Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Tập cảm âm

rated by 0 users
This post has 25 Replies | 2 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
baba33 Posted: 04-20-2008 7:31
33 copy từ 1quyển sách ^_^ mong các bác góp ý thêm ( bác saotruc , mhm, ninja, lee , nhan ..... )
hãy chọn 1 cây sáo thật chuẩn và test lại bằng tunner.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
thổi sáo bằng tai thì dễ hơn bạn nghĩ nhiều. vì sẽ không phải cực nhọc đối phó với những bản nhạc rắc rối
bí quyết là học từ những bước căn bản và đơn giản
hãy bắt đầu với 1 bản nhạc đơn giản mà bạn từng biết : thổi từng phần theo trí nhớ và cố gắng lắng nghe chúng
nên chọn bản nhạc có giai điệu mà bạn biết rõ để có thể nhịp theo nhưng đồng thời phải đủ khó để phải nhìn vào bản nhạc

mọi thứ bạn phải làm là chọn 1 bài ngắn , đơn giản , không có dấu thăng , giáng
thổi 1 vài nốt đầu 1 lần nữa và cố gắng tìm nốt kế
nếu giai điệu có vẻ bổng thì hãy thử với những nốt cao hơn nốt bạn vừa thổi
nếu nốt đó vẫn chưa đủ cao thì hãy thử những nốt cao hơn nữa

và cứ như vậy bạn sẽ lần ra được nốt cần tìm
còn nếu giai điệu có vẻ trầm thì hãy thử những nốt thấp hơn
tiếp tục thử những nốt khác cho tới khi bạn tìm đúng nốt tiếp theo của bản nhạc
rồi tìm nốt tiếp theo và cứ tiếp tục như thế
nếu bạn bị lạc điệu hãy trở về chơi lại từ đầu để tìm lại

việc ghi lại những nốt mà bạn tìm được cũng sẽ rất có ích
khi có thể tự mình tìm ra được 2 hoặc 3 nốt thì bạn đã khá tiến bộ trọng việc thổi sáo bằng khả năng cảm nhận âm nhạc qua thính giác

khi có thể tự viết ra toàn bộ bản nhạc bạn sẽ thấy dễ dàng khi luyện tập những bản nhạc khác
việc thổi sáo dựa vào khả năng nghe và nhớ cũng sẽ dễ dàng hơn , đúng nốt hơn
nhất là khi chọn những bản nhạc , giai điệu ưa thích hoặc đã biết rõ
khi đã tìm ra toàn bộ giại điệu thì kiểm tra so với bản nhạc
hãy cố gắng chơi càng nhiều bản nhạc khác với cách thức tương tự

tuy nhiên đừng quá thật vọng khi không thể thổi suôn sẽ 1 bản nhạc
hãy giữ nó lại và tiếp tuc tập nó vào ngày mai
thổi sáo dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc đơn giản chỉ là nghĩ đến giai điệu mà bạn sắp chơi ở trong đầu trước
rồi sau khi đã hình dung , tưởng tượng nó.
bạn mới tìm những nốt đúng của giai điệu trên cây sáo
chỉ cần bạn làm như sau :
tưởng tượng các nốt, kiên nhẫn thử các nốt nhiều lần để tìm đúng giai điệu của nó
việc chơi được 1 bản nhạc dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc sẽ không thể thay thế hoàn toàn việc đọc  bản nhạc nhưng đây
là phương pháp mà phần lớn  những người học sáo thường làm

cảm âm còn liên quan tới cách thức chúng ta nghe nhạc như thế nào
đọc sách cần học và việc nghe như thể nào cũng cần học
tôi xin trình bày trong 1 chương khác
----------------------------------------------------------------------------
Hết .. tác giả em không nhớ hehe
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
đấy, đấy,đây chính là phương pháp em đến với sáo, bằng cây sáo 5000 đ mua ở nhà sách mà em mò ra biết bao nhiêu bài, hình như bài đầu tiên em mò ra là bài "Tiến quân ca". cảm ơn 33 nhìu, bác làm em xúc động wá, hồi ấy mò ra 1 bài là cả niềm vui lớn lao.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

hix ong dau` hoi' nay` mo` ra dc. bai` tien quan ca lun ah du~ we' day tui co san note lun ma ko bit thoi sao lun ne thiet la pai phuc. pai' phuc. ^>^!

 

Hận đởi đen bạc Hận kẻ bạc tình Lấy máu của mình Khắc lên 6 chữ Đi chơi nhớ về ăn cơm ^>^!
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
em nói bài viết quá vớ vẩn các bác đừng trách em.

Người đi trước bao giờ cũng phải rút kinh nghiệm cho người đi sau, đề thời gian đi quãng đường cần đi ngắn lại tránh đi lòng vòng.

Có lẽ đây là cách tập vớ vẩn nhất, tốn nhiều thời gian và công sức nhất và cái đích cuối cùng là chẳng tiến bộ là bao nhiêu.

Em đã từng tập như thế, được nốt nào thì ghi ra giấy sau đó chơi lại, ghi dưới dạng  chữ như đô1, sol, la ...

Thay vì mò mẫm như thế, kiếm một cuốn nhạc lý, học thuộc 7 nốt nhạc chính và vị trí của chúng, sau đó tìm bản nhạc mà ta cần rồi nhìn vào đó mà chơi thì nhanh hơn nhiều.


Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

Big Smile chắc bác aiviaiva hiểu nhầm ý em rồi

em post bài này để chia sẻ với các bác 1 cách để tập loại hình nhạc cụ bất kì ( trong đó có sáo ) 

cảm âm là công đoạn bắt buộc để thổi 1 bản nhạc trở nên hay hơn

theo ý em cảm âm dùng tốt với những người đã biết rất rành nhạc lý, nhịp , phách, giai điệu, quãng....

 không phải là bước đầu học sáo cho những ngừời mới tập Cool nếu có gì sai sót mong bác chỉ giáo

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Bác "ai vả cho vả" nghe anh em giãi bày đã nào !

Cảm âm là một khả năng thiên phú hay sau trải qua một quá trình học nhạc chính quy ai cũng nắm bắt được.

Không ai mà đi cảm âm một bản nhạc mà mình đang có nhạc phổ trong tay trừ phi không biết nhạc lý (và trừ em, do em... lười đọc bản nhạc)

Nhưng "đất nước ta còn nghèo", không phải ai cũng được học nhạc lý và có sẵn bài bản trong tay nên cảm âm chỉ là "trong cái khó ló cái khôn" thôi, các bậc tiền bối ở những miền quê nghèo, không qua trường lớp cũng chỉ tập theo cách này.

Ví dụ như bác thích "điên cuồng" một bài mà tìm không ra, hoặc giả tìm ra nhưng chưa chắc là bản gốc, hoặc giả tìm ra bản gốc nhưng cái công tìm kiếm nó gấp nhiều lần công ngồi ở nhà cảm âm. Vậy trong trường hợp này cảm âm là tốt nhất rồi, mặc dù có thể "cảm" không hết ý của bài !

Dụng lực đả lực
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
ninja:

Cảm âm là một khả năng thiên phú hay sau trải qua một quá trình học nhạc chính quy ai cũng nắm bắt được.

Không ai mà đi cảm âm một bản nhạc mà mình đang có nhạc phổ trong tay trừ phi không biết nhạc lý (và trừ em, do em... lười đọc bản nhạc)

không biết các bác tập theo cách gì

33 em thì khi tập bài nào cũng phải trải qua đoạn cảm âm cả Big Smile 

cảm âm để nhớ. để thổi hay hơn. để hiểu bản nhạc. để nhập tâm . để hiểu cảm xúc Big Smile 

cho dù có nhạc phổ. có mp3. có thầy thổi mẫu, có bạn thổi.

 Cool cảm âm là khả năng ai cũng có thể tập được . lâu hay mau là do ngộ tính cao thấp. và do phương pháp học nhạc của bác đó nữa

còn nói về những thiên tài âm nhạc thì không bàn làm gì ^_^ họ không cần biết nhạc lí . chỉ nghe bản nhạc 1 lần là chơi lại y hệt luôn 

http://clip.vn/search?inputType=0&searchFor=clip&lookIn=site&keyWord=thien+tai+piano
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui có một phương pháp học cảm âm hiệu quả cao hơn nhiều. Thậm chí có thể cảm âm được những bài độc tấu kỹ thật cao.  Phương pháp đó như sau:
Học nhạc lý khá vững, tập nghe thật tốt để có thể ký âm, còn đối với sáo trúc thì tập và thổi tốt tất cả các kỹ thuật chơi được sáo 10 lỗ và 6 lỗ. Lúc đó bạn sẽ cảm âm được rất nhiều bài đơn giản, còn bài khí thì có thể ngồi nghe vài chục lần rồi "cảm âm" từ từ cho đến hết bài nhạc.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
baba33:
33 copy từ 1quyển sách ^_^ mong các bác góp ý thêm ( bác saotruc , mhm, ninja, lee , nhan ..... )
hãy chọn 1 cây sáo thật chuẩn và test lại bằng tunner.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
thổi sáo bằng tai thì dễ hơn bạn nghĩ nhiều. vì sẽ không phải cực nhọc đối phó với những bản nhạc rắc rối
bí quyết là học từ những bước căn bản và đơn giản
hãy bắt đầu với 1 bản nhạc đơn giản mà bạn từng biết : thổi từng phần theo trí nhớ và cố gắng lắng nghe chúng
nên chọn bản nhạc có giai điệu mà bạn biết rõ để có thể nhịp theo nhưng đồng thời phải đủ khó để phải nhìn vào bản nhạc

mọi thứ bạn phải làm là chọn 1 bài ngắn , đơn giản , không có dấu thăng , giáng
thổi 1 vài nốt đầu 1 lần nữa và cố gắng tìm nốt kế
nếu giai điệu có vẻ bổng thì hãy thử với những nốt cao hơn nốt bạn vừa thổi
nếu nốt đó vẫn chưa đủ cao thì hãy thử những nốt cao hơn nữa

và cứ như vậy bạn sẽ lần ra được nốt cần tìm
còn nếu giai điệu có vẻ trầm thì hãy thử những nốt thấp hơn
tiếp tục thử những nốt khác cho tới khi bạn tìm đúng nốt tiếp theo của bản nhạc
rồi tìm nốt tiếp theo và cứ tiếp tục như thế
nếu bạn bị lạc điệu hãy trở về chơi lại từ đầu để tìm lại

việc ghi lại những nốt mà bạn tìm được cũng sẽ rất có ích
khi có thể tự mình tìm ra được 2 hoặc 3 nốt thì bạn đã khá tiến bộ trọng việc thổi sáo bằng khả năng cảm nhận âm nhạc qua thính giác

khi có thể tự viết ra toàn bộ bản nhạc bạn sẽ thấy dễ dàng khi luyện tập những bản nhạc khác
việc thổi sáo dựa vào khả năng nghe và nhớ cũng sẽ dễ dàng hơn , đúng nốt hơn
nhất là khi chọn những bản nhạc , giai điệu ưa thích hoặc đã biết rõ
khi đã tìm ra toàn bộ giại điệu thì kiểm tra so với bản nhạc
hãy cố gắng chơi càng nhiều bản nhạc khác với cách thức tương tự

tuy nhiên đừng quá thật vọng khi không thể thổi suôn sẽ 1 bản nhạc
hãy giữ nó lại và tiếp tuc tập nó vào ngày mai
thổi sáo dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc đơn giản chỉ là nghĩ đến giai điệu mà bạn sắp chơi ở trong đầu trước
rồi sau khi đã hình dung , tưởng tượng nó.
bạn mới tìm những nốt đúng của giai điệu trên cây sáo
chỉ cần bạn làm như sau :
tưởng tượng các nốt, kiên nhẫn thử các nốt nhiều lần để tìm đúng giai điệu của nó
việc chơi được 1 bản nhạc dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc sẽ không thể thay thế hoàn toàn việc đọc  bản nhạc nhưng đây
là phương pháp mà phần lớn  những người học sáo thường làm

cảm âm còn liên quan tới cách thức chúng ta nghe nhạc như thế nào
đọc sách cần học và việc nghe như thể nào cũng cần học
tôi xin trình bày trong 1 chương khác
----------------------------------------------------------------------------
Hết .. tác giả em không nhớ hehe


Rõ ràng đây là một bài bác 33 nói vể tập cảm âm đối với sáo, em chẳng lẽ lại đọc nhầm.

Bài viết này sẽ làm cho những người mới tập sáo lầm đường lạc lối đi vào ngõ cụt. Có lẽ em có máu giáo viên nên em ghét nhất những loại sách
những bài viết vô trách nhiệm làm ảnh hưởng đến rất nhiều người khi đọc bài viết này.

Qua ý của các bác, em cũng hiểu phần nào về cách cảm âm mà các bác nói, tuy nhiên cái đó khác hẳn hoàn tòan với ý của bài viết trên, bài viết trên không hơn không kém rút gọn lại ý tưởng của một phương pháp mò, mò cho đến khi nào ra được những nốt gần giống với giai điệu của bản nhạc rồi thêm mắm thêm muối vào thổi theo ý của mình.

Các bác cho rằng đó là sự sáng tạo sao? 



Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đó không phải là sự sáng tạo hay ngõ cụt gì cả, đó nên là sự khởi đầu của mọi niềm đam mê nhạc cụ. Nên gọi chính xác cách mò mẫm này là nghịch trên nhạc cụ, từ không ko biết gì, cho đến mò mẫm nghịch trên nhạc cụ, rồi được khai sáng chỉ điểm, rồi gắn bó hẳn với nó. Theo em đó là con đường tuyệt đẹp của việc học nhạc.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

Đúng là nhà giáo có khác, quen thói ông bảo thì chúng mày phải nghe rồi!

Còn về chuyện tập cảm âm, tui thấy nên tập chạy ngón, từ thấp đến cao rồi chay ngược lại kiểu 1-2-3-4-5 .....  5-4-3-2-1. Quen quen chút rồi thì tập kiểu 1-3-2-4-3-5 ................. 5-3-4-2-3-1. Tập kiểu này sẽ làm cho tay quen với nốt mình định bấm và nhất là tai nhạy với các nốt nhạc.

Chắc 10 thằng tập sáo thì phải có đến 8-9 thằng có tập mò quá! 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

leehonso:
Đó không phải là sự sáng tạo hay ngõ cụt gì cả, đó nên là sự khởi đầu của mọi niềm đam mê nhạc cụ. Nên gọi chính xác cách mò mẫm này là nghịch trên nhạc cụ, từ không ko biết gì, cho đến mò mẫm nghịch trên nhạc cụ, rồi được khai sáng chỉ điểm, rồi gắn bó hẳn với nó. Theo em đó là con đường tuyệt đẹp của việc học nhạc.

bác lee nói đúng rùi, ngày đầu em vớ cây sáo thổi bài "tát nước đêm trăng" do sức khỏe yếu thổi được câu đầu thì chóng mặt tí ngất, em không phủ nhận lòng đam mê bao giờ cũng bắt nguồn từ sự tự tìm tòi khám phá.

Em phủ nhận bài trên là do coi đó là một bài tập.

bác lee cả bác saotruc nữa chắc hẳn còn nhớ thời gian dành cho quãng đường tập mò mẫm như thế là bao lâu chứ riêng em thì em vẫn còn nhớ rõ lắm.

vì vậy nếu được chỉ bảo sáo cho một ai đó, em bắt đầu từ việc tập nhịp, tập đọc nốt nhạc trên bản nhạc, áp dụng thực hành luôn vào sáo thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian mò mẫm hơn nhiều.

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
kirinhn:

Đúng là nhà giáo có khác, quen thói ông bảo thì chúng mày phải nghe rồi!

Còn về chuyện tập cảm âm, tui thấy nên tập chạy ngón, từ thấp đến cao rồi chay ngược lại kiểu 1-2-3-4-5 .....  5-4-3-2-1. Quen quen chút rồi thì tập kiểu 1-3-2-4-3-5 ................. 5-3-4-2-3-1. Tập kiểu này sẽ làm cho tay quen với nốt mình định bấm và nhất là tai nhạy với các nốt nhạc.

Chắc 10 thằng tập sáo thì phải có đến 8-9 thằng có tập mò quá! 

Nhầm rùi bác kirin à, ai chứ tui thì không bao giờ áp đạt một điều gì hết. Có những cái phải chấp nhận vì mình là người đi sau, trí thông minh cũng không được siêu việt lắm nên tui đi theo đường mòn sẵn có, chỉ khác là tui đi bằng chân của tui mà thôi.

Trong những con đường tui đi, tui nhận được điều quan trọng đó là kinh nghiệm ở những lần tui ngã. Tui không muốn những người đi con đường đó cũng ngã như tui nên tui chỉ muốn nói ra những đoạn nên tránh mà thôi

Nghe hay không lại là quyền của mỗi người, khi một điều gì đó không phù hợp với cuộc sống của bản thân mỗi người, thì tự bản thân của người đó sẽ phải tự điều chỉnh lại chính mình sao cho phù hợp nhất đó là quyền tự do.

 

 

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
Tôi hiểu là ông post bài lên đây cũng với mục đích giúp đỡ những người đi sau thôi, cái đó là một cái tốt, có điều tôi thấy ngôn ngữ của ông nhiều khi hơi phản cảm, không dễ nghe lắm. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi có cảm giác đấy, nên tôi cứ góp ý, ông thấy đúng thì cố gắng sửa, còn nếu thấy sai thì thôi bỏ qua.
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

Tui thấy các bác ai cũng có lý. Những người chưa biết gì về sáo mới bắt đầu làm wen với sáo còn rất nhiều. Ai sưu tầm hay tự phát hiện ra điều gì thì cứ post lên cho mọi người cùng tham khảo. Mỗi người có khả năng và điều kiện khác nhau, nên cách này không không được thù chọn cách khác, miễn sao tập được sáo, có sao đâu vì họ có thời gian mà. Nhiều khi đi vòng lại ngộ ra được cái hay nào đó thì sao?. Tui cũng tán thành ý kiến của bác kirinhn.

"Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !!!"

 

 

Yêu chân thật đời cho là ngốc Yêu chung tình đời gọi là ngu Yêu giả dối đời cho là lừa đảo Yêu qua đường đời gọi đứa sở khanh.
Page 1 of 2 (26 items) 1 2 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems