Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Xin bản nhạc và video bài "large desert"

rated by 0 users
This post has 9 Replies | 2 Followers

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2
kirinhn Posted: 11-30-2007 6:03

 Em rất thích bài này, có bác nào có bản nhạc không cho em xin với! Em có down file từ youtube về nhưng chất lượng không được tốt lắm. Không biết bài này có nằm trong đống bác Lee down từ trang huain về không, nếu có file gốc bác cho em xin được không ạ. File em down về chuyển qua avi thì chỉ có 13 MB thôi. Thanks các bác trước!

[Youtube:L_soae20uUk]

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
"Đại Mạc", bác rùa hổng biết có note bài này ko vậy? Trước đây anh em cũng có bàn về bài này :http://damsan.net/forums/thread/708.aspx
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
"Đại Mạc" sáng tác và biểu diễn Mã Dị, Nhạc hỏng có Sad
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

  Vậy chắc em phải mò nốt thôi vậy. Bác sáo trúc đã thổi bài này bao giờ chưa cho em xin ít kinh nghiệm.

  Bài này ông ấy dùng sáo Sol trầm thì phải?
 

 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui chưa thổi bài này bao giờ, không có nhạc nên làm biếng ký âm. Trong video Mã Dị dùng sáo sol trầm là đúng rồi bác (sáo C TQ).
Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
Muốn thổi bài "Đại Mạc", chưa bàn về kĩ thuật ngón, thì cũng phải tập truyền hơi trước đã. chưa truyền hơi được thì không thể nào tạp được bài này.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

langtu:
Muốn thổi bài "Đại Mạc", chưa bàn về kĩ thuật ngón, thì cũng phải tập truyền hơi trước đã. chưa truyền hơi được thì không thể nào tạp được bài này.

Cảm ơn bác langtu đã nhắc nhở, em thử tập qua cũng thấy không đơn giản như mình tưởng. Đúng là không phải mọi thứ cứ thích là được!

Kỹ thuật truyền hơi thì trong video bác saotruc đã hướng dẫn rồi, nhưng các bác cho em hỏi kỹ thuật truyền hơi chỉ để dùng trong một số bài khó (như bài "Đại Mạc") hay là có thể áp dụng vào những bài bình thường? Ý em là với một bài bình thường nếu đã đủ hơi để thổi thì kỹ thuật truyền hơi có ích gì cho bài đấy không, làm thổi hay hơn chẳng hạn? Bác saotruc đã tập được kỹ thuật này rồi, bác có thường xuyên dùng đến nó không vậy?   

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui thì dùng kỷ thuật chuyền hơi mọi lúc mọi nơi, nếu thấy hết hơi mà cần thổi tiếp thì chuyền thôi. Hoặc có những đoạn mình có thể thổi được nhưng cần ngân rung mà lúc đó hơi yếu, hiệu quả thấp thì chuyền hơi để đẩy tiếp luôn hơn nữa là cũng để rèn dũa kỹ thuật này thường xuyên luôn, chứ để lâu thì làm rất dễ hư. Hơn nữa cũng giúp chúng ta không phải hớp hơi nhiều làm xấu hình ảnh khi biểu diễn.
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 2

 Xin hỏi bác saotruc thêm vài câu nữa.

Khi thổi tiêu nhiều khi em bị đuối hơi ở cuối câu. Vậy em nên tập trung tập cho hơi khoẻ lên trước hay là nên tập truyền hơi để khắc phục yếu điểm này?

Trong phần hướng dẫn bác có nói kỹ thuật truyền hơi nên kết hợp với láy ngón hoặc dùng ở những chỗ thay đổi độ cao của nốt, vậy kỹ thuật này có thể dùng khi đang rung hơi không, nhất là rung bằng bụng? Em hỏi cây này vì nghĩ khi truyền hơi thì phải phình bụng ra để hít thêm không khí vào, như vậy sẽ rất khó rung hơi bằng bụng.

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Đối với tiêu, tui nghĩ chúng ta nên tập cho hơi khỏe lên, dài ra. Vì một số lý do sau: Tiêu khó chuyền hơi hơn sáo rất nhiều cho nên miễn cưỡng chuyền hơi thì cũng được nhưng làm cho ta không thoải mái thả hồn vào bài nhạc nhất là nhạc tiêu. Chuyền hơi cho tiêu rất dẽ bị hư mà nhạc tiêu thường có những note kéo dài nên chuyền hơi thì càng khó hơn. Lúc chuyền hơi thì chúng ta không dùng các kỹ thuật về lưỡi, bụng , ngực hay cổ được (nếu có ai làm được thì tui chưa thấy, riêng tui không làm được) tức là lúc chuyền hơi không thể đánh lưỡi, ngân rung hay reo, nếu được thì có thể rung hơi bằng cơ miệng hay dùng kỹ thuật chỉ chấn âm. Tuy nhiên thời gian chuyền hơi rất ngắn, sau khi chuyền hơi xong thì dùng được ngay các kỹ thuật kia được ngay cho nên chọn thời điểm để chuyền hơi trong một bài nhạc là rất quan trọng. Vì thế tập cho hơi khỏe là tốt nhất, tuy nhiên phổi người có hạng nên cũng phải biết kỹ thuật chuyền hơi để đối phó trong vài trường hợp. Lúc chuyền hơi thì không phải do ta phình bụng mà không rung hơi bụng được mà là lúc chuyền là lúc bạn dùng cơ vòm miệng ép lại để đẩy hơi trong đó ra. Vì thế lúc này đường giao thông từ cổ xuống phổi không còn nên từ cổ trở xuống có làm đươc gì đi nữa cũng không còn tác dụng. Còn việc đánh lưỡi hay reo lưỡi trong lúc ép cơ vòm miệng thì chắc là rất khó và không làm đuợc mà cũng không quá cần thiết để làm. Vì vậy không theo tui nghĩ, chúng ta nên chú tâm việc tập cho hơi khỏe và biết cách chọn thời điểm lấy hơi thích hợp hơn là nhất thiết tập được chuyền hơi.
Page 1 of 1 (10 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems