Đam San .Net
Diễn đàn yêu âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Việt Nam


Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012.
BQT.

Đại hội test động tiêu!

rated by 0 users
This post has 45 Replies | 3 Followers

Top 10 Contributor
cầm sư cấp 4
saonhua:

bố cáo với bà con là tui có 1 cây tiêu thổi từ C1 tới B3 thiếu mỗi nốt Gb3 mò mãi chẳng ra, thôi kệ nó mệt quá ròi,thật sự thì thổi Gb3 cũng đc nhưng lại phải xài nửa lỗ bằng ngón cái,ko thật hoàn hảo...

 

Làm thêm vài cây rồi công bố bà con xem cho mát mắt đi.

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
music_heal_mysoul:
saonhua:

bố cáo với bà con là tui có 1 cây tiêu thổi từ C1 tới B3 thiếu mỗi nốt Gb3 mò mãi chẳng ra, thôi kệ nó mệt quá ròi,thật sự thì thổi Gb3 cũng đc nhưng lại phải xài nửa lỗ bằng ngón cái,ko thật hoàn hảo...

 

Làm thêm vài cây rồi công bố bà con xem cho mát mắt đi.

tui tưởng tin này giật gân lắm chứ, ai dè chìm như tàu đắm...chắc bác nào cũng đã có tiêu thổi được tất cả thăng giáng từ C1 tới B3 nên coi đây là chuyện bình thường ấy mà...thui, làm mà công bố lên chả ma nào thèm để ý...quê pà cố!

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3

Ngưỡng mộ, ngưỡng mộ! Cho phép tôi hoan hô bạn một cái. Mấy hôm nay tôi không vô mạng, hôm nay mới vô.

Bạn đừng có quê, chịu khó tìm tòi như bạn quả là công phu, Bạn nên hiểu ngược lại : số người chơi tiêu ít quá, nên khi nghe điều này không hình dung được,

 Còn tôi, chơi tới đô 3 là đã cố gắng lắm rôi, nay bạn mò tới si 3, có nghĩa là gần như sáo rồi. Bạn bấm như thế nào? Có thể mô tả hoặc vẽ ra để anh em học hỏi được không?

Không dám ngưỡng mộ bằng hiện vật, sợ múa rìu qua mắt thợ. Xin vỗ tay hoan hô bạn .

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
Nguyen Tan:

 Còn tôi, chơi tới đô 3 là đã cố gắng lắm rôi, nay bạn mò tới si 3, có nghĩa là gần như sáo rồi. Bạn bấm như thế nào? Có thể mô tả hoặc vẽ ra để anh em học hỏi được không?

ủa, saonhua chưa từng biết có cây sáo nào lên được tới si3, nếu ko nói hơn thì thôi chứ sao lại gọi là "gần như" được hả chú Tân. Trong các nhạc khí bộ hơi thì dẫu sao vẫn còn thua flute và shakuhachi nên cũng chẳng có gì là ầm ĩ cả...hiện tại thì thành quả này mới thể hiện trên có 1 cây thôi nên chưa dám đúc kết vội, khi nào mọi thứ chắc chắn dĩ nhiên saonhua cũng chia sẻ cho bà con dân đục đẽo thôi chứ chả dấu diếm làm gì...hì hì, cám ơn chú động viên.

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

Ùi ùi, tui động viên nữa nè ! Tui lúc nào cũng ngưỡng mộ (nịnh) saonhua, nhưng mà tui hỏng tin làm sao mà lên tới Sib 3 chính xác  nhỉ ? Vì một số cây tiêu, nếu thổi mạnh nó lên âm bội mút chỉ lên C4 lun, nhưng bảo đảm là sai tè le hột me !

Tui cần kiểm tra !

Nhưng tui rất hoan hô Saonhua, đừng có wê nhá. mai mốt tui viết bài cho cây tiêu, chơi từ C cho tới C4 lun, ai mún chơi bài đó thì phải nhớ tới doctor sáonhựa ú (đô) nhe !!! 

Đạt được tuyệt đỉnh công phu: thổi sáo ko cần sáo!

[URL=http://www.facebook.com/karmalaw.net[/url]

Top 50 Contributor
cầm sư cấp 3
Tiêu thấp hơn sáo một bát độ. nên khi bạn nói lên tơi B3 là tôi nghĩ là tương tự bát độ của cây sáo. Chỉ nhầm chút xíu, khi nói si3 là nói của tiêu thì qua sáo phải nói là si 2 mới đúng. Bắt giò cái, ác thật. Ngã.
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
hoangtube:

Ùi ùi, tui động viên nữa nè ! Tui lúc nào cũng ngưỡng mộ (nịnh) saonhua, nhưng mà tui hỏng tin làm sao mà lên tới Sib 3 chính xác  nhỉ ? Vì một số cây tiêu, nếu thổi mạnh nó lên âm bội mút chỉ lên C4 lun, nhưng bảo đảm là sai tè le hột me !

Tui cần kiểm tra !

Nhưng tui rất hoan hô Saonhua, đừng có wê nhá. mai mốt tui viết bài cho cây tiêu, chơi từ C cho tới C4 lun, ai mún chơi bài đó thì phải nhớ tới doctor sáonhựa ú (đô) nhe !!! 

độ sai lệch của từng nốt kể cả các nốt thăng giáng trong cây tiêu này là cộng trừ 10% của một bán cung, có nghĩa là 5% của một cung, tui nghĩ chắc ko ai nghe nổi sự sai biệt tới chính xác cỡ vậy nếu trong cả 1 bài nhạc,dĩ nhiên nhạc cụ bộ hơi lúc thổi mạnh thì cao, yếu 1 tí thì thấp, khó thể nào mà chính xác tuyệt đối, cái này tui hỏng mơ, độ ổn định thì tui có thể thổi 30 giây( tại vì thấy ko cần thổi thêm) 1 hơi mà cao độ và cường ko thay đổi, hơi thì nhẹ, đánh lưỡi 1 cái là ra( cái này rùa già nhà ta đã thử với F3) đánh teka các nốt bát độ 3 dễ như sáo kể cả B3, tội 1 cái là chuyền hơi ko được nốt nào hết, và thế bấm khá phức tạp, nhưng tập 1 thời gian chắc cũng quen dần.

theo lý thuyết thì vẫn còn có thể lên thêm C4, nhưng ko lên đc thì thôi chứ sao giờ, để dành từ từ nghiên cứu tiếp.

anh hoangtube mà viết thì viết bài nào chậm chậm nhé, lên trên bát độ ba thế tay thay đổi dữ quá, bấm ko kịp, đang luyện 1 bài chơi toàn bát độ 2, 3 nè, mà chạy ngón khiếp quá, đau cổ tay cả tuần nay. Polonaise của oginsky, bác nào thích thì kiếm về nghe, hay phết,tui nghĩ ai chơi sáo 10 lỗ đều có thể tập bài này lên tối đa tới F3 thôi  http://www.youtube.com/watch?v=Lj16sXnYpOw

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
bài này tui đọc khi bác mới viết đó, do đọc xong chạy mất dép nên đâu có trả lời cho bác được he he he
rockfan22003@yahoo.com
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
saonhua:
music_heal_mysoul:
saonhua:

bố cáo với bà con là tui có 1 cây tiêu thổi từ C1 tới B3 thiếu mỗi nốt Gb3 mò mãi chẳng ra, thôi kệ nó mệt quá ròi,thật sự thì thổi Gb3 cũng đc nhưng lại phải xài nửa lỗ bằng ngón cái,ko thật hoàn hảo...

 

Làm thêm vài cây rồi công bố bà con xem cho mát mắt đi.

tui tưởng tin này giật gân lắm chứ, ai dè chìm như tàu đắm...chắc bác nào cũng đã có tiêu thổi được tất cả thăng giáng từ C1 tới B3 nên coi đây là chuyện bình thường ấy mà...thui, làm mà công bố lên chả ma nào thèm để ý...quê pà cố!

Xin hỏi bạn saonhua, cây tiêu của bạn là loại mấy lỗ bấm vậy? kích thước các lỗ bấm là bao nhiêu và có tương đối bằng nhau hết không?

Tui để ý và thấy rằng các bát độ 2 và 3 có bị ảnh hưỡng bỡi các kích thước khác nhau của các lỗ bấm nhưng không biết có phải do ngộ nhận hay không nữa?

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3
cây này 10 lỗ bình thường như mọi cây khác, lỗ bấm thì cũng có khác nhau đôi chút, dĩ nhiên là mấy lỗ phụ phải nhỏ hơn rồi, mấy lỗ chính thì khác nhau ko đáng kể...lên được si3 là do trúc cứng và có bí mật của hệ thống định âm, cái này tui cũng đang tìm hiểu, chỉ là thí nghiệm, chưa chắc có làm hàng loạt được không.
tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 10 Contributor
đại cầm sư cấp 1
he he , lão nhựa nói đến hệ thống định âm là thoong tui biết liền, he he muốn lêm cao được, ko thể ko quan tâm xem định âm kiểu chi! cái này thoòng tui cũng đã băn khoăn từ mấy tháng nay!
rockfan22003@yahoo.com
Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

còn rất nhiều điều nghiên cứu nữa nhưng mà sức tui có hạn nên cũng ko biết cái công thức định âm phải làm bao nhiêu thí nghiệm để mò ra...dĩ nhiên là của bên trung quốc cũng rất hay nhưng mà đâu thể áp dụng cho tiêu việt triệt để.

bố cáo với bà con thiên hạ thêm 1 công trình nữa của saonhua, đó là kĩ thuật xử lí lòng trong của tui có thể dám sánh ngang với shakuhachi của Nhật, hơn kém thì chắc hỏng dám phân định, nhưng nếu nhật phun keo lòng trong láng bóng thì tui cũng đã có phun keo láng bóng từ lâu, giờ phát triển thêm kĩ thuật đánh bóng lòng trong như gương nhưng ko hề dùng keo....cái này hoàn toàn tự nhiên.

tui sở hữu 1 cây bóng láng tự nhiên bên ngoài, giờ có thêm 1 cây bóng láng (ko phun keo ) bên trong. ao ước 1 ngày có 1 cây có cả 2 điều đó.
 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ

saonhua:
cây này 10 lỗ bình thường như mọi cây khác, lỗ bấm thì cũng có khác nhau đôi chút, dĩ nhiên là mấy lỗ phụ phải nhỏ hơn rồi, mấy lỗ chính thì khác nhau ko đáng kể...lên được si3 là do trúc cứng và có bí mật của hệ thống định âm, cái này tui cũng đang tìm hiểu, chỉ là thí nghiệm, chưa chắc có làm hàng loạt được không.

Đường kính lòng trong cây tiêu là bao nhiêu vậy bạn sáo nhựa? và kích thước các lỗ bấm chính có lớn hơn 10mm không?

Note C2 có thể bấm bằng thế bấm không có ngón cái của tay trái không?

Hehe cây tiêu của tui lên tối đa là A3 thôi nhưng tiếng thì the thé hèn.

 

Top 25 Contributor
cầm sư cấp 3

đk lòng trong 18 mm, lỗ bấm mà to cả phân thì chắc bấm ko nổi, tay tui nhỏ lắm, chừng 7-8 li àh.

cây nào mà chả bấm đc 2 thế, do2 do3 đều vậy mà. lỗ định âm nốt do 1 thế là thổi đc 5 nốt rồi. 

tiêu trúc: nguồn đam mê bất tận
Top 500 Contributor
trung cấp cầm thủ
saonhua:

đk lòng trong 18 mm, lỗ bấm mà to cả phân thì chắc bấm ko nổi, tay tui nhỏ lắm, chừng 7-8 li àh.

cây nào mà chả bấm đc 2 thế, do2 do3 đều vậy mà. lỗ định âm nốt do 1 thế là thổi đc 5 nốt rồi. 

Thiệt ngộ quá, trước đây tui có đọc qua vài tài liệu hướng dẫn trên web làm sao để nới rộng thêm cao độ cho flute, hầu hết các tài liệu đều gợi ý đến làm lỗ bấm lớn cộng với đuòng kính lòng trong ống là từ 20mm trở lên cho flute tone C trầm. Bây giờ được biết cây tiêu của sáo nhựa có kích  thước lỗ bấm và đường kính ống cũng nhỏ mà lên cao tới B3 ngon lành. Tui có một tiêu TQ có đường kính trong cũng khoãng 18mm, định bắt chước bạn phun keo làm bóng lòng trong ống, xem thử các note cao độ có được hay hơn không. Bạn dùng loại keo gì và phải phun keo làm sao để có được độ láng bóng trong lòng ống vậy?

 

Page 3 of 4 (46 items) < Previous 1 2 3 4 Next > | RSS
Copyright 2006 - 2011 by DamSan.Net
Powered by Community Server (Non-Commercial Edition), by Telligent Systems