Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Hơi - Cảm xúc & Sáo

rated by 0 users
This post has 8 Replies | 2 Followers

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
baba33 Posted: 04-23-2008 8:55

em mới bập bõm cái này.mong các bác góp ý nhá

 con người có cảm xúc là do có suy nghĩ. nhiều suy nghĩ cùng loại lập đi lập lại. tạo thành 1 cảm xúc nào đó.

hoặc có khi chỉ cần 1 thông tin bất chợt cũng tạo nên cảm xúc. tự kỉ ám thị là 1 cách tự xây dựng 1 cảm xúc, ( niềm tin , ý chí).

bình thường hơi thở của 1 người khỏe mạnh thì điều hòa . hít vào = thở ra. và với nhịp điệu cũng điều hòa 

khi suy nghĩ buồn , cảm xúc buồn. làm tính chất của hơi thở thay đổi. thời gian hít vào # thời gian thở ra .và nhịp điệu thở trở nên bất thường ( trong thiền, điều hòa hơi thở. để hơi thở trở về bình thường --> tâm lí trở về bình thường )

em thấy khi thổi sáo. tính chất của làn hơi của người thổi tác động. làm người nghe cảm nhận được bản nhạc vui hay buồn. chứ không chỉ riêng giai điệu của bản nhạc

người đang buồn khó thổi bài vui. vì tính chất hơi thở của người đang buồn khác với tính chất của bản nhạc đó. 2 cái đó dao động với 2 nhịp khác nhau

 em hay làm 1 bài tập để  thay đổi  tính chất hơi thở của mình.cùng nhịp với giai điệu, cảm xúc của bản nhạc :

1.làm đầy suy nghĩ của mình bằng những thông tin về bản nhạc.

2.cảm nhận bằng cảm nhận ( không bằng suy nghĩ ) giai điệu của bản nhạc 

 3. nín thở & hô hấp bằng da để điều chỉnh nhịp thở của mình theo giai điệu của bản nhạc

4. thả lỏng và làm thời gian ngừng lại. 

5. bắt đầu thổi với tốc độ thật chậm & làn hơi đều

6. thay đổi dần cường độ và nhịp độ cho = với giai điệu của bài 

hết ạ 

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

HÔm nào tui với bác ngồi bàn thêm vđề này. Có bác Rùa càng hay.

Ko phải là ko ứng dụng đc, nhưng cái căn bản của bác nó xây trên cái nền móng, mà cái đó tui chưa thấy ai có hết.

mà cái căn bản, cái gốc bác đang có, tui cũgn có nghiên cứu qua, nhưng cái tui biết khác bác 1 tí. HÔm nào off học hỏi lẫn nhau. OK chứ ? 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1

okie bác hoangtube ^_

về hơi em cũng biết chắc được 1 chén. hôm nào sang xin bác mấy chén nữa.Cool

thấy các bác hay nói về sự kiểm soát làn hơi. thu tỏa . em thấy thế này:

hồi trước em hay dùng hơi bằng miệng hoặc cổ để thổi. nên hơi không được trong lắm.có khi bị rè ( cả khi đã đặt môi đúng ) đặc biệt là khi chuyển cao độ.

tiếng bị méo.

về tiếng sáo trong em thấy nó bị 4 cái tác động :

1>làn hơi như thế nào.( gồm cường độ, tính chất,đặc điểm.... )

 2> đánh lưỡi đơn chưa chuẩn . nhiều bác không chú ý cái này. kĩ thuật đánh lưỡi đơn tưởng đơn giản. nhưng để làm cho rõ tiếng

và chuẩn cũng mất rất nhiều thời gian. trong khi kĩ thuật này lúc nào cũng dùng. đánh lưỡi đơn thật chuẩn. là bước rất tốt để chuẩn bị cho học đánh staccato và đánh lưỡi kép. khi đánh lưỡi đơn.bác thử chú ý sự dịch chuyển của đầu lưỡi xem. cách nó chạm vào chân 2 răng cửa hàm trên như thế nào

3> độ rộng hẹp của khe giữa môi trên và môi dưới 

4> hình dáng môi trên và môi dưới và hình dáng vòm trong miệng. ( tức các bác chu mỏ như thế nào, hay có phình má không Big Smile  )

 -------------------------------------------------

 

về làn hơi. theo em nên lấy hơi từ bụng. tưởng tượng bụng là 1 cái nguồn chứa đầy hơi. ta có thể bơm hơi lên môi.tưởng tượng hơi đi theo

1 ống thủy tinh hẹp từ bụng lên thẳng miệng 

có nhiều cách bơm hơi . hơi đứt quãng . hơi liên tục. hơi ào ạt. hơi thoang thoảng..... đều là do cách bơm hơi của mình.

có thể là từ đó mà hình thành các cảm xúc vui , buồn, giận hờn, đau khổ chăng

các bác cứ tưởng tượng như mình có 1 cái bơm bong bóng. xịt tay mạnh nhẹ và quan sát quả bóng. phình ra xẹp vào. 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

thay vì mình dùng tay bơm bóng. h dùng suy nghĩ điều khiển cơ hoành để có các cách bơm hơi khác nhau.khi bơm mạnh ta cảm thấy cơ hoành hơi căng . bơm nhẹ thì cơ hoành chỉ  ắt xì 1 cái mà không tạo trạng thái căng cứng lắm

khi thổi tập trung vào cơ hoành xem tính chất dao động của nó như thế nào. tập 1 thời gian thấy rất dễ chuyển cao độ. và hơi thổi sẽ được liên tục mạnh nhẹ tùy ý.

-----------------------------------------

trong yoga có 1 bài tập liên quan đến cái này : tư thế tống hơi ^_^ em xin trình bày với các bác sau nhá. đại khái nó có thể ứng dụng để điều khiển cơ hoành

và 1 số bài tập khác nữa.

và 1 số bài tập về hơi thở cũng có tác dụng điều khiển cơ hoành. khi điều khiển được cơ hoành rồi thì sẽ có được các làn hơi có tính chất khác nhau

nhưng em nghĩ cũng không đơn giản như vậy. giai điệu của 1 bản nhạc rất phức tạp. nên việc điều chỉnh làn hơi cần tập lâu dài.

từ khi em sang đoạn tập hơi thấy có nhiều cái hay lắm ^_^ liên quan tới nhiều mảng

 mong các bác đóng góp nha

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Trước khi tập mấy cái cao siu đó. làm ơn tập dùm tui mấy cái này:

1.cầm cây sáo lên, thổi từng nốt, từ thấp tới cao (cao tới C3 thoai), mỗi nốt tập 1 hơi. Yêu cầu: Vững cao độ, Vững cường độ. tiếng ko bị lúc nhỏ lúc to. ko bị lúc non lúc gìa. Lúc mới thổi ko quá mạnh, lúc gần hết hơi ko quá yếu

2. Cũng như bài 1, nhưng yêu cầu khác: Thổi mạnh hết mức nhưng tiếng ko bị ré, ko bị vượt quá cao độ của nốt (tức là nghe non hơn). Thổi nhẹ hết mức nhưng tiếng vẫn phải nghe rõ ko đứt quãng, ko bị già tiếng.

3. Cũng như bài 1. Nhưng thổi từ nhẹ tới mạnh rồi trở về nhẹ, sao cho lúc mạnh ko ré, lúc nhẹ ko mất tiếng.

4.....Cho 1 tháng tập đó ! 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 150 Contributor
cầm sư cấp 1
hoangtube:

Trước khi tập mấy cái cao siu đó. làm ơn tập dùm tui mấy cái này:

1.cầm cây sáo lên, thổi từng nốt, từ thấp tới cao (cao tới C3 thoai), mỗi nốt tập 1 hơi. Yêu cầu: Vững cao độ, Vững cường độ. tiếng ko bị lúc nhỏ lúc to. ko bị lúc non lúc gìa. Lúc mới thổi ko quá mạnh, lúc gần hết hơi ko quá yếu

2. Cũng như bài 1, nhưng yêu cầu khác: Thổi mạnh hết mức nhưng tiếng ko bị ré, ko bị vượt quá cao độ của nốt (tức là nghe non hơn). Thổi nhẹ hết mức nhưng tiếng vẫn phải nghe rõ ko đứt quãng, ko bị già tiếng.

3. Cũng như bài 1. Nhưng thổi từ nhẹ tới mạnh rồi trở về nhẹ, sao cho lúc mạnh ko ré, lúc nhẹ ko mất tiếng.

4.....Cho 1 tháng tập đó ! 

ayda. em đóng cửa 6 tháng để tu luyện đánh lưỡi đơn. nhịp. ngón và hơi vậy

hông ham hố chi nữa Big Smile 

Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
Tui nghĩ bác 33 nhìn gần gần thôi, nhìn cao quá mỏi cổ, mà anh em damsan chắc cũng ở gần gần thôi, không ngồi cao quá đâu.
Top 100 Contributor
cầm sư cấp 1

Theo tớ thì cảm xúc chẳng cần phải có thêm một điều kiện gì hết cả, giống như nếm một thìa canh chẳng hạn, ngon thì biết ngon, dở thì biết dở, mình chỉ nếm là biết thế thôi. Chẳng suy nghĩ gì nhiều Smile

tôi đam mê và không ngại san sẻ, tôi yêu mọi người trong damsan.net
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
tui cũng vậy. Nghe nhạc nhiều và thời gian là 2 thành phần sẽ nuôi dưỡng cảm xúc.
Quy định của Damsan.net (trích yếu) - Gõ tiếng Việt có dấu. - Đăng bài đúng nơi quy định. - Tuyệt đối không được spam bài. - Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung bài. - Sao chép, trích dẫn phải ghi rõ nguồn bài viết.
Page 1 of 1 (9 items) | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems