Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-96.ttvn?v=h0rgdjckbzgvznwwiigb
trong này có mấy thông tin rất là đáng wan tâm đây!
Damsan'father: http://www9.ttvnol.com/forum/f_377/450092/trang-96.ttvn?v=h0rgdjckbzgvznwwiigbtrong này có mấy thông tin rất là đáng wan tâm đây!
Tiếng sáo của chàng mang lời của những bản tình ca dân gian từ ngàn đời truyền lại và mang lời của những bài ca cách mạng nói về tình yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết dân tộc, truyền thống chống giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống mới. Để rồi sáng ra, khi mặt trời lên, mọi thứ trở nên tươi mới, lòng người thanh thản, tự tin, tràn đầy tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm, sống, lao động và học tập say sưa hơn, hiệu quả hơn. A Đôi chẳng phải là người xa lạ mà chính là người con của dân tộc này, sinh ra từ đất này. Chàng sinh năm 1960. Cha chàng là du kích bị địch bắt và giết hại. Chàng được cách mạng nuôi dưỡng từ nhỏ, cho ra Bắc học tập và đào tạo, trưởng thành. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, chàng được tham dự các khóa học chính quy tại Thủ đô Hà Nội về âm nhạc, báo chí, chính trị, là cử nhân báo chí, cử nhân chính trị. Chàng làm phóng viên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; Chuyên viên văn phòng UBND tỉnh; Phó Tổng biên tập báo Đảng tỉnh; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh và Bí thư Huyện ủy Kon Rẫy...
Chàng có người vợ đẹp và hiền thảo là cô giáo Y Hồng Hà, con gái một chiến sĩ công an nổi tiếng kiên cường, dũng cảm ở Bắc Tây Nguyên trên trận tuyến bảo vệ an ninh Tổ quốc trong những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu tiễu trừ bọn phản động Fulro, giữ gìn an ninh thôn bản. Tuy bận rộn công tác, nhưng vào các ngày thứ bẩy, chủ nhật, lễ, tết, chàng thường tranh thủ về quê thăm bà con. Mỗi lần về, bà con lại được chàng cung cấp thêm nhiều điều bổ ích, từ cung cách làm ăn, tổ chức sinh hoạt theo nếp sống văn minh đến các việc hệ trọng khác như học hành, chữa bệnh, vui chơi, giải trí, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Bà con thương yêu chàng. Người già lấy chàng làm tấm gương để dạy bảo con, cháu. Người trẻ coi chàng là hình mẫu để noi theo.
Đảng ủy, chính quyền xã Đăk Xao phối hợp với phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đăk Tô tập hợp, khuyến khích mọi người sử dụng các nhạc cụ truyền thống, góp phần làm cho đời sống âm nhạc trong làng xã ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Không kể các cụ già có vốn âm nhạc từ trước, từ một vài nghệ nhân trẻ ban đầu, đến nay, xã Đăk Xao đã có hơn 30 thành viên biết sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống, trong đó có cây sáo trúc. Mỗi khi nghe tiếng sáo, mọi người lại nhớ đến chàng và gọi đó là “tiếng sáo A Đôi”.