Bạn đang truy cập vào diễn đàn cũ của Đamsan.Net. Diễn đàn này không nhận đăng kí thành viên mới cũng như bài viết mới kể từ ngày 11-02-2012. BQT.
Tre, Trúc là loại cây được phát triển ở vùng Châu Á, và nhiều nhất phải kể đến Việt Nam, hình ảnh cây tre gần như có sự gắn liền với biểu tượng chung của dân tộc. Tre, Trúc phát triển rất nhanh, từ đồng bằng đến miền rừng núi thâm sâu, như huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá xuyên sang đến Thượng Lào.....
Có khi ta đi tới cả tháng trời, cũng không thoát ra khỏi khu rừng Vằu, Tre, Trúc, Nứa. Đối với người Việt Nam không ít thì nhiều, trong mọi gia đình nhà ai cũng có những vật dụng làm bằng tre, trúc . Tác dụng của nó thì không sao kể xiết, măng để ăn, Tre, nứa, còn là những mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu có gía trị, được các nước phương Tây ưu chuộng, nó vưà đẹp, lại bền, bản thân nó lại dẻo dai , dù thời tiết nóng lạnh tới đâu, nó vẫn tốt tươi trơ gan cùng tuế nguyệt .
Người Việt tha hương dù lưu lạc phương nào, trong mọi gia đình cũng không thiếu được đôi đũa tre, vì nó là vật hành trang hàng ngày trên tay của người Việt khi ăn uống, nó chia sẻ ngọt bùi trong những bữa ăn, dù thanh đạm hay giàu sang, trong tiệc tùng hay những bữa cơm thường nhật, mỗi khi ăn chúng ta đều cần tới nó, Tre, Trúc không chỉ là vật dụng bình thưòng, mà tre, trúc còn có chiều dài và chiều sâu lịch sử trong âm nhạc cổ truyền của dân tộc.
Khi nói tới Tre, Trúc chỉ có những người xa quê hương mới thấm thía ngọn tre, lá trúc khi còn ở quê nhà, vào những buổi trưa hè, khi gió nồm Nam đong đưa lũy tre làng, sự cọ sát thân tre bản thân nó phát ra những tiếng kêu ( kẽo kẹt ) , như tiếng võng năm nào mẹ ấp ủ ru con,
à..à..ơi.. Ru con con ngủ cho ngoan
Mẹ còn bận bịu lo toan ruộng đồng à..ư..à..à..ơi
Mai sau con lớn nên người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ ru...à..ư..à..à..ơi..
Quê người phiêu bạt lãng du
Đừng quên tiếng sáo vi vu sớm chiều
Xa con mẹ nhớ thương nhiều
Cầu mong con được mọi điều bình an à..à.. ơi
Phải chăng những ký ước ngày xưa đang ngược lại với thời gian kỷ niệm, ( Bờ tre, khóm chuối, bụi duối sau hè ) con Diều lơ lửng với tiếng sáo ẩn hiện xa vời, nó để lại những dư âm gần gũi của buổi hoàng hôn phủ trùm lên thôn xóm, tiếng sáo diều vang vang nhè nhẹ bay bồng giữa tầng cao, rồi trầm tư lửng lờ là đà trên những ngọt tre như một sợi tơ vương rơi xuống bao trùm lấy hàng cau, bụi chuối trong buổi chiều hè hay những đêm trăng, dư âm tre trúc của sáo diều quen thuộc ấy, nó cứ quấn quít bên ta nỗi nhớ thương trên mọi nẻo đăng trình…
Thời đại văn minh khoa học đang đẩy lùi những âm nhạc tự nhiên, như muốn trả về cho những âm thanh tự nhiên cho điện tử, bằng máy móc từ phối khí hòa âm để tăng thẩm âm cho lời ca tiếng hát, âm nhạc còn được sử dụng tùy theo ý muốn của con người, lớp trẻ đang thịnh hành với những âm thanh chát chúa, quay cuồng lắc lư điên loạn với những ngọn đèn màu, thì còn đâu những tiếng sáo diều lúc hoàng hôn, hay những tiếng tiêu êm dịu bổng trầm lắng đọng của ngày xưa.
Những người xưa yêu âm nhạc tre trúc, thường thì dùng cách buộc chặt tiêu sáo với con Diều, rồi đưa lên lơ lửng trên chín tầng mây, nhờ gió thiên nhiên thổi vào tiêu sáo để ra tạo âm thanh huyền ảo cho một khoảng không gian rộng lớn, không phải chỉ để cho mình nghe, mà để cho cả làng cả xã nghe, họ vui cái vui chung của mọi nhà, để cùng nghe tiếng ru êm ả nhẹ nhàng trong đêm hè đổ xuống ánh trăng suông.. rồi cùng nhau chung hưởng cái âm thanh kỳ ảo và tấm lòng bao la của người nghệ sy dân gian của quê mình.
Tre, trúc Việt Nam không chỉ là tiêu sáo, mà từ ngàn xưa tổ tiên ta từ miền Thượng cho đến miền quê, cả thượng du cho đến người kẻ chợ, tre trúc không phải chỉ tạo riêng cho tiếng sáo, tiếng tiêu, mà nó còn tạo ra sáo Mèo độc đáo, và tiếng Khèn của các dân tộc miền Tây Bắc. nói tới âm nhạc tre, trúc thì còn nhiều loại hình nhạc cụ khác nhau, nhưng ta phải kể đến những âm thanh quyến rũ của âm nhạc Tre, Trúc, Nứa,vằu trong âm nhạc dân tộc của Tây Nguyên, đối với đồng bào thượng Tây Nguyên, Tre, Nứa đã là nhạc khí Hội Làng, Hội Rông không mang tính cách cá nhân, mà âm nhạc Tây nguyên mang sắc thái Hội Quần, Hội Tụ, nên nét nhạc rộn ràng, phối âm sôi động, tiết tấu dập dồn, gối đuổi theo nhau, trải dài kết cấu lên từng nốt nhạc, khi chuyển sang châm rải, thì lại nhẹ nhàng, lơi lả như giòng suối thì thầm róc rách giữa rừng sâu, sâu thẳm . . . như tiéng Đàn Tơ rưng làm bằng tre, nứa sử dụng đôi dùi theo kiểu nhạc gõ buôn tay, người đàn Tơ rưng với hai dùi tre bọc chỉ, có thể chơi hợp âm, cung trên và cung dưới theo luật trầm thanh của đồng âm, hay đuổi theo từng nốt nhạc cách phối ngũ cung, hay khi tay trái kéo dùi xuống, tay phải kéo dùi ngược lên nghe như tiếng suối nước của rừng, đó là đàn Tơ rưng và bây giờ ta quay sang tìm hiểu tiếng đàn Clong pút, nếu chúng ta muốn nghe những thanh âm trầm ấm, ta phải kể đến Tiếng Đàn Clong put, đàn được làm bằng ống tre hay ống vằu loại lớn, cũng ống ngắn ống dài, được phân chia theo từng âm hưởng, âm thanh được phát ra từ những tiếng vỗ tay, rồi dội vào ống tre cho vọng ngược lại thành thoát âm chuyển hóa, mà không còn là tiếng vỗ của tay mà là huyền âm trầm bổng, được vang vọng âm thanh theo chiều xoay của ống và dội lại, người nghe có cảm tưởng như tiếng vang của núi, tiếng vọng của rừng, nó mênh mang huyền bí đến lạ thường, phải chăng âm nhạc trúc, tre Việt Nam, là âm nhạc cổ truyền riêng biệt của dân tộc Việt . Mà trong nhạc khí và âm nhạc Tây phương không thể nào có được, vì âm nhạc trong tre, trúc Việt Nam cũng có cái đặc thù riêng tư của nó, vì bản thân nó gần cận với con người, nhạc khí đơn sơ nhẹ nhàng và dễ kiếm, chỉ cần bước ra sau vườn là cả một rừng nhạc cụ , không phải tốn tiền khi tạo dựng một nhạc khí làm bằng tre trúc, người nghèo đến đâu cũng tự tạo cho mình một nhạc khí mà mình ưa thích nhất, vì nó không phải năng nề trọng lượng và tiền bạc như cái Đại dương Cầm, hay Vỹ cầm hoặc là một chiếc Guita Tây ban nha, mà nó chỉ là những ống tre, trúc, nứa mà vườn nhà sẵn có, với những nhạc khí thô sơ và lòng người đơn giản lại chân chất thật thà, đó cũng là nền móng tạo ra nhạc khí cổ truyền của dân tộc mà có nhiều người sử dụng trở thành những nhạc sỹ tài ba. Qua từng thời gian đổi thay của đất nước, các nhạc sỹ Việt Nam đã nâng cấp từ ngũ cung, trở thành bẩy nốt chính trong cung nhạc Tây phương có cả phụ âm thăng giảm, nên những nhạc công đã sử dụng được một cách dễ dàng và thuận tiện, âm nhạc tre trúc Việt Nam đã cất cánh bay xa và trình diễn nhiều nơi, nhều lượt nhiều lần trên nhiều sân khấu Đông, Tây thế giới và được khán gỉa hiểu biết về âm nhạc nhiệt liệt hoan nghênh và khen ngợi, đó là một sự vinh dự chung của âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt.
Như ta đã biết đàn bầu, nguyên thủy của nó làm bằng thân tre, cần tre và một trái bầu khô, chỉ có một giây còn được gọi là (Độc Huyền Cầm) mà tiếng ngân của nó đủ cả thăng trầm, tăng giảm mà tiếng ngân của nó luyến láy tuyệt vời, do gân tay của người sử dụng nếu đàn hay, cung bậc của nó sẽ chuẩn âm chính xác.
Phải chăng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam, nó đơn giản đậm đà mang tính chất quê hương, mà tre, trúc đã trở thành biểu tượng .
Lê châu Quỳ
eh bác sáo nhựa !lúc đi về quê thấy quá trùi là tre với trúc ở chỗ đèo bảo lộc keke mà em chẳng dám lèm zì cả keke!khi nào rảnh rang mời các bác lên bảo lộc 1 chuyến tiện thể chặt lấy 1 ít về sài. vấn đề là cái dám tre trúc đó nó nằm trong rừng em cũng chảng biết phải vào đó bằng cách nèo!
tuy nhiên đi rìa rìa ở gần đèo kiếm người coi xe!rùi anh em chụi khó cuốc bộ vào rừng ..... thử chân keke!
hic!dạo này seo em lải nhải the nhỉ????