Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Phùng Tử Tồn Là Ai?

rated by 0 users
This post has 24 Replies | 1 Follower

Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
vnluc Posted: 06-05-2008 22:48

Chào các bạn,

Khi nghe sáo TQ tôi thường nghe người ta nói đến Phùng Tử Tồn, nhưng tôi lại chưa nghe bài nào do ông thổi. Vậy Phùng Tử Tồn là ai? Ông đã thổi những bài nào? Ai có thì share cho mình với nhé.

Các bạn có ai biết chữ "Phùng Tử Tồn" viết tiếng Anh thế nào không? Mình không biết tiếng TQ.

Cảm ơn nhiều,

Top 200 Contributor
đại cầm thủ

Phùng Tử Tồn hình như là saotruc hay là Lão Rùa trong gia đình Damsan thì phải!!!!!!????Cool

Nếu không phải xin mời các bạn nào giỏi tiếng Anh thì dịch đoạn văn sau giúp nhé!

Feng Zicun (冯子存,1904-1987) was born in Yangyuan, Hebei province. Of humble origins, Feng had established himself as a folk musician by the time of the founding of the People’s Republic of China, playing the dizi as well as the four-string fiddle sihu in local song and dance groups, folksongs and stilt dances. He also introduced errentai, the local opera of inner Mongolia, to Hebei after spending four years there as a musician in the 1920s.

In 1953, Feng was appointed to the state-supported Central Song and Dance Ensemble in Beijing as dizi soloist, and accepted a teaching post at the China Conservatory of Music (Beijing) in 1964.

Feng adapted traditional folk ensemble pieces into dizi solos, such as Xi xiang feng (Happy Reunion), Wu bangzi (Five Clappers), contributing to the new Chinese conservatory curricula in traditional instrument performance. Feng’s style, virtuosic and lively, has been known as representative of the folk musical traditions of northern China.

Chân thành cảm ơn các bạn!

suong chieu
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Tặng bác bài này

 Vui gặp gỡ

huhu. tui không biết cách làm cho nó to ra

link đây nè bác

http://quyyy.busythumbs.com/users/q/quyyy/quyyy/images/Vuigapgo2.jpg 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
onggiamesao:

Tặng bác bài này

 Vui gặp gỡ

huhu. tui không biết cách làm cho nó to ra

link đây nè bác

http://quyyy.busythumbs.com/users/q/quyyy/quyyy/images/Vuigapgo2.jpg 

cha nội đưa lời nhạc làm chi .... đưa cái link ổng thổi lun đê ! >.<

 

Hận đởi đen bạc Hận kẻ bạc tình Lấy máu của mình Khắc lên 6 chữ Đi chơi nhớ về ăn cơm ^>^!
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Cảm ơn mọi người, có ai có bài nào do Phùng Tử Tồn thổi không thế? share đi cho anh em thưởng thức với.

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Trộm nghe giang hồ đồn rằng PTT là 1 đệ tử của Hồng Thất Công.hé.. hé... hé..
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Không có tuyệt tác nào truyền lại cho hậu thế sao??

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Vào những năm đầu của 80 , Bài Sáo " Vui Gặp Gỡ' rất thịnh ,, Người Nghệ sĩ tấu bài bài Sáo nầy là Tay sáo số một của Trung Quốc. Theo bác Đinh Thìn cho biết , trong 1 lần phái đoàn Âm nhạc Trung Quốc qua trình diễn ở đất nước ta , Phùng Tử Tồn du ngoạn, đã bị tai nạn té hồ chết đuối ( Vì cuộc nói chuyện giữa 2 nghệ sĩ Sáo , thời điểm lâu quá , nên không nhớ là hồ nào của Miền Bắc) , Khi Ông mất , tuổi còn rất trẻ

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

nghe ông em kể lại thì PTT chết tại hồ Gươm. Nghe thoáng qua thì hình như lúc đó TQ sang đây yểm bùa miình hay sao ý, nhưng rồi chính người TQ lại chết dươi tay người TQ.......

Nghe hơi kiếm hiệp 1 tý, không biết có phải không nữa.

Có rất nhiều người mơ, nhưng chỉ có một vài người dám thức trắng cả đêm để biến giấc mơ đó thành hiện thực
Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4

Tại hạ cũng có được nghe kể về chuyêjn này, nghe nói khi đó phái đoàn TQ núp dưới danh nghĩa giao lưu văn hoá với VN ta, dựng sân khấu tại Hố Hoàn Kiếm, tuy nhiên nửa đêm thường có đoàn người mò lặn xuống lòng hồ, nhằm cắt đứt long mạch của hồ và Thăng Long , song không hiểu vì sao tự nhiên tất cả mọi người đều tự nhiên chết không rõ nguyên nhân, đài báo không thấy đưa tin. Tại hạ là do đc nghe kể lại,  thật hư không tường (mặc dù nhiều người-ở HN  cùng nói như vậy), nên kẻ hậu sinh không dám đàm luận.

 Vậy ra hôm nay mới biết họ Phùng kia chết tại VN ta, là năm 86 hả các bác, khi đó ông ta bao nhiêu tuổi vậy? 

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Chị không rỏ là PTT bao nhiêu tuổi , nhưng hẳn là còn trẻ tuổi , ngón sáo của ông rất nhanh. Lúc đó phái đoàn âm nhạc TQ , họ không vui , vì bị mất đi tay Sáo số một của nước họ

Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Chào Chị Đoan Trang. Chị có thể cho em email  và  nickname của chị không? Sau này có gì em xin được thỉnh giáo chị? Cảm ơn chị nhiều.

nick và email của em là:  haohange1984@yahoo.com

多谢大家 世上无难事,只怕有心人。
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Cảm ơn mọi người. Qua đây mà mình biết được nhiều thông tin thú vị quá.

Như đoạn giới thiệu ở trên thì là PTT sinh năm 1904-1987. Tức là ông mất lúc 83 tuổi.

Còn ai biết thêm thông tin gì không vậy?

@DoanTrang:

Chào chị Doan Trang, Em được nghe mấy bạn offline giới thiệu về chị. Chị có bài nào ghi âm lại cho chị thổi khong thế? Post lên cho em nghe với.

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
vnluc:

@DoanTrang:

Chào chị Doan Trang, Em được nghe mấy bạn offline giới thiệu về chị. Chị có bài nào ghi âm lại cho chị thổi khong thế? Post lên cho em nghe với.

Chào Vnluc

- Có đó , Chì có để CD của ba chị cho các bạn download về đó , Trong đó chị thổi 2 bài Sương Khuya và Nhớ Về Nam ,, Còn trong phần nhạc Thiền , phần Sáo chị thổi. sẽ post 1 số bài , nhưng cần phải mixing phần đệm ,chưa xong. Vậy , Vnluc , qua trang web của ba chị load về đi nhé

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Lê Hồng Sơn replied on 06-28-2008 14:57

Trích dẫn:

"...Phùng Tử Tồn là người đại diện cho phong cách diễn tấu bang địch của miền bắc Trung Quốc, nhận định này là xứng đáng nhất và sát với thực tế nhất với sự công nhận của các đồng nghiệp trong giới nghệ thuật.

Phong cách diễn tấu sáo của nhất đại tôn sư Phùng Tử Tồn đã đặt nền móng
cho phong cách sáo miền bắc Trung Quốc và đã có cống hiến rất lớn cho sự nghiệp biểu diễn của cây sáo nói chung. Ông là người đầu tiên của Trung Quốc cận đại đã đưa cây sáo lên hình thức độc tấu biểu diễn trên sân khấu. Phong cách sáo của Phùng Tử Tồn đã được hun đúc và hình thành trực tiếp trên kịch khúc âm nhạc dân gian như dân ca của vùng Hà Bắc, Nội Mông, Sơn Tây....nhạc kịch dân giân như bang tử Sơn Tây, "Nhị nhân đài" (là loại khúc nghệ do 2 người múa hát, lưu hành ở vùng Nội Mông)...đã thể hiện được đặc điểm, tính cách và ngôn ngữ của nhân dân miền bắc Trung Quốc. Trong bản nhạc đâu đâu cũng thấy những kỹ thuật đánh lưỡi, vuốt ngón, xoa ngón, dồn ngón, đóa âm, phi lưỡi...làm nên đặc trưng cao trong, lảnh lót, phóng khoáng, giàu tình ca xướng của bang địch miền bắc, tất cả những đặc trưng này đều được ông thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc.

               Ví dụ : trích đoạn "Ngũ bang tử"

"Ngũ bang tử" nguyên là một làn điệu "Phanh bang tử" lưu truyền ở vùng Hoa Bắc, khúc điệu ưu mỹ thanh thoát. Được tôn sư Phùng Tử Tồn cải biên thành nhạc độc tấu sáo, chủ đề của bài xuất hiện 4 lần, mỗi lần việc dụng khí lực đều không giống nhau, tiết tấu kỹ thuật cũng không giống nhau cộng với sự biến hóa và qua xử lý kỹ thuật, âm nhạc một cách tinh tế như thế nó đã trở thành biến tấu khúc bất hủ của âm nhạc dân gian Trung Quốc.

Ai cũng biết thổi sáo rất chú trọng việc dùng hơi, mà diễn tấu bang địch Bắc thì lạ càng rất chú trọng việc rèn luyện và xử lý 1 cách tinh xảo Khí Đan Điền. Kỹ thuật này được đặt lên hàng đầu và trong giới nghệ thuật diễn tấu sáo, tôn sư Phùng Tử Tồn được mệnh danh là "Xuy phá thiên" (tức là thổi thủng cả trời), nên từ đó có thể thấy nền tảng kỹ thuật xử lý hơi của ông là vô cùng cao thâm, đặc biệt là khi thổi những khúc diễn tả tâm trạng phẫn uất, ông thường sử dụng kỹ thuật "Rung hơi" để diễn tả tiếng khóc của con người khi đau thương uất hận. Như phần dạo đầu của bài "Nông dân phiên thân" (người nông dân nổi dậy); đoạn một của "Hỷ tương phùng" thì miêu tả tâm trạng đôi lứa khi chia tay lưu luyến, mang dáng vẻ như tiếng khóc, tất cả đều cần phải sử dụng khí đan điền, dùng cơ bụng để khống chế làn hơi lại, sau đó đều khiển làn hơi rung theo tình tứ và sắc thái của bản nhạc. Thứ nhất là từ mạnh rồi nhẹ dần, thứ hai là biên độ biến đổi cường nhược lớn, tạo sức truyền cảm âm nhạc cực mạnh với người nghe....."

Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 1 of 2 (25 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems