Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
em nghe nhiều người nói về đinh thìn , là người thổi sáo tài hoa, mà không biết ông ấy vì chưa gặp lần nào, mà hình như ông ấy còn dạy sáo trung quốc hay sao ấy, phải không các bác!
em tìm có mỗi nguyễn đình nghĩa được gọi là sáo thần, có khi nào ông ấy là học trò của bác ấy không nhỉ?
mà hình như ông ấy còn là thầy của hồng thái, đức liên , ttt, đỗ lộc hay sao ấy...
các bác có biết tin gì về ông ấy không ? có tài liệu nói ông ấy là trẻ chăn trâu mà sao biết thổi hay như vậy? các bác cho em ít thông tin để em tìm ông ấy nhé. cảm ơn các bác
.
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu
Mình cũng vốn chưa biết tới Đinh Thìn , nhân câu hỏi của bạn , mình google và tìm đc 1 số thông tin :
- Đinh Thìn vốn là trẻ chăn trâu , đc đoàn văn nghệ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương phát hiện và đem về bồi dưỡng . Sau này ông nằm trong đoàn văn nghệ của N.V.Thương chuyên phục vụ khi bác Hồ tiếp khách nước ngoài .
- Ông cải tiến cây sáo 6 lỗ thành 10 lỗ ..
- Thời của ông phương tiện truyền thông nghèo nàn , người ta chỉ có thể nghe qua phát thanh hay mấy cuộn cassestte quý . Tuy nhiên tiếng sáo của ông vẫn vang danh khắp nơi .
- Gia đình con cháu ông cũng tiếp bước con đường nghệ thuật , bảo tồn âm nhạc dân tộc .
Hơ , mình biết đc tới nhiu đó hà :(
Cảm ơn Bamboo-flute !
trương lương: mà hình như ông ấy còn dạy sáo trung quốc hay sao ấy, phải không các bác!
mà hình như ông ấy còn dạy sáo trung quốc hay sao ấy, phải không các bác!
Đinh Thìn làm gì có tư cách mà dạy Trung Hoa sáo trúc, nói năng phải cẩn thận chứ! Điều này tôi nói ra là sự thật, không có ý khích bác hay chê bai gì cả, đề nghị admin và mod tôn trọng bài viết của tôi.
i'm chinese: nói năng phải cẩn thận chứ!
nói năng phải cẩn thận chứ!
Bác ấy chỉ hỏi "hình như" thôi mà , có khẳng định hay tuyên bố gì đâu mà bác hằn học thế . Có khi bác ấy nghe ở đâu đó , không biết nên mới lên đây hỏi để biết thì sao .
i'm chinese:Đinh Thìn làm gì có tư cách mà dạy Trung Hoa sáo trúc, nói năng phải cẩn thận chứ! Điều này tôi nói ra là sự thật, không có ý khích bác hay chê bai gì cả, đề nghị admin và mod tôn trọng bài viết của tôi.
Muốn tụi tui tôn trọng bài viết của bác, trước hết bác phải tôn trọng diễn đàn của tụi tui trước . Bác là người Trung Quốc, xin mời ra khỏi diễn đàn nếu phát ngôn bừa bãi.
Đinh Thìn làm gì có tư cách mà dạy Trung Hoa sáo trúc, nói năng phải cẩn thận chứ!
Nếu bác là người Hoa thì tôi thấy mình thật may mắn xiết bao khi không phải chung dòng chung giống với bác. Nghe cái cách bác phát ngôn sao mà tôi lại cảm thấy thật tự hào vì mình là người Việt Nam, là con cháu Lạc Hồng.
@ Trương Lương : Khi viết về danh từ riêng, đề nghị bạn viết hoa theo quy ước của ngữ pháp tiếng Việt ( Đã nhắn tin trong hộp thư riêng của bạn, nhưng không thấy bạn sửa nên phải viết ra đây). Khi bạn không viết hoa tên của những người này, nhất là để tỏ lòng tôn trọng những người mình ngưỡng mộ, bản thân tôi thấy bạn không tôn trọng những người đọc bài của bạn, nên cứ thấy ngắc ngứ khi muốn trả lời cho bạn. Mong bạn hiểu.
@ I’m Chines : Nếu nói về dạy sáo trúc Trung quốc, thì ở Damsan, bạn Sáo trúc, bạn Tiêu kiếm giang hồ, cũng đã đủ tư cách dạy cho tôi được rồi, vì kiến thức của bạn ấy về sáo Trung quốc nhiều hơn tôi, dù tôi có lớn tuổi hơn 2 bạn ấy. Trong việc này, e rằng, bạn dùng chữ “đủ tư cách” chưa đúng. Điều đó nghe như rằng bạn muốn miệt thị bác Đinh Thìn, vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người mình trò chuyện, dù là trên diễn đàn, nói thêm ra là bạn thiếu lòng tự trọng.
Còn đây là diễn đàn của những người yêu âm nhạc, bạn đưa chuyện hằn học vào đây làm gì. Vả lại, hình như bạn không phải là người Trung Quốc, mà có khi là người Việt, hình như bị ai đó trên diễn đàn này nói điều gì đó không vừa ý, rồi mượn nick nghe như người Trung Quốc mà nói năng cay cú. Bạn còn dùng chữ “nói thật”, mà với cái giọng điệu miệt thị những người có công với đất nước như bác Đinh Thìn, e rằng điều này bạn sẽ không được đón tiếp trên diễn đàn này nữa. Tôi nghĩ admin sẽ có cách gìn giữ để diển đàn không bị những chuyện như cái dăm đâm vào tay này nữa. Thêm nữa,cái ý tứ của bạn như muốn gây chia rẽ giữa 2 dân tộc, làm những người trên diển đàn phẩn nộ đối với người Hoa, điều này tôi nghĩ những người có trách nhiệm về pháp luật sẽ không bỏ qua. Bạn nên chọn cho mình một cách tham gia tích cực, có lợi cho mọi người hơn là làm cái chuyện nguy hiểm ấy.
Tôi có chút ít về những điều thu thập được, xin chia xẻ cùng các bạn.
Đinh Thìn, Nguyễn Đình Nghĩa là những người thôỉ sáo cự phách của Việt Nam.
Trước năm 1975 Đinh Thìn là người nổi tiếng ở miền Bắc, Nguyễn Đình Nghĩa là người nổi tiếng ở miền Nam. Sau năm 1975, nghe tiếng nhau, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, Đinh Thìn và Nguyễn Đình Nghĩa có gặp nhau trao đổi như Văn Cao và Trịnh Công Sơn gặp nhau vậy. (Sau đó tình bạn này hình như còn được truyền tiếp cho hậu duệ của 2 bên, hình như hiện nay họ vẫn thỉnh thỏang liên lạc với nhau). Nguyễn đình Nghĩa thiên về phong cách miền Nam : chậm, buồn. Đinh Thìn thiên về phong cách bắc : nhanh, vui.
Nói về Đinh Thìn, từ khi là trè chắn trâu bác ấy đã thổi sáo rất hay. Vô tình, một hôm tiếng sáo lọt vào tai của một nghệ sĩ trong nhạc viện, thế là cuộc đời bác ấy thay đổi, trở thành người trong Nhạc viện . Tiếng sáo của bác ấy gây hưng phấn vui tươi cho bao nhiêu lớp trai trẻ thanh niên trong chiến tranh cũng như thời bình. Bác ấy đã đem tiếng sáo Việt Nam đi biểu diển khắp 30 nước trên thế giới, làm lay động con tim hàng triệu khán giả khắp năm châu bốn bể, ở đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. Tiếng sáo của bác ấy đã vang vọng suốt chiều dài thơi gian trong những thập kỷ vừa qua. Nghệ sĩ Đỗ Đình Liên, hình như là học trò của bác ấy.
Bác ấy là thần tượng của những người ngưỡng mộ sáo trúc như tôi.
Nói về Nguyễn Đình Nghĩa, ông là người có công quảng bá tiếng sáo trúc ở miền Nam trước 1975 qua những cuốn sách ông viết. Ông học nhạc chính quy, và đam mê sáo trúc, dành trọn cuốc đời cho nó. Trước ông, ở miền Nam, việc thổi sáo đa số chỉ dạy theo lối truyền miệng, và các nốt nhạc theo âm giai ngũ cung : hò, xự, xang, xê, cống. Và chỉ dạy theo những người còn sót lại trong cung đình Huế, hoặc trong các bộ phận nghi lể của các tôn giáo, còn ở ngòai đời thường, chủ yếu là đam mê rồi thự học. Trong sách của ông có chỉ cách làm sáo Sol và giới thiệu về hệ thống nhạc lý như như nhãc lý được dạy trong các trường học, đó là nét mới về cách dạy sáo thời bấy giờ. Ông có thiên tư về âm nhạc, nghe bài Phụng Vũ một lần qua một nghệ nhân cung đình, rồi về nhớ và ký âm, sáng tác lại. Dĩ nhiên không đúng 100%, nhưng cái thần của con phụng đang muá vẫn có. Sau này, khi nhã nhạc cung đình Huế được khôi phục lại, có bài Phụng Vũ, tuy có khác. Nhưng qua đó, thấy được lòng đam mê và thiên tư về âm nhạc của ông. Nghe nhạc của ông, thấy ông thổi thiên về nhạc có tiết tầu chậm, chỉ có 2 bài độc tấu nhanh là Phụng vũ và Thần Triều. Sau này có thêm những bài nhanh của miền bắc như Lý hòai nam, chim poongkle… Tiếp cận sáo Mèo, ông cũng nhanh chóng sử dụng được và thuyết phục người nghe qua tiếng sáotuyệt vời của ông. Có người gọi ông là sáo thần, tôi nghĩ ngòai việc ông thổi hay, còn có công quảng bá sáo trúc theo lối dạy phương tây qua những cuốn sách của ông. Không biết học trò ông còn mấy người và có phát huy được những đóng góp của ông không. Năm 1975 tôi có được cuốn sách của ông, lúc đó quả thật tôi mừng như mình nhận được bí kíp, tôi coi ông như người sư phụ âm thầm mà xa xôi của tôi.
Có một người nỗi tiếng trên các nhạc phổ độc tấu sáo trúc nữa là Ngọc Phan, nhưng sao tài liệu về bác này khó quá không biết kiếm ở đâu. Đối với các nhà sách hiện tại, chiều nào tôi cũng đọc ít nhất 1 tiếng đồng hồ từ mấy năm nay, nhất là sách về nhạc mà vẫn kiếm không ra. Mong có ai biết chỉ giúp.
Còn những nghệ sĩ khác như Đổ Lộc, Trần Thanh Trung, Triệu Tiến Vựơng… là họ trò của ai, mong có lúc được ai đó viết ra để mọi người cùng biết .
Nguyen Tan: Tôi có chút ít về những điều thu thập được, xin chia xẻ cùng các bạn.Đinh Thìn, Nguyễn Đình Nghĩa là những người thôỉ sáo cự phách của Việt Nam. Trước năm 1975 Đinh Thìn là người nổi tiếng ở miền Bắc, Nguyễn Đình Nghĩa là người nổi tiếng ở miền Nam. Sau năm 1975, nghe tiếng nhau, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, Đinh Thìn và Nguyễn Đình Nghĩa có gặp nhau trao đổi như Văn Cao và Trịnh Công Sơn gặp nhau vậy. (Sau đó tình bạn này hình như còn được truyền tiếp cho hậu duệ của 2 bên, hình như hiện nay họ vẫn thỉnh thỏang liên lạc với nhau). Nguyễn đình Nghĩa thiên về phong cách miền Nam : chậm, buồn. Đinh Thìn thiên về phong cách bắc : nhanh, vui. Nói về Đinh Thìn, từ khi là trè chắn trâu bác ấy đã thổi sáo rất hay. Vô tình, một hôm tiếng sáo lọt vào tai của một nghệ sĩ trong nhạc viện, thế là cuộc đời bác ấy thay đổi, trở thành người trong Nhạc viện . Tiếng sáo của bác ấy gây hưng phấn vui tươi cho bao nhiêu lớp trai trẻ thanh niên trong chiến tranh cũng như thời bình. Bác ấy đã đem tiếng sáo Việt Nam đi biểu diển khắp 30 nước trên thế giới, làm lay động con tim hàng triệu khán giả khắp năm châu bốn bể, ở đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt. Tiếng sáo của bác ấy đã vang vọng suốt chiều dài thơi gian trong những thập kỷ vừa qua. Nghệ sĩ Đỗ Đình Liên, hình như là học trò của bác ấy.Bác ấy là thần tượng của những người ngưỡng mộ sáo trúc như tôi. Nói về Nguyễn Đình Nghĩa, ông là người có công quảng bá tiếng sáo trúc ở miền Nam trước 1975 qua những cuốn sách ông viết. Ông học nhạc chính quy, và đam mê sáo trúc, dành trọn cuốc đời cho nó. Trước ông, ở miền Nam, việc thổi sáo đa số chỉ dạy theo lối truyền miệng, và các nốt nhạc theo âm giai ngũ cung : hò, xự, xang, xê, cống. Và chỉ dạy theo những người còn sót lại trong cung đình Huế, hoặc trong các bộ phận nghi lể của các tôn giáo, còn ở ngòai đời thường, chủ yếu là đam mê rồi thự học. Trong sách của ông có chỉ cách làm sáo Sol và giới thiệu về hệ thống nhạc lý như như nhãc lý được dạy trong các trường học, đó là nét mới về cách dạy sáo thời bấy giờ. Ông có thiên tư về âm nhạc, nghe bài Phụng Vũ một lần qua một nghệ nhân cung đình, rồi về nhớ và ký âm, sáng tác lại. Dĩ nhiên không đúng 100%, nhưng cái thần của con phụng đang muá vẫn có. Sau này, khi nhã nhạc cung đình Huế được khôi phục lại, có bài Phụng Vũ, tuy có khác. Nhưng qua đó, thấy được lòng đam mê và thiên tư về âm nhạc của ông. Nghe nhạc của ông, thấy ông thổi thiên về nhạc có tiết tầu chậm, chỉ có 2 bài độc tấu nhanh là Phụng vũ và Thần Triều. Sau này có thêm những bài nhanh của miền bắc như Lý hòai nam, chim poongkle… Tiếp cận sáo Mèo, ông cũng nhanh chóng sử dụng được và thuyết phục người nghe qua tiếng sáotuyệt vời của ông. Có người gọi ông là sáo thần, tôi nghĩ ngòai việc ông thổi hay, còn có công quảng bá sáo trúc theo lối dạy phương tây qua những cuốn sách của ông. Không biết học trò ông còn mấy người và có phát huy được những đóng góp của ông không. Năm 1975 tôi có được cuốn sách của ông, lúc đó quả thật tôi mừng như mình nhận được bí kíp, tôi coi ông như người sư phụ âm thầm mà xa xôi của tôi.Có một người nỗi tiếng trên các nhạc phổ độc tấu sáo trúc nữa là Ngọc Phan, nhưng sao tài liệu về bác này khó quá không biết kiếm ở đâu. Đối với các nhà sách hiện tại, chiều nào tôi cũng đọc ít nhất 1 tiếng đồng hồ từ mấy năm nay, nhất là sách về nhạc mà vẫn kiếm không ra. Mong có ai biết chỉ giúp.Còn những nghệ sĩ khác như Đổ Lộc, Trần Thanh Trung, Triệu Tiến Vựơng… là họ trò của ai, mong có lúc được ai đó viết ra để mọi người cùng biết .
Cảm ơn anh Nguyễn Tân cho các bạn trẻ sau, biết thêm chi tiết về 2 danh sáo của Việt Nam . Hôm nay mới thấy bài viết của anh
Xin nói thêm 1 chút về 2 danh sáo Việt Nam , mà tôi biết được
- Bác Đinh Thìn, thì tôi biết lúc còn nhỏ, sau 1975... Thật sự bác và ông thân tôi biết nhau khỏang năm 72, khi 2 miền đất nước còn chia đôi, 2 phái đoàn Văn Nghệ Miền Nam và Miền Bắc trình diễn (tôi không nhớ chính xác là năm nào và trong trường hợp nào - Thời gian quá lâu , mà lúc đó còn nhỏ). Hai ông đã gặp vào thời điểm đó và rất mến mộ nhau.
- Ngay khi năm 75, Đoàn Trung Ương vào Nam trình diễn, là bác Đinh Thìn lập tức đi tìm Nguyễn Đình Nghĩa ngay. Họ vui mừng vô cùng khi được gặp lại.
- Bác đến với món quà cho cậu em trai nhỏ cây đàn guitar làm quà - Với cây đàn bác tặng, cậu em mình sau nầy chơi Rock với ngón nhanh, và làm phần đệm cho gia đình trình diễn với ngón bấm hợp âm thích hợp cho nhạc ngũ cung.
- Những lúc đoàn vào Miền Nam là bác Đinh Thìn đến, cả ngày 2 danh sáo ngồi bên nhau bàn luận về âm nhạc – Sáo.
- Có một kỷ niệm không quên - Vào thời điểm đó, những năm sôi động với phong trào văn nghệ quần chúng - Phường, nơi gia đình trú ngụ, có đến nhờ nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa, giúp cho 1 tiết mục để làm cho phong trào văn nghệ sôi động. Đêm hôm đó bác Đinh Thìn từ ngoài Bắc vào , ông lập tức đến sân khấu diễn (trong một hội trường) . Ông muốn được tham gia 1 tiết mục cùng với ông thân. Hai danh sáo của đất nước hôm đó không giàn nhạc đệm - Tiếng Sáo của 2 ông cao bay vút , tiếng sáo hay vô ngần, 2 ông thổi một cách xuất thần, ban nhạc nghe ngẩn ngơ, cả hội trường im phăng phắc, mọi người im lặng lắng nghe, rót từng giọt âm thanh. Hôm đó sau tiết mục của 2 ông, khán giả ùa lên, các bạn trẻ vây chặc, và mọi người vây chung quanh 2 ông và tíu tít
- Bác Đinh Thìn là một nghệ sĩ lớn của đất nước - Gia đình tôi rất quí trọng và yêu mến ông không những tài nghệ, mà còn về tư cách, nhân cách của ông đối với đời với người. Ông quả là một nghệ sĩ đúng theo cách nói là nghệ sĩ chân chính- nghệ sĩ lớn của đất nước
- Gia đình chúng tôi còn gặp ông - đó là lần cuối cùng khi ông qua trình diễn bên Mỹ ở Virginia.
- Khi anh Tùng học trò của ba về Việt Nam, cho biết bác đã mất . Ông thân tôi vô cùng đau xót và sửng sốt (tôi còn nhớ ông thường nói rằng ông rất thương và yêu mến bác Đinh Thìn - người bạn nghệ sĩ, tâm hồn đẹp, chân thật - Họ gặp nhau, bằng tấm lòng của người nghệ sĩ, yêu âm nhạc dân tộc, yêu tiếng sáo và cùng mong muốn phát triển nhạc cụ và tình bạn họ thắm thiết, kính trọng tài nhau)
Thôi thì trong một cõi an lạc, họ đã gặp lại nhau rồi.
Anh Nguyễn Tân, cho biết một thông tin chính xác lắm:
- Thời của thập niên 60. Nền Âm Nhạc, Tân Nhạc VN.còn phôi pha, việc dạy nhạc chỉ có dạy truyền miệng thôi và viết note nhạc bằng âm giai ngũ cung Hò ,Xự ,Xang, Xế, Công, Liếu
- Được học trường Tây từ nhỏ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Nghĩa nghĩ rằng phương pháp truyền miệng chỉ có thầy bên cạnh dạy, .. Thế thì nếu không có thầy, tự học, hoặc thầy chết rồi, có nghĩa là không còn truyền lại được cho thế hệ sau. Ông quan niệm là mỗi người có những ngón láy riêng, nếu không truyền lại cho hoc trò, thì khi chết đi không còn để lại gì cho người sau. Với quan niệm đó, trong phong cách sống, ông sẳn sàng truyền lại những gì ông biết được, dù không phải là học trò, ông cũng chỉ dẫn tận tình - Tôi thấy nhiều người dù không phải học trò, đến nhà hỏi cách làm sáo, khoét , ông chỉ dẫn và truyền lại kinh nghiệm của mình làm - Cho nên , cuốn sách dạy sáo bằng phương pháp nhạc lý là nét mới, điểm son của thời đó, đa số những người chơii sáo thời đó là đam mê và tự học - Ông tự tìm cách bõ ngón cho các note sao khi lên các note cao
- Năm 1963, Miền Nam Việt Nam dự định sẽ đưa phái đoàn âm nhạc qua Intrenational Festival cuả các đảo Á Châu - Lúc đó, làm sao mà có bài nhạc viết cho Sáo độc tấu, Ông xin 1 nghệ nhân bài Phụng Vũ, và chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Trên con đường về nhà , ông nhớ mang máng giai điệu và viết phát triển thành bài độc tấu sáo Phụng Vũ, năm đó ông 19 tuổi
- Ông có đôi tai tinh tường, ông khoét sáo, làm đàn T'rưng, đo cột hơi , bằng tai … Thời đó làm gì có máy đo âm thanh… Mỗi lần mấy chị em lên giây đàn, phải cầu cứu đôi tai tài hoa của ông … Sau nầy có máy đo, quả thật, độ đo đúng chính xác vô cùng
- Một điểm là, ông có ngón đặc biệt - Bài nhạc ở tone nào , ông cũng có thể thổi theo được, các ngón với nhiều thăng giáng, ông thổi cũng dễ dàng
Bây giờ chúng ta có đủ phương tiện đề học và nghe nhạc - XinTri ân những bậc cha chú đi trước mở đường cho thế hệ sau
- Nói thêm ... Minh Hà con gái bác Đinh Thìn dễ thương vô cùng (hậu duệ chúng tôi, vẫn liên lạc nhau )
Cảm ơn bài viết của anh Nguyễn Tân rõ ràng về Sáo thời điểm những năm 60
Thân mến-
Xin trả lời bác Tân là . chuthoong ở nha trang có 1 số bản nhạc dân ca của Ngọc Phan. chuyển soạn cho sáo trúc. còn các tác phẩm của Ngọc Phan
.về âm nhạc thì em không biết nhưng về nghiên cứu lí luận âm nhạc. văn chương, dân ca... thì hiện nay NXB đã tổng hợp thành 1 bộ 5 quyển. rất dày.
có ở phía trong cùng . nhà sách Nguyễn Văn Cừ trên đường CMT8