Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

thắc mắc của người mới tập sáo

rated by 0 users
This post has 98 Replies | 3 Followers

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
baba33:

thax 2 bác. à em thắc mắc chỗ lấy hơi thôi. lúc đó đoạn nhạc như bị ngắt ra làm 2. ( lấy hơi không nhanh. mà nhanh thì không đủ hơi )

thấy hồi trước bên ttvnol có nói khi lấy hơi đồng thời phình bụng ra để thu được nhiều hơi hơn

-----------------------------

 em có quyển bài tập luỵện kĩ thuật của lê văn phổ. luyện trong quyển đó chắc ổn Big Smile mỗi ngày 1 trang. tại tính em hay sốt ruột quá. thổi chưa nhuyễn mà đã chạy qua hơi ^_
 học xong 1 kĩ năng rồi mới học qua kĩ năng khác. rồi ráp chung tất cả làm 1 lúc.

 học sáo, tiếng anh , hay chơi golf... theo em đều là học kĩ năng cả.

học kĩ năng có phương pháp học phản xạ. dùng được với tất cả các môn ( vẽ, võ, sáo, tiếng anh.....)

1> xác định 1 kĩ thuật ( chỉ 1 kĩ thuật . hiểu rõ nó )

2> làm với tốc độ chậm ( thổi sáo chậm )

3> tăng dần tốc độ ( tăng tốc độ ngón. nhịp và đánh lưỡi đơn )

4> vấp chỗ nào bỏ qua. mục tiêu là làm cái đó trôi chảy ( thổi trôi chảy - các hợp âm khó, nói tiếng anh liên tục.... )

5> quay lại làm vài chục lần với chỗ vấp đến khi thuộc lòng nó ( tập trung nhiều time cho chỗ vấp )

6> làm lại xem còn vấp không

7> loại bỏ suy nghĩ  khỏi quá trình tập. ( phản xạ ) ở bước này không được dùng đến suy nghĩ.

có thể đẩy tốc độ thật nhanh. khi đó tâm trí phải đối phó với cái mình đang làm nên không còn suy nghĩ gì nữa

hoặc thật tập trung. ( loại tất cả các suy nghĩ trong đầu )

bước này rất quan trọng. nếu tâm trí vẫn bị phân tán với những chuyện khác và ngay cả với kĩ thuật đó ( không nghĩ kĩ thuật này phải làm gì,làm gì mà để nó tự thực hiện- thực hiện trong không suy nghĩ - như người khi biết bơi thì không cần nghĩ chân tay mình phải khua thế nào ) 

8> làm như 7> và thả lỏng cơ thể và tâm trí. cái việc làm đó như tự xảy ra vậy.

mục tiêu của phương pháp học phản xạ là luyện thật nhiều ở tốc độ cao và không suy nghĩ. để kĩ năng đó đi vào tiềm thức.

và khi ứng dụng có thể nhảy ra 1 cách ngay tức khắc . mà không cần suy nghĩ, phân tích gì cả

----------------------------

@ bác hoangtube :

em không dám chỉ ai cả ^_ chỉ là tính em thích hay tìm phương pháp, sai --> sửa. sai --> sửa. đúc rút những kinh nghiệm và tổng hợp.

phương pháp giúp quá trình học lên nhanh hơn mà không bị tốn thời gian, công sức...

Cũng giống như học bơi. cứ tập nhiều sẽ bơi được.
nhưng cũng có các giáo trình , các phương pháp dạy bơi.  có phương pháp hay ( học theo đó thì nhanh biết bơi ) và có những phương pháp dở



những cái em viết có khi còn chẳng làm được. chỉ mong nêu ra được các bác chỉ trích, chia sẻ kinh nghiệm bản thân để em sửa cho đúng hơn thì nó sẽ ngày càng thú vịCool

 

một đống lý thuyết hảo !

tui nghỉ áh, bác nên làm giáo sư dạy Triết học Mác-Lê là đúng đoá !

Tui thấy bác liệt kê đánh số ra tui phát mệt òi, còn sức đâu nữa mà thổi ? thường một khúc nhạc thì phần intro chừng 1/5 bài thôi, bác cho nó tới 9/10 mất rồi !

Bác như cái ly trà, đã quá đầy rồi, giờ ko còn giọt nào vào đc nữa đâu.

Àh, bác thử đem mấy cái này ra bàn với thầy xem sao ? hehe 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
baba33:
saotruc:
Lấy bằng cách nào theo tui cũng không quan trọng lắm nhưng bác hỏi. Còn lấy hơn lúc nào cái đó theo tui mới quan trọng mà không thấy bác đề cập.

Còn làm thế nào để thôi trôi chảy? cái này dễ quá chừng. Bác nói tiếng Việt từ nhỏ, chắc gì bác nói trôi chảy, nếu bác có phương pháp nào để nói tiếng Việt trôi chảy thì chỉ cho tui, để tui nói tiếng anh cho nó trôi chảy.

thax 2 bác. à em thắc mắc chỗ lấy hơi thôi. lúc đó đoạn nhạc như bị ngắt ra làm 2. ( lấy hơi không nhanh. mà nhanh thì không đủ hơi )

thấy hồi trước bên ttvnol có nói khi lấy hơi đồng thời phình bụng ra để thu được nhiều hơi hơn

-----------------------------

 em có quyển bài tập luỵện kĩ thuật của lê văn phổ. luyện trong quyển đó chắc ổn Big Smile mỗi ngày 1 trang. tại tính em hay sốt ruột quá. thổi chưa nhuyễn mà đã chạy qua hơi ^_
 học xong 1 kĩ năng rồi mới học qua kĩ năng khác. rồi ráp chung tất cả làm 1 lúc.

 học sáo, tiếng anh , hay chơi golf... theo em đều là học kĩ năng cả.

học kĩ năng có phương pháp học phản xạ. dùng được với tất cả các môn ( vẽ, võ, sáo, tiếng anh.....)

1> xác định 1 kĩ thuật ( chỉ 1 kĩ thuật . hiểu rõ nó )

2> làm với tốc độ chậm ( thổi sáo chậm )

3> tăng dần tốc độ ( tăng tốc độ ngón. nhịp và đánh lưỡi đơn )

4> vấp chỗ nào bỏ qua. mục tiêu là làm cái đó trôi chảy ( thổi trôi chảy - các hợp âm khó, nói tiếng anh liên tục.... )

5> quay lại làm vài chục lần với chỗ vấp đến khi thuộc lòng nó ( tập trung nhiều time cho chỗ vấp )

6> làm lại xem còn vấp không

7> loại bỏ suy nghĩ  khỏi quá trình tập. ( phản xạ ) ở bước này không được dùng đến suy nghĩ.

có thể đẩy tốc độ thật nhanh. khi đó tâm trí phải đối phó với cái mình đang làm nên không còn suy nghĩ gì nữa

hoặc thật tập trung. ( loại tất cả các suy nghĩ trong đầu )

bước này rất quan trọng. nếu tâm trí vẫn bị phân tán với những chuyện khác và ngay cả với kĩ thuật đó ( không nghĩ kĩ thuật này phải làm gì,làm gì mà để nó tự thực hiện- thực hiện trong không suy nghĩ - như người khi biết bơi thì không cần nghĩ chân tay mình phải khua thế nào ) 

8> làm như 7> và thả lỏng cơ thể và tâm trí. cái việc làm đó như tự xảy ra vậy.

mục tiêu của phương pháp học phản xạ là luyện thật nhiều ở tốc độ cao và không suy nghĩ. để kĩ năng đó đi vào tiềm thức.

và khi ứng dụng có thể nhảy ra 1 cách ngay tức khắc . mà không cần suy nghĩ, phân tích gì cả

----------------------------

@ bác hoangtube :

em không dám chỉ ai cả ^_ chỉ là tính em thích hay tìm phương pháp, sai --> sửa. sai --> sửa. đúc rút những kinh nghiệm và tổng hợp.

phương pháp giúp quá trình học lên nhanh hơn mà không bị tốn thời gian, công sức...

Cũng giống như học bơi. cứ tập nhiều sẽ bơi được.
nhưng cũng có các giáo trình , các phương pháp dạy bơi.  có phương pháp hay ( học theo đó thì nhanh biết bơi ) và có những phương pháp dở



những cái em viết có khi còn chẳng làm được. chỉ mong nêu ra được các bác chỉ trích, chia sẻ kinh nghiệm bản thân để em sửa cho đúng hơn thì nó sẽ ngày càng thú vịCool

em cũng chung ý kiến với bác hoangtube bác 33 đúng là có rất nhiều sách, nhưng tòan sách giành cho dân chuyên nghiệp, nó cứ nói chung chung, rất khó luyện và cũng rất khó áp dụng,

cách lấy hơi, luyện hơi đã bàn hàng ngàn trang bên TTVN, cũng như bên damsan rồi, có rất nhiều cách cụ thể và rất hay cho mọi người áp dụng, mớ lý thuyết của bác 33 có lẽ chính bản thân bác 33 giờ cũng đang rối tung lên không biết bắt đầu từ đâu.

Các bác phải xác định một điều là khi các bác gặp khó khăn trong quá trình luyện tập một bài nhạc hay một đoạn nhạc, như chưa thể lấy hơi nhanh, hay chạy ngón nhanh vấn đề giải quyết nó không phải là tại các bác làm sai hoặc tại các bác chưa nắm được kỹ thuật, mà nó bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn là ngay từ ban đầu các bác đã không quan tâm đến nó.

Nếu chỉ chăm chăm giải quyết "chỗ khó đó" của bản nhạc thì các bác sẽ mất nhiều thời gian và chỉ giải quyết được "chỗ khó đó" của chính bản nhạc đó mà thôi khi gặp một cấu trúc tương tự ở bản nhạc khác chưa chắc các bác đã giải quyết được.

Ngay từ đầu các bác tập hơi cẩn thận và đầy đủ hơn thì việc lấy hơi sẽ trở nên cực kỳ đơn giản như bác sáo trúc nói, đúng là vấn đề ở chỗ lấy hơi khi nào mà thôi. Việc tập các kỹ thuật cũng quan trọng không kém, không phải coi các kỹ thuật như luuyến láy, chạy ngón, đánh lưỡi đơn, đánh lưỡi stacato là kỹ thuật hàng ngày như bác 33 nói đâu. Mà phải chia ra từng kỹ thuật tập thật cẩn thận cho từng kỹ thuật mất thời gian bao lâu không cần biết, miễn là phải tập chăm chỉ và đều đặn cho đến khi thuần thục rồi mới chuyển qua kỹ thuật khác, nếu khó quá thì dừng lại hỏi những người đã làm được.

Sau này khi chơi một bản nhạc, tất cả các kỹ thuật sẽ tổng hợp lại ở từng đoạn nhạc trong bài nhạc, nếu vấp chỗ nào, các bác hòan toàn có thể tự sử lý được do trong quá trình tập đã tập rất kỹ rồi.

Như vậy các bác phải tự giải quyết vấn đề bằng cách luyện tập nhiều hơn nữa thôi. Chúc các bác thành công.

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Các bác ơi. cho ông già này hỏi cái. kĩ thuật vuốt có làm nhanh được không? khi ông già vuốt nhanh không thấy nó giống vuốt gì cả?

 khi vuốt thì nhấn vào nốt hoa mĩ mạnh hơn hay nhấn vào nốt nhạc chính mạnh hơn?. trường độ của nốt hoa mĩ bằng bao nhiêu so với nốt nhạc chính?

khi vuốt từ la --> sol thì vuốt xuống hay vuốt lên? vuốt xuống hay vuốt lên thì có khác nhau không. khác gì?

già cảm ơn các bác nhá 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
onggiamesao:

Các bác ơi. cho ông già này hỏi cái. kĩ thuật vuốt có làm nhanh được không? khi ông già vuốt nhanh không thấy nó giống vuốt gì cả?

cái này không biết, nhưng ít khi người ta sử dụng kỹ thuật vuốt cho những bài nhanh vì khi đó không phát huy hết được tính năng của kỹ thuật vuốt là làm cho đoạn nhạc chở nên mềm mại, uyển chuyển, nếu có vuốt nhanh thì chỉ dùng trong chèo thôi. Mà trong chèo thì đòi hỏi các bậc cao nhân mới làm cho chúng ta thấy sự khác biệt, vì khi đó họ thường vuốt kết hợp với lăn mở ống sáo. 

onggiamesao:

 khi vuốt thì nhấn vào nốt hoa mĩ mạnh hơn hay nhấn vào nốt nhạc chính mạnh hơn?. trường độ của nốt hoa mĩ bằng bao nhiêu so với nốt nhạc chính?

 



cái này hỏi quá khó, đâu phải bài nào cũng giống nhau mà tùy vào từng bài chứ 

onggiamesao:
 

khi vuốt từ la --> sol thì vuốt xuống hay vuốt lên? vuốt xuống hay vuốt lên thì có khác nhau không. khác gì?

 

 cái này cũng tùy vào tính chất của từng đọan nhạc, vuốt xuống và vuốt lên quá khác nhau, khi vuốt là la xuống thì nửa lỗ trên mở trước nếu cộng với nốt đang mở sẵn sẽ ra nốt khác ( cái này thì tui không rành), còn vuốt từ dưới lên thì nửa nốt dướt mở trước cộng với nốt đang mở sẽ ra nốt khác.

Kiến thức của tui chỉ giúp được có thế, mời bà con vào bổ xung thêm. 


Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

bác có thể giải thích kĩ chút không?

ví như bài bèo dạt mây trôi chẳng hạn. mình nên vuốt lên, vuốt xuống hay láy ?

khi onggia vuốt ( theo nhạc phổ ghi ) thì thấy nó không hay bằng khi không vuốt gì cả? hay do onggia vuốt chưa đúng ? 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
onggiamesao:

bác có thể giải thích kĩ chút không?

ví như bài bèo dạt mây trôi chẳng hạn. mình nên vuốt lên, vuốt xuống hay láy ?

khi onggia vuốt ( theo nhạc phổ ghi ) thì thấy nó không hay bằng khi không vuốt gì cả? hay do onggia vuốt chưa đúng ? 

tui thì ít sài kỹ thuật vuốt với bài này, nên cũng không biết, nếu có bản chuyển soạn cho sáo, thì nhìn vào bản nhạc là biết được vuốt lên hay vuốt xuống mà. nốt phụ nhỏ ở phía trước nốt chính nếu cao độ của nó ở trên nốt chính thì vuốt xuống, ngược lại thì vuốt lên.

Do kỹ thuật này cũng gọi là khó, khi tay chưa dẻo thì vuốt không hay lắm đôi khi làm sai tính chất bản nhạc, nó không còn làm mềm mại nốt nhạc mà nó làm uốn éo nốt nhạc, giống như khi đó không phải một người phụ nữ mặc váy mà là đàn ông mặc váy.

nói chung bài này rung hơi + láy nghe dễ chịu hơn nhiều.  

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
onggiamesao:

Các bác ơi. cho ông già này hỏi cái. kĩ thuật vuốt có làm nhanh được không? khi ông già vuốt nhanh không thấy nó giống vuốt gì cả?

Cái này thì em thấy rồi, lão rùa nhà mình vuốt ngón mấy bài Trung Quốc thì nhanh cực, nếu bác vuốt chưa ra thì có thể là bác vuốt nhanh nhưng chẳng áp dụng vào bài nào cả nên thấy nó không giống gì cả !?

 

onggiamesao:

 khi vuốt thì nhấn vào nốt hoa mĩ mạnh hơn hay nhấn vào nốt nhạc chính mạnh hơn?. trường độ của nốt hoa mĩ bằng bao nhiêu so với nốt nhạc chính?

 Nhấn  nhịp  thì phải nhấn vào note hoa mỹ rồi,  còn về trường độ thì note  hoa mỹ thường khó xác định, ngày xưa có hỏi thầy thì nói nếu chỉ có 1 note hoa mỹ thì noté đó sẽ khoảng vào 1/8 nhịp hoặc ít hơn tuỳ tình cảm của bài nhạc

 

onggiamesao:

khi vuốt từ la --> sol thì vuốt xuống hay vuốt lên? vuốt xuống hay vuốt lên thì có khác nhau không. khác gì?


la cao hơn sol thì vuốt la -> sol là vuốt xuống, phải không nhỉ. Còn khác hay không thì bác chỉ cần vuốt là nhận thấy ngay àh (chắc chắn phải khác rồi !)
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Hiện tại em đang có một thắc mắc nhỏ, mong được mọi người góp ý và giúp đỡ:

Đầu tiên em muốn nói, em đã đọc nhiều ở đamsan và biết hiện nay MHM có nhận làm giúp sáo cho mọi người, chất lượng (nghe mọi người bàn luận) cũng như hình thức (qua ảnh) đã làm em mê mẩn, chắc chắn sẽ có một ngày mình nhờ và mong sao MHM đồng ý làm giúp mình một cây sáo (mọi thủ tục mình đã đọc kỹ trong topic của bạn ). Nhưng đó là để sau này, ngay bây giờ thì chưa thể, chủ yếu do còn nhiều trở ngại quá

Em nghĩ đã đến lúc mình tập đến kỹ thuật đánh lưỡi kép, hiện tại em không có cây sáo nào trong tay, có thể mọi người sẽ khuyên ra nhà sách mua đại cây sáo 5000đ về mà tập, nhưng em không muốn vì em đang có trong tay một cây tiêu Rê rất rất tốt, do một người bạn đã tặng, em rất quý và đã gắn bó với nó từ ngày đầu đến giờ, em muốn tập đánh lưỡi kép trên chính cây tiêu này.

Vậy các anh cho em hỏi: có ai đã từng tập tiêu trước khi qua sáo chưa? Có những khó khăn nào khi bắt đầu đánh lưỡi kép với động tiêu? Và với những khó khăn ấy thì em có thể giải quyết bằng cách nào? ( trước mắt do mới tập nên khó khăn đầu tiên mà em nghĩ ra là không đủ hơi để đánh chữ KA cho rõ)

Em đọc và biết anh leehonso đã mất ít nhất là 2 năm để sửa vì ban đầu đã tập đánh lưỡi kép sai, em sợ và không mong mình bị tập sai, muốn tập ngay bây giờ nhưng lại không thể đến cung văn hóa Lao động, ... và thỉnh giáo mọi người, bên cạnh cũng không có ai để hỏi.

Thực tế, cách đặt môi của tiêu hoàn toàn khác sáo, tháng trước trong một lần được cầm một cây sáo, thổi thấy xì kinh khủng, thế nên khi mọi người đều nói: tập tiêu rồi thì khi qua sáo sẽ dễ vô cùng vì ít tốn hơi hơn, em không dám chắc điều đó là đúng.

Rất mong nhận được góp ý của các anh!!!

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

nhà tui ở Q4, tui là dân Nam Bộ rặt nè. Bạn có gần chỗ tui hông, qua nhà tui chỉ là rõ thôi !

Kiu bác Lee dẫn qua, hay là tự tìm tới cũng đc. 315/3 Tôn Đản Q4.

MP. 0983 999 379.

YM!: ttnuuu

Tui có tiêu và sáo, bác muốn thử món nào cũng okie. Qua lúc 7g tối, nhớ hẹn trước ít nhất là 1 buổi, tui hay đi vắng nhà lắm. 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
gỗ_mục:

Vậy các anh cho em hỏi: có ai đã từng tập tiêu trước khi qua sáo chưa? Có những khó khăn nào khi bắt đầu đánh lưỡi kép với động tiêu? Và với những khó khăn ấy thì em có thể giải quyết bằng cách nào? ( trước mắt do mới tập nên khó khăn đầu tiên mà em nghĩ ra là không đủ hơi để đánh chữ KA cho rõ)

Em đọc và biết anh leehonso đã mất ít nhất là 2 năm để sửa vì ban đầu đã tập đánh lưỡi kép sai, em sợ và không mong mình bị tập sai, muốn tập ngay bây giờ nhưng lại không thể đến cung văn hóa Lao động, ... và thỉnh giáo mọi người, bên cạnh cũng không có ai để hỏi.

Thực tế, cách đặt môi của tiêu hoàn toàn khác sáo, tháng trước trong một lần được cầm một cây sáo, thổi thấy xì kinh khủng, thế nên khi mọi người đều nói: tập tiêu rồi thì khi qua sáo sẽ dễ vô cùng vì ít tốn hơi hơn, em không dám chắc điều đó là đúng.

Rất mong nhận được góp ý của các anh!!!

Học động tiêu nhiều thì hư ngón sáo, hư làn hơi của sáo

Học sáo nhiều thì hư ngón của tiêu, hư làn hơi của tiêu

Tui thì coi như chính thức bỏ chơi sáo rồi, chuyển hẳn sang chơi động tiêu (đỡ ồn hàng xóm, gia đình hòa thuận)

Việc trước mắt bác cần xét là nên học sáo hay tiêu.

Đối với động tiêu, đánh lưỡi kép (te-ka) chỉ là 1 kỹ thuật rất phụ, không đáng quan tâm lắm, chẳng hạn như bài tiếng đàn Ta-Lư tui đánh lưỡi Te-Ka tưng bừng, ấy chỉ gọi là lạ thôi,chứ tuyệt nhiên không hay và đặc sắc, bài này chơi sáo trúc mà đánh lưỡi kép thì sẽ hay hơn rất nhiều. Đối với động tiêu cái cần luyện làn hơi và các kỹ thuật về hơi, làm sao để tiếng tiêu càng sâu lắng, càng tự sự càng tốt.

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

gửi hoangtube: cảm ơn anh thật nhiều vì sự nhiệt tình này. Mấy ngày nay, mỗi ngày vì còn nhường cho người khác nên chỉ có thể vào net 10',thành ra không đủ thời gian tìm ra lại topic này. Cảm ơn lần nữa về tấm lòng của anh nhưng tiếc là em lại không còn ở TPHCM rồi, cũng đã từng sống hơn 20 năm ở đấy nhưng giờ thì đang lưu lạc nơi khác, không biết bao giờ mới về lại để có cơ hội uống trà, xin chữ và thưởng thức cả một kệ sách đáng mơ ước ở nhà anh, lại biết anh cũng sắp xa VN, đành phải nhờ trời quyết cái duyên của anh em mình vậy.

chúc anh cùng gia đình an lành,hạnh phúc và nhiều niềm vui

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Ủa ủa !! Bác Hoangtube đi đâu vậy cà ?? Nếu bác đi theo hướng đông thì gặp được tui , còn đi theo hướng tây thì tìm chân kinh , í quên , sẽ gặp được kirinhn . Vậy bác theo hướng nào ?Big Smile

桃花影落飞神剑 碧海潮生按玉箫
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
dongtahoangduocsu:

Ủa ủa !! Bác Hoangtube đi đâu vậy cà ?? Nếu bác đi theo hướng đông thì gặp được tui , còn đi theo hướng tây thì tìm chân kinh , í quên , sẽ gặp được kirinhn . Vậy bác theo hướng nào ?Big Smile

 Rất tiếc là tui sẽ xuôi về Phương Nam, xứ sở của Chuột Túi và Chim cánh cụt.

Ko sao, trái đất vốn tròn mà, rủi thế nào cũng có ngày tông nhau trên....máy bay !!!
 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Not Ranked
tiểu cầm thủ
Nghe hay wo'a xa' ! Du'ng ma tap thoi duoc mot bai dung nhip sao kho ghe ba con oi?
Not Ranked
tiểu cầm thủ
Melody sống ở chung cư,mỗi lần chu mỏ thổi sáo là có cảm giác tội lỗi làm sao á!Mới chuyển đến chung cư sống ko lâu mà ai cũng bít mặt hết trơn,mấy Bác thấy em nổi tiếng hông?
Page 5 of 7 (99 items) « First ... < Previous 3 4 5 6 7 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems