Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Vệ sinh trong lòng sáo

rated by 0 users
This post has 52 Replies | 3 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

LaoQuetChua:

 ở thành phố giờ kiếm đâu ra cái bếp củi mà treo sáo lên, các bạn có thể xông khói cái ống sáo 1 tuần/1lần(gôm ít cành lá khô thì khói đủ xông cho cả ... xóm). Hoặc là kiếm ít lá gì chát chát như lá ổi, lá trà xanh, lá xoan, thêm vào 1 miếng quế (mua ở tiệm thuốc bắc) cho vào nồi nấu cho đặc lại (giống người ta sắc thuốc bắc đó) rồi tẩm vào cái ống sáo (làm 1 tháng/1lần) Cái ống sẽ bị đen dần lại, thêm cái mồ hôi ở tay người nữa thì nó dần sẽ lên nước => đẹp tuyệt.


bác còn thiếu 1 việc là đem nó đi chôn xuống đất 7 X 7 = 49 ngày để âm dương cân bằng . ( gọi là hạ thổ ) hì hì

LaoQuetChua:


Nếu không có điều kiện thì nên thổi sáo hàng ngày, không thổi nó mới mốc, và sáo cũng giống như người yêu vậy, thỉ cắm miệng vào hút hút thổi thổi thì mau hư cũng là phải,

câu này mâu thuẫn nha .Party!!!

Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu

Not Ranked
đại cầm thủ

Bamboo-Flute:
 

LaoQuetChua:


Nếu không có điều kiện thì nên thổi sáo hàng ngày, không thổi nó mới mốc, và sáo cũng giống như người yêu vậy, thỉ cắm miệng vào hút hút thổi thổi thì mau hư cũng là phải,

câu này mâu thuẫn nha .Party!!!

À, lão già rồi nên lẩn thẩn, câu này lão xin diễn nghĩa lại như sau

Nếu không có điều kiện thì nên thổi sáo hàng ngày : Nghĩa là không có mấy cái thứ lá thuốc, khói xông như trên... thì ta thổi sáo hàng ngày & dùng tay vuốt ống sáo cho nó khỏi bị mốc.

...người yêu vậy, thỉ cắm miệng vào... :  Xin lỗi lão viết sai chính tả, đính chính lại là ...Người yêu vậy, chỉ cắm miệng vào...

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Góp thêm với món thuốc của lão Quét lá đa, là trong nồi thuốc ấy mà nấu bằng vỏ cây Sao (mọc đầy đường SG) thì còn tuyệt hơn, nước màu nâu thẫm, ngâm sáo vào vài lần là sáo cứng như...răng (vì là bài thuốc ngậm chắc răng mà).

Còn cái vụ...đối xử với sáo như người iu thì đúng là Lão này kinh nghiệm thiệt, akak 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Anh nào đã thổi sáo thổi tiêu mà lại thêm món thuốc lá, thuốc lào, rượu đế hằng ngày thì em nghĩ vài chục năm cây sáo cũng không mốc nổi, hay các anh thử cách đó đi, vừa dễ vừa "sung sướng" Stick out tongue
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
LaoQuetChua:

Nếu không có điều kiện thì nên thổi sáo hàng ngày : Nghĩa là không có mấy cái thứ lá thuốc, khói xông như trên... thì ta thổi sáo hàng ngày & dùng tay vuốt ống sáo cho nó khỏi bị mốc.

Hic! bác khuyên người ta kiểu này, nhiều thành viên chắc có thói quen vuốt sáo liên tục trước khi cầm lên thổi quá, diển đàn có vài người hay vuốt vậy rồi . Riết quen tay nên vuốt  "chỗ khác" nữa thì phiền lắm. (Nói chơi thôi ngeng, suy nghĩ lung tung ráng chịu )

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Đến hôm nay em mới thấy rõ được tầm quan trọng của việc vệ sinh trong lòng sáo, chả là từ khi có sáo đến giờ em chủ yếu lau ở bên ngoài thôi, bên trong thì thỉnh thoảng lấy cái giẻ nhét nhét vào lỗ thổi, lỗi bấm thôi. Vì thế, em càng dùng thì cây sáo càng bí, các note ra cứ khó dần, rít rít, hôm nay em mới quyết tâm vệ sinh thật sạch sẽ trong lòng, cảm giác thật thoải mái, sáo lại vang, dễ thổi như trước Big Smile

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
tuỳ điều kiện thời tiết nữa bạn, như chỗ của MHM thì để trúc chừng 1 tuần là nổi mốc um sùm, còn chỗ của tui nè, để cây sáo 5 năm trời ko đụng đến chả ảnh hưởng gì mấy...nếu thấy thời tiết khá khắc nghiệt đối với sáo thì mình phải chăm nó 1 tí cũng là lẽ thường tình.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Sau đây là cách mà em vệ sinh và chống mốc cho mấy cây sáo và cây tiêu chưa được phun keo lòng trong :

chuẩn bị một khúc vải cở như hình sau :

Mua 1 cái cần câu loại nhỏ về cưa ra, lấy phần ngọn để là xương sống:

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Sau đó bị giấy 2 đầu để sau này nó không đâm thủng lớp vải ra ngoài :

May bó 2 đầu lại để làm 1 ống vải :

Mấy bác thông cảm nha, em không thạo may vá nên vết chỉ nhìn hơi bị ghê rợn, hix :

Sau đó khâu 2 đầu và dọc thân trúc để làm 1 ống vải :

Vậy là ta đã có 1 túi vải rỗng rồi, các bác khâu kín 1 đầu lại, 1 đầu bỏ hở để trút vào lòng ống những hạt hút ẩm :

Sau đó mình rạch các bịch hút ẩm đó ra để lấy các hạt hút ẩm bên trong :

Tình hình là sẽ có bác hỏi tui là kiếm mấy cái túi hút ẩm này ở đâu đây ???????

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Những hạt hút ẩm này theo em biết thì có 2 nguồn cung cấp :

1 - Các cửa hàng hóa chất , bác nào ở Sài Gòn thì ghé chợ Kim Biên hoặc các cửa hàng hóa chất gần cổng sau của trường Đại Học Bách Khoa nghen, giá cũng rẻ .

2 - các hiệu thuốc : một ngày họ thải ra cũng cỡ 100 bịch nho nhỏ này, lại xin họ là xong ( em lượm lặt theo nguồn này..!)

Sau khi trút vào ống vải và may kín 2 đầu ta có 1 cây hút ẩm kiêm lau chùi như hình sau :

Sau khi lau cây sáo xong các bác nhớ hong cây này trước quạt máy 5 - 10 phút cho nó khô nha, sau khi khô xong các bác nhét nó vào cây tiêu (sáo) để nó hút ẩm qua đêm luôn, hy vọng như vậy sẽ tránh được hiện tượng bị mốc khi trời nồm, độ ẩm không khí cao :

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1

Àh quên, vậy phải rạch bao nhiêu bịch hút ẩm thì mới đủ, cái này nó còn tùy thuộc vào đường kính lòng ống cây tiêu, cây sáo các bác muốn chống mốc nữa, với cây tiêu Đô này em dùng hết khoảng 50 bịch :

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4

hic, em thấy là không nên coi sáo như người yêu. rồi đến lúc lại coi người yêu như sáo, ngày nào cũng cho miệng thổi, rồi trước khi thổi vuốt nữa thì... phiền lắm nha. rồi đến khi tuần lại lôi que ra thụt ra thụt vô để vệ sinh người yêu như vệ sinh sáo nữa thì không có ổn lắm đâu ạ.

mà sáo so với người yêu sao được, người yêu còn mọc thêm ra nữa chứ sáo làm sao mà mọc thêm ra được nhỉ hihi.

tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
leehonso:

Àh quên, vậy phải rạch bao nhiêu bịch hút ẩm thì mới đủ, cái này nó còn tùy thuộc vào đường kính lòng ống cây tiêu, cây sáo các bác muốn chống mốc nữa, với cây tiêu Đô này em dùng hết khoảng 50 bịch :

 

 

Em xin đóng góp 1 ý kiến nho nhỏ về cách sử dụng hạt hút ẩm này ạ.

Các túi hút ẩm mà các bác mua ở bên ngoài về phần lớn đều bị hút ẩm rồi, nên muốn dùng hiệu quả nhất là khi cần dùng, đem lượng hạt hút ẩm đó rang khoảng 30 phút rồi mới cho vào những chỗ cần làm sạch và hút ẩm. còn nếu các bác ko rang lên thì tác dụng hút ẩm gần như ko có mấy. chúc các bác sẽ có những cây sáo ko những đẹp, thổi hay mà còn bền và sạch sẽ :D.

The life changes when we change....
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 4
dược sĩ lèo nhèo chế giùm lọ dầu gì đó mà lau lòng sáo chống mốc, không dính nhựa nhựa, thơm thơm , mầu đẹp coi nèo.
tiền là giấy... ngoccuaanhoi2002
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

ngoccuaanhoi:
dược sĩ lèo nhèo chế giùm lọ dầu gì đó mà lau lòng sáo chống mốc, không dính nhựa nhựa, thơm thơm , mầu đẹp coi nèo.

 

Cái này lại ko phải là lĩnh vực của em rồi :D. Mà cái gì cũng phải có tài trợ và bản quyền, ko phải muốn mà đã được :D.

The life changes when we change....
Page 2 of 4 (53 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems