Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
ý bác saotruc có phải là thổi hơi nén không.
nguyễn đình nghĩa hay thổi theo phong cách này. tạo tiếng sáo nhỏ.mỏng, và vi vút.nói chung bác tập tiếng sáo vang , khỏe rồi mới tập tiếng sáo mỏng, nhỏ thì đạt được hiệu quả hơn.
hơi nén thì thổi nhẹ hơn nhưng tiếng sáo phát ra vẫn trong mà không rè.dùng 1 lượng ít hơi nhất. tất nhiên là lên bát độ 2 , bát độ 3 vẫn bình thường. môi bịt nhiều phần của lỗ thổi hơn. có khi đến 2/3->3/4.
2 môi căng hơn bình thường 1 chút , khe hở giữa 2 môi hẹp và nhỏ.
không biết tui nói thế đúng không nhỉ. mong các pác chỉ giáo
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
onggiamesao: ý bác saotruc có phải là thổi hơi nén không.nguyễn đình nghĩa hay thổi theo phong cách này. tạo tiếng sáo nhỏ.mỏng, và vi vút.nói chung bác tập tiếng sáo vang , khỏe rồi mới tập tiếng sáo mỏng, nhỏ thì đạt được hiệu quả hơn.hơi nén thì thổi nhẹ hơn nhưng tiếng sáo phát ra vẫn trong mà không rè.dùng 1 lượng ít hơi nhất. tất nhiên là lên bát độ 2 , bát độ 3 vẫn bình thường. môi bịt nhiều phần của lỗ thổi hơn. có khi đến 2/3->3/4.2 môi căng hơn bình thường 1 chút , khe hở giữa 2 môi hẹp và nhỏ.không biết tui nói thế đúng không nhỉ. mong các pác chỉ giáo
Cám ơn onggiamesao, tôi đã thử theo cách thổi nén hơi thì thấy âm lượng sáo có giãm đi đáng kễ lắm và tiếng sáo cũng trong trẻo hơn nữa.
To saotruc:
Sao bạn phải gặp mặt mới nói cụ thể được? có phải bạn muốn biết thể tạng của từng người? nếu vậy thì mình cao 1m78 nặng 80Kg.
ặc, có lẽ pác saotruc nghĩ ngôn bất tận ý, ý bất tận tận... nói rùi không biết người theo có đúng cách không. thành ra hại người ta
hơi nén cũng là 1 phần khó trong tập sáo. không phải nói 1 cái là làm theo được. cần kiểm soát làn hơi và lượng làn hơi tia ra tốt.
rung hơi và thu tỏa làn hơi trong hơi nén khó hơn khi thổi với làn hơi bình thường.và nó cho ra những hiệu ứng đặc biệt mà làn hơi thường không
làm được.pác saotruc chắc cao thủ trong lĩnh vực này roài
pác có thể vào 1 cái phòng học sinh. đóng chặt tất cả các cửa. và... tập.sẽ thấy sự thay đổi tiếng sáo dội lại rất rõ rệt khi thay đổi cường độ làn hơi
onggiamesao: ặc, có lẽ pác saotruc nghĩ ngôn bất tận ý, ý bất tận tận... nói rùi không biết người theo có đúng cách không. thành ra hại người tahơi nén cũng là 1 phần khó trong tập sáo. không phải nói 1 cái là làm theo được. cần kiểm soát làn hơi và lượng làn hơi tia ra tốt. rung hơi và thu tỏa làn hơi trong hơi nén khó hơn khi thổi với làn hơi bình thường.và nó cho ra những hiệu ứng đặc biệt mà làn hơi thường khônglàm được.pác saotruc chắc cao thủ trong lĩnh vực này roàipác có thể vào 1 cái phòng học sinh. đóng chặt tất cả các cửa. và... tập.sẽ thấy sự thay đổi tiếng sáo dội lại rất rõ rệt khi thay đổi cường độ làn hơi
Hix, hên quá...onggiamesao mới nói có một chút mà tui làm theo được liền.
Tui đọc bài onggiamesao nói về bài sáo "Long ngâm" gì đó, vậy onggiamesao có bài này không? nếu có làm ơn post lên cho mọi người nghe và học hỏi với.
tui có. nhưng trên net cũng có.
video
http://www.youtube.com/watch?v=kSl4G3nlMW8
bác thử vào 1 trong các links này xem sao
Long Ngâm - Tiểu NhạcNhã Nhạc Cung Đình Huế
audio :
http://honque.org/vothanhtung/Amthanh/AmThanhCungDinh/LongNgam_DanTieuNhacCungDinh.wav
http://www.cakhucvietnam.com/Song12950.aspx
http://w3.60s.com.vn/Nhactructuyen/index.aspx?id=1016914&t=28122007
http://www.tuoitho.net/diendan/index.php/flashgame/swf003/index.php?action=music&act=view&aid=1099&id=13390
video nhã nhạc
http://www.youtube.com/user/copcon86
http://www.nhanhac.com.vn/?act=show&showid=43
tiện thể onggia xin post ít thông tin về bản nhạc long ngâm
Trong sách Vũ Trung tùy bút, Phạm Đình Hổ mô tả: Triều nhà Trần, hễ có quốc tang, lúc sắp rước quan tài đến sơn lăng để an táng, dân cư ngoài phố phường xúm lại xem vòng trong vòng ngoài chật ních cả chốn điện đình, không thể rước đi được. Người dẹp đám đã phải bắt chước lối vãn ca đời cổ đặt ra khúc hát Long ngâm, sai đi hát diễn xung quanh đường phố. Dân chúng liền đổ đi theo để xem. Khi đó mới rước quan tài đi được. Đời sau đã bắt chước lối hát vãn, hàng năm đến rằm tháng bảy, những tang gia cho gọi phường hát đến hát để giúp tế lễ. Tiếng hát bi ai cảm động, tục gọi đó là phường chèo bội.
Tiểu nhạc: So với Đại nhạc, thì các bài bản âm nhạc của hệ thống Tiểu nhạc tương đối ổn định hơn. Bài bản âm nhạc mang màu sắc trang nhã, vui tươi, thường được dùng trong các buổi yến tiệc của triều đình, trong các lễ đại khánh, dịp tết nguyên đán. Chất liệu dễ đi vào lòng người, không quá trang nghiêm hoặc quá sầu bi như các bài bản của đại nhạc. về âm lượng nó không quá lớn như đại nhạc. Nhiều bài bản tiểu nhạc còn có lời ca. Cấu trúc nhạc cụ dàn tiểu nhạc: Bộ gõ:- Trống bản.- Phách tiền.- Não bạt. - Tam âm la.- Mõ sừng trâu.- Trống chiến (sử dụng hạn chế)Bộ hơi: - Sáo.Bộ dây: - Đàn tam- Đàn nhị - Đàn tỳ- Đàn nguyệtCác bài bản chính thống của tiểu nhạc hiện nay đang được biểu diễn:Hệ thống 10 bài liên hoàn ( hay thập thủ liên hoàn) gồm: Phẩm tuyết, nguyên tiêu, hồ quảng, liên hoàn, bình bán, tây mai, kim tiền, xuân phong, long hổ, tẩu mã. Các bài bản khác: - Ngũ đối thượng, ngũ đối hạ, long ngâm, long đăng, tiểu khúc, phú lục địch, phụng vũ, bài thiều.
Đội Tiểu Nhạc phục vụ tất cả các lễ lớn nhỏ của triều đình, thí dụ như đăng quang, Nguyên Đán, đại triều, Nam Giao, kỵ, yến, v.v... Quan trọng nhất là đội nhạc này lúc nào cũng phải đi liền với ngự liễn trong mọi trường hợp. Trong lễ Nam Giao, đội Tiểu Nhạc nhạc đánh bài Long Ngâm trong kỳ Sơ Hiến Lễ, bài Hồ Quảng trong Á Hiến Lễ, và bài Bình Bán trong đoạn Chung Hiến Lễ. Các bản nhạc này được tấu lên khi vua và các quan hành nhị lễ, tức là hai lần các động tác hưng và bái. Ban nhạc đánh lại bài Long Ngâm khi hoàng đế giáng đàn cũng như khi làm lễ Phần Chúc, có nghĩa là đốt sớ. Trong lễ Đại Triều ở điện Thái Hoà, ban Tiểu Nhạc cũng đánh Long Ngâm. Các bài nhạc có âm hưởng vui như Long Ngâm, Hồ Quảng, Bình Bán, Kim Tiền cũng được "thổi" trong lúc dâng rượu ở các kỳ đại khánh, đại yến.
bài bản Long Ngâm có từ thời Trần, gồm 33 câu
Điệu Bắc (gọi là điệu khách) là nghĩa bài có nét nhạc vui tươi, dồn dập
- Hệ thống điệu Bắc có:
• Hơi nhạc - diễn tả tâm trạng trong sáng
• Hơi đảo - ở những bài như Cổ bản, Long ngâm
• Hơi thiền - các bài bản về nghi lễ Phật giáo
• Hơi quảng - có âm lượng điệu Tùa, như Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã
onggiamesao: bài bản Long Ngâm có từ thời Trần, gồm 33 câuĐiệu Bắc (gọi là điệu khách) là nghĩa bài có nét nhạc vui tươi, dồn dập- Hệ thống điệu Bắc có: • Hơi nhạc - diễn tả tâm trạng trong sáng • Hơi đảo - ở những bài như Cổ bản, Long ngâm • Hơi thiền - các bài bản về nghi lễ Phật giáo • Hơi quảng - có âm lượng điệu Tùa, như Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã
Cám ơn onggiamesao nhiều lắm nhe, tui không có hiểu biết về nhã nhạc cung đình nhưng nhờ onggiamesao hệ thống rõ ràng như vậy, tui bắt đầu hiểu tổng quát rồi. Tiện đây xin hỏi onggiamesao là trong cd nhả nhạc thấy có bài tên "Thoét", vậy thoét là gì vậy?
tư liệu không chính xác nà bác:
thoét có thể là 1 từ biến dạng của thét ( la...)
thoét hay còn gọi là thoét lở ( có lẽ chính xác gọi là thoét lỡ. lỡ = cỡ trung bình.) hay còn gọi là bài kèn thoét.
dùng kèn bầu để thể hiện
âm thanh Kèn Bầu khỏe, vang, hơi chói tai (ở âm cao) thích hợp nhạc điệu mạnh, chân thực, đồng thời có khả năng thể hiện tình cảm, đôi khi ảm đạm và có màu bi thảm. Muốn thay đổi màu âm có thể dùng bộ phận hãm tiếng, âm thanh sẽ giảm đi nhưng có phần mờ đục.
kèn Bầu là nhạc khí hơi, sử dụng dăm kép (còn gọi là Kèn Già Nam, Kèn Loa, Kèn Bóp, Kèn Bát). Kèn Bầu là nhạc khí hơi rất phổ biến trong Dân tộc Việt và một số Dân tộc như Thái, Chăm. Các Dân tộc nói ngôn ngữ Tày-Thái (Xaranai) trong đó có Nùng, Giáy đều gọi nhạc khí Hơi bằng một mạo từ "Pí"và họ cũng gọi là Pí Lè.
bác tham khảo thêm tại http://honque.org/vothanhtung/Tailieu/kenbau.htm
nếu bác ở tphcm thì bác có thể đến NVH Q10 . ở đó có CLB Hương Bình.do các cô, chú người Huế thành lập,bác có thể biết thêm nhiều thông tin
về nhã nhạc cung đình và ca Huế
thansau:noi chung la cu cho nao luyen tap dc thi ta co gang thoi .co cong mai sac co ngay trai thay .ko thay phan tieng viet dau
bạn thansau không thấy phần tiếng Việt đâu cũng phải . Mình đưa link này cho bạn để bạn vào đó viết bài cho có dấu nà : http://www.vietnor.no/page.php?14
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu