Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Kính thưa các bằng hữu.Tại hạ lập topic này là mong cùng các bẳng hữu có cùng suy nghĩ và quan điểm hoài cổ .Tìm tòi cái hay của tinh hoa ngàn năm văn hóa Phương đông. tuy mộc mạc nhưng mà sâu sắc. ẩn chứa bao nhiêu điều hay lẽ phải .Mong gặp người cùng quan điểm có thể luận về Nhân Sinh trên cõi đời này.
Ủng hộ bác TieuKiemGiangHo. Diễn đàng chúng ta là về Nhạc nên tui xin đưa 2 truyện có liên quan đến nhạc.THỔI SÁOVua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong ba trăm người ấy, có Đông Quách tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương ăn.Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.(Hàn Phi Tử) Lời bàn:Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp, mà được làm quan, có khác gì Đông quách tiên sinh nói trong chuyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chứ đến khi khảo sát từng người một thì tài nào mà không bị thải. Giải nghĩa:Đông Quách tiên sinh : bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bốn chữ này để chế nhạo những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào. Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài thành bên phía đông (Đông Quách)Lạm dự: ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình. ĐÁNH ĐÀNVua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem đàn đến đứng trước cửa Nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, mà vua không hỏi tới. Anh ta giận lắm, gắt mà nói rằng: “Ta đánh đàn đến cả quỷ thần cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta!”Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe tiếng sáo, nhưng vua không thích thì làm sao được? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu công danh ở nước Tề này vậy!” Lời bàn:Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không. Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười cho nữa. Giải Nghĩa:Công danh: công là khó nhọc mà được việc, danh là tiếng tăm; công danh là đem sự khó nhọc ra để được danh giá.
-- ----Theo Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân.------------
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
Xin đính chính lại là Khổng Tử tên Khâu.Tự là Trọng Ni chứ không phải là Khưa.
Luận bàn một chút về mấy bài trên.
Không quên cái củ.Những vật dùng thường ngày của ta tuy nó là một vật bình thường nhưng ta cảm thấy yêu mến. giống như một người bạn vậy. Khi mất đi có thể sẽ có cái khác nhưng ta vẫn tiếc nuối sao ấy.
Cũng như chúng ta thổi sáo. thổi tiêu. Cho dù cây sáo .tiêu của chúng ta có củ kỹ .không đẹp bằng những cây khác nhưng ta cảm thấy quý nó vô cùng.
Ai đã từng thổi sáo thì cái cây sáo mình tâm đắc nhất là cây sáo luôn theo bên mình. và hơn nữa đã trở thành người bạn thân thiết giúp nói lên tiếng lòng của mình.
Các bằng hữu nơi đây. ai cũng đang có cây sáo mình yêu thích nhất trong mắt của mình rồi.
THỔI SÁO VÀ ĐÁNH ĐÀN.
Ở thời nào cũng vậy. Luôn có những người theo đóm ăn tàn.Đông quách tiên sinh ở đây cũng vậy. Cũng có thể ví ông ta như tình trạng hát nhép trên sân khấu thời nay.Hay là trong một giàn nhạc chẳng hạn. Nhưng mà cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra.Người không có thực tài thì sau này chỉ tự làm hại chính mình thôi.
Người đánh đàn cho người thích thổi sáo nghe lại là lấy cái sở đoản của mình để mà chọi cái sở trường người khác hay sao.
Tỷ như bây giờ các bạn trẻ không thích nghe sáo mà ta cứ thổi. thì cho dù thổi có phù mỏ đi chăng nữa cũng khác gì đàn gãy tai trâu.
Mỗi con người đều có sự cảm nhận âm nhạc hoặc là sở thích khác nhau cho nên không thể lấy cái tôi của mình mà áp đặt cho người khác được.
Chỉ có thể thổi cho người tri âm . hoặc là người cũng cảm nhận và sở thích để có thể chia sẽ những cảm xúc cho nhau. Cũng ko dám tự mình so sánh như Bá Nha với Tử Kỳ. nhưng ít ra cũng mong gặp người tri kỷ.
Vùng đất huyền thoại
Già bản Triệu Quốc Uý đưa bàn tay nhăn nheo, chằng chịt những đường gân guốc trông tựa như những rễ cây rừng, chỉ cho tôi cánh rừng bạt ngàn trước mặt rồi nói : Bản Rừng Phe, nằm lưng chừng trên dãy núi cao, rừng lại nâng cho núi càng cao hơn và bí hiểm hơn. Nhiều hơn ở đây, thuở ấy còn là cánh rừng nguyên sinh, hầu như chưa có vết chân người.
Các thung lũng mịt mùng cây cối uốn lượn liên tiếp theo các triền đồi nhấp nhô. Có đủ các loại gỗ quý, cây nào cây ấy đều cao to. Tán cây nọ chen cành cây kia che kín cả ánh mặt trời.
Trong bóng tối âm u thâm nghiêm của rừng cả cây già, mặt đất ẩm ướt, nhùng nhình những tầng lá mục lưu cữu. Những làn sương và mây mù sinh ra từ đấy. Từng dải mây trắng lửng lơ làm cho cảnh núi rừng càng vắng lặng. Một tiếng chim kêu, một tiếng thú bất chợt vang lên càng làm cho khung cảnh thêm bí hiểm, ghê sợ.
Khí hậu ở vùng Yên Thế cũng thật khắc nghiệt. Mùa nóng cây cối như lả đi, hơi nóng bốc hơi lên hầm hập. Rồi những trận mưa xối xả, mù mịt. Chớp rách trời. Sấm nổ ùng oàng.
Mùa đông, Yên Thế là chốn của gió, nơi đầu tiên đón những cơn gió bấc về xuôi. Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, gió qua rừng đèo Khế gió sang .Trời thấp xuống. Gió vun vút, không ngơi, không nghỉ.
Trong thung lũng hẹp, trong tiếng gió rít gào, cây cối vật vã gầm thét, ngỡ như từng chiếc lá non cũng đang cóng lạnh thành từng mảng kim khí nhọn hoắt quay cuồng. Ông Uý ngừng kể, uống tiếp một ngụm rượu nữa, rồi nói tiếp: Tôi đã lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt của thiên nhiên, nơi vùng rừng núi này.
Cái khí hậu khắc nghiệt của vùng đất rừng Yên Thế cộng thêm sự biến động của xã hội, thời ấy, bọn thổ phỉ hoành hành khắp nơi ở mảnh đất này trong các khu rừng hoang rậm, ít người biết đến hoặc có ai nhắc tới người ta cũng lắc đầu, rùng mình ghê sợ không ai dám bén mảng tới.
Chính vì thế sống ở đất này, để phòng thân, thuở nhỏ ông được người cậu ruột của mình là cụ Châu Đoàn (người nổi tiếng khắp các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, bởi tài võ thuật xuất chúng của ông), ông Châu Đoàn là người chuyên đi sưu tầm các bài võ nổi tiếng, mỗi khi nhắc đến tên ông thì không một ai ở các tỉnh trên đều không biết đến.
Ông Uý được người cậu ruột của mình rất quý mến, bởi sự thông minh, lòng gan dạ, sự ham học hỏi, và đặc biệt là chăm tập luyện. Ông được người cậu của mình dạy bắn súng, cưỡi ngựa, đặc biệt là dạy võ. Hầu hết những bài võ nổi tiếng ông đều được cụ Châu Đoàn truyền lại, trong đó có bài võ sáo độc đáo của nghĩa quân Yên Thế.
Sau một thời gian chăm chỉ tập luyện, và cũng chính ông được mọi người dân ở đây vị nể và tôn sùng như một huyền thoại bởi tài bắn súng, đánh võ và có một sức khỏe phi thường.
Ông có thể đuổi theo một con nai, con hoẵng ở khắp núi rừng mà không biết mệt. Ông có thể bắn bách phát bách trúng cho dù một con chim đỗ ở tít trên ngọn cây cao, hay một quả táo treo lơ lửng trên cành cách chỗ ông đứng rất xa.
Danh tiếng ông nổi lên như cồn, bọn phỉ thấy thế cũng từ mặt ông ra, từ mặt cái bản Rừng Phe của ông ra bởi chúng biết nếu có động vào, thì ông sẽ không để bọn chúng yên. Vì thế, bản Rừng Phe của ông khá yên bình trong một thời gian dài loạn lạc. Và nơi đây cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng các cán bộ cách mạng.
Lớn lên theo tiếng gọi cách mạng, ông xung phong vào bộ đội, trong thời gian này, ông có dịp sống cùng Bác Hồ tại Tuyên Quang. Về sau ông làm trợ lý giúp việc cho ông Nguyễn Đức Tâm (nguyên Trưởng ban tổ chức Trung ương), về hưu ông Úy sống tại bản Rừng Phe, mảnh đất nơi ông đã sinh ra và lớn lên với đầy ắp kỷ niệm.
Bóng Trăng Phồn Xương
Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu xuất xứ về môn võ sáo Rừng Phe - Yên Thế được biết, một thời gian dài Yên Thế là mục tiêu phong tỏa, bao vây của Thực dân Pháp.
Ngày ấy, Yên Thế là một vùng đất âm u, bí hiểm, núi non và rừng đại ngàn trùng điệp. Dựa vào địa hình này, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã đánh quân địch nhiều phen phải thất điên bát đảo.
Ngoài việc sử dụng tốt các loại súng trường, súng kíp, các loại cung nỏ, mã tấu, nhằm tiêu hao sinh lực địch thì võ thuật của nghĩa quân Đề Thám cũng là nỗi khiếp sợ của kẻ thù.
Không chỉ với 18 môn (thập bát ban) võ thuật thông dụng, nghĩa quân Yên Thế còn có nhiều bài võ và binh khí đặc dị được sử dụng thành thạo như: Quạt sắt (thiết phiến) Thoa (châm cài đầu), Nhuyễn Tiên (roi mềm đi ngựa) đặc biệt là có Sáo sắt (Thiết Địch) vừa là một vũ khí lợi hại, vừa có tính lãng tử nhân văn và được lưu truyền như một di sản văn hóa độc đáo của vùng đất Bắc Giang.
Khi hỏi chuyện về bài võ sáo độc đáo Bóng Trăng Phồn Xương của nghĩa quân Yên Thế, ông Triệu Quốc Uý chậm rãi kể: Bài võ sáo này, tôi được lĩnh hội của người cậu tôi là cụ Châu Đoàn (người đã tham gia trong nghĩa quân khởi nghĩa Yên Thế năm xưa).
Thực tế, cây sáo sắt này có chiều dài tương đương bằng một cây mã tấu (đao) dài 65 - 70 cm, nặng khoảng trên 400g, có thể đánh, đỡ, đâm từ sát thương cho đến hạ thủ địch. Khi hội hè hoặc thư giãn có thể chơi được như một bản nhạc nhằm tâm tình, tự sự, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu cuộc sống.
Qua tiếng sáo người nghe có thể biết được khí lực, nội lực của người thổi, từ đó đánh giá được trình độ của người chơi sáo đạt được ở trình độ nào. Giai điệu của võ sáo ảnh hưởng sâu đậm dân ca quan họ Kinh Bắc và hát Then ở miền Cao - Lạng.
Đầu sáo bao giờ cũng buộc một tua vải màu trang trí hoa mĩ, thể hiện ở phần đuôi đao, đuôi kiếm (nếu không sẽ nhầm là một đoạn côn). Kiếm đao mang cốt cách oai phong, hào khí. Cây sáo được sử dụng như những chiêu thức của đao kiếm và loáng thoáng hình bóng của đoản côn.
Võ sáo là một trong những tinh hoa của môn vũ khí đặc dị trung bình. Khi xung trận, khí thế mạnh mẽ cương, nhu nhịp nhàng, gấp rút như thiết kị, chậm rãi như dòng nước uốn khúc lững lờ trôi, khi thu sáo vào như một bông hoa, khi đâm ra chắc như đinh đóng, có giá trị thực dụng chế ngự đối phương.
Nếu khổ luyện thuần thục thì người sử dụng võ sáo có một sức khỏe dẻo dai đi đôi với thân thể cường tráng. Trầm ngâm một lúc, ông Triệu Quốc Uý uống thêm một ngụm rượu rồi tiếp tục giảng giải: Bài võ sáo Bóng Trăng Phồn Xương gồm sáu thế tấn, 13 thuật đặc dị kiếm pháp và 51 chiêu thức cụ thể.
Nói rồi cụ đứng dậy cầm lấy cây sáo, làm lễ bái tổ (đặc trưng của võ cổ truyền) sau đó trình bày các thế: Lập tấn; tả hữu tha luân; tam hoa cái đỉnh; xà hành nhập trận; long hổ hội; xà hoành thoái bộ.
Nhìn ông Triệu Quốc Uý lúc này không chỉ là một ông cụ quắc thước, vạm vỡ nữa, từng cử động của ông trở nên hết sức linh hoạt. Bước chân từ lập tấn, trở sang duy bộ rồi trở về hạc tấn.
Khi chuyển sang thế phản công, cây sáo từ tay trái chuyển sang tay phải và được sử dụng như một cây kiếm với những động tác: Đề, Cách, Kích, Si, Điểu, Băng, Cây sáo lúc đưa từ dưới lên, lúc gạt sang một bên, lúc phóng nhanh tới, răng kiếm ngang qua bằng vai như một cánh chim.
Bài võ sáo đã được cụ thể hiện xong, mà tôi vẫn còn đứng ngây người thán phục, chưa biết hỏi câu hỏi gì thì ông Uý lên tiếng: Các động tác tả cảnh trong bài võ chỉ mang tính ước lệ, tâm hồn người võ sĩ phải hòa quyện với trăng sao, nhưng bộ tiến (chân vẫn giữ nguyên, các thế tấn võ thuật).
Đó là nét độc đáo, là nghệ thuật đặc sắc của Bóng Trăng Phồn Xương. Người biểu diễn, người xem đều thưởng thức võ thuật hòa quyện với âm nhạc, trăng sao và sông suối.
Những chiêu thức trong Bóng Trăng Phồn Xương mang trạng thái của thiên nhiên, hoa lá, cây cỏ cho đến sức mạnh của mãnh thú. Bài võ không chỉ là kỹ thuật chiến đấu mà nó còn có cả công dụng dưỡng sinh chữa bệnh, điều hòa khí huyết, thần sắc Bắc Giang được coi như cái nôi võ thuật của vùng Đông Bắc.
Ước muốn đã thành hiện thực
Khi tôi hỏi, ông đã truyền lại bài võ này cho ai chưa? Ông Uý mừng ra mặt báo một tin vui, Sở thể dục thể thao Bắc Giang khi biết tin còn bài võ đã cử ngay người đến nhà để xin ông truyền lại bài võ sáo Bóng Trăng Phồn Xương cho thế hệ sau.
Chỉ sau một thời gian ngắn, với sự miệt mài kiên trì tập luyện và sự hướng dẫn đến quên mệt mỏi của ông Uý, bài võ sáo đã được anh Trịnh Như Quân (cán bộ chuyên trách về võ thuật của Sở) đến tận nhà ông Uý để tập luyện.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Quân cho biết: bài võ sáo Bóng Trăng Phồn Xương này có một phong cách độc đáo bởi vũ khí chủ lực truyền thống là một cây sáo sắt thuộc loại đặc dị tầm trung bình.
Cây sáo sắt ở đây mang tính nhân văn lãng tử khi hội hè, thư giãn có thể trình tấu những bản nhạc nhằm tâm tình tự sự, ca ngợi tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Qua đó, âm thanh toát lên những thông điệp về bản thân và tâm hồn người nghệ sĩ với những mối liên hệ quanh mình tuỳ theo sự cảm nhận, tình cảm, tư tưởng của mỗi con người.
Bóng Trăng Phồn Xương có nhiều những thế, những chiêu khó, khiến người học phải có một kiến thức nhất định, một tâm hồn trong sáng, nhiều thế như: Tả hữu xa luân, Tam hoa cái đỉnh, Xà hình nhập trận, Long hổ hội, Xà hình thoái bộ, Bạch xà quấn thân, Đổng tước song phi, v.v... khi tập những động tác này phải hết sức linh hoạt, tâm hồn phải sáng như trăng rằm, thân hình mềm dẻo như tơ lụa, biến hoá khôn lường.
Lúc chuyển sang thế tấn công phải mạnh mẽ như vũ bão, ào ạt như thác nước chảy, ra đòn mạnh như ánh trăng loang trên mặt nước. Đặc biệt có thế khó nhất trong bài đó là thế Lão hầu du sơn (Khỉ già chơi núi) thế này khó phải tập đi tập lại đến cả nghìn lần mà rất khó đạt được đến trình độ Di ảnh kỳ hình chiêu này theo ông Uý, người học phải dày công ít nhất phải mất ba năm. Bài võ sáo Bóng Trăng Phồn Xương gồm sáu thế tấn, 13 thuật đặc dị kiếm pháp và 51 chiêu thức cụ thể. Mỗi chiêu là một miếng đánh hiểm hóc, khiến đối thủ chưa kịp nhận rõ đã bị hạ gục.
Vì vậy, có ngày anh Quân cùng ông Uý tập luyện đến quên ăn quên ngủ mà cũng chỉ được một chiêu trong bài. Khổ luyện với ước muốn nhanh chóng tiếp thu được bài võ sáo quý giá này, cuối cùng, do kiên trì bền bỉ anh Quân đã lĩnh hội được bài võ sáo Bóng Trăng Phồn Xương do ông Uý truyền lại.
http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=11007 Võ sáo yên thế: Đằng sau ánh hào quang
Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế (Bắc Giang), hẳn chúng ta không bỏ qua được bài võ “Bóng trăng Phồn Xương” được nghĩa quân Yên Thế sử dụng làm vũ khí trong cuộc khởi nghĩa. Bài võ “Bóng trăng Phồn Xương” được lưu truyền như một huyền thoại từ đó cho đến nay.
Và đặc biệt, tại liên hoan điện ảnh và truyền hình- thể thao quốc tế FiCTS-Việt Nam lần thứ IV vào tháng 6/2008, Đài Truyền hình Việt Nam đã cho ra mắt bộ phim tài liệu giới thiệu về võ sáo Yên Thế. Sau khi đoạt Huy chương Bạc, bộ phim đã được đề cử gửi sang Italya, đại diện cho Việt Nam tham dự vòng chung kết. Thế nhưng, đằng sau những thành tích lưu truyền ấy, có ai biết được vẫn còn những nỗi buồn của người tận tâm với môn võ này.Một thời để nhớ!Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế kéo dài 30 năm, với những chiến tích oai hùng. Giữa mênh mông hiểm trở của núi rừng Yên Thế, biết bao anh hùng hảo hán đã tìm về tụ hội dưới chân lá cờ “Đại Nghĩa” để cùng chống giặc. Và cũng từ đó, những phái võ, những binh khí cũng như các dòng âm nhạc được “chảy” về đây. Yên Thế bỗng chốc trở thành cái nôi văn hoá dân tộc đặc sắc của Bắc Giang nói riêng và của Việt Nam nói chung.Ngoài những môn võ thông dụng của nghĩa quân, những anh hùng nổi tiếng thời này còn sở hữu nhiều loại binh khí kinh dị, nhưng có tính chiến đấu cao như: Quạt sắt (thiết phiến), thoa (châm cài đầu), nhiễu tiêu (roi mềm),... đặc biệt là sáo sắt-một vũ khí vừa lợi hại, lại có tính lãng mạn. Võ sáo được xem như một di sản văn hoá độc đáo của vùng đất Yên Thế.Bài võ “Bóng trăng Phồn Xương” diễn tả cảnh trời mây non nước đẹp đẽ, khát vọng của người võ sĩ: yêu tự do. Tiếng sáo cất lên với âm thanh véo von trầm bổng, thể hiện bằng khí lực của người võ sĩ. Tiếng nhạc vừa thể hiện nỗi lòng của người thổi, đôi khi nó như cảnh báo với kẻ thù rằng: người phía trước không dễ bị khuất phục. Với 6 thế tấn, 13 đặc dị kiếm pháp và 51 chiêu thức cụ thể mang những nét cao siêu nhất của võ thuật, “Bóng trăng Phồn Xương” còn hội tụ những tinh hoa về âm nhạc dân tộc. Khi ở tầng cao, âm thanh phát ra mạnh mẽ, thách thức mọi đối thủ. Khi ở tầng thấp thì nó trở nên da diết, khắc khoải tình đời và tình người. Nói tóm lại võ sáo có cương có nhu, trong võ thuật lại tồn tại âm nhạc. Nhờ có nó, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã làm cho quân Pháp nhiều phen thất điên bát đảo . Sau khi cuộc khởi nghĩa tan rã, võ sáo cũng theo đó mà mai một dần, và gần như thất truyền, có chăng chỉ còn tồn tại qua những câu chuyện trong dân gian. Cho đến những năm 1990, Sở Thể dục-Thể thao Bắc Giang (nay là Sở TT-VH-DL) cử cán bộ tìm lại những bài võ cổ ấy ở đất Yên Thế. Và người ta vô cùng sửng sốt, vui mừng khi bài võ vẫn còn được giữ gìn bởi cụ Triệu Quốc Úy-Bản Rừng Phe-Xã Tam Tiến. Trước khi từ giã cõi đời, cụ Uý đã kịp truyền lại cho ông Trịnh Như Quân–Cán bộ chuyên trách về võ thuật với hi vọng môn võ có một không hai này sẽ được bảo tồn và phát huy.Nỗi niềm võ sư Trịnh Như QuânVõ sư Trịnh Như Quân năm nay đã bước sang tuổi 60, 17 năm qua (từ 1991đến nay) là thời gian ông đón nhận, kế thừa và phát huy tinh hoa của bài võ sáo do sư phụ Triệu Quốc Úy truyền lại. Với sự say mê và dày công luyện tập, võ sư đã đạt đến độ thành thục bài võ “Bóng trăng Phồn Xương”. Đặc biệt, qua những năm nghiên cứu sáng tạo, ông đã tự mình chế tạo ra bộ sáo sắt vĩ đại (từng được mọi người gọi “cây xà beng biết hát”. Những cây sáo của ông với những cái tên rất lãng mạn và bí ẩn như: Cây Tiêu Tương (nặng 4 kg), cây Cõi Thiên Thai (nặng 3,5 kg), cây Giọt mưa thu... Tuy chúng rất khổng lồ và có kích cỡ khác lạ, nhưng những cây sáo sắt ấy vẫn phát ra những âm thanh được xem là chuẩn mực trong nhóm nhạc khí này. Với sự biểu diễn của ông, đã làm cho đông đảo khán giả bất ngờ, ngỡ ngàng đến thán phục, hâm mộ. Tiếp chúng tôi tại căn nhà ven TP. Bắc Giang, võ sư Trịnh Như Quân kể rất nhiều về môn võ sáo Yên Thế, ông đã thổi những bản nhạc đặc sắc bằng bộ sáo sắt nổi tiếng cho chúng tôi nghe. Nhưng, trong ánh mắt, cũng như trong câu chuyện kể của võ sư, ông như đang đau đáu một nỗi niềm về tương lai của võ sáo Yên Thế. Theo võ sư Quân, để đạt đến độ tuyệt kỹ của bài Bóng trăng Phồn Xương, người học phải có sức khoẻ dẻo dai, thân hình cường tráng mà còn có một trình độ hiểu biết về âm nhạc. Học võ một thì học nhạc phải đến mười lần mới đạt, nhiều đệ tử của ông như: Tô Văn Hồng, Nguyễn Quý Toàn đã thành danh trong giới võ thuật Việt Nam với môn võ sáo nhưng để thể hiện âm nhạc trong võ vẫn còn thiếu.Ở cái tuổi gần lục tuần này, võ sư Trịnh Như Quân chỉ có một mong muốn được mang những cây sáo khổng lồ này biểu diễn khắp nơi cho mọi người biết đến. Ông mong muốn được các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể quan tâm có hướng đầu tư, giữ gìn và phát triển để nhiều người được biết, nhất là có chính sách hỗ trợ đầu tư cho thế hệ trẻ có khả năng kế cận môn võ mang đậm bản sắc của dân tộc. Ước muốn được truyền lại bài võ tinh hoa dân tộc của một con người như ông thật nhỏ bé, nhưng hi vọng rằng với những tâm sự mộc mạc chân tình này, mọi người, đặc biệt là những ai yêu quý võ thuật truyền thống sẽ tìm đến ông, cùng ông phát huy võ sáo Yên Thế lên một tầm cao mới.
tieukiemgiangho:Các bằng hữu nơi đây. ai cũng đang có cây sáo mình yêu thích nhất trong mắt của mình rồi.
câu này bác nói chắc ít ra hỏng đúng với tui, có thể với MHM nữa, bởi vậy bọn này mới phải lên rừng xuống biển lặn lội đào tre bới trúc về mơ một ngày đúc được 1 cây như ý của mình.
Thưa các bằng hữu. Mong các bằng hữu cùng bàn luận về những cái hay của những bậc Cổ Nhân. Nhũng vấn đề khác mời các bằng hữu bàn luận bên topic khác. Thân ái
Có câu.Cổ lai thánh hiền giai tĩnh mịch.
Những bậc cổ nhân ngày xưa đều ưa cảnh thanh tịnh. Không muốn tranh đua với đời, chỉ mong hòa mình với thiên nhiên vạn vật mà vui cảnh thanh bình.
Ngẫm thấy mà mong sao có một chút phong thái của các vị ấy. Há chẳng mãn nguyện lắm hay sao.
Có thể được sống trong khung cảnh yên bình.Khi buồn có thể lấy tiêu,sáo ra thổi vài khúc nhạc mình tâm đắc. Ngao du cùng non nước.Được đi khắp nơi. trải nghiệm về nhiều điều trong nhân gian.Thấy lòng mình thanh thản đến lạ kỳ.
Không biết các bằng hữu có suy nghĩ cùng với tại hạ chăng. Khi cao hứng có thể thổi lên khúc nhạc.Thổi mà trong lòng không vương vấn và cũng không mong có người khen.Chỉ đơn giản là muốn thổi vậy thôi.Hoặc có thể tao ngộ được người hiểu được tiếng lòng mình chăng.
Em nghĩ "giai tĩnh mịch" thì sau khi tìm đc 1 chổ nào "tĩnh mịch" rồi thì dừng thôi , ko nên "ngao du cùng non nước" nữa . Vì muốn ngao du phải tạm rời cái chốn tĩnh mịch đó , trên hành trình có thể gặp nhìu cảnh chướng tai gai mắt . Mà lại có câu "kiến nghĩa bất vi phi dũng giả, tri nan bất cứu mạc anh hùng" , nếu ko ra tay thì thẹn với lương tâm , nếu ra tay thì lại vướng vào chuyện đời thế tục . Khổng Minh ngày xưa chưa chắc chết vì lao lực nếu ông ....cố thủ kiên quyết hơn trong túp lều của ông =) , có thể hằng ngày viết nhạc, đọc sách , gảy đàn, thành 1 vị tiên nhân .
Cái ước muốn tìm nơi yên tĩnh tránh xa cõi đời dể mấy ai đạt đc . Họa chăng là 1 dạng lánh đời tu hành thì may ra... .
tieukiemgiangho: Những bậc cổ nhân ngày xưa đều ưa cảnh thanh tịnh. Không muốn tranh đua với đời, chỉ mong hòa mình với thiên nhiên vạn vật mà vui cảnh thanh bình.
Cổ nhân ? Cổ nhân nghĩa là gì ? Bạn thử ví dụ vài người được không ?