Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đầu Xuân 'tám' cùng cô đào 9X và cú sốc âm nhạc giữa lòng Paris

rated by 0 users
This post has 0 Replies | 0 Followers

Top 25 Contributor
Male
cầm sư cấp 3
traudat Cool [H] Posted: 02-27-2011 20:57
 
Cô bạn 9X Mina Kiều Anh có thể được coi là "Đào nương" trẻ nhất của Việt Nam. Cùng nghe những lời chúc đầu năm mới siêu đặc biệt của Kiều Anh nhé!

16 tuổi, xinh đẹp, dễ thương và hiện đại, Mina Kiều Anh không chỉ đại diện cho một thế hệ @ ưa thích âm nhạc đương đại mà còn đóng 1 vai trong quan trọng trong việc gìn giữ nghệ thuật âm nhạc dân tộc Việt, khẳng định với Thế giới rằng: "Việt Nam có Âm nhạc".

Cùng 'tám' với cô bạn Kiều Anh trong những ngày đầu Xuân năm mới ngay nào!

Với 7 huy chương vàng qua các cuộc thi, tham gia nhiều chương trình lớn và được mời lưu diễn ở nước ngoài, Nguyễn Kiều Anh (sinh năm 1994) là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên facebook năm 2010 bởi là người trẻ duy nhất ghìn giữ và bảo tồn bộ môn ca trù.




16 tuổi và niềm đam mê gìn giữ Âm nhạc Việt
 

Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống 7 đời hát ca trù (Ông nội Nguyễn Kiều Anh là nghệ nhân trống chầu Nguyễn Văn Mùi, bác ruột Kiều Anh là nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Văn Khuê… và nhiều cô, bác khác đều là những nghệ nhân), Kiều Anh bắt đầu học ca trù từ năm 6 tuổi .

Vừa tập đánh vần vừa học hát, Nguyễn Kiều Anh được sống trong một môi trường thấm đẫm văn hoá dân gian, cho dù nhà cô ở giữa lòng Hà Nội. Theo lời kể của Kiều Anh : “thời cô của mình (tức đời thứ 6) được học hát ca trù chỉ để hát trong ngày giỗ trước bàn thờ các cụ.




Năm 2008, Kiều Anh lĩnh xướng ca trù tại Trung Quốc được kênh CCTV9 truyền hình trực tiếp.
Ảnh chụp từ băng tư liệu do nhân vật cung cấp


Lúc đầu, gia đình mình hát ca trù chỉ để lưu giữ và bảo tồn nét văn hóa truyền thống của nhà. Sau đó, những người Việt kiều Pháp đã phát hiện và đưa nhóm ca trù Thái Hà, nhóm ca trù của gia đình sang Pháp, từ đó Việt Nam mới biết đến có 1 gia đình hát ca trù tại Hà Nội.

Lúc bé, mình học ca trù thấy thích chỉ vì được đi nước ngoài biểu diễn, nổi tiếng nhưng dần dà, khi lớn lên, học ca trù nhiều, hiểu nó mình thấy nhiều điều thú vị và coi việc tiếp nối và lưu giữ như là trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân. Ca trù không sử dụng nốt mà toàn truyền khẩu nên mình đã học thêm đàn tranh để trở thành một nghệ sĩ và hiểu về âm nhạc dân gian nhiều hơn.”

Ca trù theo Kiều Anh nếu không tiếp xúc, sẽ không hiểu và không thể thấy hay được. Nhưng nếu nói các bạn trẻ bây giờ tách rời âm nhạc truyền thống cũng không đúng, bởi âm nhạc là mang yếu tố giải trí. Những bài nhạc trẻ bây giờ cũng rất hay và đáp ứng được nhu cầu giải trí nhưng chỉ cần các bạn trẻ để tâm tới 1 chút âm nhạc truyền thống thì chắc chắn họ cũng sẽ thích và đam mê.
 


Bạn ấy đang cười tươi rất hạnh phúc vì có rất nhiều khách du lịch đang đứng xung quanh khu vực Cầu Thê Húc để nghe và xem Kiều Anh biểu diễn. Rất nhiều máy ảnh và máy quay đang hướng về cô bạn 9X chơi đàn dân tộc ngay giữa lòng thủ đô.

Kỹ thuật, thơ trong ca trù rất hay, nó nuôi dưỡng tâm hồn con người, mang tính bác học và chỉ được dành cho các vua chúa ngày xưa. Trong đó, Kiều Anh thích nhất kỹ thuật nảy hạt, vừa hát vừa đánh phách.

Ca trù không chỉ giúp Kiều Anh tự nuôi bản thân nhờ tiền cát- xê từ những lần biểu diễn mà quan trọng hơn là bạn ấy được các thầy cô giáo trong Học viện âm nhạc Quốc gia chú ý đến nhiều hơn, được bạn bè khắp nơi quan tâm đến nhiều hơn với tư cách người trẻ tuổi nhất hát ca trù.

Đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vừa rồi, Kiều Anh là nghệ sĩ nhỏ tuổi nhất chịu trách nhiệm lĩnh xướng 1 đoạn ca trù trong tác phẩm âm nhạc đương đại lớn do nhạc sĩ Ngọc Đại sáng tạc và do 1 nhạc sĩ nước ngoài biên đạo, hay tham gia chương trình ca nhạc đương đại cùng các nghệ sĩ Đan Mạch ngày 10/12 vừa qua…



Vẫn nghe Suju, Big Bang cũng như nhạc Việt đương đại nhưng Âm nhạc dân tộc dường như là một phần không thể thiếu của cô bạn 9X này


Từ sau khi Unesco công nhận ca trù là di sản văn hóa, thì đến nay nó vẫn chưa được nhân rộng, chỉ tự phát chưa được hỗ trợ. Các bạn trẻ tham gia học ở câu lạc bộ ca trù gia đình Kiều Anh chỉ vì thấy hay, thấy thích…

Kiều Anh hy vọng trong tương lai, Ca trù sẽ được đưa vào như một môn học chính thức trong nhà trường hoặc được đưa vào kết hợp trong các tác phẩm âm nhạc đương đại nhiều hơn để các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc hơn.Ngoài ra, Kiều Anh cũng vẫn sẽ tiếp tục “sưu tầm” những tấm huy chương cho mình với bộ môn Ca trù này trong thời gian tới.



Chúc Kiều Anh một năm mới ngập tràn hạnh phúc và giữ mãi ngọn lửa đam mê với Âm nhạc dân tộc Việt

_____________________________________________

M M X I


Thực hiện: HHT Media

Chịu trách nhiệm sản xuất: Hồng Anh, Duy Tùng
Đạo diễn hình ảnh: Tùng Neo
Photo & Camera: Việt Hin, Thành Trung
Dẫn chương trình: Hiếu Cock, Pipi Chan
Location Manager: Nini Khánh Chi
Băng tư liệu do nhân vật cung cấp

hoahoctro.vn

Page 1 of 1 (1 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems