cụ dân tộc được truyền hình trực tiếp, tường thuật các vòng thi, cho bình chọn qua tin nhắn, qua website... Được giới thiệu quảng bá như các cuộc thi sao vàng vọng cổ, sao mai điểm hẹn thì cũng là một cách đưa âm nhạc dân tộc trở lại trong lòng quần chúng nhân dân. Phải chi bỏ đi vài giờ phát sóng VN Idol cười ra nước mắt kia cho một vài thời lượng phát sóng các cuộc thi, hay hội diễn âm nhạc dân tộc thì hay biết bao nhiêu. Tui không chê trách nhạc trẻ bây giờ, vì bản thân nó cũng có cái hay. Chúng ta thấy không hay nhưng nguời khác thấy hay. Tuy nhiên, các chương trình ca hát quá nhiều, gameshow thừa mứa và nhàm chán. Tui cảm thấy món ăn tinh thần này thừa mứa thịt mở mà thiếu đi vài đĩa rau hay những quả ngọt được trồng trên mãnh đất quê nhà. Để rồi tâm hồn ngày càng bị kích động mà thiếu đi cái sâu lắng êm đềm. Vấn đề ở đây không phải cái nào hay, cái nào dở mà theo tui, thực đơn cho món ăn tinh thần của giới trẻ hiện nay là mất cân bằng. Rồi cuối cùng tâm hồn sẽ bị suy yếu và bệnh tật. Và những thực đơn thiếu tính cân bằng này được các đài truyền hình là một trong những nhà thiết kế thực đơn cung cấp cho chúng ta. Thương thay, xót thay.
huynh đài này có những suy nghĩ thật sâu sắc, không chỉ huynh mà phần lớn anh em đều có chung cảm nghĩ như huynh. Mà kể cũng buồn khi mà cái thừa mứa của âm nhạc bây giờ chỉ vì tiền, nhà đài cần tiền để tồn tại, nên phát mấy chương trình nhiều khi chưa chú ý đến thị hiếu của người dân.
như hát bội cũng vậy. môn này là môn dân tộc, đành rằng thế hệ trẻ bây giờ ít ai thích hát bội, mà chỉ còn ông bà già 60 trở lên thì thích thôi. nhưng xin hỏi thế giới này có mấy nước có hát bội? hát bội có dể diễn hát không? con cháu chúng ta đây có ai biết và diễn hát bội không? rồi nữa , ngay cả chúng ta một năm xem bao nhiêu vở hát bội? đài phát bao nhiêu? nghệ sỹ thì làm sao mà sống với nghệ thuật chư?
thế rồi, một môn nghệ thuật đi vào quên lãng vậy đó huynh àh. thương thay!!!
HONGNHATCONG:trang này rất tốt sao chưa thấy chính phủ hoặc tổ chức nào đỡ đầu để nâng tầm cao mới nhỉ?
Hahaha , bao giờ cho đến tháng ba .
Nếu chính phủ có kế hoạch phát triển nhạc cụ dân tộc thì bước đầu cũng chưa đến các forum tự phát đâu .
Mà em thấy chừng nào các anh trong BQT Đamsan có thời gian rãnh (tết này chăng) thì khởi động lại cái dự án Tiếng Sáo Ba Miền đi cho nó xôm :D.
.
dương quá: cụ thể là offline sớm đi vì hết năm rồi đó
cụ thể là offline sớm đi vì hết năm rồi đó
dương cư sĩ nói phải lắm, đệ tử đây cũng mong anh em sớm offline để phát triển tiếng sáo việt nam