Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Thang Âm Trong Dân Ca Cổ
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, nhất là Dân Ca Cổ dùng thang âm 5 cung bực mà ta thường gọi là "âm giai ngũ cung". Ðó là thang âm : Do Re Fa Sol La.Nhưng có những câu hát (hay bài hát) Việt Nam chỉ nằm trong những thang âm ít cung bực hơn, làa) thang âm nhị cung Fa Dob) thang âm tam cung Fa Do Solc) thang âm tứ cung Fa Do Sol Re
* Nhị Cung Fa Do, qua câu :
Hát Nói trong Hát Ả ÐàoHồng hồng tuyết tuyết Fa Fa Do DoMới ngày nào chẳng biết cái chi chi Do Fa Fa Fa Do Do Do Do...
Nói Sử trong Hát Chèo Ngày hôm qua tôi ra đường gặp gái Fa Do Do Do Do Fa Fa DoTôi trở lại về không Do Do Do Fa Do...
Thể đảo của Fa Do là Do Fa :
Hò trong Hò Hò TaHò dô ta Do Fa FaLà hò dô ta Do Do Fa Fa...
À ạ ơi trong RU CONÀ ạ ơi Do Do Fa...
* Tam Cung Fa Do Sol có 3 Dạng. Dạng đầu là Fa Sol Do :
Hò Huế À à ơi Fa Sol Do...
Dạng Do Fa Sol được dùng trong hầu hết các trò chơi của nhi đồng :
Tập Tầm VôngTập Tầm Vông Do Do FaTay nào không Fa Do FaTay nào có Fa Do SolTập tầm vó Do Do SolTay nào có Fa Do SolTay nào không Fa Do Fa...
Oẳn Tù Tì (One Two Three)Oẳn tù tì Do Do DoRa cái gì Fa Sol DoRa cái nầy Fa Sol Do...
Chơi Ði TrốnCùm nụm cùm niên Do Do Do FaTay tí tay tiên Fa Sol Fa FaÐồng tiền chiếc đũa Do Do Sol SolHốt lúa bà bóng Sol Sol Do SolĂn trộm trứng gà Fa Do Sol DoBà xa bà xít Do Fa Do SolCon rắn con rít Fa Sol Fa SolThì ra tay này Do Fa Fa Do
Trẻ con Pháp nắm tay hát chơi cũng dùng Tam Cung, Dạng Do Fa Sol :Entrez dans la ronde Fa Fa Fa Sol Fa DoEntrez dans la ronde Fa Fa Fa Sol Fa Do...
* Tứ Cung Fa Do Sol Re là thang âm được dùng khá nhiều trong Dân Ca Cổ Việt Nam :
Hò Ru Con (Huế)Chiều chiều ra đứng Sol Do Re FaBờ sông Sol DoMuốn về quê mẹ Sol Do Re SolMà à không Sol Do FaCó y đò Do Re Do...
* Ngũ Cung Do Re Fa Sol La, đối với dân ca thế giới, được coi như là đã có đầy đủ cung bực và quãng âm để xây dựng một nền nhạc lẫy lừng của Thời Trung Cổ (trong đó có nhạc cổ truyền Việt Nam). Nhưng âm nhạc của nhân loại, tùy theo nhu cầu của những quốc gia không ở chung một khu vực địa dư, không có chung một nền văn hóa, đã đi theo những tiến trình riêng biệt. Nhạc Âu Tây không ngưng lại ở Nhạc Ngũ Cung. Nó bước khỏi nhạc điệu thức (modal) để tiến tới nhạc chủ thể (tonal) với âm giai 7 cung (diatonic), rồi còn đi vào con đường nhạc vô thể (atonal) với thang âm 12 cung (dodecaphonic).
Dân Ca Cổ Việt Nam, khi tới giai đoạn ngũ cung, đã có 5 Dạng do các thể đảo mà ra :1) Trước hết là Dạng hay Thể I được dùng trong điệu ru con miền Bắc. Nét nhạc chỉ nằm gọn trong chuỗi 5 cung Do Re Fa Sol La, không ra khỏi Thể hay Dạng này, cũng như không thiếu một cung nào trong 5 cung đó :
Ru Con (miền Bắc) :Cái ngủ mày ngủ cho a à lâu La Sol Fa Fa Fa La Sol Fa Re Do Do Re FaMẹ mà đi cấy y y a Fa Fa Sol La La Sol FaRuộng sâu chưa a về Re Do Fa Fa Re Do...
2) Tới Dạng (Thể) II, khởi sự từ cung Re, Ngũ Cung Việt Nam có nét nhạc giống như "Re minor" của Âu Tây : Re Fa Sol La Do (Re). Ta thấy nó trong điệu Ngâm Sa Mạc.3) Tới Dạng hay Thể thứ III của ngũ cung là : Fa Sol La Do Re. Nét nhạc đó là nét nhạc của câu mở đầu cho bài Lý Con Cò.4) Tiếp tục nghiên cứu các Dạng của ngũ cung, ta thấy nét nhạc của bài Lý Ngựa Tây nằm trong Dạng hay Thể IV của Ngũ Cung : Sol La Do Re Fa.5) Dạng cuối cùng của ngũ cung là La Do Re Fa Sol. Ta thấy Dạng IV đó trong một bài hát miền Bắc là Con Cú Rũ.
Chuyển Hệ Trong Dân Ca Cổ
Nghiên cứu kỹ càng nhạc cổ truyền Việt Nam, ta sẽ thấy trong một số bài dân ca có sự di chuyển từ hệ thống ngũ cung Do Re Fa Sol La qua hệ thống Re Mi Sol La Si khiến cho người chỉ học nhạc chủ thể (tonal music) tưởng rằng đó là nhạc 7 cung (diatonic) vì thấy tất cả cung bực Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, SI hiện ra...
Ví dụ bài Cây Trúc Xinh có hai câu nhạc. Câu đầu nằm trong hệ thống ngũ cung Do Re Fa Sol La với dạng Re Fa Sol La Do :
Cây trúc xinh Re Sol Fa ReTang tình là cây trúc mọc Re Do La, La Do Re, Re Do Sol LaQua lới nọ như bờ ao Re Fa Re La Do La Do ReChị Hai xinh La Do Re...
Qua tới câu sau thì ta thấy lòi ra cung Si :
Tang tình là chị Hai đứng Re Do La La Si La ReÐứng đứng nơi nào Re Si La ReQua lới xinh cùng xinh Sol La Re Si La Sol La...
Ta phải hiểu rằng nét nhạc đã chuyển từ hệ thống ngũ cung Re Fa Sol La Do qua một hệ thống khác khởi sự từ cung Re, là hệ thống Re Mi Sol La Si.
Một bài hát được dùng trong Hát Ả Ðào, bài Chuốc Rượu, có tới ba lần chuyển hệ, dù nó chỉ là một câu lục-bát ngắn ngủi :
Câu lục : Tay tiên chuốc chén rượu đàoCâu bát : Ðổ đi thời tiếc, uống vào thời say...
Câu lục được chia đôi ra. Nét nhạc của bốn chữ "Tay tiên chuốc chén" nằm trong ngũ cung Sol La Do Re Mi. Hai chữ "rượu đào" tiếp theo được đổi qua ngũ cung Re Mi Sol La Si. Thêm vào câu hát là 2 chữ của câu bát, được hát với 2 chữ lót : "Nói rằng đổ đi". Nhạc chuyển qua ngũ cung Do Re Fa Sol La. Tiếp tục là nửa trên của câu bát "đổ đi thời tiếc" , nét nhạc trở lại ngũ cung Sol La Do Re Mi. Rồi với 2 chữ "uống vào", nét nhạc lại chuyển qua Re Mi Sol La Si. Bài hát kết thúc với những chữ còn lại của câu bát, có thêm câu lót "Á ru tình ru" với nét nhạc chuyển qua Do Re Fa Sol La.
Sự Biến Hình của Ngũ Cung Việt Nam
Chúng ta đã biết qua sự hình thành của một thang âm. Nhạc ngũ cung của Việt Nam cũng như của nhiều dân tộc trên thế giới, nói chung là loại nhạc ra đời vào thời Trung Cổ và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, là sự ngưng lại Nhạc Ngũ Cung. Nghệ thuật âm nhạc ở Âu Tây phát triển tới Nhạc 7 Cung (rồi sau này, tới Nhạc12 cung) và với nhạc thuật "chuyển cung, hòa âm, đối âm..." trở thành loại Nhạc Không Lời với hình thức "nhạc giao hưởng" (symphonic).
Nhạc ngũ cung Việt Nam thì được phát triển với hiện tượng "chuyển hệ" (chuyển từ một hệ thống ngũ cung này qua một hệ thống ngũ cung khác). Nhưng dân ca, dân nhạc Việt Nam không ngưng lại ở đó. Sau khi thang âm ngũ cung được thành hình, đã có một sự biến hình của thang âm đó.
Hơi, Ðiệu
Sự biến hình đó là : một số cung bực trong thang âm không còn đứng y nguyên một chỗ nữa, khiến cho ta phải gọi là "thang âm lơ lớ" (non precise), đối với lỗ tai của người quen nghe nhạc được xây dựng trên âm giai đã được "điều hòa" (tempered). Vì trong nhạc Việt Nam có thêm "thang âm lơ lớ" ngoài "thang âm ngũ cung đúng" cho nên trong quá trình phát triển của nền âm nhạc dân tộc, chúng ta đã có những cái tên "Ðiệu Bắc, Ðiệu Nam, hơi ai, hơi oán" vân vân...
Trong nhạc cổ truyền Việt Nam ta thấy có những bài bản nằm riêng trong từng điệu tùy theo công dụng của nó :* Ðiệu Bắc : diễn tả niềm vui vẻ.* Ðiệu Nam : diễn tả sự buồn rầu.* Ðiệu Nhạc : diễn tả sự uy nghi, vẻ trang nghiêm.
Mỗi Ðiệu lại có thêm một hơi để nhấn mạnh tình cảm.* Ðiệu Bắc, hơi Khách = pha trộn điệu Tầu vào.* Ðiệu Nam, hơi Xuân = diễn tả sự bâng khuâng.* Ðiệu Nam, hơi Ai hay Oán = diễn tả sự buồn thảm.* Ðiệu Nam, hơi Ðảo = từ Ðiệu Nam đảo qua Bắc.
Sở dĩ Nhạc Ngũ Cung Việt Nam đã có được những hơi, điệu khác nhau như vậy, đó chính là nhờ ở sự biến hình của thang âm ngũ cung. Sự biến hình của thang âm được thể hiện như sau :* Nếu là Ðiệu Bắc thì vị trí các cung bực trong thang âm đứng y nguyên, không thay đổi.* Nếu là Ðiệu Nam, hơi ai hay hơi oán thì 2 cung bực trong thang âm bị "non đi" hay "già hơn", nghĩa là bị giảm đi hoặc tăng lên, tuy nhiên không trở thành một "nốt giảm" (bémol) hay một "nốt thăng (sharp)" như trong nhạc lý Âu Tây.
Cung bực yếuCung bực mạnh
Những nhạc học gia chuyên khảo về nhạc ngũ cung đã cho rằng trong một hệ thống 5 cung bực như Do Re Fa Sol La chẳng hạn, có những và những "cung yếu".Cung Do (âm gốc) = mạnh.Quãng 5 của nó, cung Sol = mạnh.Cung Re và cung La = yếu.Cung Fa (âm bán-gốc) = lúc mạnh, lúc yếu.
Cung bực mạnh thì vững vàng, không thay đổi vị trí. Cung bực yếu thì bị cung mạnh khống chế, thu hút, do đó đã bị cung mạnh ở dưới kéo xuống trở thành non đi... hoặc bị cung mạnh ở trên hút lên thành ra già đi, cao độ không những không còn ở vị trí cũ nữa mà còn lửng lơ không nằm nhất định ở một bán-cung hay 1/4 cung trên hay dưới...
Sau đây là sự so sánh giữa một thang âm đúng và hai thang âm lơ lớ cùng với sự áp dụng vào ba bài hát lý của ba Miền nước Việt.* Ngũ cung mà Ðiệu Bắc thường dùng là một ngũ cung đúng, các cung bực có cao độ nhất định không thay đổi : Do (mạnh) Re (yếu) Fa (mạnh) Sol (mạnh) La (yếu)...* Ngũ cung Ðiệu Nam hơi Ai là một ngũ cung lơ lớ, các cung yếu bị cung mạnh thu hút, hoặc lên, hoặc xuống. Cung Re non đi. Cung Fa già đi. Cung La bị hút xuống : Do - Re non - Fa già - Sol - La non...* Ngũ cung Ðiệu Nam hơi Oán là ngũ cung lơ lớ, các cung yếu bị hút lên, cung Re trở thành Mi. Cung Fa bao giờ cũng vuốt lên Sol. Cung La, trong hơi ai đi xuống thì bây giờ đi lên, có khi còn vươn gần tới Sib nữa : Do - Re già gần thành Mi - Fa già - Sol - La có khi thành Si non...
Ba Ðiệu Lý Con Sáo
Một câu ca dao về "con sáo sang sông" đã trở thành ba bài hát lý ở ba miền. Và ở mỗi miền, nhạc điệu đi theo với qui luật về "hơi, điệu" của địa phương.Lý Con Sáo Bắc thì có một "ngũ cung đúng", nghĩa là các cung bực trong ngũ cung không thay đổi vị trí. Các quãng âm giữ y nguyên cao độ của mình.Lý Con Sáo Huế thì được hát với Ngũ cung Ðiệu Nam hơi Ai, trong đó những cung yếu bị cung mạnh hút lên hay hút xuống. Cung La và cung Fa như bị cung Sol thu hút thành ra lơ lớ. Cung Re cũng không đứng nguyên chỗ. Các cao độ trong ngũ cung ngoại trừ những cung Do và Sol, không còn đứng trong vị trí cố định nữa.Lý Con Sáo Miền Nam hát theo điệu Lý Lu Là thì nằm trong ngũ cung điệu Nam hơi Oán. Những cung bực bị hút xuống bây giờ lại bị hút lên. Cung Re vươn lên Mib hay Mi thường. Cung La ở trong hơi Ai bị kéo xuống thì bây giờ vươn lên vị trí cũ.
Theo Phạm Duy – Khái quát về Dân nhạc, Dân ca Việt Nam
ÂM GIAI NGŨ CUNG VIỆT NAM
___1 cung__ __1.5cung_ __1 cung__ __1 cung__ __1.5 cung_
/ \ / \ / \ / \ / \
Sol
La
Do
Re
Mi
Si
Fa#
Fa
Do#
SIb
DO
MIb
FA
SOL
LAb
La#
RE
Âm đầu là âm chủ, sau đó theo quy luật : 1cung, đến 1.5 cung, 1 cung, 1 cung, rồi 1.5 dể qua cao độ sau. tức là 1 cung, đến 1.5 cung, rồi 2 cung, rồi 1.5 cung
Bàn về Nắm vững được thang âm và điệu thức trong âm nhạc truyền thống Việt nam – (Bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải.)Trong âm nhạc Việt Nam không phải chỉ có một số giai điệu có sẵn rồi người đời sau chỉ đặt lời để làm thành một bài nhạc mới.Truyền thống dân ca Quan Họ ở tỉnh Bắc Ninh (cách Hà nội vài mươi cây số) từ ngàn xưa tới nay cho thấy một sự phong phú về sáng tác bài bản sau mỗi kỳ tranh tài vì theo truyền thống này phải sáng tác bài mới để mới có hy vọng thắng giải sau một cuộc thi hát. Do đó, từ một số bài cổ, số bài mới đã lên tới gần 1.000 bài . Viện âm nhạc Hà nội đã xuất bản cách đây hai năm một quyển sách ghi thành nốt nhạc cả mấy trăm bài cho thấy sự phong phú và óc sáng tạo của người dân quê . Ngoài ra Viện âm nhạc Hà nội đã tàng trữ gần cả 100.000 bài hát dân gian thu vào băng nhựa từ hơn 40 năm và trong tương lai rất gần có thể nghe được qua hệ thống xếp loại vi tính (data base).Trong dân ca có rất nhiều điệu Lý, Hò (cả mấy trăm điệu tùy theo vùng , địa phương rải rác khắp Bắc Trung Nam) . Nhiều quyển sách về Lý và Hò đã được nhà nghiên cứu Lư Nhất Vũ viết thành sách .Trong cổ nhạc miền Nam , còn được gọi là đàn tài tử, trong vòng hơn 100 năm , từ một số bài bản cố định của Ca Huế đưa vào Nam , số bài bản đã tăng thật nhanh . Ngay trong cãi lương , bài bản đã được sáng tác theo các loại tuồng : tuồng tàu, tuồng la mã, tuồng Nhựt, tuồng Ấn, tuồng xã hội, tuồng kiếm hiệp, tuồng hồ quảng , vv… Tính ra cũng hơn 100 bài được viết ra trong thế kỷ 20 . Đặc biệt là bản Vọng cổ là một sáng tác đặc thù của miền Nam . Từ bài « Dạ cổ hoài lang » nhịp 2 do ông Sáu Lầu viết ra vào năm 1918 đã được biến chế ra nhịp 4, rồi nhịp 8, 16 (do cố nghệ sĩ Năm Nghĩa hát trong thập niên 30) , 32 (do cố nghệ sĩ Út Trà Ôn được mệnh danh là vua Vọng cổ trình bày đầu thập niên 50) .Sau này có một số nghệ sĩ thử nhịp 64, 128 nhưng không mấy được quần chúng ưa thích .Nếu muốn sáng tác một ca khúc tân nhạc vẫn mang màu sắc dân tộc và đừng bị nhạc Tây phương hay nhạc Á châu khác ảnh hưởng tới thì điều trước tiên là người viết nhạc phải có một căn bản vững chắc về nhạc cổ dân tộc và phải am tường các thang âm điệu thức Việt Nam . Phải có số vốn căn bản đó thì mới có thể tránh khỏi bị rơi vào thế giới nhạc ngoạiNắm vững thang âm điệu thức là như thế nào ?Trong thang âm Việt Nam hoàn toàn chỉ có ngũ cung ( 5 nốt nhạc trong một bát độ)Có 5 thang âm không bán cung căn bản :1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – DoNgoài ra còn có những thang âm đặc thù như thang âm vọng cổDo – Mi b+ - Fa – Sol – La – DoThang âm Sa MạcDo – Mib+ - Fa – Sol – Sib – DoTrong nhạc sắc tộc Gia Rai , Ba-Na vùng Cao nguyên Trung phần có một thang âm ngũ cung có bán cungDo – Mi – Fa – Sol – Si – DoVề điệu thức phải biết rõ thế nào là điệu Bắc, điệu Nam , các hơi Xuân, Đảo, Ai, Oán, Nhạc , vv…để diễn tả những lúc vui, buồn, sầu muộn, đau đớn, thư thái , vv…Rồi phải biết thêm về chuyển hệ như thế nào , tức là phối hợp hai thang âm ngũ cung trong một bài nhạc để làm cho dòng nhạc thêm khởi sắc mà không lạc vào nhạc Tây phương .Điều chót phải nhớ là muốn hấp thụ tất cả những điểm nêu trên đây là phải nghe nhạc dân tộc thật nhiều . Càng nghe nhiều thì các giai điệu cổ truyền mới bắt đầu thấm vào người, nhập vào huyết quản , thì lúc đó sáng tác nhạc mới có màu sắc nhạc dân tộc rất dễ dàng .Một số nhạc phẩm của Phạm Duy thoát từ dân ca như các ca khúc trong “Con Đường Cái Quan”, các bản “Em Bé Quê”, “Vợ Chồng Quê”, “Bả Mẹ Quê” , “Tình Ca”, “Ngày Trở Về”, vv.. các nhạc phẩm của Xuân Lôi Xuân Tiên như “Khúc Hát Ân Tình” (hay còn gọi là “Tình Bắc Duyên Nam”), của Trịnh Hưng như “Lối Về Xóm Nhỏ”, “Em Yêu”, ba bài nhạc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương , “Ai Ra Xứ Huế” của Duy Khánh, vv….GS TS Trần Văn Khê đã phổ nhạc trên bài thơ “Đi Chơi Chùa Hương” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp hoàn toàn dựa trên thang âm ngũ cung .Vài dòng giải thích làm cách nào có thể viết một bài nhạc không bị lai căng.
TÌM HIỂU ÂM GIAI NGŨ CUNG VIỆT NAM
Theo tìm hiểu và đọc các bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải, bài viết về các dây đàn tranh:của bạn Sáo trúc, và xem các clip về nhạc Tây nuyên của dân tộc Jarai, tôi biết được vài thang âm và cố tìm ra các quy luật của nó. Nay biết được chút ít, xin mạo muội chia xẻ cùng các bạn.
Quy luật các thang âm ngũ cung : chỉ có 5 nốt
A-/ thang âm căn bản : 1 cung; 1.5cung; 1cung; 1 cung 1.5cung
B-/ thang âm vọng cổ : 1.5 cung+ 1cung-, 1 cung 1 cung 1.5cung
C-/ thang âm sa mạc : 1 cung; 1.5cung+ 1 cung- ; 1 cung; 1.5cung
D-/ thang âm tây nguyên : 2cung; 0.5cung; 1cung; 2cung; 0.5cung
A-/ Tìm hiểu thang âm căn bản
Trong bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải có nói về thang âm ngũ cung
“Có 5 thang âm không bán cung căn bản :1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do”
Để ý rằng thang âm ngũ cung Việt nam căn bản sẽ có kết cấu :
1 cung; 1.5cung; 1cung; 1 cung; 1.5cung
Do đó , nếu sắp xếp lại 5 thang của giia1o sư đưa ra, thực chất chỉ là 1 thang với các nốt âm giai chủ khác nhau:
Do đó :
có thể viết lại là Sòl – la- do – re – mi : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt sol (Âm giai sol). Tthang âm này ở miền nam hay dùng cho các cây đàn tranh. Cụ thể các cây đàn tranh ở Cung văn hoá lao động của cô Thuý Hoan đều lên theo thang này
lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Do (Âm giai Do). Thang âm này ở miền Bắc hay dùng cho các cây đàn tranh. Sách của Sơn Hông Vỹ, “ Tự học đàn tranh”, hướng dẫn lên dây đàn tranh theo thang này.
3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Docó thể viết lại là Fa- sol – Sib- do – re : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Fa .(âm giai Fa).
4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Docó thể viết lại là : Sib- do – Mib – Fa - Sol : lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Sib .(âm giai Sib ).
5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do
có thể viết lại là : Mib – Fa – Lab – Sib – Do: lúc này thang âm sẽ tuân theo đúng quy luật thang căn bản : 1 cung; đến 1.5cung; đến 1cung; đến 1 cung; đến 1.5cung với âm chủ là nốt Sib .(âm giai Mib ).
Tóm tắt lại ta có bản sau :
bắc,quảng
đảo
solb
reb
Sib
nam
B-/ Tìm hiểu thang âm vọng cổ :
Quy luật thang vọng cổ : 1.5 cung+; 1cung-, 1cung-, 1 cung 1.5cung
Ở đây các bạn thấy xuất hiện nốt bán cung cộng (Mib+) : có nghĩa là nốt mi giáng, nhưng hơi cao hơn mi giáng một chút.
Xem bài viết của Giáo sư Trần Quang Hải và bạn Sáo trúc có giới thiệu 2 thang vọng cổ. Các bạn sẽ thấy rằng : 2 thang này đều tuân theo quy luật trên với 2 chủ âm khác nhau :
1.5cung + 1cung - 1cung 1cung 1.5cung
Mi b+
Sib+
Từ đó, ta có thể lên dây 1 thang âm vọng cổ bất kỳ âm giai nào, miễn là nó tuân theo quy luật này.
C-/ Tìm hiểu thang âm sa mạc:
Quy luật của thang âm sa mạc : 1 cung; 1.5cung+, 1cung-, 1cung ,1.5cung
Ở đây các bạn cũng sẽ thấy xuất hiện nốt bán cung cộng (Sib+) : có nghĩa là nốt si giáng, nhưng hơi cao hơn si giáng một chút.
1cung 1.5cung + 1cung - 1cung 1.5cung
C-/ Tìm hiểu thang âm Tây nguyên :
Quy luật thang âm tây nguyên : thứ tự : 2cung; 0.5cung; 1cung; 2cung; 0.5cung
2cung 0.5cung 1cung 2cung 0.5cung
do
re
fa#
sol
do#
mi
sol#
la
si
re#
fa
sib
la#
Ở đây các bạn sẽ thấy xuất hiện các nốt cách nhau có lúc tới 2 cung:
- Thang do giáo sư Trần Quang Hải giới thiệu là: Do – Mi – Fa – Sol – Si – Do . (nằm ở dòng đầu bảng trên .)
Các bạn xem clip về đàn T’rưng do Tih Chram biểu diễn sẽ thấy, cây đàn đo theo thang âm này.
http://www.youtube.com/watch?v=WylsJVt1abc&eurl=http%3A%2F%2Fdamsan%2Enet%2Fforums%2Fthread%2F28789%2Easpx&feature=player_embedded
- Thang do sáo trúc giới thiệu là : Sol – Si - Đo - Re - Fa#- Sol. (nằm ở dòng thứ 5 bảng trên)
- Thang do thầy Sơn giới thiệu trong clip về buổi off của anh em miền Bắc dịp vừa rôi chính là thang : Si – Re# - Mi – Solb –La –Si, vẫn tuân theo quy luật trên (nằm ở dòng cuối)
http://www.youtube.com/watch?v=8BaFA-pnyfc&feature=related
Như vậy nếu bạn làm một cây đàn T’rưng tuân theo quy luật của thang âm Tây nguyên, thì chắc chắn nó sẽ ra âm điệu cuả Tây nguyên.
Khi hát dân ca, các bài sẽ tuân theo thang âm căn bản.
Khi muốn hát vọng cổ thì lên dây theo quy luật của thang âm vọng cổ.
Khi muốn thổi sáo đệm cho ngâm thơ điệu sa mạc thì tuân theo quy luật của thang sa mạc.
Ngoài ra còn có thang âm của Nhật vẫn theo dạng ngũ cung, nhưng vì nó không phải là của Việt Nam nên sẽ tìm hiểu trong một dịp khác. Các bạn xem thêm bài viết của nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa trong mục đàn T; rưng để biết thêm về thang âm này.
Chúc các bạn, làm nhạc cụ hoặc lên dây theo sự yêu thích của mình khi biết thêm về quy luật của các thang âm.
Thân ái.
Hôm bữa thấy anh Hưng thổi sáo bầu theo lối ngũ cung Việt Nam (Đô rê fa sol la). Bác có thể chỉ thêm cách thổi ngũ cung theo sáo bầu cò gì khác so với sáo trúc 6 lỗ thông thường ạ.
Tính mua một cây sáo bầu về nghiên cứu mà không biết chắc nó thổi như thế nào. Cách bỏ ngón lối sáo bầu có gì khác với sáo trúc 6 lỗ không?
Mong bác chỉ giáo thêm?
Thang âm thứ nhất thường dùng ở dàn giữa của đàn T'rưng 3 dàn gồm 3 quãng 8 như sau :
BDEGA BDEGA BDEGAB tổng cộng 16 ống đàn . theo thang âm này tính theo cung bậc như sau :
B lên D = 1 , 5 cung
D lên E = 1 cung
E lên G = 1 , 5 cung
G lên A = 1 cung
Thang âm ngũ cung này thể hiện tốt các bản nhạc Hát mừng anh hùng Núp , Suối đàn Trưng , Múa sạp (dân ca Thái tây bắc ) ...vv
Thang âm ngũ cung thứ 2 hay dùng :
B lên D# = 2 cung
D# lên E = 0, 5 cung
E lê nG# = 2 cung
G# lên A = 0, 5 cung
Thang âm này thể hiện lên là ra giai điệu Em là hoa pơ lang
E
Như trên tôi đã giới thiệu góp phần bàn về ngũ cung Việt nam , thang âm tây nguyên trên đàn T'rưng . Bây giờ tôi xin góp phần nói về Ngũ cung...trên sáo H'mông . Ở đây tôi cứ lấy ví dụ ở cây sáo H'mông giọng đô ( C ) :
Trên cây sáo H'mông trầm giọng đô trưởng chỉ có thể chế được các nốt Đồ Rề Pha Son (C D F G ) , còn giọng thứ thì có các nốt Đồ Mib Pha Son (C Eb F G ) .
Trên cây sáo H'mông đô trung thì có thể thể hiện cả đô giọng trưởng và giọng đô thứ trên 1 cây sáo . Cây sáo này gồm có những nốt : nốt thấp nhất là nốt Sòn1 ( G1 ) , nốt này tôi gọi là lỗ số 0 , vì không có ngón tay nào bấm mở vào lỗ đó . Tính thứ tự từ lỗ số 0 lên lỗ tiếp theo là lỗ nốt Đồ ( C ) bấm mở bằng ngón út bàn tay phải , tôi gọi là lỗ số 1 . Tiếp theo là lõ số 2 cho âm Rê ( D ) , lỗ số 3 (mở 1 lỗ đó cho âm Mi giáng ( Eb ) , lỗ số 4 cho âm Pha ( F ) . Lỗ số 5 bấm mở bằng ngón áp út bàn tay trái ra âm Son2 ( G2 ) Lỗ số 6 bấm mở bằng ngón giữa bàn tay trái (btt ) ra âm La ( A ) . Lỗ số 7 bấm mở bàng ngón trỏ (btt , khi bấm bịt lỗ số 6 và lỗ số 8 lại ) thổi ra âm Si giáng ( Bb ) . Lỗ số 8 bấm mở bằng ngón cái ( btt ) khi mở hết các lỗ từ lỗ số 1 đến lỗ số 8 thổi ra âm Đô2 ( C2 ) . Như vậy sáo H'mông đô trung như trên khi thể hiện giọng trưởng gồm các nốt theo thang âm ngũ cung như sau : G1 C1 D F G2 A C , và khi thể hiện giọng thứ theo thang âm ngũ cung gồm các nốt G1 C1 Eb F G2 Bb C2 .
Chính vì theo thang âm ngũ cung trưởng , thứ nói trên nên các bản nhạc viết cho sáo H'mông cũng chỉ dựa vào các nốt như trên mà thôi
Sáo H'mông giọng trung có thể chế các nốt ở gam Đô trưởng và gam Dm trên một cây sáo . Ứng dụng cây sáo trên để chế ra cây sáo đô cao ( cách đô trung 1 quãng 8 ) Gồm các nốt : G1 C D F G2 A C D .
Thang âm ngũ cung trên đàn T'rưng tây nguyên giọng thứ cũng giống cũng giống giọng thứ của sáo H'mông : B D E G A và G Bb C Eb F ( 1,5 cung + 1 cung + 1,5 cung +1 cung )