Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
hix ong dau` hoi' nay` mo` ra dc. bai` tien quan ca lun ah du~ we' day tui co san note lun ma ko bit thoi sao lun ne thiet la pai phuc. pai' phuc. ^>^!
chắc bác aiviaiva hiểu nhầm ý em rồi
em post bài này để chia sẻ với các bác 1 cách để tập loại hình nhạc cụ bất kì ( trong đó có sáo )
cảm âm là công đoạn bắt buộc để thổi 1 bản nhạc trở nên hay hơn
theo ý em cảm âm dùng tốt với những người đã biết rất rành nhạc lý, nhịp , phách, giai điệu, quãng....
không phải là bước đầu học sáo cho những ngừời mới tập nếu có gì sai sót mong bác chỉ giáo
Bác "ai vả cho vả" nghe anh em giãi bày đã nào !
Cảm âm là một khả năng thiên phú hay sau trải qua một quá trình học nhạc chính quy ai cũng nắm bắt được.
Không ai mà đi cảm âm một bản nhạc mà mình đang có nhạc phổ trong tay trừ phi không biết nhạc lý (và trừ em, do em... lười đọc bản nhạc)
Nhưng "đất nước ta còn nghèo", không phải ai cũng được học nhạc lý và có sẵn bài bản trong tay nên cảm âm chỉ là "trong cái khó ló cái khôn" thôi, các bậc tiền bối ở những miền quê nghèo, không qua trường lớp cũng chỉ tập theo cách này.
Ví dụ như bác thích "điên cuồng" một bài mà tìm không ra, hoặc giả tìm ra nhưng chưa chắc là bản gốc, hoặc giả tìm ra bản gốc nhưng cái công tìm kiếm nó gấp nhiều lần công ngồi ở nhà cảm âm. Vậy trong trường hợp này cảm âm là tốt nhất rồi, mặc dù có thể "cảm" không hết ý của bài !
ninja:Cảm âm là một khả năng thiên phú hay sau trải qua một quá trình học nhạc chính quy ai cũng nắm bắt được.Không ai mà đi cảm âm một bản nhạc mà mình đang có nhạc phổ trong tay trừ phi không biết nhạc lý (và trừ em, do em... lười đọc bản nhạc)
không biết các bác tập theo cách gì
33 em thì khi tập bài nào cũng phải trải qua đoạn cảm âm cả
cảm âm để nhớ. để thổi hay hơn. để hiểu bản nhạc. để nhập tâm . để hiểu cảm xúc
cho dù có nhạc phổ. có mp3. có thầy thổi mẫu, có bạn thổi.
cảm âm là khả năng ai cũng có thể tập được . lâu hay mau là do ngộ tính cao thấp. và do phương pháp học nhạc của bác đó nữa
còn nói về những thiên tài âm nhạc thì không bàn làm gì ^_^ họ không cần biết nhạc lí . chỉ nghe bản nhạc 1 lần là chơi lại y hệt luôn
Trang nhà : http://tanduy.tk/
Gương mặt Damsan.net
Diễn đàn Saxophone
baba33:33 copy từ 1quyển sách ^_^ mong các bác góp ý thêm ( bác saotruc , mhm, ninja, lee , nhan ..... )hãy chọn 1 cây sáo thật chuẩn và test lại bằng tunner.-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------thổi sáo bằng tai thì dễ hơn bạn nghĩ nhiều. vì sẽ không phải cực nhọc đối phó với những bản nhạc rắc rốibí quyết là học từ những bước căn bản và đơn giảnhãy bắt đầu với 1 bản nhạc đơn giản mà bạn từng biết : thổi từng phần theo trí nhớ và cố gắng lắng nghe chúngnên chọn bản nhạc có giai điệu mà bạn biết rõ để có thể nhịp theo nhưng đồng thời phải đủ khó để phải nhìn vào bản nhạcmọi thứ bạn phải làm là chọn 1 bài ngắn , đơn giản , không có dấu thăng , giángthổi 1 vài nốt đầu 1 lần nữa và cố gắng tìm nốt kếnếu giai điệu có vẻ bổng thì hãy thử với những nốt cao hơn nốt bạn vừa thổinếu nốt đó vẫn chưa đủ cao thì hãy thử những nốt cao hơn nữavà cứ như vậy bạn sẽ lần ra được nốt cần tìmcòn nếu giai điệu có vẻ trầm thì hãy thử những nốt thấp hơntiếp tục thử những nốt khác cho tới khi bạn tìm đúng nốt tiếp theo của bản nhạcrồi tìm nốt tiếp theo và cứ tiếp tục như thếnếu bạn bị lạc điệu hãy trở về chơi lại từ đầu để tìm lạiviệc ghi lại những nốt mà bạn tìm được cũng sẽ rất có íchkhi có thể tự mình tìm ra được 2 hoặc 3 nốt thì bạn đã khá tiến bộ trọng việc thổi sáo bằng khả năng cảm nhận âm nhạc qua thính giáckhi có thể tự viết ra toàn bộ bản nhạc bạn sẽ thấy dễ dàng khi luyện tập những bản nhạc khácviệc thổi sáo dựa vào khả năng nghe và nhớ cũng sẽ dễ dàng hơn , đúng nốt hơn nhất là khi chọn những bản nhạc , giai điệu ưa thích hoặc đã biết rõkhi đã tìm ra toàn bộ giại điệu thì kiểm tra so với bản nhạchãy cố gắng chơi càng nhiều bản nhạc khác với cách thức tương tựtuy nhiên đừng quá thật vọng khi không thể thổi suôn sẽ 1 bản nhạc hãy giữ nó lại và tiếp tuc tập nó vào ngày maithổi sáo dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc đơn giản chỉ là nghĩ đến giai điệu mà bạn sắp chơi ở trong đầu trướcrồi sau khi đã hình dung , tưởng tượng nó.bạn mới tìm những nốt đúng của giai điệu trên cây sáochỉ cần bạn làm như sau :tưởng tượng các nốt, kiên nhẫn thử các nốt nhiều lần để tìm đúng giai điệu của nóviệc chơi được 1 bản nhạc dựa vào khả năng cảm nhận âm nhạc sẽ không thể thay thế hoàn toàn việc đọc bản nhạc nhưng đâylà phương pháp mà phần lớn những người học sáo thường làmcảm âm còn liên quan tới cách thức chúng ta nghe nhạc như thế nàođọc sách cần học và việc nghe như thể nào cũng cần họctôi xin trình bày trong 1 chương khác ----------------------------------------------------------------------------Hết .. tác giả em không nhớ hehe
Đúng là nhà giáo có khác, quen thói ông bảo thì chúng mày phải nghe rồi!
Còn về chuyện tập cảm âm, tui thấy nên tập chạy ngón, từ thấp đến cao rồi chay ngược lại kiểu 1-2-3-4-5 ..... 5-4-3-2-1. Quen quen chút rồi thì tập kiểu 1-3-2-4-3-5 ................. 5-3-4-2-3-1. Tập kiểu này sẽ làm cho tay quen với nốt mình định bấm và nhất là tai nhạy với các nốt nhạc.
Chắc 10 thằng tập sáo thì phải có đến 8-9 thằng có tập mò quá!
leehonso:Đó không phải là sự sáng tạo hay ngõ cụt gì cả, đó nên là sự khởi đầu của mọi niềm đam mê nhạc cụ. Nên gọi chính xác cách mò mẫm này là nghịch trên nhạc cụ, từ không ko biết gì, cho đến mò mẫm nghịch trên nhạc cụ, rồi được khai sáng chỉ điểm, rồi gắn bó hẳn với nó. Theo em đó là con đường tuyệt đẹp của việc học nhạc.
bác lee nói đúng rùi, ngày đầu em vớ cây sáo thổi bài "tát nước đêm trăng" do sức khỏe yếu thổi được câu đầu thì chóng mặt tí ngất, em không phủ nhận lòng đam mê bao giờ cũng bắt nguồn từ sự tự tìm tòi khám phá.
Em phủ nhận bài trên là do coi đó là một bài tập.
bác lee cả bác saotruc nữa chắc hẳn còn nhớ thời gian dành cho quãng đường tập mò mẫm như thế là bao lâu chứ riêng em thì em vẫn còn nhớ rõ lắm.
vì vậy nếu được chỉ bảo sáo cho một ai đó, em bắt đầu từ việc tập nhịp, tập đọc nốt nhạc trên bản nhạc, áp dụng thực hành luôn vào sáo thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian mò mẫm hơn nhiều.
kirinhn:Đúng là nhà giáo có khác, quen thói ông bảo thì chúng mày phải nghe rồi!Còn về chuyện tập cảm âm, tui thấy nên tập chạy ngón, từ thấp đến cao rồi chay ngược lại kiểu 1-2-3-4-5 ..... 5-4-3-2-1. Quen quen chút rồi thì tập kiểu 1-3-2-4-3-5 ................. 5-3-4-2-3-1. Tập kiểu này sẽ làm cho tay quen với nốt mình định bấm và nhất là tai nhạy với các nốt nhạc.Chắc 10 thằng tập sáo thì phải có đến 8-9 thằng có tập mò quá!
Nhầm rùi bác kirin à, ai chứ tui thì không bao giờ áp đạt một điều gì hết. Có những cái phải chấp nhận vì mình là người đi sau, trí thông minh cũng không được siêu việt lắm nên tui đi theo đường mòn sẵn có, chỉ khác là tui đi bằng chân của tui mà thôi.
Trong những con đường tui đi, tui nhận được điều quan trọng đó là kinh nghiệm ở những lần tui ngã. Tui không muốn những người đi con đường đó cũng ngã như tui nên tui chỉ muốn nói ra những đoạn nên tránh mà thôi
Nghe hay không lại là quyền của mỗi người, khi một điều gì đó không phù hợp với cuộc sống của bản thân mỗi người, thì tự bản thân của người đó sẽ phải tự điều chỉnh lại chính mình sao cho phù hợp nhất đó là quyền tự do.
Tui thấy các bác ai cũng có lý. Những người chưa biết gì về sáo mới bắt đầu làm wen với sáo còn rất nhiều. Ai sưu tầm hay tự phát hiện ra điều gì thì cứ post lên cho mọi người cùng tham khảo. Mỗi người có khả năng và điều kiện khác nhau, nên cách này không không được thù chọn cách khác, miễn sao tập được sáo, có sao đâu vì họ có thời gian mà. Nhiều khi đi vòng lại ngộ ra được cái hay nào đó thì sao?. Tui cũng tán thành ý kiến của bác kirinhn.
"Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !!!"