Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Phải bỏ đi tự ti, mặc cảm...
GS Trần Văn Khê (Ảnh: Tuổi Trẻ)
GS Trần Văn Khê vẫn có thể nhắn tin điện thoại, sử dụng máy tính tốt (Ảnh: Bùi Dũng)
"Nếu chúng ta không bắt đầu từ bây giờ..." * Theo ông thì giờ chúng ta thay đổi có kịp hay không, để bớt đi hào nhoáng mà thực sự có sự rung động của con tin? - Kịp là kịp với ai và kịp lúc nào? Nếu tất cả các tầng lớp đều đồng lòng: chính quyền đưa ra những hỗ trợ đúng, nghệ nhân tự hào về nghề của mình, người học muốn học, quần chúng ủng hộ, tất cả tôn vinh cổ nhạc. Nếu bắt đấu như thế từ ngay bây giờ thì 20 năm sau mới có kết quả. Chứ không phải trong ngày một ngày hai mà có sự thay đổi ngay được. Nếu chúng ta không bắt đầu từ bây giờ thì thế hệ này sẽ phải chịu trách nhiệm vì đã làm mất đi những cái hay cái đẹp mà cha ông chúng ta đã chắt chiu. Vậy chúng ta có tội với tổ tiên. * Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, thưa giáo sư? - Người mẹ ru con là cho đứa con giáo dục âm nhạc đầu tiên, đưa một nét nhạc vào, đưa một bài thơ vào tiềm thức nó. Nếu đứa trẻ nghe những thứ nhạc không đâu vao đâu thì khi lớn lên nó cũng thành quen tai, cứ thế tự nhiên tai nghe của nó sẽ hỏng. Không thể trách đứa trẻ được. Tất cả tại môi trường. Đây là căn bệnh mãn tính rồi. Hơn nữa trẻ con phải hát bài trẻ con, nó thương mẹ, thương thầy, nó chơi nu na nu nống chớ không có nghĩ đến "thương bộ đội". Mấy thứ đó để lớn hãy dạy nó, lúc nhỏ hãy để cho nó hát những bài trẻ con. Không thể để cho những người học theo phong cách phương Tây sáng tác theo cách nói của người lớn rồi nhồi vào óc đứa nhỏ. Chúng ta phải làm cho dân chúng thấy quý trọng những người hát và chơi cổ nhạc. Làm cho dân chúng có một tư tưởng khác tức là không coi thường những người chơi cổ nhạc. Không để họ bị nhìn nhận dưới góc nhìn là những người nhà quê, mà đó là những người giữ gìn hồn quốc gia. Rồi dân chúng phải có cái nhìn hãnh diện chúng ta là người Việt Nam thì phải tìm hiểu ta là có cái gì trước chứ không thể âm nhạc dân tộc cũng không biết mà đi tìm hiểu rock, rap, swing…
Có trân trọng thì mới biết tự hào
GS Khê đọc báo Xuân Kỷ Sửu 2009
"Giờ thương mại hóa nhiều thì phải lợi dụng nó..." * Theo ông, tại sao nhạc dân tộc ở Việt Nam hiện tại lại không có sức sống như nhạc trẻ và cần làm gì để nó có được sức sống ấy? - Trả lời một vài câu thì e là khó nói hết. Nhạc trẻ là cái gì mới lạ, cái gì hào nhoáng và dễ nghe, dễ nhớ dễ chơi nhưng cũng dễ bỏ. Nó là một thú chơi chứ không phải là một nghệ thuật. Âm nhạc Việt Nam mới là một nghệ thuật để phụng sự chứ không phải là một thứ để người ta bán, nhưng tiếc là bây giờ nó đã bị người ta bán trong các nhà hàng hay trên mấy du thuyền. Cái đó không phải là môi trường cho nghệ thuật. Chính sự mất đi tiếng ru điệu hò đã làm cho người ta quay lưng lại với âm nhạc dân tộc.
"Cách tiếp thị âm nhạc Việt Nam tới người dân cũng như tới du khách không khó"
- Cảm ơn giáo sư Trần Văn Khê! Kính chúc ông năm mới mạnh khỏe, tinh anh để tiếp cống hiến cho văn hóa truyến thống Việt Nam.
Bùi Dũng.
vnn.vn