Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
"Dị nhân" của đại ngàn Biệt danh dị nhân của đại ngàn gắn liền với anh Rơlan Đệ nhiều năm qua. Hễ làng có hội là anh phải góp vui vài tiết mục. Trên tay chỉ có một ít chiếc lá nhỏ, vậy là đủ để anh khiến mọi người rơi vào cảm giác hồng hoang của buôn làng hay một vài điệu vũ vui nhộn qua tiếng kèn lá đầy mê hoặc. Có lẽ vì tiếng kèn lá quá "ngọt", Rơlan Đệ nghiễm nhiên có được biệt danh đầy vinh danh và yêu quý của người làng Bùa. Rơlan Đệ nhớ lại: mình học thổi kèn lá từ khi tóc còn khét mùi nắng. Lúc đó trong làng có già Puih Hyong mù mắt, chân tay bị dị tật. Ông sống một mình lặng lẽ trong một căn lều nhỏ ở bìa làng. Nhưng Yàng phú cho ông biệt tài thổi kèn lá. Tiếng kèn lá của ông mỗi đêm trăng khuya nghe não nề... Lâu lâu ông gọi một vài người trong làng thường đi săn tới để dẫn ông vào rừng. Sau đó ông lấy lá thổi tiếng nai, hoẵng con. Bọn nai, hoẵng tưởng con gọi liền chạy tới và bị dính đạn. Thịt săn được, ông chỉ lấy một phần nhỏ đủ dùng bữa, còn lại đem chia cho làng... Bọn trẻ trong làng tới xin học nhưng ông đều lắc đầu, chỉ chọn một vài đứa mà ông cảm thấy được. Mình là một trong những "đệ tử" hiếm hoi của ông. Năm 1978, ông bị Fulro đón đường bắt treo cổ khi đi thăm người bà con ở xã Ia Lâu (Chư Prông) vì chúng thù ông hay báo tin cho cán bộ. Rơlan Đệ với tay hái lá thổi một bản nhạc nghe thật buồn. Mắt ngân ngấn, anh bảo rằng đây là bài dân ca Ru con của người Jrai mà thầy Puih Hyong từng dạy. Ảnh: T.TrRơlan Đệ không thể nhớ nổi bao nhiêu bằng khen, huy chương trong các kỳ văn nghệ, hội diễn; vì cứ hễ... cầm lá đi thi là anh lại có giải, mà giải cao hẳn hoi. Nhiều bài hát cách mạng, dân ca ba miền Bắc, Trung, Nam cứ vậy ngọt ngào tuôn chảy qua tiếng kèn lá của "dị nhân" Rơlan Đệ. Trong ngón kèn lá điêu luyện của Rơlan Đệ có tiếng lao xao của lá rừng, tiếng róc rách của con suối cạn và những bản hùng ca bi tráng của đại ngàn Tây Nguyên. Tiếng kèn thoát khỏi không gian của cái làng Bùa nhỏ bé vùng biên giới. Tiếng kèn lá của anh ngân vang lảnh lót, kiêu hãnh sánh vai cùng "cộng đồng" nhạc cụ của người Tây Nguyên như đàn Tơrưng, Goong... trong những cuộc trình tấu ở buôn làng, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... qua các hội diễn văn nghệ. "Năm nay mình hơn 50 tuổi, sức không còn như thời trai tráng nên tiếng kèn không còn khỏe nữa. Chỉ thỉnh thoảng thổi chơi thôi!" - Rơlan Đệ nói.
"Dị nhân" của đại ngàn
Biệt danh dị nhân của đại ngàn gắn liền với anh Rơlan Đệ nhiều năm qua. Hễ làng có hội là anh phải góp vui vài tiết mục. Trên tay chỉ có một ít chiếc lá nhỏ, vậy là đủ để anh khiến mọi người rơi vào cảm giác hồng hoang của buôn làng hay một vài điệu vũ vui nhộn qua tiếng kèn lá đầy mê hoặc. Có lẽ vì tiếng kèn lá quá "ngọt", Rơlan Đệ nghiễm nhiên có được biệt danh đầy vinh danh và yêu quý của người làng Bùa.
Rơlan Đệ nhớ lại: mình học thổi kèn lá từ khi tóc còn khét mùi nắng. Lúc đó trong làng có già Puih Hyong mù mắt, chân tay bị dị tật. Ông sống một mình lặng lẽ trong một căn lều nhỏ ở bìa làng. Nhưng Yàng phú cho ông biệt tài thổi kèn lá. Tiếng kèn lá của ông mỗi đêm trăng khuya nghe não nề... Lâu lâu ông gọi một vài người trong làng thường đi săn tới để dẫn ông vào rừng. Sau đó ông lấy lá thổi tiếng nai, hoẵng con. Bọn nai, hoẵng tưởng con gọi liền chạy tới và bị dính đạn. Thịt săn được, ông chỉ lấy một phần nhỏ đủ dùng bữa, còn lại đem chia cho làng... Bọn trẻ trong làng tới xin học nhưng ông đều lắc đầu, chỉ chọn một vài đứa mà ông cảm thấy được. Mình là một trong những "đệ tử" hiếm hoi của ông. Năm 1978, ông bị Fulro đón đường bắt treo cổ khi đi thăm người bà con ở xã Ia Lâu (Chư Prông) vì chúng thù ông hay báo tin cho cán bộ. Rơlan Đệ với tay hái lá thổi một bản nhạc nghe thật buồn. Mắt ngân ngấn, anh bảo rằng đây là bài dân ca Ru con của người Jrai mà thầy Puih Hyong từng dạy.
Ảnh: T.Tr
Nghệ sĩ làng Bùa
Nếu cồng chiêng là nỗi ám ảnh nhân sinh truyền đời, kiệt tác của cộng đồng cư dân đại ngàn Tây Nguyên thì kèn lá, trong ý niệm của người bản địa, đơn giản là "quà của Yàng ban!". Nhiều vùng cư dân của một số dân tộc bản địa Tây Nguyên dùng kèn lá để diễn tấu trong những đêm hội làng, đi rẫy hay hòa tấu cùng giàn cồng chiêng...
Rơlan Tình, một nghệ sĩ của đất làng Bùa gắn bó gần nửa thế kỷ với kèn lá ngậm ngùi: "Rừng ngày càng lùi xa khỏi làng. Mình thèm nghe tiếng nai, hoẵng gọi nhau, tiếng côn trùng kêu vang rừng mỗi đêm...". Ngày còn thanh niên, ông cũng là một tay săn thú có tiếng. Thường thợ săn lên đường vào lúc chạng vạng, còn ông lại đi ban ngày. Chiếc lá như có ma thuật qua tiếng kèn của ông đã dẫn dụ bọn thú đến... nộp mạng. "Một hôm mình đang núp trong lùm cây giả tiếng mang con kêu thì nghe tiếng cành khô gãy. Nhìn kỹ xung quanh thì trời ơi, một con hổ to như con bò mộng đang men theo những lùm cây đi đến, cách mình chưa đến 10m. Khi đó, mình đang nằm trong bụi rậm giữa hai chảng cây nhưng không dám bắn vì sợ thiệt mạng, chỉ dám hô to lên cho nó bỏ đi" - ông kể.
Từ khi có lệnh cấm săn bắn thú rừng, tiếng kèn lá giả tiếng kêu muông thú chỉ thổi trình diễn. Già làng làng Bùa là Rơlan Bưn vui vẻ: "Bây giờ mấy đứa trong làng chỉ thổi những bản nhạc của người Jrai, Bahnar, những bài hát cách mạng thôi! Có nhiều đứa còn trẻ cũng đang tập thổi nhưng của Yàng cho mà, chỉ ít đứa thổi hay"... Rơlan Xuân, sau bài kèn lá Cô gái vót chông đầy hứng khởi, thổ lộ: "Tập thổi khó lắm, bỏng rát cả miệng mới nên bài. Nhờ thổi kèn lá hay mà mình được gái làng mê, được vợ đẹp!".
Theo chúng tôi biết, đến nay vẫn chưa có một công trình chỉn chu nào nghiên cứu về kèn lá. Và những thông tin trên mạng mà chúng tôi cóp nhặt được cũng chỉ giới thiệu sơ lược về kèn lá như một trong những nhạc cụ của người Tây Nguyên. Đây có lẽ là một đặc trưng nữa của Tây Nguyên đại ngàn vốn tồn tại nhiều bí ẩn đang cần khảo cứu.
Thiên Trúc
www.thanhnien.com.vn
Có 1 cái lá mà sao làm đc hay wá hông hiểu luôn hix hix .
Đào Hoa Ảnh Lạc Mai Thần Kiếm Bích Hải Triều Sinh Táng Ngọc Tiêu